82 WEBSITE GIÚP BẠN HỌC MỌI THỨ TRÊN ĐỜI
Join English Club HEC để học Tiếng Anh và IELTS free nhé quý dzị ;) & Like page Scholarship for Vietnamese students <3
I. HỌC VỀ KINH DOANH
1. edX - Học các khóa học online từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới.
2. TED Talks - Tổng hợp các bài diễn thuyết chia sẻ những ý tưởng đột phá nhất về khoa học, giáo dục, thiết kế (nhiều video có sub tiếng Việt)
3. Khan Academy - Tổng hợp các khóa học Toán, Lý, Hóa, Kinh tế, Kinh doanh,... hoàn toàn miễn phí với giao diện và trải nghiệm tuyệt vời
4. ALISON - Học các khóa online miễn phí từ các trường đại học Anh, Mỹ và các chuyên gia từ Google, Microsoft,...
5. MIT Opencourseware - Các khóa học về mọi lĩnh vực được giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), cung cấp sách, tài liệu bản mềm và video bài giảng
6. Open Yale Courses — Các khóa học về mọi lĩnh vực được giảng dạy tại Đại học Yale
7. Coursmos — Học khóa học vi mô (thời lượng ngắn) ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào
8. Coursera - Học các khóa online miễn phí từ các trường đại học hàng đầu thế giới với nhiều khóa có subtitle tiếng Việt. Bạn có thể chọn gói học miễn phí (vẫn được xem đầy đủ tài liệu, video học) hoặc trả phí (để lấy chứng nhận từ các trường đại học danh tiếng khi hoàn thành khóa học)
9. Highbrow — Nhận các khóa học được chia nhỏ gửi tới hòm mail của bạn hàng ngày (miễn phí)
10. Skillshare — Các khóa học và dự án online mở ra sự sáng tạo của bạn với mức giá chỉ $12/tháng để truy cập vào kho học liệu khổng lồ các kỹ năng hot nhất cho công việc hiện nay
11. Curious — Phát triển kỹ năng với các bài học video online trên giao diện (cả web và app) cực đẹp
12. [lynda.com]— Học công nghệ, kĩ năng sáng tạo và kinh doanh
13. CreativeLive — Học các khóa học sáng tạo miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu thế giới
14. Udemy — Học mọi kỹ năng hot nhất cho công việc, từ thiết kế, phát triển web/app, marketing hay kinh doanh với hàng nghìn khóa học miễn phí và trả phí từ các chuyên gia trong ngành
15. Open Learn — Tổng hợp các khóa học miễn phí về mọi lĩnh vực cho mọi người
16. How to start a startup — Tổng hợp các bài học (qua video và tài liệu đọc) được truyền dạy trong vườn ươm khởi nghiệp hàng đầu thế giới Y Combinator
17. Guides.co — Các bài chỉ dẫn chi tiết về mọi thứ từ viết content marketing cho đến khởi nghiệp
18. Inc.edu- Website hữu ích cho những người khởi nghiệp.
19. Reddit Lectures - Bộ sưu tập những bài giảng hàng đầu đến từ các chuyên gia, học viện, chính phủ và các nhà lãnh đạo.
20. Fast Company's 30-Second MBA: Đây là nguồn dữ liệu các đoạn clip ngắn do các giám đốc điều hành thực hiện. Bạn sẽ học được nhiều từ những lời khuyên kinh doanh, bài học cuộc sống tuyệt vời và thực sự nhanh chóng.
21. HubSpot Academy - Cổng thông tin về marketing, SEO, bán hàng, quảng cáo... cho bất cứ ai quan tâm.
22. University of the People - Tổ chức phi lợi nhuận với các khóa học miễn phí về quản trị kinh doanh, khoa học máy tính và y tế.
23. Platzi — Học trực tuyến về thiết kế, marketing và code miễn phí từ các chuyên gia trong giới startup công nghệ tại Mỹ
24. FutureLearn - Các khóa học trực tuyến miễn phí đến từ hơn 40 trường đại học.
25. Investopedia: Đây là nguồn thông tin mà bạn muốn tìm hiểu về thế giới đầu tư, thị trường và tài chính cá nhân.
26. Learnvest - Các doanh nhân thành công nhất biết cách quản lý tiền bạc trong doanh nghiệp cũng như đời sống cá nhân của mình. Ngoài các lớp học về tài chính với mức giá cực kỳ phải chăng, LearnVest cũng cung cấp một số lớp học miễn phí, chẳng hạn như "Xây dựng thói quen tiêu tiền tốt hơn" hay "Làm thế nào để lập ngân sách."
