THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有4部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅Meimeiwawa Multimedia 妹妹娃娃多媒體,也在其Youtube影片中提到,妹娃這次為了【明日之星】這部電影還有Lara的【千面獸】視覺專輯規劃了人生最大規模的拍攝而為了【千面獸】;妹娃團隊不只在歌曲方面,而更是MV方面同樣花了不少心思,讓這首當作專輯核心的歌能在視覺上相當的豐富。不同的場景,服裝,裝扮,加上苦練的舞蹈部分,讓我們透過【千面獸】第一話的幕後花絮見證Lara千...
「avant garde designer」的推薦目錄:
- 關於avant garde designer 在 Facebook 的精選貼文
- 關於avant garde designer 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於avant garde designer 在 Facebook 的最佳解答
- 關於avant garde designer 在 Meimeiwawa Multimedia 妹妹娃娃多媒體 Youtube 的最讚貼文
- 關於avant garde designer 在 Imagine Scent Youtube 的最讚貼文
- 關於avant garde designer 在 TheWhiteEyesBand 白目樂隊 Youtube 的最讚貼文
avant garde designer 在 Facebook 的最佳貼文
LẬT LẠI HỒ SƠ – GEOFFREY B. SMALL, NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG BỀN VỮNG THỰC THỤ.
Nước Mĩ có thể là cường quốc về kinh tế, về khoa học kĩ thuật hay về quân sự nhưng không phải là cường quốc về Thời trang. Điều mình muốn nói ở đây đó là nội tại của nước Mĩ khi mà đây không phải là cái nôi của nền công nghiệp quần áo (Vốn dĩ là văn hóa từ thực dân thuộc địa mang sang – Thực dân Anh) nhưng không hẳn là không có người tài.
Có một nhà thiết kế mà ở thế giới hiện đại sẽ ít người biết – vốn dĩ ông cũng khá lowkey nhưng nhắc tới cái tên này thì luôn luôn nhận được sự tôn trọng không hề nhỏ đến từ những cây đại thụ, những người máu mặt trong nền công nghiệp thời trang. Được ông trùm Pierre Berge (đồng sáng lập Yves Saint Laurent) ca ngợi là “The only American Designer with true talent” – “Nhà thiết kế người Mĩ duy nhất thực sự có tài năng”. Ông là nhà thiết kế đến từ xứ sở cờ hoa đầu tiên trình diễn một show avant-garde tại Paris – thánh địa thời trang, là người Mỹ thứ ba trong lịch sử được Chambre Syndicale ( Liên đoàn thời trang của Pháp) công nhận tài năng và những gì mà ông đã làm. Người được xuất hiện trên ngàn ấn phẩm truyền thông thời trang khắp thế giới, đoạt được hàng tá giải từ các viện hàn lâm. Khách hàng không phải là có tiền mới mua được mà phải là có máu mặt và thực sự đáp ứng tiêu chuẩn – bao gồm siêu mẫu Veruschka, Winona Ryder, Halle Berry và David Beckham. Các bạn biết Karl Lagerfeld chứ, huyền thoại đến từ Channel. Cụ Karl vốn là 1 người khó tính nhưng bộ sưu tập của nhà thiết kế này đã được chụp bởi Karl Lagergeld trong bản hợp tác với Louis Vuitton năm 2006 cho tạp chí Numero Homme.
Đó chính là GEOFFREY B.SMALL.
Năm 2019 – 2021, ở Việt Nam cũng như thế giới đặt nhiều vấn đề về “Sustainable Fashion” – “Thời trang bền vững” cùng với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thời trang sử dụng yếu tố “Thân thiện môi trường” là kim chỉ nam để phát triển và tiếp cận thị trường. Sự thật thì mất lòng nhưng cá nhân mình nghĩ “Sustainable Fashion” cũng chỉ là 1 công cụ truyền thông và xây dựng các giá trị cốt lõi đi kèm. Quay quanh vẫn là “Hạn chế tối thiểu tác hại của Thời trang lên thế giới” và phát triển sản phẩm bền vững vượt thời gian.
