BALENCIAGA – KHÔNG CHỈ LÀ BIG LOGO.
Có lẽ trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người yêu thích cụm từ “Streetwear” “Hypebeast” và nổi trội thành những “Fashion Icon” trong giai đoạn 2017-2019, hẳn ai cũng biết tới thương hiệu “Balenciaga”. Nhưng mình dám cá với các bạn, Balenciaga trong đại đa số chúng ta – sẽ được biết tới nhiều nhất tới những đôi Speedrunner, TripleS, áo Biglogo Balenciaga hay sơ mi full printed. Căn bản, ngay cả Demna Gvasalia – CD hiện tại của Balenciaga (Người sáng lập và “Bỏ rơi” Vetements) thực chất cũng không phải cái tên đại chúng với thị trường Việt Nam.
Một số người – sẽ tưởng và so sánh ngang giữa Balenciaga và Supreme hay Off-white, đặt thương hiệu này ngang tầm với các thương hiệu Streetwear Brand (Vì thực chất, Balenciaga được nhiều người biết tới cũng từ khi Demna về và mang hơi thở của thời trang đường phố lên) hay cùng lắm sẽ mang danh là “High-end/Luxury” (Whatever). Nhưng Balenciaga không chỉ là thế, biên niên sử về một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và có bề dày lịch sử trong nền công nghiệp tỉ đô này nhiều hơn chỉ là cái logo được yêu thích trong những năm trở lại đây. Và nếu chúng ta nhìn lại những collection của Balenciaga trước khi giai đoạn Demna gia nhập thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và không nghĩ rằng đó là Balenciaga.
Balenciaga – “CỘI NGUỒN”
Không giống như chúng ta nhắc tới như Balenciaga hiện nay, Balenciaga đối với nền công nghiệp thời trang được ví như một cây đại thụ vậy.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái tên: Cristobal Balenciaga – Một đại nhân vật, người sánh ngang với những tên tuổi lừng danh khác như Coco Chanel, Hubert de Givenchy, Christian Dior. Cristobal Balenciaga là người đã thực hiện cuộc cách mạng hóa lịch sử thời trang bằng việc mix và tôn vinh tính cách của người phụ nữ (Feminity silhouette) – hình bóng của họ lên các sản phẩm thời trang của mình. Đưa các collection hay thiết kế của Balenciaga trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt ra khỏi ranh giới của thời trang.
Có thể nói, Cristobal Balenciaga là một chàng trai theo diện “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – khi mà mẹ của ông là một thợ may, còn bố là một ngư chân chân phát. Sinh năm 1895 tại ngôi làng nhỏ ở Getaria, quan sát việc mẹ may đã nuôi dưỡng niềm đam mê với việc may mặc và sử dụng vải của mình. Nên nhớ rằng nằm giai đoạn 1980 1990s thì văn hóa couturier là một định mức, ước mơ cho bao nhiêu người đam mê thời trang. Cristobal Balenciaga đã nhanh chóng phát triển thiên khiếu của mình và năm 11 tuổi đã trở thành 1 trong những thợ may có kĩ năng của người trưởng thành ( Hay thợ cả). Năm 12 tuổi, Balenciaga mở cửa hàng may mặc đầu tiên tại San Sebastian.
Những năm đầu khởi nghiệp:
Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Tuy nhiên, thời thế đón một nhân tài tới và đuổi họ như cái cách chúng vẫn hay làm vậy. Cuối thập niên 60s, một cuộc thay đổi lớn trong tâm lí khách hàng – cùng với sự bùng nổ và thay đổi sâu sắc của thể chế chính trị, các phong trào lớn như Hippie, Rock n Roll đã đánh dấu một sự thay đổi giai cấp và vai trò của phụ nữ. Phụ nữ bây giờ không còn ở nhà nhiều mà sẽ đi làm nhiều hơn, có tiếng nói hơn. Kết quả là – nền thời trang sinh ra cụm từ “pret-a-porter” – “Ready to wear” – một khái niệm khai tử cho nền thời trang cao cấp lúc đó và theo nhu cầu của thời đại mới. Quần áo được may sẵn và bán trong các cửa hàng, sự giao tiếp giữa những người thợ may và khách hàng giảm sút và gu thẩm mỹ của đại chúng đã trở nên dễ thở hơn. Balenciaga vẫn tiếp tục thương hiệu của mình, nhưng lí tưởng của ông – đã không còn như mong muốn. Do đó, năm 1968 – Balenciaga đã rút lui khỏi ngành công nghiệp thời trang và được nhớ đến như 1 trong những thợ may giỏi nhất của thế giới. Những con người tiếp theo như Michel Goma, Josephus Thimister, Nicolas Ghesquiere (Giờ là Creative Director của Louis Vuitton nhánh womenswear), Alexander Wang và giờ đây là Demna Gvasalia.