II. HỌC LẬP TRÌNH
27. Codecademy — Học code miễn phí qua các bài học tương tác thú vị, được thực hành trực tiếp
28. Microsoft Virtual Academy — Học thiết kế web, game, app, phát triển nền tảng cloud, dữ liệu lớn,... miễn phí cùng các chuyên gia của Microsoft. Công ty thậm chí còn cho ra mắt một khóa lập trình cơ bản dành riêng cho người Việt, xem ở đây.
29. Udacity — Học code và data science từ A đến Z qua video trực quan tuyệt vời từ các chuyên gia của Google, Facebook. Tương tự như Coursera và edX, bạn có thể chọn gói miễn phí (không lấy bằng) hoặc trả phí (để lấy bằng nanodegree làm đòn bẩy cho sự nghiệp).
30. CodeCombat — Học lập trình qua game
31. Code School — Học code thực hành
32. Code4Startup — Học lập trình nhanh chóng cho startup qua hướng dẫn code lại các website, ứng dụng nổi tiếng như Airbnb, Product Hunt, Tinder,...
33. Thinkful — Nâng cao trình độ với chuyên gia kèm 1-1
34. Free Code Camp — Học code miễn phí để giúp đỡ cộng đồng
35. [Code.org]— Bắt đầu học từ hôm nay với các bài giảng cơ bản
36. BaseRails — Luyện Ruby on Rails và các kỹ năng công nghệ khác
37. Treehouse —Học HTML, CSS, ứng dụng iPhone và hơn thế nữa
38. One Month — Học code và xây dựng ứng dụng, website trong vòng 1 tháng
39. Dash — Học các kỹ thuật thiết kế web mới nhất
III. HỌC THIẾT KẾ - LĨNH VỰC ĐANG RẤT CÓ TIỀM NĂNG TRONG TƯƠNG LAI
40. Alison Online - Học các kỹ thuật thiết kế đa dạng và cấp chứng chỉ dựa trên thử nghiệm.
41. Udemy: Introduction to Graphic Design - Học thiết kế với lớp học mang tính cạnh tranh, các lớp được xếp hạng và chất lượng của lớp được chiếu theo xếp hạng giống như trên Yelp.
42. Massachusetts Institute of Technology - Học trực tuyến như một cơ sở dữ liệu miễn phí của các khóa học thông qua giáo viên chuyên nghiệp và giáo viên khóa học.
43. A Brief History of Typography - Chìa khóa cho công việc của một nhà thiết kế đồ họa, dành cho bất kỳ nhà thiết kế đồ họa mới bắt đầu tham vọng nào.
44. Teach Yourself Graphic Design: A Self-Study Course Outline - Liẹt kê các nguồn lực bạn cần để tạo ra một khóa học tự học về thiết kế đồ họa
45. Veerle’s Graphic Design Blog - Học các hướng dẫn, mẹo và thủ thuật, thông tin chi tiết hữu ích về làm việc với khách hàng; phát triển danh mục đầu tư; cũng như các giải pháp đơn giản cho các vấn đề mà nhiều nhà thiết kế đồ họa có thể phải đối mặt
46. Canva Design School - Học thông tin cơ bản về phông chữ; màu sắc, hình ảnh, hình nền, bố cục và hình dạng
47. Envato Tuts+ Illustration and Design Courses - Học bất kỳ phần mềm và quy trình thiết kế nào.
48. Creative Pro - Học các kỹ năng sâu và khó, dành cho nhà thiết kế muốn mở rộng kỹ năng.
49. CreativeLive - Khóa học trực tuyến hướng tới các nhà thiết kế và nghệ sĩ
IV. HỌC DATA SCIENCE - LĨNH VỰC ĐANG CỰC HOT HIỆN NAY
50. DataCamp — Các bài giảng và khoa học dữ liệu
51. DataQuest — Học data science ngay trên trình duyệt
52. DataMonkey — Phát triển kĩ năng phân tích dữ liệu theo cách đơn giản nhưng thú vị
V. HỌC NGOẠI NGỮ
53. Duolingo — Học nhiều ngoại ngữ miễn phí
54. Lingvist — Học ngoại ngữ trong 200 giờ
55. Busuu — Cộng đồng học ngoại ngữ miễn phí
56. Memrise — Sử dụng flashcards để học từ vựng
57. Freerice: Giúp bạn mở rộng vốn từ vựng nhanh chóng như việc bạn ăn khi đói. Đây là cách tốt nhất để bạn tự cảm nhận về bản thân và học những từ vựng bạn có thể sử dụng trong phần còn lại cuộc đời.