Vậy thì chúng ta lại càng phải hiểu về Geoffrey B.Small để xem người đàn ông này luôn luôn được xem là 1 ví dụ điển hình về “Thời trang bền vững”, một sự cảm thụ thời trang chậm rãi “Slowness Fashion”.
Nhiều tạp chí cho Geoffrey một cụm từ là “Slowness”. Nó không phải là chậm như rùa mà đây là 1 từ “sang trọng” trong từ vựng của Anh Ngữ. Nó bao hàm sự tận tâm, kiên trì, kiên nhẫn và cống hiến – trái ngược hoàn toàn với nhịp sống nhanh, mặc đồ nhanh và xu hướng nhanh hiện nay. Hoạt động trong ngành thời trang vốn được xem là “Sát thủ môi trường” khi luôn được xếp trong top 5 những nền công nghiệp ô nhiễm và độc hại với mẹ Trái Đất thì Geoffrey là 1 “gã lập dị”.
Lập dị vì sao?
Vì với danh tiếng và tài năng cũng như các mối quan hệ mà mình vừa kể trên, Geoffrey thừa sức tận dụng tên tuổi để đưa ra các sản phẩm hàng loạt và công nghiệp nhất. Nhưng không, “Gã lập dị” này lại ưa thích sự chậm rãi, nhấn mạnh vai trò của thủ công, của ngành dệt may truyền thống cũng như sự phân phối, kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Small chỉ có khoảng 10 cửa hàng sẽ bán sản phẩm của mình trên toàn thế giới với số lượng sản phẩm 400 items mỗi mùa. Quá ít đúng không nào?
Người đàn ông theo học Boston và bị trục xuất bởi khoa đã liên tục tìm tòi, làm việc để nâng cao kĩ năng, tay nghề và phát triển được những ứng dụng dựa trên phương pháp làm quần áo thủ công. Một “Avant-Garde” thực thụ khi mà Small là người tiên phong trong nhiều xu hướng thiết kế toàn cầu có tác động không hề nhỏ hiện nay như thời trang tái chế, thời trang đường phố, cảm hứng từ các nét lịch sử từ thập niên trước (Thời trung cổ, thời Tân thế giới).
Một tư tưởng đã khác người và đánh thẳng vào giá trị cốt lõi của Thời trang từ những năm 1970s, Small luôn thể hiện rằng những bộ quần áo chỉ tuyệt vời khi nó được làm bởi con người – những kĩ thuật may mặc đứng đằng sau đó nên được công chúng nhận ra và đanh giá cao nhiều hơn. Những thứ như quảng bá, marketing hay lợi ích của các doanh nghiệp, các tập đoàn đã chi phối và thống lĩnh ngành thời trang này. Giờ đây, thời trang không hề “bền vững” mà chỉ tồn tại dựa trên định mức “Doanh thu” và “Độ nổi tiếng” mà vốn dĩ nhưng thứ đó cũng chỉ phát triển trong một hạn mức nhất định nào đó. Với Geoffrey B.Small thì Thời trang là nghệ thuật và những thứ mà các thế hệ đang cống hiến cho cái sự may mặc của loài người phải đi theo con đường nâng cao chất lượng, nâng cao thiết kế. Không thổi phồng, không đánh bóng, không nói dối và mục đích duy nhất của thời trang đó là làm đẹp cho con người.
Khởi nguồn giản dị:
Dù được xem là một trong những nhà thiết kế Mĩ có các bộ sưu tập được trưng bày ở Pháp nhiều nhất nhưng sự nghiệp thời trang của Small lại xuất phát là một nhân viên bán quần áo tại cửa hàng Gap ở Boston vào năm 1976. Vốn dĩ là công việc tạm thời để Small nung nấu tình yêu thời trang của mình. Với chiếc máy may cũ, Small đã làm nên câu chuyện cổ tích trên căn gác mái của gia đình khi đã đánh bật 34.000 đối thủ khác để trở thành kẻ đứng đầu trong cuộc thi thời trang lớn nhất Bắc Mĩ.