DEMNA và nét tương đồng với Balenciaga:
Demna tới Balenciaga vào năm 2015 và thực sự đã thay đổi cả một Balenciaga cũ kĩ – khiến thương hiệu đã đi vào quên lãng với đại đa số khách hàng trở lại cuộc chơi. Một bước nhảy ngoạn mục khi Balenciaga vực dậy – đánh bại Gucci trở thành thương hiệu được yêu thích nhất năm 2017-2018. Có thể nói Balenciaga (người) và Demna hoàn toàn khác nhau, một ông lão yêu thích haute couture, còn một người lại đắm chìm trong nét đẹp của street-style. Nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là sự thách thức, sự đổi mới và dám làm – dám chơi đối với nền công nghiệp thời trang này, cả Balenciaga và Demna đều thích đối đầu với các quy tắc và trong họ tràn đầy sự tự tin. Demna cũng không phải là phá hủy những gì mà Balenciaga đã gầy dựng – chẳng thế mà trong mùa Fall/Winter 2020 – Demna đã đưa lại những gì mà Balenciaga bắt đầu – đó là niềm đam mê bất tận với Paris Haute Couture của Cristobal Balenciaga sau khi ông ra đi vào năm 1968. Di sản của ông vẫn được hậu thế tiếp tục.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有22部Youtube影片,追蹤數超過9,220的網紅マロニーズParis,也在其Youtube影片中提到,【Twitter】 https://twitter.com/maroneysparis 【instagram】 公式 https://www.instagram.com/maroneysparis.2019/ たいき https://www.instagram.com/taikintama_30...
balenciaga 2017 在 Facebook 的精選貼文
GIÁ TRỊ VIỆT – TỪ NHỎ TỚI LỚN
Bấy lâu nay – chúng ta đều nói về một vấn đề mà – ai – cũng – biết – điều – gì – đấy, đó chính là mặc dù thời trang đặc biệt là thời trang đường phố ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh, không thua kém một bất kì cường quốc hay người anh em hàng xóm Đông Lào nào cả. Nhưng nhắc tới thời trang đường phố Việt Nam, chúng ta đọng lại được cái gì?
Đọng lại thì ít mà vơi đi thì nhiều – các bạn đếm được trên đầu ngón tay bao nhiêu thương hiệu thời trang Việt Nam có thể khiến mọi người nhớ và biết rõ về nó. Có nhưng không nhiều. Bởi vì chúng ta còn tự ti về bản thân, thị hiếu khách hàng còn đam mê những thứ ngoại bang khiến các local brands phải đi theo nếu muốn tồn tại. Và cứ thế cứ thế, những gì đọng lại trong chúng ta là 1 nền thời trang đường phố không quá đặc sắc và mang tinh thần Việt.
Có thể so sánh hơi khập khiễng – nhưng hãy nhìn thời trang đường phố của Nhật Bản mà xem. Khởi điểm của họ - không cao đâu, cũng như những người Việt mình bây giờ thôi. Yohji Yamamoto hay Rei Kawakubo, cũng trải qua 1 thời gian dài ngụp lặn – nhưng họ không đi theo thị trường mà còn nhờ chính tinh thần lí tưởng của dân tộc mà khiến cả nền công nghiệp thời trang phải thay đổi. Hay Tomoaki Nagao (Hay Nigo) đã mang hình ảnh chú khỉ lười biếng cùng văn hóa đường phố Harajuku phổ biến ra toàn thế giới. Quá trình này không phải ngày 1, ngày 2..mà nó khá dài, nhưng không phải là không thể. Phải có những người tiên phong, mở đường thì mới có thế hệ sau phát triển mạnh hơn. Thế hệ tiên phong của thời trang đường phố Việt Nam có không? Có, nhưng vì cơm áo gạo tiền – sức mạnh của tờ giấy khiến người nước ngoài nhìn vào “Thời trang Việt Nam” không quá nhiều gợn. Nhưng không nên tiêu cực quá, vì rõ ràng sẽ xuất hiện những nhà tiên phong tương lai mà mình rất mong đợi để giao thoa giữa tinh thần của người trẻ và giá trị văn hóa Việt.
