[Apply Story] - Chân dung du học sinh Việt điển trai, giành được học bổng Thạc sĩ du học 5 nước, khi còn trẻ hãy đi du học
Chào buổi sáng mọi người, chúng ta đang tiến rất gần đến những ngày Tết - thời điểm tuyệt vời để nhìn lại một năm làm việc học tập vừa qua cũng như lên kế hoạch cho năm tiếp theo. Chị share lại mọi người hành trình học tập và săn các học bổng khủng của bạn Quốc Dũng mọi người xem và học hỏi kinh nghiệm apply của bạn ấy nhé ❤️
————————————————————————
Phan Quốc Dũng, chàng trai Hà Nội sinh năm 1995 với vẻ ngoài điển trai, gương mặt sáng, thông minh vừa nhận được học bổng du học toàn phần ERASMUS MUNDUS bậc học Thạc sỹ, ngành Quản lý Rừng nhiệt đới bền vững, học tập tại 2 quốc gia Đức và Đan Mạch.
Để đạt được thành tích này, trước đó, Quốc Dũng cũng đã bỏ túi cho mình hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ ở trong và ngoài nước như Thủ khoa đầu vào Khối A của Đại học Lâm nghiệp, Tốt nghiệp cử nhân với số điểm cao nhất toàn khoá, Danh hiệu sinh viên xuất sắc, sinh viên 5 tốt, Đại biểu Thanh niên Việt Nam tham gia chương trình: Giao lưu thanh niên ASEAN-HÀN QUỐC tại Siem Reap, Campuchia...
Là một người miệt mài dành cả thanh xuân để săn học bổng, Quốc Dũng từng du học tại 5 quốc gia trên thế giới (Đức, Đan Mạch, Liên bang Nga, Campuchia, Indonesia), bao gồm cả những học bổng toàn phần danh giá cũng như các loại học bổng ngắn hạn khác như Học bổng toàn phần của Chương trình rùa Châu Á (được đi thực nghiệm tại Vườn quốc gia Cúc Phương); Học bổng toàn phần của Khoa Lâm nghiệp, Đại học Gadjah Mada, Indonesia (học bổng du học Indonesia)...
Dũng đang học tại Đại học Công nghệ Dresden, Đức. Học bổng danh giá Erasmus Mundus mà cậu vừa nhận là học bổng toàn phần hệ Thạc sĩ và tiến sĩ của Liên minh châu Âu (EU). Trước đây, học bổng này chỉ dành cho sinh viên trong khối EU, những năm gần đây mới mở rộng ra cho các nước đang phát triển.
Mục tiêu của chương trình này là giúp các sinh viên xuất sắc theo học khóa Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ Erasmus Mundus hợp tác tại hai hay nhiều hơn hai trường đại học ở châu Âu. Chuyện học mỗi năm một nước, bảo vệ tốt nghiệp lại ở một nước khác đã trở thành đặc điểm của sinh viên nhận học bổng này.
Ngoài học giỏi, Quốc Dũng còn năng nổ tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện: Trưởng nhóm tình nguyện "Ngày hội làm sạch hồ Hà Nội" - The Center for Environment and Community Research (CECR) & The Vietnam Business Council for Sustainable Development (VBCSD); Trưởng nhóm "Hành động vì Hạ Long xanh" -International Union for the Conservation of Nature (IUCN), the Bhaya Grou; Chủ nhiệm CLB Tiếng Anh "Linking English with your Passion - LEP" - Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam...
Link: https://bit.ly/3pHQX7K
Source: kenh14
// Đừng quên gửi cho bọn mình những hình ảnh/ video/ câu chuyện về ngày Tết xa Việt Nam của các bạn và góp mặt trong video project “Tết xa ở 5 châu lục" tại: https://forms.gle/v2u98oYZHo8FrkYB9
#scholarshipsforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #scholarships #studyingabroad
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過6,060的網紅李黎哈哈LilyHaha,也在其Youtube影片中提到,#李黎哈哈訪談系列 #政大歐語系國貿系雙主修 #慕尼黑工大消費者行為科學碩士 Sharon 過去是畢業於政大的歐語系雙主修國貿系,在大四曾經到波昂大學交換一年,並同時間準備DSH考試及德國碩士的申請,最後錄取慕尼黑工大的消費者行為科學這個學系,並在就學當中拿到西門子學生工的機會及 Erasmus的...
erasmus+ project 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[sharing]
CÂU CHUYỆN XIN HỌC BỔNG TOÀN PHẦN TIẾN SĨ TỪ CỬ NHÂN!
#BachelortoPhD
Mặc dù phần lớn mình biết các bạn xin học bổng sau đại học là hướng Master by Coursework để đi làm, vẫn có 1 phần lớn nhiều bạn muốn tìm học bổng theo hướng Research. Nhân đây có bạn Nhật Minh trong group Scholarship Hunters viết 1 bài rất hay về kinh nghiệm đậu 9 chương trình Tiến sĩ ở nhiều nước khác nhau, trong đó bạn í chọn theo Swinburne - đại học mà các quán quân đường lên đỉnh Olympia theo học. Bạn í còn chia sẻ rất nhiều về học bổng trường và học bổng chính phủ nữa đó. Đọc và chia sẻ cho các bạn hứng thú về Research nhé ;)
_________________________________
chào các bạn,
nhận được đề nghị từ một số ace, hôm nay mình muốn chia sẻ câu chuyện đỗ học bổng của mình. sơ bộ về résumé của mình thì gồm các ý chính như sau:
1/ Học tập và chuyên môn:
12 năm học sinh giỏi: C1 trường làng, C2 Chu Văn An (GPA 9.0, rank 1), C3 Hóa 2 Ams (GPA 9.1, rank 1-2).