Trong khoảng thời gian tiếp theo từ năm 1984-1991, B.Small liên tục đạt các thành quả về thiết kế và doanh thu của mình. Điển hình là chiếc áo “hiện tượng” mang tên “The Ultimate Shirt” từng xuất hiện trên Vogue US với 1 triệu dollar thu về (Mà nên nhớ cách đây hơn 20 năm thì 1 triệu đô to khủng khiếp nha các bạn). Tiếng lành đồn xa, thanh niên trên mái gác xép và ở cửa hàng Gap Boston ngày nào được trọng dụng và có những thư mời đến từ những người nổi tiếng và cả chính phủ.
Nhưng điểm nhấn và bước ngoặt là
Tháng 10 năm 1992, Collection đầu tiên của G.B.Small được giới thiệu tại Paris và ngay chỉ 1 năm sau đó – bộ sưu tập thứ hai cũng trình làng. Là người Mĩ nhưng Small nhanh chóng nhận được lời tán dương của Pierre Berge cũng như liên đoàn thời trang nước Pháp. Đi trước thời đại một bước, tại ngay thời điểm đó – B.Small đã bắt đầu ứng dụng về thiết kế sử dụng phương pháp tái chế tại các sản phẩm của mình (Đồng thời điểm với Martin Margiela và Lamine Kouyate).
Runway đầu tiên của B.Small mang tên “Typical American” – “Kiểu Mỹ điển hình” tạo nên rất nhiều tranh cãi và gây shock đối với giới mộ điệu thời trang. Lần đầu tiên một nhà thiết kế Mĩ lại gây được tiếng vang nhiều như thế, mở đường cho những tên tuổi sau này như Jeremy Scott, Marc Jacobs, Rick Owens, Tom Ford..
Năm 1996 – Small công bố “Bộ sưu tập quần áo tái chế dành cho nam” đầu tiên trên thế giới tại Paris. Collection này cực kì thành công tại thị trường Nhật Bản và được bán ở hơn 40 thành phố khác nhau trên thế giới. Năm 1997, B.Small được nằm trong top những nhà thiết kế thời trang hàng đầu.
Trong giai đoạn này thì B.Small cùng các cộng sự của mình đã tìm tòi, nghiên cứu và cải tiến kĩ thuật trong các phương pháp tái chế để ứng dụng lên thời trang. Chúng ta không biết nhưng những cải tiến này đã được áp dụng và tiếp thu bởi nhiều cái tên nổi tiếng khác như Martin Margiela, Alexander Mcqueen, Dirk Bikkembergs, Helmut Lang… Dù được credit lại nhưng khách hàng không hề biết mà đó cũng là lí do vì sao B.Small lại được tôn trọng bởi những người, những nhà thiết kế khác trong nghề như vậy.
Kể đến các kĩ thuật mà B.Small tiên phong trong việc sử dụng và “Tái chế thời trang” trong đó có là thay đổi mục đích sử dụng ban đầu của quần áo thành một loại khác – có nghĩa là tái sử dụng/tái cơ cấu. Sử dụng nhựa, kim loại và các linh kiện điện tử áp dụng vào thiết kế quần áo tái chế. Đồ có thể chuyển đổi – quần áo 2 trong 1, đa chức năng để giảm bớt việc quá nhiều đồ. Quần áo có thể thành túi xách hoặc các thể loại thời trang thay thế… vv.
Nhưng – nỗi vui không bao giờ kéo dài. Năm 1999, thế giới thời trang thay đổi khi mà các tập đoàn kinh tế khổng lồ trên thế giới bắt đầu đầu tư hàng trăm tỉ dollar vào nền công nghiệp thời trang. Bằng các hình thức phổ biến như quảng cáo, quảng bá diện rộng thì cuộc chơi đã hoàn toàn ngã ngũ về những kẻ lắm tiền nhiều của – nó đã đẩy những nhà thiết kế sáng tạo độc lập ra khỏi thị trường và bị hụt hơi trong cuộc chạy marathon này. Rõ ràng để cứu đứa con tinh thần của mình, các nhà thiết kế không còn phương án nào khác là phải bán thương hiệu – bán tên tuổi cho những tập đoàn kia. Những cái tên như Martin Margiela, Vivienne Westwood, Helmut Lang, Ann Demeulemeesteer, Alexander McQueen và ngay cả B.Small cũng không thể thoát ra được. Năm 1999, B.Small đồng ý thỏa thuận về việc thương mại các sản phẩm của mình với một nhà sản xuất ở Ý.