VI. HỌC CÁC LĨNH VỰC KHÁC
58. Pianu — Cách mới để học chơi piano online
59. Yousician — Gia sư dạy ghita riêng cho thời đại công nghệ
60. Digital Photography School: Học chụp ảnh
61. Factsie: Tìm ra những sự thật thú vị, bất thường về lịch sử, khoa học, cùng với các nguồn liên kết khác.
62. Today I Found Out – Website tổng hợp các sự thật thú vị
63. Gibbon: Đây là nơi tổng hợp danh sách nguồn học tập. Người dùng thu thập các bài viết, video giúp ích cho việc học mọi thứ từ chương trình iOS cho đến những câu chuyện kể hiệu quả.
64. Instructables: Bạn có thể học làm bất cứ thứ gì, từ bệ phóng bóng tennis đến pháo đài ngay sân sau nhà.
65. Lumosity: Trang web này đào tạo bộ não của bạn với những trò chơi thiết kế thú vị, khoa học. Bạn có thể để cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung của mình.
66. Powersearching with Google: Học cách tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn bằng việc cải thiện kỹ năng tìm kiếm Google của mình.
67. Quora: Bạn có thể học bất kỳ điều gì, từ thủ thuật tăng hiệu quả làm việc đến danh sách những thực phẩm tốt nhất mọi thời đại. Những câu hỏi dù ngớ ngẩn đến đâu cũng được những người thông minh và có tiếng tăm trả lời tử tế.
68. Recipe Puppy : Nhập tất cả những nguyên liệu bạn có trong bếp và công cụ tuyệt vời này sẽ đem đến cho bạn danh sách những món ăn mà bạn có thể tạo ra với chúng.
69. Spreeder: Phần mềm đọc trực tuyến miễn phí giúp cải thiện tốc độ đọc hiểu của bạn.
70. StackOverflow: Trang web hỏi đáp dành cho các lập trình viên, về cơ bản nó là người bạn tốt nhất đối với các coder.
71. Unplug The TV: Nội dung video tại đây khá phong phú, bao gồm các chủ đề như tìm hiểu về con đường tơ lụa, lịch sử chiến tranh, khoa học..
72. Internet Sacred Text Archive - Hàng loạt đầu sách miễn phí về tôn giáo, tín ngưỡng, văn học dân gian, thần thoại, thuật giả kim…
73. Vsauce: Đây là một kênh YouTube cung cấp các sự thật thú vị tốt nhất internet, nơi bạn sẽ nhận ra thế giới của chúng ta kỳ lạ đến thế nào.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thế giới ngừng quay? Tại sao chúng ta lại cảm thấy buồn chán? Hãy theo dõi các video và tìm ra đáp án cho những thắc mắc của bạn.
74. Squareknot — Tương tự như Wikihow, Guides.co cung cấp các bài hướng dẫn sinh động và đẹp mắt về mọi thứ trong cuộc sống
75. Google World Wonders - Khám phá thế giới cổ đại và hiện đại với rất nhiều tài nguyên hữu ích.
76. Lifehacker - Trang web giúp bạn tìm hiểu mọi thứ dưới nhiều góc độ.
77. Library of Congress - Thư viện kiến thức trực tuyến.
78. Boundless - Thư viện sách trực tuyến, miễn phí.
79. MeetUp - Học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ những gì bạn biến và xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh mới.