Quay trở lại
Việt Nam – giờ đã mở cửa và thế hệ tài năng rất nhiều. Chúng ta đã có những celebs, những tên tuổi đi lên và được cả thế giới bắt đầu biết đến. Các show diễn thời trang, cũng rất nhiều người Việt ngồi ở Front-line. Sự kết nối của chúng ta với bên ngoài – không phải là không có, tại sao nhắc tới streetwear Việt Nam – người nước ngoài vẫn nhìn thấy nhiều chi tiết nước ngoài hơn là 1 cái gì đó “Đậm chất người Việt”? Do chúng ta xấu hổ ư? Hay do chúng ta cảm thấy thật “xấu xí” khi mang hình ảnh người Việt ra nước ngoài? Hay do chúng ta tự ti??
Nói qua vẫn phải nói lại – một trong những gốc rễ, chính là thị hiếu của người Việt – của cả thị trường Việt. Không kể các thương hiệu, những nhãn hàng của người Việt nhưng bắt đầu ở nước ngoài – hãy nhắc tới thương hiệu lấy người Việt là đối tượng khách hàng chính, là cốt lõi. Mà cái tâm lý “yêu nước người ta hơn nước mình” khiến họ sẽ quan tâm những thứ gì đó mắc mỏ hơn, MADE IN ABC, XYZ hơn là MADE IN VIETNAM, DESIGNED BY VIETNAM. Rõ ràng – các local brands và Celebs có cái lý của riêng họ, khi thị trường muốn vậy – họ phải đáp ứng thì mới nhận được sự quan tâm.
Tỉ dụ - có những thứ gần gũi ở nước ta, lại trở thành một trào lưu ở streetwear nước ngoài. Điều này không biết là nên cười hay nên khóc. Vì chính những thứ chúng ta gần gũi, mà lại không khai thác được mà phải nhờ người khác phổ biến?
Còn nhớ những năm 2014 -2016, ở Nhật Bản – túi cám con cò, con lợn và con ngan ở Việt Nam lại trở thành 1”trend” ở Nhật Bản. Nó hot đến mức đã trở thành “Key Item” của những thanh niên Nhật lúc đó – thứ nhất là những hình ảnh động vật nuôi khá gần gũi với người Châu Á, thứ Hai là nguyên liệu làm chiếc túi đó thường là vải bố, vải tái chế nên được tin dùng rất nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam – những chiếc túi đó vứt đầy ra và chỉ đợi lên xe bán đồng nát(??).
Hay trong Lookbook của Balenciaga mùa Xuân/Hạ 2017 của nhiếp ảnh gia Harley Weir có một bức hình model ôm 1 chiếc túi nhựa có chiếc chăn bông hoa trong đó, dù mình không chắc chắn, nhưng đối với ở Việt Nam hay đúng hơn là Hà Nội. Chiếc chăn bông hoa trong túi nhựa đó – khá phổ biến và rất lâu rồi đúng không?
Áo dài của người Việt cũng là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế nước ngoài. Nhưng – lại 1 cái nhưng to đùng – nếu là 1 Viet designer phá cách thì thiên hạ sẽ bay vào
“ÔI ZỒI ÔI! ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG MÀ CÒN PHÁ CÁCH À. QUỐC HỒN QUỐC TÚY Ở ĐÂUUUU?”
“THÔI DẸP MẸ ĐÊ! ÁO DÀI MÀ LÀM VẬY CÒN RA THỂ THỐNG GÌ NỮA”.
Và trong 1 phương diện khác, 1 Fashion Designer nước ngoài nào đó sử dụng hình ảnh áo dài để làm thiết kế. Anh em ta sẽ chả ngại mà xun xoe:
“TỰ HÀO QUÁ VIET NAM ƠI!!!”
“CẢM ƠN BẠN – ĐÃ MANG HÌNH ẢNH ÁO DÀI RA NƯỚC NGOÀI??”
“ĐẤY! CÁCH ĐIỆU NHƯ VẬY MỚI ĐÚNG, MỚI PHÁ CÁCH NHÉEE!!!”
Vậy – lối đi nào cho chúng ta?...
--
Lại nhắc về thổ cẩm – một trong nhiều nét đặc sắc của văn hóa trang phục Việt Nam.