Nhưng rõ ràng điều này đi ngươc hoàn toàn với những gì mà B.Small làm với “Thời trang tái chế” và tôn chỉ của ông. Ngay chỉ sau đó gần 2 năm, B.Small kết thúc hợp đồng và quay trở lại làm thành một thương hiệu độc lập 1 lần nữa với số lượng quần áo sản xuất giới hạn, thủ công và hệ thống phân phối được lựa chọn kĩ càng. 1 bước tới việc phát triển “Bền vững” mà không bị “Hòa tan”.
SỤ BỀN VỮNG KHÔNG CHỈ ĐẾN TỪ MỘT NGƯỜI
Rõ ràng hơn ai hết, B.Small hiểu được giá trị của những nhà thiết kế trẻ độc lập, sáng tạo và ảnh hưởng khủng khiếp của đồng tiền - ở đây là những tập đoàn thời trang nổi tiếng. Bền vững không chỉ đến từ tái chế, nguyên liệu mà nó còn đến từ giá trị của con người, của những di sản được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và một trong những thành tựu mà B.Small để lại cho chúng ta đó là việc thành lập Area Paris Show, một nơi được tạo ra để phục vụ chon hu cầu thể hiện của những fashion designer độc lập vào năm 2003. Area Paris Show đã giới thiệu hơn 60 nhà thiết kế trẻ/sáng tạo và độc lập từ khắp nên trên thế giới với hơn 170 buổi trình diễn các collection ở tại kinh đô thời trang – Paris. Với mối quan hệ, sự nổi tiếng và giúp đỡ của mình – B.Small đã giúp các nhà thiết kế trẻ có tiếng nói riêng trong nền công nghiệp thời trang ngày càng trở nên nhanh này.
Là người yêu thời trang và coi trọng vai trò của may mặc thủ công thì với những gì cống hiến mấy chục năm qua thì Geoffrey B.Small nên được biết nhiều hơn với hình ảnh của 1 người phát triển thời trang bền vững thực thụ.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
avant garde designer 在 Facebook 的最佳解答
HÌNH XĂM – “TOXIC” và “FASHION”
Tattoo, một từ không còn quá xa lạ với những người trẻ trong thời đại mới. Nhưng “ác cảm” và những “Định kiến” dành cho nó vẫn còn tồn tại – đặc biệt là ở một môi trường Á Đông như Việt Nam. Tư tưởng hình xăm gắn liền với những nghề nghiệp, những vai trò mang mặt tối của xã hội như là “Mày đừng có mà yangho”, những tay gangster, côn đồ, đòi nợ mướn. Hình ảnh trải rộng trên mạng xã hội với các anh chị “Rồng bay phượng múa” cùng những hành vi mang tính đầy bạo lực, thiếu thiện cảm đã làm cho cái sự “ác cảm” cũng tăng lên. May thay, đây là năm 2021 rồi – bản chất hình xăm/tattoo không hề xấu mà chỉ có con người mới có hành vi xấu. Rất nhiều những người có địa vị và chức vụ trong xã hội, đều sở hữu hình xăm. Tattoo dần được công nhận và trở thành một thiên hướng nghệ thuật và câu chuyện nhiều hơn.
Nhưng điều này không chỉ diễn ra ở các nước Á Đông, hay cụ thể là Việt Nam. Phương Tây hay cụ thể là nền công nghiệp thời trang ở khoảng thời gian trước cũng có những “ác cảm” không hề nhẹ với những người có hình xăm trên người.