Tốt nghiệp cử nhân trường đại học Việt-Pháp (USTH) chuyên ngành khoa học vật liệu và công nghệ nano (GPA 15.48/20 tầm 3.65/4, rank 2).
Fellowship tới Boston (tài trợ bởi DPI) đi các trường MIT, Harvard và học hỏi một số start-up Việt tại đây.
Giải ba Hóa quận, nhì Olympic Ams, sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka, best poster in IWAMSN2016, ...
Là diễn giả ở hai hội nghị quốc tế lớn nhất về ngành vật liệu ở Việt Nam (IWAMSN2018, FMS & NANOMATA 2019).
11 công trình nghiên cứu khoa học (5 bài first/ corresponding author, 1 patent).
Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, thành viên chủ chốt 2 đề tài cấp quốc gia và vài đề tài các cấp.
Junior Reseacher tại Viện Khoa học vật liệu (1.5 năm), Laboratories Manager tại TT phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến (1 năm).
Research Assistant ở 5 phòng thí nghiệm khác nhau về 5 vật liệu khác nhau từ năm hai tới sau khi tốt nghiệp (trong viện Hàn lâm KH & CN).
2/ Ngoại khóa:
Founder/Head Admin Amsers' Family - group facebook, sân chơi on đầu tiên của Amser.
Founder/Leader/Cố vấn clb võ (Hanoi Ams Martial Arts Club), âm nhạc (Glee Ams), thiên văn (HAC), khoa học (PYHA - Physics & Youth Hanoi - Amsterdam & Society of Open Science & CSC - Chu Văn An Science Club), Science Tornado và thành viên ở nhiều clb khác ở trường Ams.
Leader clb âm nhạc USTH M&M Not Chocobeans, founder/admin hội Life in USTH, tổ chức gameshow và là thành viên hội sinh viên USTH.
Founder/Vice-President Hội tên lửa nước Việt Nam và admin ''Blue Sky"---Hội những người đam mê tên lửa nước(Water Rocket) và BTC/viết luật cho các cuộc thi tên lửa nước cho học sinh sinh viên ở Hà Nội và TP HCM.
Thành viên chính Hội Thiên Văn Nghiệp Dư Hà Nội (HAS), HAAC Thiên văn không khoảng cách, VietAstro.
BCH Đoàn Trung tâm Phát triển công nghệ cao.
Poster, Photo, Logo Designer/Video Editor ở khoa nano, phòng truyền thông và phòng R&D đại học USTH.
Content creator ở Học Viện Khám Phá và một số trường học, trung tâm STEM (hướng dẫn, lập giáo trình cho giáo viên và học sinh về tên lửa nước, thiên văn, thí nghiệm vui, etc.)
Tác giả bài viết khoa học cho thiếu nhi trên báo Khăn Quàng đỏ và một số fanpage khoa học.
Top 1 Dota LoD ở châu Á (vẫn còn tên trên bảng RGC), top 1 thế giới Herobots (game điện thoại), top 2 Boom, ...
Gym & Calisthenics, tham gia thi Sasuke Việt Nam - Không giới hạn
Founder/Admin Phong Thuỷ & Dự đoán học. (thời điểm 2010 đây là group đầu tiên và đông nhất về huyền học trên FB, mình là Admin chính, chuyên về mảng bói duyên xem tay, tử vi, dịch học).
Và nhiều các hoạt động khác như biên đạo, làm phim, vẽ logo, ghép nhạc, hội nghiện phim, wibu, chính trị, vân vân khác.
IELTS 6.5, tiếng Pháp đủ A2, tiếng Trung đủ đi chợ, sign language đủ tỏ tình.
sau 12 năm học sinh giỏi và luôn đứng đầu hoặc nhì lớp đồng thời giữ vai trò lớp phó học tập trong gần 10 năm với một số giải, mình nhận ra nó chả để làm gì cả. nhà mình cũng không khá giả, nên lúc đại học mình cố được học bổng để lo học phí. rồi tốt nghiệp cử nhân xếp thứ hai lớp và với một bài báo quốc tế Q1 đứng tên đầu và một patent, mình hăm hở apply vào Cambridge. kết quả là đỗ vào khoa nhưng tạch hai học bổng Gate Cambridge và Chevening (khoản này siêu phục chị Mimy Pham) thành ra cũng không có tiền mà theo học. apply Erasmus năm đó cũng tạch (nhưng bù lại năm sau đấy lại đỗ). sau nhờ chuyến đi sang Boston mấy tháng, học hỏi trao đổi trực tiếp 1v1 với nhiều giáo sư, anh chị làm PhD, giảng viên và CEO các startup, mình quyết định ở lại Việt Nam và không học lên nữa. do đó, mình không theo học bằng thạc sĩ mà quyết định đi làm để trải nghiệm và chốt được hướng đi đúng. bởi có rất nhiều người đỗ thạc tiến sĩ xong thất nghiệp, hay phát hiện mình học sai ngành và học thêm một hai cái bằng Master/PhD nữa. mình thấy cực kỳ tốn thời gian, tiền bạc và công sức. ở Cambridge theo thống kê ngành mình cũng chỉ có 3/100 tiến sĩ tốt nghiệp xong làm đúng chuyên môn thôi, kể cả tốt nghiệp trường rank 1 thì cũng chưa chắc kiếm việc dễ hơn rank 100.