Trong cái sự may mặc thì việc ứng dụng các kĩ thuật, chất liệu truyền thống lên ngành thời trang đương đại không phải là một điều mới mẻ. Khá nhiều các thương hiệu (Đặc biệt là Nhật Bản – đó là cái mình thích ở các fashion designer người Nhật) như Kapital, CDG, Visvim, Undercover sử dụng niềm cảm hứng từ vật liệu và kĩ thuật may truyền thống như kĩ thuật nhuộm Shibori, hay Boro (Tất cả mình đều có bài viết, các bạn có thể tìm lại). Hay những chiếc váy truyền thống của người đàn ông Scotland, chiếc khăn choàng và họa tiết của người da đỏ Anh-điêng, của nền văn hóa Americana đặc sắc (Navajo cũng vậy).
Vậy, nước ta có một thứ vải/chất liệu/ kĩ thuật may đậm chất Việt Nam – mà có rất nhiều diễn giả nước ngoài viết về nó. Đó chính là Thổ Cẩm.
Thổ cẩm là gì?
Không nói tới các loại vải thổ cẩm công nghiệp bán cho khách hàng du lịch đầy rẫy ngày nay, thổ cẩm truyền thống là một loại vải được dệt thủ công với các hoa văn, họa tiết đầy màu sắc đầy nổi bật trên bề mặt vải.
Thổ cẩm hay dệt thổ cẩm là một trong những kĩ thuật may mặc hiếm hoi còn giữ được một số giá trị tinh túy tại thời điểm hiện tại. Xuất hiện ở Việt Nam rất lâu đời, là một nét đặc trưng của những dân tộc thiểu số ít người. Hoa văn/ Họa tiết xuất hiên trên thổ cẩm thường thể hiện nét văn hóa và góc nhìn của các dân tộc đó – như bao cộng đồng khác trên thế giới – cây cối, mặt trời, chim muông và con người cách điệu.
Vậy tại sao thổ cẩm lại giá trị cao?
Quy trình làm vải hay dệt thổ cẩm khá tỉ mỉ và phức tạp – yêu cầu sự khéo léo của người làm ra nó (Ở đây thường là các mẹ). Và hơn hết, thổ cẩm là handcraft/ Thủ công hoàn toàn. Từ khâu sản xuất, nguyên liệu chính là các sợi lanh, sợi bông được lấy trong vỏ cây đay, vỏ cây gừng – nhuộm màu tự nhiên trong các vật liệu cũng đến từ thiên nhiên (Mủ cây, lá cây vv..vv) để tạo ra các màu sắc đặc trưng và khó nhầm lẫn với các chất vải khác.
Chưa hết, làm ra được chất liệu/material rồi thì sản xuất cũng công phu không kém. Những người phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bằng cảm quan của mình – với khung dệt gỗ đơn sơ và thuê bằng chỉ tay. Kĩ thuật dệt, sự tinh tế và sắp xếp bố cục bằng phương pháp tự nhiên (Mắt người) đã tạo ra các sản phẩm hay vải thổ cẩm đầy tinh tế và xao xuyến tất cả ai có thể theo dõi được quá trình đó.
Không may rằng, với nhịp sống hiện đại và nhu cầu ăn mặc khá “hiện đại” của thị trường đại chúng. Thổ cẩm đã ít được nhiều người biết tới lại càng khó khăn được “di truyền” tới thế hệ ngày nay. Ở một điều nữa là hầu hết design/ thiết kế của sản phẩm thổ cẩm thường bị đóng y 1 màu (Vì đó là truyền thống của những người dân tộc mà) nên nếu may mắn, thổ cẩm sẽ chỉ là 1 thứ mang tính “Kỉ niệm/ Đồ lưu niệm” chứ không thể nào mang tính “Fashion Season/ Thời trang theo mùa” lên được.
Sự tiềm năng của những khách hàng trẻ là có. Thị trường Việt Nam ngày nay, đặc biệt là Gen Z (những bạn trẻ sinh năm 1996 trở lên) đang phân khúc dần và ngày càng học hỏi. Sự nhận thức của họ về các ứng dụng văn hóa truyền thống (Đặc biệt cảm hứng từ các brands Nhật Bản như mình kể ở trên) kèm theo tính thời trang đã được nhân rộng khá là nhiều. Bằng chứng là những chiếc shirt, chiếc tee kiểu Patchwork hay full pattern bandana/ JP culture và cả cộng đồng Indigo đều đang phát triển.