Điều căn bản và dễ dàng hiểu rằng, những thương hiệu lớn trước đây mang đậm tính thời trang cao cấp (Haute Couture). Đó là thời trang dành cho những cư dân thượng lưu thuộc tầng lớp trên của xã hội. Những người này cũng gắn liền với các nghề nghiệp gắn liền với sự “sạch sẽ bề ngoài” như bác sĩ, giám đốc, quản lí, luật sư etc. Cho nên – đối với họ, những kẻ mang hình xăm thường là những thành phần “Đầu đường xó chợ”, những kẻ tội phạm và sẵn sàng phá hoại tài sản cá nhân. Hiểu được điều đó cũng như tạo nên “Một bức bình phong” vô hình với Tattoo, những thập niên trước – tuyệt nhiên không thấy tattoo từ ý tưởng tới những models, xuất hiện trên runway. Các nhãn hàng không muốn làm phật lòng khách hàng của họ cũng như mang tới cảm giác “đồng vai đồng lứa” với hình ảnh của những người tạo cảm giác “tầng lớp thấp” cho nên tattoo gần như là bị cấm xuất hiện ở nền công nghiệp thời trang lúc đó.
Trong lịch sử phát triển văn minh của loài người, tattoo không phải là một thứ gì đó chỉ xuất phát từ mặt tối. Từ những ngày khai hoang mở đất, rất nhiều tộc người trên thế giới đã biết làm hình xăm trên cơ thể họ bằng những vật liệu vô cùng tự nhiên. Họ tin rằng khi da thịt của họ có những hình thù mang hoa văn/họa tiết giống thú vật, giống Thần linh mà họ tôn thờ thì họ sẽ có sức mạnh của muôn loài và che chở của bề trên. Bên cạnh đó, việc sở hữu những hình xăm trên người còn đánh dấu sự nhận diện của 1 tribe/bộ lạc. Những người có chung một hình xăm ở một vị trí cố định sẽ thuộc một bộ tộc nhằm phân biệt với kẻ mạo danh (Imposter). Cũng rất nhiều vị sư có mang hình xăm trên người, vì theo tín ngưỡng của họ - tattoo đã được yểm sẽ giúp họ trấn thủ được nhiều con quỷ cũng như giúp những ngạ quỷ trở nên khiếp sợ.
Ở Nhật Bản – hình xăm hiện tại vẫn có thể mang nhiều ác cảm khi mà chúng thường gắn liền với mafia Nhật hay Yazuka. Nhưng tattoo của Mafia Nhật đã trở thành một thể loại “nghệ thuật” được thế giới công nhận và các kênh khoa học như Discovery hay National Geographic còn có cả phim tài liệu về nó. Mỗi tattoo có một câu chuyện và sự tự hào của bang, phe yakuza đó. Hình xăm đó còn có giá trị về “Tinh thần” và sự “Tự hào” khi một tên trùm mafia Nhật chết.Trước khi lâm chung thì người ta đã tiến hành lấy da có mang đầy đủ hình xăm của bang , ngâm qua chất bảo quản và treo lên sảnh chính như một lời nhắc và một sự tôn thờ vậy.
Tư duy “Cổ hủ” của giới thượng lựu đi kèm với ngành công nghiệp thời trang bị phá vỡ bởi những tư tưởng mới cùng các làn sóng chuyển biến văn hóa cách tân. Những cột mốc về sự bùng nổ của Punk/Rock, của Hiphop, của Streetwear đã mở rộng và sự thâm nhập của hình xăm lên các sản phẩm, lên model hay là ý tưởng của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng. Thời trang là một tấm phản chiếu của văn hóa (từ văn hóa đại chúng đến văn hóa phụ). Cùng với được tattoo công nhận thì fashion là một phương thức khiến hình xăm trở nên đầy nghệ thuật và quyến rũ hơn.
Lĩnh xướng trong việc đưa hình xăm xuất hiện trong nền công nghiệp thời trang thì chắc hẳn phải nhắc tới những cây đại thụ, những bậc tiền bối đi trước. Năm 1994 – Jean Paul Gaultier trong Mùa Xuân/Hạ đã khiến những người có mặt thực hiện một chuyến du lịch toàn quanh thế giới với Les Tatouges khi ông mang những hình xăm truyền thống của những bộ lạc ở Châu Phi, Ấn Độ và Châu Á lên các models và cảm hứng trực tiếp lên các items thời trang của mình. Chưa dừng ở đó thì 2008 – Gaultier tiếp tục khiến người xem lác mắt trước phần áo lót và găng tay với chất liệu khiến chúng ta lầm tưởng đó là da người với các hình xăm đặc trưng của Nhật Bản (Cá chép Koi, nàng tiên cá) và ở các vị trí cũng đặc biệt không kém khi nó ở tay và lưng (Vị trí mà các Yakuza hay xăm mình). Sự sang trọng dù với hình xăm và models là nữ đã khiến truyền thông không ngớt lời khen ngợi cái sự điên của JPG.