trong ba năm đi làm ở nhà, vì rảnh nên mình apply thử Erasmus, Chevening, MEXT, DAAD, MITAC và gần đây là cả NZIDRS để xem thủ tục thế nào. và mình phát hiện ra là các học bổng chính phủ cho ít tiền hơn học bổng từ trường, cạnh tranh lại cao hơn nhiều, ràng buộc kinh bị mà yêu cầu viết luận nhiều quá thay vì tập trung vào chuyên môn chính. có quá nhiều điểm rơi ở các học bổng loại này, đỗ rồi chọn trường, trường rồi chọn ngành, ngành rồi chọn khoa, khoa rồi chọn thầy. không chắc là ông thầy cuối cùng mình rơi vào có hợp mình không nên đối với mình, kể cả có được học bổng, những năm học sau đó sẽ rất khổ vì không hợp tính người hướng dẫn, cũng như làm hướng mà bản thân thấy khó chịu. cho nên mình đổi sang hướng tiếp cận với giáo sư trước và điều này cho thấy kết quả khả quan hơn hẳn. giáo sư (mình thường contact trưởng khoa hoặc big boss ở university hoặc ngành đó) thường có chân trong hội đồng xét tuyển. như Erasmus thì mình nhờ thầy cũ viết mail giới thiệu cho bạn thầy là hội đồng nhận môn bên kia. hay ở một số trường như Nagoya hay Tohoku, giáo sư nhận đồng nghĩa với việc bạn được MEXT luôn. chưa kể nếu theo giáo sư chỉ dẫn, cơ hội được học bổng trường cao hơn hẳn mà còn có thể có thêm funding từ đề tài riêng của thầy. do có kế hoạch tạm dừng để học lên, mình bắt đầu nghiêm túc apply từ tháng 11 năm ngoái. từ sau thất bại ở Cambridge, mình phát hiện là mình quá chủ quan vào một chỗ nên lần này rải email tới 20 giáo sư top ngành thì 15 người phản hồi ưng với CV (khá bất ngờ vì mình không nghĩ tỉ lệ reply cao vậy, mình học thằng bạn mình rải hồ sơ đi 50 chỗ thì chỗ duy nhất nhận nó làm lại là NASA). mình tự đánh giá CV mình hợp để nộp ở tầm xếp hạng thứ 8-10 trường tốt nhất ở các nước lớn như Anh Úc Mỹ, còn các nước nhỏ hơn như Thái, Đài Loan và HongKong thì mạnh dạn top1 mà phang. bí quá tới tháng 1 mà không chỗ nào nhận thì gửi đi Hàn Nhật sau cũng được vì những nơi này rất dễ có học bổng nếu như bạn chăm chỉ và tay nghề tốt. lưu ý, mình apply thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, không có bằng thạc sĩ mà bằng cử nhân mình lại chỉ có ba năm chứ không phải hệ bốn năm như Bách Khoa hay Sư Phạm (nên không được tính một năm cuối là tương đương với Master 1 hay Honour degree). cho nên mình bỏ qua châu Âu vì bắt buộc phải có thạc sĩ mới cho học lên, mà chưa kể toàn là master of philosophy, học tín chỉ với lên lớp nhiều quá mình ngại. ai đi làm lâu rồi sẽ hiểu, học thuật nhiều quá mình thấy phí thời gian cho nên mình ưu tiên thực chiến, tức là nếu là thạc sĩ thì phải là Master by Research hoặc Master of Engineering để có thời gian nghiên cứu nhiều hơn. ngoài ra, loại này có option nhảy lên PhD sau một năm học Master, là cái mình ưu tiên để tiết kiệm thời gian. lựa chọn chỗ để nộp hồ sơ cũng không có nhiều. mình cũng biết profile mình không phải quá xuất sắc, vì lên bậc tiến sĩ rồi, có cả những trường hợp học thêm bằng tiến sĩ nữa, rồi các anh chị hơn 30 tuổi với số công trình nghiên cứu khoa học siêu khủng kiểu gì cũng ăn đứt mình cho nên cái cốt lõi ở đây chính là phải kiểm tra độ phù hợp của bản thân với suất PhD mình nhắm tới, xem project có hợp mình không. giáo sư sẽ không nhận ông nào giỏi quá vì khó bảo, mà cũng ko kém quá vì khó hướng dẫn. bản thân mình cũng từng giúp sếp hướng dẫn cho mấy anh chị thạc tiến sĩ lúc ở cơ quan, cho nên rất hiểu tâm tư. do vậy, nếu bạn giỏi ở tầm giữa giữa và siêu hợp với project thì bạn hoàn toàn có cơ hội để nhận được sự gật đầu từ giáo sư, tức là gần như chắc chắn một vé đỗ học bổng của trường. như Saeroyi ế, sống phải có đức tin nên cứ tự tin là được👌
sau khi rải các trường ở HK, Thái, Anh, Úc, Mỹ, Canada, Iran, Ả rập, New Zealand, Đài Loan và Nhật (mình xin ko liệt kê cái ở Turkey và Brazil vì lý do nhạy cảm) thì tới tháng 2 mình được chín nơi bao gồm cả chỗ nhận học và cho học bổng. sở dĩ mình không apply hơn 15 chỗ là vì apply tầm PhD rất mệt, mỗi đơn là phải kèm theo một research proposal (2-10 trang) và PhD plan cho 3-5 năm, lại còn phải theo từng ông giáo sư từng ngành hẹp khác nhau. nói nôm na là như kiểu bạn phải chuẩn bị tài liệu thi 15 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Sử, Địa và vân vân trong một tháng vậy. mệt kinh dị.