Thị trường có, dù nhu cầu không nhiều – nhưng cần phải có những người tiên phong, đầu tiên để làm niềm cảm hứng cho các bạn đi theo. Vậy nếu những chiếc áo do Local brand Việt làm - ứng dụng chi tiết thổ cẩm hay vải dệt thổ cẩm một cách khéo léo – đó cũng sẽ là 1 thứ thay thế cho việc các bạn phải tìm mua những chiếc mang văn hóa nước ngoài kia (Ao ta thì ta lại về tắm ao ta chứ). Ủng hộ local brands – thì cũng nên ủng hộ tinh thần/ linh hồn của văn hóa Việt chứ nhỉ.
Điều này thực ra không phải là quá bất khả thi. Chỉ cần có thị trường, có những người thực sự ủng hộ và muốn mua. Mình tin rằng ứng dụng thổ cẩm một cách tinh tế sẽ được thị trường đón nhận và các local brands sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với văn hóa truyền thống của người Việt. Bán được sẽ có nhiều người quan tâm – và mình sẽ sẵn sàng ủng hộ những câu chuyện như vậy. Chứ nếu không, Thổ cẩm sẽ mãi mãi chìm sâu và không được mang ra ánh sáng mất.
Nhưng việc thực thi vẫn còn khá gian nan và đòi hỏi sự cần mẫn của những người yêu nó, thực sự muốn phổ cập văn hóa – nét truyền thống này tới giới trẻ theo một cách gần gũi và dễ tiếp cận nhất. Nhiều khi câu chuyện đánh đổi giữa Duy trì giá trị thật hay chỉ là hình ảnh được kĩ thuật số hóa cũng quan trọng trong việc giáo dục lại thị trường.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
balenciaga 2017 在 Facebook 的最讚貼文
CÂU CHUYỆN CỦA ÔNG HOÀNG AIR JORDANS
Có lẽ - đối với nhiều người bây giờ - Air Jordans đã chỉ là một trong những kí ức đẹp, những mảnh ghép đầy màu sắc của một thời đam mê giày “Only and only for Js”. Đối với các collectors - họ cũng không khá mặn mà mấy với các bản Airjordans thông thường ngoại trừ các bản collab đình đám, những bản retro làm lại từ các phiên bản OGs đỉnh cao. Các hãng giày sportwear chính thống thì đua nhau làm theo hướng fashion nhiều hơn khi mà những kẻ nhà giàu mang danh Highendfashion cũng nhúng tay vào cuộc chơi này. Người ta mua 1 đôi giày không chỉ dừng ở hiệu năng/performance, kiểu dáng/ design mà còn ở tính fashion của nó. Thời thế đã thay đổi sâu từ khi cơn bão streetwear xoay chuyển càn khôn ở cuộc chơi thời trang này.
Trở lại câu chuyện lịch sử của Air Jordan - hẳn những sneakerhead đời đầu ai cũng thuộc lòng cái sự mở đầu đầy khó khăn và tai tiếng của một trong những thương hiệu giày bóng rổ nổi tiếng bậc nhất. Năm 1985 - tại giải thi đấu bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA, các cấu thủ chỉ được đi những đôi giày màu trắng hoặc đen đơn giản. Lý do của Hội Bóng Rổ là muốn sự đoàn kết giữa các thành viên trong đội hơn là các ngôi sao đang thi đấu đó. Tuy nhiên, Nike đã phá đám - đã dám đập bỏ cái bước rào cản đó - để mang tới tân binh của mình - Michael Jordan, với đôi giày màu đen đỏ (Black Red). Ngay lập tức đôi giày bị “Banned” - cấm khỏi hiệp hội và Michael không được mang đôi Nike đó vào trong in-game. Nhưng Nike và Michael Jordan vẫn kiên quyết và chơi tới cùng - bằng các chiêu trò truyền thông và hình ảnh đầy sức “Châm biếm”. Cuối cùng, dưới sự chịu chơi và chi tiền mạnh của Nike - Michael Jordan đã có thể mang cho mình 1 đôi giày thay đổi tất cả NBA : Air Jordans.
Và tất nhiên - đó là phát súng khởi đầu cho 1 kỉ nguyên của Nike trong không chỉ NBA mà còn là streetwear/fashion. Đối với các dân chơi đường phố, Airjordans không chỉ là cái tên - mà nó là 1 tín ngưỡng, 1 nền văn hoá mà không ai có thể từ bỏ được.