Đúng vậy – cơ thể người là một tác phẩm nghệ thuật và phần da đó là một khoảng trống tuyệt vời cho các nghệ sĩ hay bản thân người đó thể hiện suy nghĩ và tư duy của họ. Công cụ khiến họ thể hiện đó chính là “Tattoo”. Nhiều fashion designer sau này đã khai thác, da người là một loại “áo lót” căn bản để cùng mix và match chung với những sản phẩm mà họ đi theo. Chúng ta có Dries Van Noten , chúng ta có Martin Margiela, chúng ta có Rei Kawakubo. Những người mang tư tưởng “Avant Garde” công phá sự cổ hủ và thoái trào của một nền công nghiệp thời trang cũ kĩ. Đó cũng là sự ảnh hưởng lớn với các áo tattoo mà các bạn đang mặc bây giờ ấy – như Sơn Tùng MTP hay Karik (Của Vetements, Gucci)
ủng hộ:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
avant garde designer 在 Meimeiwawa Multimedia 妹妹娃娃多媒體 Youtube 的最讚貼文
妹娃這次為了【明日之星】這部電影還有Lara的【千面獸】視覺專輯規劃了人生最大規模的拍攝而為了【千面獸】;妹娃團隊不只在歌曲方面,而更是MV方面同樣花了不少心思,讓這首當作專輯核心的歌能在視覺上相當的豐富。不同的場景,服裝,裝扮,加上苦練的舞蹈部分,讓我們透過【千面獸】第一話的幕後花絮見證Lara千面獸的蛻變吧!
For their biggest production ever, Meiwa reveals the first behind-the-scenes footage from their first music video 'Thousand-Faced Beast'; and from the upcoming film 'Tomorrow's Star'. For this single in particular, the music video was produced with finesse and an avant-garde flair; using different sceneries, costumes, makeup and elements of modern dance to flesh out the concept of 'Thousand-Faced Beast'. Watch part 1 below, part 2 coming soon...
看完整【千面獸】MV : http://bit.ly/ThousandFacedBeastMV
聽歌👂:
All: http://bit.ly/ThousandFacedBeastAll
Spotify: http://bit.ly/ThousandFacedBeastSpotify
KKBOX:http://bit.ly/ThousandFacedBeast
MyMusic: http://bit.ly/ThousandFacedBeastMyMusic
網易: http://bit.ly/ThousandFacedBeastWangyi
QQ: http://bit.ly/ThousandFacedBeastQQ
FriDay Music: http://bit.ly/ThousandFacedBeastfriDay
蝦米: http://bit.ly/ThousandFacedBeastXiami
Amazon: http://bit.ly/ThousandFacedBeastAmazon
iTunes/Apple Music: http://bit.ly/ThousandFacedBeastAppleMusic
Song Producer: Morrison 馬仕釗, Lara梁心頤
Arrangement: Morrison 馬仕釗
Director: Esther Veronin
Cinematographer: Laticia Fan
Editors: Laticia Fan, Esther Veronin
Camera Operator: Hank Chang
Lighting: Onion Yu
Colorist: Penny Chou
Choreography: Pai Chiao, Wen Yi Wu
Dancers: Showmin Li, Grace Li, Brianna Ying, Caroline Liu, Kelly-Anne Chung, Pai Chiao, Wen Yi Wu
Hair: Anna Tian
Makeup: Vickey Wu
Stylist: Jenna Robinette
Costume Designer: L'armure (https://www.facebook.com/lArmure.tw/), 徐佳琳
Costumes Produced By: TexRay
Subscribe to Our Channels for More Videos
每週創作新影片,請訂閱
https://www.youtube.com/user/meiwamedia/
https://www.youtube.com/user/meimeiwawa/
Official Website: www.meimeiwawa.com
Like us on Facebook 請按讚~!