mục tiêu apply học bổng, theo mình tiêu chí chính là phải thoải mái khi làm việc. mà thoải mái tức là lương ổn, giáo sư tốt và làm đúng hướng mình thích. ví dụ, như mình đỗ học bổng C2F của Chulalongkorn một tháng cho khoảng 40 củ VND với mức sống ở Bangkok vẫn dư dả hơn 2500 USD của NSCU tại Carolina, Mỹ hay 25000 TWD của NTU tại Đài Bắc cho mình. lương rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. rạch ròi như vậy nên khi đỗ tất cả các option mình lựa rất nhanh mà không lăn tăn, hoặc bỏ giữa chừng khi đang apply học bổng ở Dublin, Ireland và các trường ở Anh như Leeds, New Castle rồi ICL, họ cho ít ghê ngay cả khi đỗ full PhD scholarship. mình cũng không muốn học quá lâu, như ở Mỹ là 5 năm, hay một số trường ở Úc do mình chỉ có cử nhân ba năm nên phải học transfer từ master lên tầm 1 năm (tổng 4-4.5 năm). khó khăn duy nhất có lẽ là viết thư từ chối học bổng sao cho không mất lòng các giáo sư đã giúp đỡ mình tận tâm mà thôi. một ví dụ khá buồn cười là application form học bổng C2F của Chulalongkorn bằng tiếng Thái, thầy mình đã cực kỳ nhiệt tình cắt cử ra một sinh viên năm ba, một nghiên cứu sinh và một postdoc ngày đêm chat qua LINE để giúp mình đỗ bằng được (mình cũng học ké được tiếng rồi tự viết tên mình hehe) . hay học bổng ở Đại học KH & CN Iran cũng vậy, giáo sư contact mình trước qua LinkedIn vì ông ý thích bài báo của mình, đã cử một đội trợ giúp. ngay cả ở Úc, mình apply RMIT, Adelaide, Monash, UTS và Swinburne cũng giáo sư chỉ bảo tận nơi từng bước. ở New Zealand, mình cũng apply cả học bổng chính phủ và học bổng trường Massey và Auckland do giáo sư ở đây khuyến khích vậy để tăng khả năng đỗ. cho nên, mình còn dự tính apply cả học bổng Vingroup nữa nếu chẳng may chỉ nhận được admission offer. cơ mà may mắn trước tháng 4 là deadline nộp Vin và tháng 2 là open đơn cho hb chính phủ NZ, mình đã đỗ kha khá rồi và mình chốt Swinburne luôn vì cho học thẳng mỗi 3 năm, lương cao vãi (gấp 1.2-2.5 lần học bổng chính phủ nếu làm tốt industry project), giáo sư max nhiệt tình, hướng mình thích, ít bị ảnh hưởng bởi COVID (may mà tự phân tích tốt bởi data lúc ấy các nước âu mỹ ngang nhau mới chỉ có vài trăm ca, chưa toang) và nhất là họ đảm bảo một industry placement sau khi tốt nghiệp. chưa kể, đây chính là trường mà các nhà vô địch leo núi Olympia sang hằng năm (xuất khẩu lao động đi Úc là đây chứ đâu). ở Swin, PhD in Nanotechnology Engineering mà lại còn học kép thêm Graduate Certificate of Research and Innovation Management cũng ko quá tệ.
có lẽ học bổng trường ít được apply do các bạn lao vào học bổng chính phủ nhiều quá mà quên mất, hoặc thiếu support từ supervisor của mình. quy trình apply ở trường thường bớt rườm rà hơn hẳn, tập trung chuyên môn, không bị ràng buộc (phải về nước, phải làm chỗ này chỗ nọ, phải gánh nợ mấy năm), dễ bảo kê nếu giáo sư hịn và không đòi hỏi tiếng anh quá cao. như Swinburne thì mình 5.5 IELTS cũng được nhận. mình không có thành kiến gì với các bạn yêu thích ngôn ngữ Anh, nhưng ngay cả hồi đỗ Cambridge, IELTS mình cũng chỉ có 7.0 vừa xinh đủ mức trần mà thôi. thời gian cày tiếng anh chúng ta có thể học thêm nhạc cụ mới, chơi thể thao, làm thêm những cái khác để làm giàu CV hơn mà nhỉ. đặc biệt là kỹ năng viết mail, lúc đầu, lúc cuối nói chuyện với giáo sư rất quan trọng. và có lẽ bạn cũng nên tập chủ động tự apply từ đầu, apply kiểu này không thể qua bất kỳ agent hay trung tâm tư vấn nào. tự thân vận động thôi, kể cả visa sau đó, mình tin là khi mình cố gắng phấn đấu vì một cái gì đó, dù có trượt thì cũng sẽ nhận lại được nhiều kinh nghiệm sau này. thành công có được sẽ ngọt hơn rất nhiều.
trên đây là quan điểm riêng của cá nhân mình. cả quá trình này mình thấy bản thân rất may mắn khi có thể học tiến sĩ lúc 24 tuổi mà lại không cần bằng thạc sĩ, làm lại đúng sở thích về hướng công nghiệp chứ không phải nghiên cứu cơ bản nữa. mình mới nhập học mấy tuần thôi, sang Melbourne đúng hai ngày thì Úc đóng biên, hên ghê. hi vọng trong mấy ngày nghỉ covid này có thời gian viết note tử tế hơn, dài hơn, kể cụ thể profile chứ không vắn tắt như trên với từng câu chuyện riêng apply trượt và đỗ từng loại học bổng (thêm ảnh cap đầy đủ). tại mình viết lần đầu một mạch liền tù tì nên post này còn nhiều thiếu sót. mong các bạn thông cảm.
Nguồn: Đặng Nhật Minhchào các bạn,
nhận được đề nghị từ một số ace, hôm nay mình muốn chia sẻ câu chuyện đỗ học bổng của mình. sơ bộ về résumé của mình thì gồm các ý chính như sau:
1/ Học tập và chuyên môn:
12 năm học sinh giỏi: C1 trường làng, C2 Chu Văn An (GPA 9.0, rank 1), C3 Hóa 2 Ams (GPA 9.1, rank 1-2).