Nhưng…
Sau hơn 3 thập kỉ tồn tại - Jordan đã qua mức bão hoà và phổ biến, sự “nổi loạn” mà Airjordans mang lại, đã không còn là “nổi loạn” nữa mà là định mức ở sự cân bằng. Tất nhiên, sức ảnh hưởng văn hoá của AJ cũng ngày càng giảm thấp tầm ảnh hưởng của mình- ngay tại nơi sản sinh ra nó, NBA. Khi mà nhiều ngôi sao quá tài năng, quá giỏi ngày càng được sinh ra nhiều hơn (Nike thì chúng ta có cả Kobe, LebronJames, Kyrie vv.vv). Jordan giờ đây được sử dụng cho các mục đích thời trang nhiều hơn là mục đích ban đầu được làm – cho NBA Players. Có thể là do về hiệu năng, nên nhớ AJs đã không còn hiện đại cho tính chất hoạt động cường độ cao của giải bóng rổ nhà nghề Mĩ.
Vị thế của Air Jordan trên thị trường cũng đầy thăng trầm - vì giờ có quá nhiều lựa chọn cho khách hàng khiến thị phần phải “Chia năm sẻ bảy”. Có lúc AirJordans là hot item bậc nhất, cũng có lúc Airjordan đi vào quên lãng – bị gọi là “con bò vắt sữa” của Nike. Có lúc hình bóng của AJs lại bị lu mờ bởi Yeezy adidas và giờ đây đang thịnh hành trở lại nhờ cơn sóng mang tên “Rappers”- cả ở thị trường quốc tế và thị trường Việt Nam.
Hơn nữa - một điểm chết người của AirJordan là nó chết với cái tên của nó, cũng như bám liền với huyền thoại Michael Jordan. Chúng ta không phải buồn - vì đơn giản là nhờ Jordan đã khiến sự phát triển của sneaker lên 1 tầm cao mới - vượt ra khỏi ngưỡng cửa của 1 đôi giày bóng rổ thành 1 phần của thời trang đường phố. Những con người đã làm việc với Nike như Ronnie Fieg, Tinker.. tiếp tục truyền tải câu chuyện họ làm việc, họ học được từ Nike qua các sản phẩm khác, với thương hiệu khác (Asics, New Balance).
Trong khi đó, như mình đã nhắc, những gã high-fashion tham lam ngửi thấy sự màu mỡ từ thị trường được khai phá bởi sneaker đời xưa như Air Jordans mà tạo ra các sản phẩm “là 1 sự châm biếm” “là 1 đôi giày Sneaker không bao giờ là Sneaker” “Đôi sneaker không bao giờ quá khổ như vậy” (TripleS Balenciaga). Nhưng đó là thời cuộc.
Một phần lí do nữa - khi các thanh thiếu niên trẻ không đam mê bóng rổ, họ đang hướng về những đôi giày giá rẻ hơn từ Vans hoặc thời thượng 1 thời như Boost từ Adidas (NMD, Ultraboost, Yeezy). Năm 2017 - Adidas đã vượt qua Jordan Brand về doanh số bán hàng ở Bắc Mĩ. Tuy nhiên, NIke vẫn giữ vị trí số 1 - nhưng sự vuốt mặt của Adidas tại thị trường quê nhà (Bắc Mĩ) đã khiến Nike cười và “ngấm ngầm” cho 1 cuộc rape vào năm 2018 và 2019. Nhưng đó là Nike, còn Air Jordan thì sao?
Larry Miller, chủ tịch của Jordan Brand - trong 1 lần phỏng vấn tại Portland, Orgeon, thừa nhận rằng sự phổ biến của Air Jordan quyết định sinh mệnh của công ty. Khi mà thương hiệu này ngày càng xa với mục đích người tiêu dùng hiện nay. Càng đi xa bóng rổ (Cụ thể là NBA) thì Air Jordan không phải là Air Jordan. Điều này còn dễ dàng tính toán hơn ở thị trường Resellers - nơi độ phổ rộng của đôi giày được tính bằng mức độ hype của nó, và tất nhiên AirJordan đã không còn vị trí giữ đầu nữa, mọi thứ đã phải nhường cho KanyeWest và binh đoàn của Mr Ye vào giai đoạn 2015-2017.
Và..