妹妹娃娃Meimeiwawa (生活粉絲頁Lifestyle page)
https://www.facebook.com/meimeiwawaofficial
妹妹娃娃多媒體 Meimeiwawa Multimedia (製作粉絲頁Production page)
https://www.facebook.com/meiwamedia
Instagram
https://www.instagram.com/meiwadiaries/
Lara梁心頤 Facebook
https://www.facebook.com/hellolaraliang
Lara梁心頤 微博 Weibo
http://weibo.com/lianglara
Esther梁妍熙 Facebook
https://www.facebook.com/esther.veronin/
Esther梁妍熙 微博 Weibo
http://weibo.com/u/liangesther
Twitter
http://twitter.com/meiwadiaries
妹妹娃娃多媒體 Weibo微博
http://weibo.com/meiwamedia
妹妹娃娃Dailymotion(生活平台)
http://www.dailymotion.com/meimeiwawa
妹妹娃娃多媒體Dailymotion(製作平台)
http://www.dailymotion.com/meiwamedia
avant garde designer 在 Imagine Scent Youtube 的最讚貼文
FTC Disclosure: This is NOT a sponsored post. All opinions expressed in this video are entirely my own. Some of the below links are affiliate links, which earn me a small commission on purchases made. Thank you for reading.
So-Avant-Garde
https://www.so-avant-garde.com/search?page=2&q=banana+republic
--------------------------------------------------------------------------------------
- NEW "i HEART Niche" Long sleeve Shirt
https://amzn.to/2jLAzm0
- Best Place for Decants
https://www.decantboutique.com/
- New Vlog Channel
https://www.youtube.com/watch?v=U2EDVDaJvNQ&t=4s
- Please Support The Channel
Instagram: https://www.instagram.com/imaginescent/
Patreon- https://www.patreon.com/imaginescent
- All My Favorite Gears
https://amzn.to/2JaIHHw
- My Ridiculous Wish List
https://amzn.to/2r5nZlM
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHECK OUT MY TOP 10 DESIGNER FRAGRANCES
https://amzn.to/2ur9KvU
https://amzn.to/2pEbkpm
https://amzn.to/2IWf1hV
https://amzn.to/2G9myfx
https://amzn.to/2Gbx9CU
https://amzn.to/2IUeehz
https://amzn.to/2pI2mr9
https://amzn.to/2DXxabw
https://amzn.to/2GbHbYA
https://amzn.to/2pHAvY1
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
WHAT I USE TO MAKE THIS VIDEO
Best Camera Ever- http://amzn.to/2kVevr3
Best Wide Lens- https://amzn.to/2K0d3gZ
Affordable Wide Lens- http://amzn.to/2lmrSSe
Lens for Cinematic Close Up Shots- https://amzn.to/2Jap4PS
Amazing Microphone- http://amzn.to/2ktZ8VQ
Affordable Lighting- https://amzn.to/2JaHgJg
Best Editing Software- https://amzn.to/2qJXYs5
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
- CONNECT WITH ME THROUGH SOCIAL MEDIA
Facebook: https://www.facebook.com/imaginescent/
Instagram: https://www.instagram.com/imaginescent/
#imaginescent
- MUSIC
https://www.epidemicsound.com/
- SUBSCRIBE FOR MORE AWESOME REVIEWS
https://www.youtube.com/c/imaginescent
Stay tune for more Top 10 Best Men Fragrances, Most Complimented Fragrances, Best Designer Fragrances, Best Niche Fragrances, Brand Reviews, and much much more.