80. Trivium Education - Nơi bạn học tập để vận dụng các phép tu từ, ngữ pháp và phán đoán logic.
81. PBS Video - Các bộ phim tài liệu chuyên sâu, miễn phí.
82. Project Gutenberg - Website cung cấp hơn 50.000 tác phẩm văn học.
Nguon: Kynangmoi
👉 Lớp học bổng HannahEd hỗ trợ các bạn xin học bổng thành công, lịch, học phí, đăng ký tại http://tiny.cc/HannahEdClass
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
👉 Join các group để thảo luận, tìm hiểu info nha
Scholarship Hunters
Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
English Club HEC
Job Hunters & Career Builders - HannahEd
Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland
Instagram: https://www.instagram.com/hannahed.co/
Website: https://hannahed.co/
Tiktok: hannahed.co
「ai text design」的推薦目錄:
- 關於ai text design 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於ai text design 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於ai text design 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於ai text design 在 200 Text Effects illustrator ideas - Pinterest 的評價
- 關於ai text design 在 Easy Text Shine Effect in Illustrator - Tutorial - Facebook 的評價
- 關於ai text design 在 How to create a "glossy text" effect in Illustrator? 的評價
ai text design 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
VÔ DANH – XU HƯỚNG CỦA THỜI TRANG ĐƯỜNG PHỐ?
Vô danh – không có nghĩa là lowkey. Đây theo mình chính là hướng mà thị trường Việt Nam sẽ thay đổi (Mặc dù điều này đã xảy ra nhưng không nhiều) còn ở nước ngoài – việc này đã diễn ra vào khoảng 6 tháng đến 1 năm trước. Đồng thời điểm dịch bệnh mới diễn ra và sự hào nhoáng của streetwear trên nền công nghiệp thời trang đã thoái trào và lui mình về sau để sự “Vô danh” lại trở lại trên những đường phố của các kinh đô thời trang.
Vô danh – nghĩa là sao?
Vào khoảng năm 2017-2018, nền công nghiệp thời trang dưới sự tác động của cơn sóng “Streetwear” và sự say mê đến cuồng nộ từ giới trẻ về những thương hiệu thời trang nổi bật lúc đó. Có một xu hướng mang tên là “Logomania” và “Bigtext/Biglogo”, “Big graphic” với sự vượt trội về cách thể hiện brand-name (Tên thương hiệu) ra bề mặt của các fashion items. Lúc đó, người ta yêu thích việc flex/show-up rằng tôi đang mặc món đồ của thương hiệu này (Và tôi muốn người ta phải biết tới điều đó).
Trên các sự kiện thời trang như fashion week lớn, nổi tiếng – lúc đó chúng ta thấy đầy rẫy những hình ảnh như vậy. Và Việt Nam, cũng không nằm ngoài luồng đó khi mà những fashionista, nhưng fashion player cũng ưa chuộng việc mang “1 name/1 thương hiệu” to đùng lên trên người.
Vô danh, là 1 khái niệm mới mà những người yêu thời trang hay chí ít là những người đang theo đuổi ngành công nghiệp này thể hiện ra vào khoảng năm 2020 và mình nghĩ sẽ đóng vai trò quan trọng trong 2021. Vô danh – theo ý mình – đó hoàn toàn trái ngược với kiểu “logomania” “text” “Graphic” vì giờ đây, chúng ta chỉ thấy được những món đồ “Không biết tên” “Không biết của thương hiệu nào” rõ ràng trên các tuần lễ thời trang (Như mấy hôm nay mình post í).
Có vẻ, người dùng đã dần thấm mệt khi “gồng gánh” trên mình những chiếc logo to bự, những graphic ngầu đét mà lại chuyển về sự đơn giản như những ngày đầu chập chững chơi thời trang. Để mình nói thêm, khi các bạn mang một chiếc áo/chiếc quần đậm graphic và logo trên đó. Nó sẽ là “nặng”, nặng trong ánh nhìn cũng như nặng trong cách tỉ lệ phối đồ của các bạn. Design/thiết kế của logo, graphic sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tỉ lệ trang phục các bạn mặc lên người như thế nào. Và cũng từ đó – hạn chế đi tính sáng tạo trong outfit của mọi người. Cái sự sáng tạo đó ở đâu, đó là màu sắc của trang phục, layer mà bạn phối và chi tiết của các món đồ mà bạn mặc.
Thật vậy, nhìn vào các fashionweek dựa trên hình ảnh của các tạp chí thời trang lớn vào các mùa SS-FW20, SS-FW21 thì chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng: “Đã không còn big logo, big graphic hay nói rõ hơn là chúng ta sẽ biết ngay họ đang mặc thương hiệu gì”. Sự “Vô danh” đến từ những người yêu thời trang được thể hiện rõ nếu không có 1 chú thích hay nền tảng tìm hiểu về fashion thì hẳn mình cũng chịu, chẳng biết họ mặc của brand chi. Và lúc đó, cái thứ mà chúng ta nhìn “rõ nhất” – “sâu nhất”, đó là màu sắc của bộ đồ, cách họ phối đồ, chất liệu của sản phẩm (Là satin? Là corduroy hay là cotton,denim?), Layer họ ra sao? Sự tương phản màu sắc giữa lớp trong và lớp ngoài như thế nào. “Tính định danh” đã bỏ ra lớp ngoài thay bằng sự “vô danh”, muốn hiểu rõ thì phải vào sâu.