Chiến lược kinh doanh của Airjordans đang tạo thành 1 vòng luẩn quẩn như cái cách đôi giày của họ luẩn quẩn. Vì ngày xưa, việc mua 1 đôi giày rất khó - thường phải camp và chờ mua tại cửa hàng rất lâu nên giá trị của 1 đôi Air Jordan thường rất cao. Nhưng giờ với sự xuất hiện của Internet, việc cop 1 đôi giày dễ như trở bàn tay - cộng với các bot program khiến những kẻ reseller đầu cơ ngon hơn bao giờ hết. Nhưng điều này lại tao cầu giả - Nike lại không tiếc tung ra các bản Retro Jordan hòng vắt sữa của thị trường này. Nhưng nó lại phản tác dụng cho Air Jordan khi những đôi giày mới ra - những đôi giày cũ trên các GOAT, STOCKX sẽ phải sales hay bán rẻ những đôi giày phiên bản trước - Và đó - đã hạ bệ hình ảnh của Air Jordan. Điều này đã khiến Nike phải suy nghĩ lại về đứa con tinh thần của mình.
Thế là…
Nike bắt đầu từ cái nôi của mọi thứ - Jordan thì phải nhắc tới AirJordan 1s. Đôi giày được yêu thích nhất trong các phiên bản của Air Jordan - năm nào cũng như năm nào - các bản BlackRed, Royal Blue hay Black Toe… luôn luôn được tiếp đón mỗi lần chúng xuất hiện trên các kệ giày. Chưa hết, Nike nhận ra thế là chưa đủ, phải phổ cập Air Jordan vào xu hướng thời trang đường phố.Phao cứu sinh mang tên “Virgil Abloh”.
Nike khá thận trọng khi chỉ đưa đứa con cưng duy nhất của “AIRJORDAN” vào THe10 - đó là AJ1s và nghiễm nhiên, với khả năng của 1s - nó trở thành một trong những đôi giày hot nhất năm và giá resell lên cao khủng khiếp. Thừa thắng xông lên, NIke liên tiếp ra những bản collab với Virgil để tiếp tục duy trì sự tồn tại của Jordan trong nhận thức người chơi thời trang. Mong muốn AJ vẫn còn tính gì đó trong Lifestyle.
Chiếc thuyền thứ hai mang tên “Travis Scott”:
Có rất nhiều bản collab với Nike đỉnh - nhưng Airjordan thì con số này ít hơn nhiều. Nhưng trong khoảng 2 năm vừa rồi, 1 trong những nguyên tố khiến AirJordan vẫn được chờ đợi mỗi năm chính là collaboration với rapper đỉnh nhất hiện nay mang tên “Travis Scott” (Just kidding). The Cactus Jack x AJ4, AJ1 và Aj1 low với logo Swooosh ngược đều là mơ ước với bất kì dân collector nào.
Chưa hết
-
Nike còn thổi sự nữ quyền vào đôi giày của họ, cũng như cái cách họ làm với Doernbecher - cho 1 nhóm designer nữ tự do thiết kế trên sản phẩm của Nike để phát hành ra các bản đặc biệt. vv.vv
Tuy nhiên, câu chuyện vẫn chỉ dừng lại khi NIke đang cố gắng đưa các sản phẩm collab, hay exclusive drop của họ để đánh bóng tên tuổi - hay cố duy trì sự nhận diện thương hiệu của AirJordan mà thôi. Ngoài Aj1s, Aj4, Aj3 có ai còn nhớ tới bản 6, 8 và 12 không? Rất ít.
Chốt:
Suy cho cùng, ai cũng hiểu - sẽ đến độ tuổi của vị hoàng đế già nua mang tên “Airjordan” đã được báo trước từ lâu - và cái chúng ta mong muốn là những gì đứa con và di sản của vị vua này để lại thôi.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
balenciaga 2017 在 マロニーズParis Youtube 的最讚貼文
【Twitter】
https://twitter.com/maroneysparis
【instagram】
公式
https://www.instagram.com/maroneysparis.2019/
たいき
https://www.instagram.com/taikintama_307/
りゅうい
https://www.instagram.com/bunzouuuu/
はっちゃん
https://www.instagram.com/hatttttyan/
仕事等の問い合わせ
↓↓↓
maroni_zu0312@yahoo.co.jp
#GU #StudioSeven #NAOTO
balenciaga 2017 在 詹姆斯【 CRAZY BOY瘋狂男孩 】 Youtube 的最佳貼文
今次買嘅呢對由 BALENCIAGA 出品嘅 TRIPLE S 有著一種復古 90 年代球鞋感覺。
其 "過人" 之處就是用上了跑步,田徑以及籃球三種不同嘅鞋底疊加製成,亦都因為咁令到佢變得如此 "笨重",有啲人會覺得佢好醜樣,不過我就覺得它真喺醜得十分之出色。
所以小弟我又點可以忍到手呢!