Tốt nghiệp cử nhân trường đại học Việt-Pháp (USTH) chuyên ngành khoa học vật liệu và công nghệ nano (GPA 15.48/20 tầm 3.65/4, rank 2).
Fellowship tới Boston (tài trợ bởi DPI) đi các trường MIT, Harvard và học hỏi một số start-up Việt tại đây.
Giải ba Hóa quận, nhì Olympic Ams, sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka, best poster in IWAMSN2016, ...
Là diễn giả ở hai hội nghị quốc tế lớn nhất về ngành vật liệu ở Việt Nam (IWAMSN2018, FMS & NANOMATA 2019).
11 công trình nghiên cứu khoa học (5 bài first/ corresponding author, 1 patent).
Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, thành viên chủ chốt 2 đề tài cấp quốc gia và vài đề tài các cấp.
Junior Reseacher tại Viện Khoa học vật liệu (1.5 năm), Laboratories Manager tại TT phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến (1 năm).
Research Assistant ở 5 phòng thí nghiệm khác nhau về 5 vật liệu khác nhau từ năm hai tới sau khi tốt nghiệp (trong viện Hàn lâm KH & CN).
2/ Ngoại khóa:
Founder/Head Admin Amsers' Family - group facebook, sân chơi on đầu tiên của Amser.
Founder/Leader/Cố vấn clb võ (Hanoi Ams Martial Arts Club), âm nhạc (Glee Ams), thiên văn (HAC), khoa học (PYHA - Physics & Youth Hanoi - Amsterdam & Society of Open Science & CSC - Chu Văn An Science Club), Science Tornado và thành viên ở nhiều clb khác ở trường Ams.
Leader clb âm nhạc USTH M&M Not Chocobeans, founder/admin hội Life in USTH, tổ chức gameshow và là thành viên hội sinh viên USTH.
Founder/Vice-President Hội tên lửa nước Việt Nam và admin ''Blue Sky"---Hội những người đam mê tên lửa nước(Water Rocket) và BTC/viết luật cho các cuộc thi tên lửa nước cho học sinh sinh viên ở Hà Nội và TP HCM.
Thành viên chính Hội Thiên Văn Nghiệp Dư Hà Nội (HAS), HAAC Thiên văn không khoảng cách, VietAstro.
BCH Đoàn Trung tâm Phát triển công nghệ cao.
Poster, Photo, Logo Designer/Video Editor ở khoa nano, phòng truyền thông và phòng R&D đại học USTH.
Content creator ở Học Viện Khám Phá và một số trường học, trung tâm STEM (hướng dẫn, lập giáo trình cho giáo viên và học sinh về tên lửa nước, thiên văn, thí nghiệm vui, etc.)
Tác giả bài viết khoa học cho thiếu nhi trên báo Khăn Quàng đỏ và một số fanpage khoa học.
Top 1 Dota LoD ở châu Á (vẫn còn tên trên bảng RGC), top 1 thế giới Herobots (game điện thoại), top 2 Boom, ...
Gym & Calisthenics, tham gia thi Sasuke Việt Nam - Không giới hạn
Founder/Admin Phong Thuỷ & Dự đoán học. (thời điểm 2010 đây là group đầu tiên và đông nhất về huyền học trên FB, mình là Admin chính, chuyên về mảng bói duyên xem tay, tử vi, dịch học).
Và nhiều các hoạt động khác như biên đạo, làm phim, vẽ logo, ghép nhạc, hội nghiện phim, wibu, chính trị, vân vân khác.
IELTS 6.5, tiếng Pháp đủ A2, tiếng Trung đủ đi chợ, sign language đủ tỏ tình.
sau 12 năm học sinh giỏi và luôn đứng đầu hoặc nhì lớp đồng thời giữ vai trò lớp phó học tập trong gần 10 năm với một số giải, mình nhận ra nó chả để làm gì cả. nhà mình cũng không khá giả, nên lúc đại học mình cố được học bổng để lo học phí. rồi tốt nghiệp cử nhân xếp thứ hai lớp và với một bài báo quốc tế Q1 đứng tên đầu và một patent, mình hăm hở apply vào Cambridge. kết quả là đỗ vào khoa nhưng tạch hai học bổng Gate Cambridge và Chevening (khoản này siêu phục chị Mimy Pham) thành ra cũng không có tiền mà theo học. apply Erasmus năm đó cũng tạch (nhưng bù lại năm sau đấy lại đỗ). sau nhờ chuyến đi sang Boston mấy tháng, học hỏi trao đổi trực tiếp 1v1 với nhiều giáo sư, anh chị làm PhD, giảng viên và CEO các startup, mình quyết định ở lại Việt Nam và không học lên nữa. do đó, mình không theo học bằng thạc sĩ mà quyết định đi làm để trải nghiệm và chốt được hướng đi đúng. bởi có rất nhiều người đỗ thạc tiến sĩ xong thất nghiệp, hay phát hiện mình học sai ngành và học thêm một hai cái bằng Master/PhD nữa. mình thấy cực kỳ tốn thời gian, tiền bạc và công sức. ở Cambridge theo thống kê ngành mình cũng chỉ có 3/100 tiến sĩ tốt nghiệp xong làm đúng chuyên môn thôi, kể cả tốt nghiệp trường rank 1 thì cũng chưa chắc kiếm việc dễ hơn rank 100.