Ở Việt Nam – nếu các bạn hãy theo dõi các bạn trẻ yêu thời trang và đầu tư đúng mực để thể hiện bản thân thì việc này đã diễn ra trong 1 khoảng thời gian không lâu rồi. Đó là “Sự vô danh trong fashion item” – mặc dù nhiều khi món đồ đó rất hiếm, rất mắc hay của thương hiệu nổi tiếng. Nếu bạn ấy không nói tên thì chúng ta cũng chẳng biết.
Vậy khi không biết tên, làm sao biết nó là món đồ của ai – như thế nào?
Mỗi nhà thiết kế, mỗi thương hiệu đều có một “DNA – tính đặc trưng riêng” trong các sản phẩm của họ. Đó là form dáng, chi tiết, màu sắc chủ đạo mà thông qua bao nhiêu collection – người ta đã biết rằng tầm nhìn hay tuyên ngôn thời trang của họ là như vậy. Cũng là 1 chiếc quần bình thường – nhưng quần của Rafsimons khác quần của Helmut Lang, quần của Celine khác quần của SLP. Detail khác, cách thể hiện khác. Nói rõ ràng là “Vô danh” nhưng giống như các “Hitman” – nhìn là biết.
Điều này tốt cho cộng đồng sao?
Với sự “Vô danh” này và nếu nó ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới những người yêu thời trang tại Việt Nam và đặc biệt là các local brands, thì nó sẽ nâng tầm cảm thụ thời trang đường phố của mọi người lên một bậc. Bạn quá yêu thích 1 fits mà bạn chẳng biết gì về thương hiệu mà fits đó đang thể hiện. Bạn thích nó vì cái form, cái chết liệu của nó chứ – ban -đầu – không – phải-là-thương-hiệu-mà-nó-đang-mang (Vì nhiều người mua vì brandname, mình hiểu và không chê trách gì nhé). Bạn phải tìm hiểu, tìm kiếm về thương hiệu đó cho thỏa cái lòng tò mò với “Sự vô danh” của nó. Và khi đó, kiến thức và tình yêu thời trang của chúng ta – lại tăng lên một bậc.
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
ai text design 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
CDG PLAY – LOVE IT OR HATE IT? VÀ CHIẾN LƯỢC KHUẾCH TÁN THỊ TRƯỜNG
Comme Des Garcons, không còn lạ lẫm gì với các dân chơi thời trang tại Việt Nam. CDG CDG và CDG, luôn trải dài trong thời gian streetwear bùng nổ Việt Nam, Highend lên ngôi và Archive Fashion du nhập. Nhưng có lẽ nhiều người biết nhất về Comme Des Garcons chắc có lẽ là logo hình trái tim với đôi mắt đáo để, cùng với bản collab định kì và thường niên với Converse. Đó chính là CDG Play – 1 line hoàn toàn khác trong hệ sinh thái của Comme Des Garcon. Và cũng từ đó – có nhiều luồng tranh cãi rằng : CDG Play không phải là dành cho người yêu thích thời trang và không xứng với mainline hay các bản CDG Homme, CDG Shirt…, CDG Play is overprice/ giá trị nó quá cao hay tương tự rằng : CDG Play là chỉ dành cho những hypebeast tập tành, những kẻ – không – biết – gì – về – thời – trang. Dù yêu hay dù ghét CDG Play, nhưng đây cũng là 1 case study trong chiến lược khuếch tán thị trường đỉnh cao của thương hiệu CDG và vợ chồng nhà Rei Kawakubo. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nhắc tới Comme Des Garcons – mình cũng đã có rất nhiều bài viết về CDG, đặc biệt là Rei Kawakubo/founder, người mẹ của thương hiệu này. Trong tiềm thức hoặc 1 cú flashback thì CDG có lẽ đối với người yêu thời trang chắc là 1 sự tiên phong Avant-garde, một tỉ lệ bất đối xứng, 1 sự bất quy tắc nhưng được tính toán. Thời trang của Comme Des Garcons có lúc lạnh lùng, có lúc sặc sỡ – có lúc tối giản nhưng cũng có lúc “làm quá” đến không ngờ. Nhưng đó hầu hết là những chỉ chúng ta thấy trên runway, những thứ quần áo làm ra để thỏa mãn trí tưởng tượng và tham vọng của Rei – được dành cho những tầng lớp khách đặc biệt, cao cấp hơn chứ không phải là đại chúng. Tham vọng của Comme Des Garcons và hẳn là cả Rei – đó là xây dựng một hệ sinh thái quay quanh trục thương hiệu. Business still Business/ Thương trường là chiến trường, muốn tồn tại và phát triển thì phải có các phương án phù hợp, mainline có thể mang hình ảnh, về giá trị của thương hiệu nhưng chắc chắn không thể nào đảm bảo được về tính doanh thu. Đặc biệt là trong fashion world, hầu hết là theo mùa/season – 4 season căn bản là Spring/Summer, Resort, Pre-Fall và Fall/Winter phải tuân theo với 1 người khá khó tính như Rei.