avant garde designer 在 TheWhiteEyesBand 白目樂隊 Youtube 的最讚貼文
FB EVENT: https://www.facebook.com/events/1448477642067587/
::::: OPENING SHOW ::::: 2015-1-30, 4:00pm @ MOCA Taipei :::::
攝影 陳冠宇
後製 Awe IX
髮型 賀廣安@EROS Hairstyling
化妝 Sandy Chen
服裝 Hikky Chen
音樂 白目二分之一
藝術家介紹
Hikky Chen
1981年台北出生,台灣藝術大學舞蹈科/大阪mode學園服裝設計科畢業。獨立服裝設計師,表演者。
live art團體鬼丘鬼鏟一員,主要負責主視覺與服裝,演員,舞台設計。
2011 服裝,裝置,攝影個展《NUNU展》,2012 Heineken Dream Space(Luminal Arts Festival)服裝展,
2014【臺北藝術節】《目蓮拯救母親大地》/下一個編舞計劃"再見吧兔子”服裝,參與導演黃亞歷2015紀錄片《日曜日散步者》服裝,演員。
長期製作臺北樂團”白目樂團”現場,音樂錄影帶服裝。
The White Eyes 白目樂隊
2004年底組成,成軍十年的The White Eyes白目樂隊音樂風格涵蓋Garage、Punk等迷幻骯髒的暴力元素,以極具煽動力的現場演出著稱。08年拿下貢寮海洋音樂季(Hohaiyan)海洋音樂大賞,專輯《Kiss Your Eyes》獲得第22屆金曲獎最佳專輯包裝,曾為The Music、These New Puritans、The Flaming Lips等國際樂隊擔任共演嘉賓,足跡踏遍國內外音樂祭,美國SXSW、日本SUMMER SONIC、春天吶喊、野台開唱等,以及各地Live House巡迴演出。
策展人
賴士超Lai Shi-Chao
-------------------------------------
Exhibition Introduction:
Since the launch of ‘Art Street’, Museum of Contemporary Art, Taipei has explored diverse possibilities for art and for all by introducing contemporary art to living space. In the spring of 2015, MOCA Taipei partners with Elite Taipei Station Store to co-present the fourth exhibition and invites Taiwan Indie bands and emerging fashion designers to co-create a duo-feast consisting of music and visual sense. Through this cross-disciplinary experimental collaboration, we discuss the visual approaches of music performance on stage.
Since 2009 on, the White Eyes has worked with fashion designer Hikky Chen to develop a series of stage costumes and profiles, which they wear to attend many music events both overseas and domestically. This exhibition entitled Inorganic Evolution-The White Eyes X Hikky Chen could be regarded as a celebration of its founding for a decade. In addition to examine the creational history in the past ten years, the design profiles are also presented. Having an exhibition at the K1 and K2 square of Elite Taipei Station Store where the mass crowd and traffic gather, we expect to initiate a fusion of diverse creative culture and art as well as to further interpret the indie Avant-garde fashion of the White Eyes.
Extending the Punk and Riot Girls style in the early years, the White Eyes set up strong image in the circle of Taiwan Indie bands and they won grand prize at Ho-hai-yan Rock Festival; in recent years, the vocalist and bass player Chung-yu Fan form “Half of White Eyes” side project. While persuading further experimental spirit in the music presentation, the band also engages in several cross-disciplinary projects. The collaboration between the White Eyes and Hikky Chen implies the beginning of another stage, which the long-lasting Punk spirit, rebelling, critical against the conventional concepts, respect to individuals with different values, and the pursuing of liberation are all shown in their creation.
The stage costumes by Hikky Chen are mostly inspired by the elements in the Nature, including the mineral colors and textures, and the primitive quality of grey cloth. Therefore, most of costumes are made by retailing and assembling recycled clothing and unwanted fabrics. The colors are made from the technique of tea dying and show a warm, tender and natural hue. The texture and color hues are full of primitive charm, which is exactly like the liberation manifesto by the band. Moreover, daily life and pets of band vocalist Hsiao-gao Gao are resources of inspiration as well.
The White Eyes organized their ten-year anniversary concert at the end of 2014. It is an important evolution for the White Eyes to present the audio sense through costumes and visual profiles. This is the intention behind the collaboration between the band and fashion designer. Based on this reason, the exhibition is organized to present the achievement of a decade. On stage, the White Eyes not only performs physically, but also expresses their music faith via unique costumes. With the concepts of inorganic evolution, this exhibition looks forward to further inspiring more diverse imaginations and possibilities of cross- disciplinary creation among creators from different fields.