- 以上節目內容適合任何年齡人士觀看
- 以下節目內容純屬個人立場
以上故事 如有雷同 實屬巧合
今回は、90 年代のレトロなスニーカー風のバレンシアガファミリーが生産する TRIPLE S シューズを紹介しました。
「並外れた」とは、ランニング、陸上、バスケットボールの3種類のソールを重ね合わせたものの使用ですが、「かさばる」ため、見苦しいと思う人もいますが、見苦しいと思います とても良い。
- 上記のプログラムのコンテンツはどの年齢の人でも視聴するのに適しています
- 以下のプログラムのコンテンツは純粋に個人的なものです
上記の話が似ていれば、偶然です。
BALENCIAGA TRIPLE S TRAINER 購入品格價 :
發售價格:HKD$ 7,700
發售日期:2017 年 9 月 ( 已發行 )
入手地點:BALENCIAGA 專門店 / 各國際 ONLINE SELECT SHOP
#BALENCIAGA #TRIPLES #老爹鞋 #開箱分享 #人氣商品
balenciaga 2017 在 げんじ/Genji Youtube 的精選貼文
ご視聴ありがとうございます!
少しでも参考になったら高評価とチャンネル登録よろしくお願いします☺︎!
★https://www.youtube.com/channel/UCXrp0H7BPBHx2YTYMiiKEAA
ご紹介させて頂いたコーデ!
https://pin.it/7bv3xl463seerq
https://pin.it/nh2ziq4okmwe2g
https://pin.it/vscpnk2piyim5s
https://pin.it/vjzcy3bxkp6rdf
https://pin.it/ttjzo64nhc3ocp
https://pin.it/dpxgnbptwde6sk
https://pin.it/7wx2ivjgw7kjo5
https://pin.it/b4lkh67wets4tz
https://pin.it/l4cjvp2krz4mir
https://pin.it/popcmoj52644xw
https://pin.it/oqhns5ktbyq3rl
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《LIDNM公式サイト》
新作アイテムのリリースや再販アイテムはこちらから!!
https://lidnm-store.com/?utm_medium=youtube.com&utm_campaign=youtube190113
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《Instagram》
https://www.instagram.com/genji_official_/
《WEAR》
http://wear.jp/genji/
《Twitter》
https://twitter.com/tyaaahaaan/
《げんじ/women》
https://www.youtube.com/channel/UC9RH6iJ_sZh2xsEeZkOhb9A
《げんじfashion blog( 2ndチャンネル )》
https://www.youtube.com/channel/UCheQrxcAGbLeghL0lLj-HMA
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《🌏🌏🌏絶対1度は見てほしい動画🌏🌏🌏》
★『メンズファッションの黄金バランスを公開します。最強コーディネート術です。』
→https://www.youtube.com/watch?v=HZ2kLtpjmxE
★『【超重要】知らないと危険なファッションの一面とは!?』
→https://www.youtube.com/watch?v=Bpq41NzD0Bs
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
【げんじ】
身長 175cm
体重 55キロ
体型 痩せ型
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
《プロフィール》
毎日ファッションやコーデを 色んなSNSで投稿してるげんじです!
こちらのチャンネルでは"お洒落になる方法"や"最新のGU、UNIQLOの情報"をお届けしています!!
今現在、日本最大のファッションコーディネートアプリ『WEAR』で ありがたくも60万人の方にフォローして頂いております! 動画で着てたコーデの詳細は動画の概要欄で紹介しています!
一人でも多くの方にファッションの魅力を知って頂き日本中をお洒落にしたいと本気で思っています☺!!
良ければ是非チャンネル登録お待ちしております(´▽`)!
株式会社LIDnM CEO YouTuber / LIDNMディレクター
【2014年12月】ファッションアプリWEARの投稿開始
【2016年05月】 YouTubeでファッションコンテンツの投稿開始。ファッションYouTuberのジャンルを確立。
【2016年11月】✨✨✨10万人突破✨✨✨
【2017年03月】✨✨✨20万人突破✨✨✨
【2017年04月】 株式会社LIDnM設立
【2018年01月】✨✨✨30万人突破✨✨✨
【2019年03月】✨✨✨50万人突破✨✨✨
【20??年??月】✨✨✨100万人目指してます!!✨✨✨
ーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーーー
お仕事のご依頼はこちらにお願いします!
→d.ogawa1111@gmail.com
じゃあʕ•ᴥ•ʔ
#ファッション #fashion #メンズ #服 #プチプラ #UNIQLO #GU #ブランド #コーデ #お洒落