trong ba năm đi làm ở nhà, vì rảnh nên mình apply thử Erasmus, Chevening, MEXT, DAAD, MITAC và gần đây là cả NZIDRS để xem thủ tục thế nào. và mình phát hiện ra là các học bổng chính phủ cho ít tiền hơn học bổng từ trường, cạnh tranh lại cao hơn nhiều, ràng buộc kinh bị mà yêu cầu viết luận nhiều quá thay vì tập trung vào chuyên môn chính. có quá nhiều điểm rơi ở các học bổng loại này, đỗ rồi chọn trường, trường rồi chọn ngành, ngành rồi chọn khoa, khoa rồi chọn thầy. không chắc là ông thầy cuối cùng mình rơi vào có hợp mình không nên đối với mình, kể cả có được học bổng, những năm học sau đó sẽ rất khổ vì không hợp tính người hướng dẫn, cũng như làm hướng mà bản thân thấy khó chịu. cho nên mình đổi sang hướng tiếp cận với giáo sư trước và điều này cho thấy kết quả khả quan hơn hẳn. giáo sư (mình thường contact trưởng khoa hoặc big boss ở university hoặc ngành đó) thường có chân trong hội đồng xét tuyển. như Erasmus thì mình nhờ thầy cũ viết mail giới thiệu cho bạn thầy là hội đồng nhận môn bên kia. hay ở một số trường như Nagoya hay Tohoku, giáo sư nhận đồng nghĩa với việc bạn được MEXT luôn. chưa kể nếu theo giáo sư chỉ dẫn, cơ hội được học bổng trường cao hơn hẳn mà còn có thể có thêm funding từ đề tài riêng của thầy. do có kế hoạch tạm dừng để học lên, mình bắt đầu nghiêm túc apply từ tháng 11 năm ngoái. từ sau thất bại ở Cambridge, mình phát hiện là mình quá chủ quan vào một chỗ nên lần này rải email tới 20 giáo sư top ngành thì 15 người phản hồi ưng với CV (khá bất ngờ vì mình không nghĩ tỉ lệ reply cao vậy, mình học thằng bạn mình rải hồ sơ đi 50 chỗ thì chỗ duy nhất nhận nó làm lại là NASA). mình tự đánh giá CV mình hợp để nộp ở tầm xếp hạng thứ 8-10 trường tốt nhất ở các nước lớn như Anh Úc Mỹ, còn các nước nhỏ hơn như Thái, Đài Loan và HongKong thì mạnh dạn top1 mà phang. bí quá tới tháng 1 mà không chỗ nào nhận thì gửi đi Hàn Nhật sau cũng được vì những nơi này rất dễ có học bổng nếu như bạn chăm chỉ và tay nghề tốt. lưu ý, mình apply thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, không có bằng thạc sĩ mà bằng cử nhân mình lại chỉ có ba năm chứ không phải hệ bốn năm như Bách Khoa hay Sư Phạm (nên không được tính một năm cuối là tương đương với Master 1 hay Honour degree). cho nên mình bỏ qua châu Âu vì bắt buộc phải có thạc sĩ mới cho học lên, mà chưa kể toàn là master of philosophy, học tín chỉ với lên lớp nhiều quá mình ngại. ai đi làm lâu rồi sẽ hiểu, học thuật nhiều quá mình thấy phí thời gian cho nên mình ưu tiên thực chiến, tức là nếu là thạc sĩ thì phải là Master by Research hoặc Master of Engineering để có thời gian nghiên cứu nhiều hơn. ngoài ra, loại này có option nhảy lên PhD sau một năm học Master, là cái mình ưu tiên để tiết kiệm thời gian. lựa chọn chỗ để nộp hồ sơ cũng không có nhiều. mình cũng biết profile mình không phải quá xuất sắc, vì lên bậc tiến sĩ rồi, có cả những trường hợp học thêm bằng tiến sĩ nữa, rồi các anh chị hơn 30 tuổi với số công trình nghiên cứu khoa học siêu khủng kiểu gì cũng ăn đứt mình cho nên cái cốt lõi ở đây chính là phải kiểm tra độ phù hợp của bản thân với suất PhD mình nhắm tới, xem project có hợp mình không. giáo sư sẽ không nhận ông nào giỏi quá vì khó bảo, mà cũng ko kém quá vì khó hướng dẫn. bản thân mình cũng từng giúp sếp hướng dẫn cho mấy anh chị thạc tiến sĩ lúc ở cơ quan, cho nên rất hiểu tâm tư. do vậy, nếu bạn giỏi ở tầm giữa giữa và siêu hợp với project thì bạn hoàn toàn có cơ hội để nhận được sự gật đầu từ giáo sư, tức là gần như chắc chắn một vé đỗ học bổng của trường. như Saeroyi ế, sống phải có đức tin nên cứ tự tin là được👌
sau khi rải các trường ở HK, Thái, Anh, Úc, Mỹ, Canada, Iran, Ả rập, New Zealand, Đài Loan và Nhật (mình xin ko liệt kê cái ở Turkey và Brazil vì lý do nhạy cảm) thì tới tháng 2 mình được chín nơi bao gồm cả chỗ nhận học và cho học bổng. sở dĩ mình không apply hơn 15 chỗ là vì apply tầm PhD rất mệt, mỗi đơn là phải kèm theo một research proposal (2-10 trang) và PhD plan cho 3-5 năm, lại còn phải theo từng ông giáo sư từng ngành hẹp khác nhau. nói nôm na là như kiểu bạn phải chuẩn bị tài liệu thi 15 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Sử, Địa và vân vân trong một tháng vậy. mệt kinh dị.