Vậy làm thế nào để phát triển?
Đó là lí do sự ra đời của CDG Play và chiến lược khuếch tán thị trường.
Trong 4Ps Marketing mix căn bản thì có nói tới việc để thương hiệu tăng tính nhận diện (Đồng nghĩa là tăng sức mua) bao gồm Price (Giá cả), Promotion (Tiếp thị), Place (Địa điểm – là hệ thống phân phối, cửa hàng blah bloh) và Product (Sản phẩm). Dù không liên quan lắm đến Marketing nhưng việc ra CDG Play liên quan mật thiết với 4 chữ P đó.
Product/Price ( Phân bổ sản phẩm/ Giá cả)
Comme des Garcons “PLAY” được ra mắt vào năm 2002. Bộ nhận diện Play vô cùng đơn giản – xoay quanh text logo CDG và một trái tim màu đỏ cùng với một đôi mắt – iconic logo của CDG Play. Design này đến từ một artist người Ba Lan Filip Pagowski khi làm việc cùng Rei Kawakubo. “Dễ nhớ, Dễ thuộc và thân thiện với thị trường trẻ” – đó là những gì mà Rei Kawakubo cũng như hãng mong muốn. Được miêu tả với cụm từ “A Sign, A Symbol, a Feeling” – “Một dấu hiệu, một biểu tượng và một cảm xúc” – CDG Play được Rei thiết kế không bị ràng buộc giống như đồ mainline – không season. Lúc nào cũng sẵn sàng có, để kinh doanh và khách hàng mặc quanh năm cũng được (Tiêu biểu nhất vẫn là Tee, Hoodie, knitwear và phụ kiện). Sử dụng màu sắc đơn giản, dễ dàng phối đồ – không phân chia rõ ràng về menswear, womenwear hay trẻ em. Graphic cũng không cầu kì, xoay quanh trái tim biểu tượng và logo.
Điều này đã thể hiện rõ một mục đích “ Ai cũng có thể mặc được CDG Play” và tiêu chí rõ ràng và mạch lạc nhất, gây tranh cãi mà mình đã đề cập ở phía trên “CDG Play khiến bất kì ai sở hữu cũng tham gia chung vào căn nhà thời trang của Comme des garcons”
Thật vậy – với CDG Play, người tiêu dùng không cần quá biết nhiều về các dòng mainline hay bộ sưu tập thời trang đồ sộ của Rei Kawakubo. Vốn dĩ đồ mà chúng ta xem trên runway khá kén chọn, kén từ người mặc đến giá cả – nhưng điều đó dễ dàng hơn với Play. Cái hay của Play là dựa trên brand-value và brand-awareness của social, vẫn khiến người ta mua và mặc nó – vì nó là CDG! Mục đích của thương hiệu đã đạt được (Và đã chứng minh khi CDG Play luôn được yêu thích bởi nhiều người, đại đa số khách hàng trẻ).
Giá cả thì sao?
Đương nhiên, với danh tiếng của CDG thì CDG Play không hề rẻ so với giá trị của 1 chiếc tee, cardigan hay hoodie thông thường. Nhưng nó rẻ hơn rất – rất -rất nhiều so với dòng Homme, Shirt (mainline) vì tính đơn giản, không cần sản xuất phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị thương hiệu thì chất lượng của dòng CDG Play vẫn ổn so với nhánh mẹ (Điều mình cảm nhận được khi trải nghiệm) để đủ thuyết phục khách hàng mua và nuôi được suy nghĩ “CDG Play đã như thế này rồi thì dòng mainline sẽ tuyệt vời như thế nào nhỉ”. Đó là 1 trong những cách để “Dạy dỗ khách hàng và thay đổi customer behavior”.