mục tiêu apply học bổng, theo mình tiêu chí chính là phải thoải mái khi làm việc. mà thoải mái tức là lương ổn, giáo sư tốt và làm đúng hướng mình thích. ví dụ, như mình đỗ học bổng C2F của Chulalongkorn một tháng cho khoảng 40 củ VND với mức sống ở Bangkok vẫn dư dả hơn 2500 USD của NSCU tại Carolina, Mỹ hay 25000 TWD của NTU tại Đài Bắc cho mình. lương rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. rạch ròi như vậy nên khi đỗ tất cả các option mình lựa rất nhanh mà không lăn tăn, hoặc bỏ giữa chừng khi đang apply học bổng ở Dublin, Ireland và các trường ở Anh như Leeds, New Castle rồi ICL, họ cho ít ghê ngay cả khi đỗ full PhD scholarship. mình cũng không muốn học quá lâu, như ở Mỹ là 5 năm, hay một số trường ở Úc do mình chỉ có cử nhân ba năm nên phải học transfer từ master lên tầm 1 năm (tổng 4-4.5 năm). khó khăn duy nhất có lẽ là viết thư từ chối học bổng sao cho không mất lòng các giáo sư đã giúp đỡ mình tận tâm mà thôi. một ví dụ khá buồn cười là application form học bổng C2F của Chulalongkorn bằng tiếng Thái, thầy mình đã cực kỳ nhiệt tình cắt cử ra một sinh viên năm ba, một nghiên cứu sinh và một postdoc ngày đêm chat qua LINE để giúp mình đỗ bằng được (mình cũng học ké được tiếng rồi tự viết tên mình hehe) . hay học bổng ở Đại học KH & CN Iran cũng vậy, giáo sư contact mình trước qua LinkedIn vì ông ý thích bài báo của mình, đã cử một đội trợ giúp. ngay cả ở Úc, mình apply RMIT, Adelaide, Monash, UTS và Swinburne cũng giáo sư chỉ bảo tận nơi từng bước. ở New Zealand, mình cũng apply cả học bổng chính phủ và học bổng trường Massey và Auckland do giáo sư ở đây khuyến khích vậy để tăng khả năng đỗ. cho nên, mình còn dự tính apply cả học bổng Vingroup nữa nếu chẳng may chỉ nhận được admission offer. cơ mà may mắn trước tháng 4 là deadline nộp Vin và tháng 2 là open đơn cho hb chính phủ NZ, mình đã đỗ kha khá rồi và mình chốt Swinburne luôn vì cho học thẳng mỗi 3 năm, lương cao vãi (gấp 1.2-2.5 lần học bổng chính phủ nếu làm tốt industry project), giáo sư max nhiệt tình, hướng mình thích, ít bị ảnh hưởng bởi COVID (may mà tự phân tích tốt bởi data lúc ấy các nước âu mỹ ngang nhau mới chỉ có vài trăm ca, chưa toang) và nhất là họ đảm bảo một industry placement sau khi tốt nghiệp. chưa kể, đây chính là trường mà các nhà vô địch leo núi Olympia sang hằng năm (xuất khẩu lao động đi Úc là đây chứ đâu). ở Swin, PhD in Nanotechnology Engineering mà lại còn học kép thêm Graduate Certificate of Research and Innovation Management cũng ko quá tệ.
có lẽ học bổng trường ít được apply do các bạn lao vào học bổng chính phủ nhiều quá mà quên mất, hoặc thiếu support từ supervisor của mình. quy trình apply ở trường thường bớt rườm rà hơn hẳn, tập trung chuyên môn, không bị ràng buộc (phải về nước, phải làm chỗ này chỗ nọ, phải gánh nợ mấy năm), dễ bảo kê nếu giáo sư hịn và không đòi hỏi tiếng anh quá cao. như Swinburne thì mình 5.5 IELTS cũng được nhận. mình không có thành kiến gì với các bạn yêu thích ngôn ngữ Anh, nhưng ngay cả hồi đỗ Cambridge, IELTS mình cũng chỉ có 7.0 vừa xinh đủ mức trần mà thôi. thời gian cày tiếng anh chúng ta có thể học thêm nhạc cụ mới, chơi thể thao, làm thêm những cái khác để làm giàu CV hơn mà nhỉ. đặc biệt là kỹ năng viết mail, lúc đầu, lúc cuối nói chuyện với giáo sư rất quan trọng. và có lẽ bạn cũng nên tập chủ động tự apply từ đầu, apply kiểu này không thể qua bất kỳ agent hay trung tâm tư vấn nào. tự thân vận động thôi, kể cả visa sau đó, mình tin là khi mình cố gắng phấn đấu vì một cái gì đó, dù có trượt thì cũng sẽ nhận lại được nhiều kinh nghiệm sau này. thành công có được sẽ ngọt hơn rất nhiều.
trên đây là quan điểm riêng của cá nhân mình. cả quá trình này mình thấy bản thân rất may mắn khi có thể học tiến sĩ lúc 24 tuổi mà lại không cần bằng thạc sĩ, làm lại đúng sở thích về hướng công nghiệp chứ không phải nghiên cứu cơ bản nữa. mình mới nhập học mấy tuần thôi, sang Melbourne đúng hai ngày thì Úc đóng biên, hên ghê. hi vọng trong mấy ngày nghỉ covid này có thời gian viết note tử tế hơn, dài hơn, kể cụ thể profile chứ không vắn tắt như trên với từng câu chuyện riêng apply trượt và đỗ từng loại học bổng (thêm ảnh cap đầy đủ). tại mình viết lần đầu một mạch liền tù tì nên post này còn nhiều thiếu sót. mong các bạn thông cảm.
Nguồn: Đặng Nhật Minh
🚩 Nếu cả nhà cần chuẩn bị tốt nhất cho việc xin các loại học bổng, lớp tìm và apply học bổng HannahEd đã có lịch các lớp tháng 8, 9 đều học t7CN nên không lo trùng lịch đi học, đi làm mấy nhé: 8/8 và 12/09 nè.
Cả nhà nhận thông tin thì inbox page email hoặc điền link này https://goo.gl/cDZEa1 nhé.
Link hoàn tất thủ tục vào lớp cho bạn nào quyết luôn: https://goo.gl/uQJpHS
<3 Chúc cả nhà may mắn nha <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
erasmus+ project 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[Experience to apply for scholarship]_ Where to start? How to prepare your application?