Đó là sự thay đổi về Giá cả và Sản phẩm để tiếp cận/ khuếch tán thương hiệu tốt hơn.
Long-term vision đó là “Hệ sinh thái khép kín của CDG”. Thông qua CDG Play – Rei Kawakubo sẽ tiếp cận và thu hút những người khách hàng tiềm năng mới, những người chắc chắn đùng một cái sẽ không bị thu hút bới dòng mainline và vô cùng “lạ lùng” khi thao thao bất tuyệt nói về Imperfection/Deconstruction hay Avant-garde với họ. Từ việc dễ dàng mặc thì chữ CDG đã in sâu vào trong tâm trí họ, và khi họ trưởng thành – lớn lên và gu thời trang cũng khác, những dòng CDG khác đã có sẵn ở đó để phục vụ họ. Một vòng tròn hoàn chỉnh!
Sau đó 02 năm – Dover Street Market được thành lập ở London dựa trên CDG Family Structure. Dover Street Market giống như 1 khu thương mại – nhưng chỉ dành cho thời trang ( Rare Market của chị GD cũng làm trên dựa ý tưởng từ DSM). Nào – chúng ta hãy nói về Place (Địa điểm), Rei và chồng của bà đã tốn công mở 1 khu DSM không chỉ dành cho những người yêu thời trang mà còn là mass market. Tầm nhìn chiến lược bổ trợ cho việc Play được thành lập 2002, DSM thành lập 2004 vì ở DSM – dòng PLAY sẽ được bán và cung cấp tới cho khách hàng 1 option thân thiện hơn, giá cả dễ thở hơn và có thể mix-match cùng những line khác trong hệ sinh thái. Tuyệt vời ông mặt giời!
Cùng theo đó, với sự tối giản trong thiết kế và mang tính ứng dụng cao. CDG Play luôn hợp tác dễ dàng với tất cả thương hiệu thời trang, thương hiệu giày mà không sợ bị phá hình tượng của dòng chính thống. Nike/Supreme/Converse/Bape – sẽ rất khó nếu Rei Kawakubo ứng dụng các thiết kế đình đám của bà lên những sản phẩm mang tính đường phố như thế này. CDG Play hoàn toàn đáp ứng được này – không mất cơ hội, dễ dàng hợp tác.
Và cũng như bạn thấy đấy, Converse x CDG luôn bán chạy trong mọi lần release, luôn outstock mỗi drop và re-stock liên tục với cùng 1 kiểu design trong thời gian dài mà người ta vẫn mua. Trong khi đó, Nike x CDG để xuất hiện mainline thì lại khá kén người chọn – nhưng tệp khách hàng nhắm tới lại hoàn toàn khác. Và nên nhớ Converse là cty con của Nike, CDG Play là nhánh con của CDG. Quào.
Cho nên – Rei Kawakubo và ekip phía sau đã vô cùng “Thông Minh” trong việc phát hành dòng Play để vẫn làm đồ đặc sắc mà vẫn sống khỏe nhờ sự phát triển của dòng khuếch tán này, Case Study của CDG Play thực sự là 1 điều mà các founder local brands Việt Nam nên tham khảo và học hỏi. Nhưng có lẽ ở Việt Nam hơi ngược khi phát triển từ dòng thấp lên đến cao. Lmao!
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
ai text design 在 Easy Text Shine Effect in Illustrator - Tutorial - Facebook 的推薦與評價
Adding text effects is a breeze in Photoshop. However, this has to be in vector format when you're using it for a logo design. ... <看更多>
ai text design 在 How to create a "glossy text" effect in Illustrator? 的推薦與評價
2 Answers 2 · Write out your text in your desired font. · Create a white oval on top of your text · Lower the opacity on the white oval (Window >> ... ... <看更多>
ai text design 在 200 Text Effects illustrator ideas - Pinterest 的推薦與評價
Sweet Illustrator Graphic Styles V2 (AI Illustrator, CMYK, CS6, 3d, candy ... Modern trendy text effect - Buy this stock vector and explore similar vectors ... ... <看更多>