(Source: ttvnol)
Giờ này năm ngoái, mình đang ngồi cày cuốc với 1 mớ LoR, SoP, IELTS bla bla và ngày ngày ghé thăm ttvnol kêu gào đủ điều :) Năm náy đến hẹn lại lên, thảnh thơi rồi nên quyết định viết vài điều, hy vọng giúp đỡ được mọi người (ít nhất về mặt tinh thần).
Vấn đề đầu tiên: Đây là kinh nghiệm cá nhân (được hình thành từ đọc bài của rất nhiều người và quá trình tự apply) --> có thể đúng trong 1 số trường hợp và sai trong các trường hợp khác --> có tính chất tham khảo làm tư liệu thôi nhé. Ah và đây là hb Master, undergraduate or PhD thì chịu rồi
Vấn đề số 2: 1 chút về profile của mình.
Học: Public health (được phân về health sciences chứ ko phải medical do toàn về nghiên cứu, quản lý, mù tịt lâm sàng). Vì thuộc khối khoa học cơ bản nên được 1 số học bổng ưu tiên, ví dụ VEF, Fulbright etc (tuy nhiên vì lý do cá nhân, mình ko apply các học bổng đi Mỹ --> cần thông tin thêm là chịu)
Kinh nghiệm (tính đến lúc bắt đầu apply): 1 năm 3 tháng (research work)
Đặc điểm công việc: Mình làm cho khối tư nhân --> kha khá bất lợi khi nhiều học bổng chính phủ ko có ưu tiên cái dạng này. Cái này sẽ nói cụ thể sau. Nhưng vì mình đang đi học đây rồi nên rõ là bất lợi chứ ko phải vô vọng
Vấn đề số 3:
Đã apply: Chevening (mặc dù biết thừa nó ko cho tư nhân), SI (của Thụy Điển), Erasmus Mundus (Troped, Europubhealth, GEMMA), Eric Bleumink scholarship (học bổng của trường Groningen, Hà Lan).
Chuẩn bị apply thì stop (do có kết quả hb EM): ADS or AAS, NewZealand
Đọc kỹ càng nhưng ko apply do ko tìm thấy ngành học phù hợp: BBS, Vlir
Xong màn dạo đầu :D, phần chính sẽ chia làm 2 phần, phần 1: Thông tin chung, phần 2: 1 chút thông tin cụ thể thêm về các hb nêu ở mục 3
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ
MỘT: Chuẩn bị đầu tiên và quan trọng nhất: TINH THẦN.
Việc apply là dài, mệt mỏi, lắm thứ nhỏ nhặt linh tinh, tốn tiền :|, nhiều chuyện có thể không như ý và nhất là thường thật bại nhiều rồi mới thành công. Mình rất nhớ khi được bảo "em ơi, cứ apply đi, trượt dần cho quen em ạ" :D Có người vài ba năm mới hái được trái, có người năm đầu đã được, dù gì thì xác định trước tinh thần thì mới phấn khởi bước tiếp được. Be yourself, be confident, keep your head up and GO
HAI: Xác định sở thích, tìm học bổng, đọc yêu cầu CHUNG (chưa cần cụ thể nhé)
Hỏi bản thân nhé. Thích nước nào? (Ah thì dĩ nhiên có thể trả lời như mình "Thằng nào cho tiền thì đi" ^^, nhưng mà mình xếp thứ hạng ưu tiên, Châu Âu --> Úc --> New Zealand, ko Mỹ... chẳng hạn thế). Thích học cái gì? Giống đại học hay đổi sang ngành khác? Có chấp nhận học cái giông giống để lấy hb hay phải 1 mực là cái nào đó? (vì ko phải lúc nào cũng tìm được cái 100% mình muốn mà cái đó lại có hb đâu, hiếm lắm). Từ đó dẫn đến toàn phần hay 1 phần (toàn phần thì ko có cái 100% giống nhưng 1 phần thì có --> lựa chọn?).
DONE? Mất 10 phút trên google, bạn sẽ có tên gần hết các học bổng toàn phần to và có tiếng ở các nơi bạn nhắm đến :)
Hãy làm 1 cái bảng, tên hb, thời gian apply, yêu cầu về năm kinh nghiệm, ngoại ngữ. Tạm thế là đủ, các cái cụ thể tính sau.
BA: Các thể loại bằng liên quan: IELTS, TOEFL, GMAT, GRE, hay 1 thứ tiếng thứ 3 nào đó (Pháp, Tây Ban Nha) --> cái này là lợi thế khi apply cái hb đi nhiều nơi như EM
Lưu ý là làm càng sớm càng tốt. Từ cái bảng ở trên thì bạn xác định apply cái thằng nào đầu tiên, ví dụ tháng 11 cho EM đi --> thi các thể loại trên trước 3-4 tháng. Lý do? Ko đủ điểm, thi lại, lẹm vào thời gian làm cái khác --> stress muốn chết :( Mình thi trước 2 tháng, điểm ko như mong muốn --> quyết thi lại, vđề là đi làm (mà research work thì biết nó đau đầu thế nào rồi đấy) + cày IELTS buổi tối + đọc thêm thông tin hb + viết SoP + viết LoR = cái xác ko hồn, đi loanh quanh đầy cáu bẳn kaka ==> so, càng sớm càng tốt
BỐN: Giấy tờ liên quan, bằng đại học, bảng điểm, giấy chứng nhận ranking, giấy khen, abstract (nếu có pub), giấy chứng nhận, bằng cấp 3 (1 số ít đòi)... nói chung là đủ các thể loại giấy --> làm nếu chưa có, dịch nếu chỉ có tiếng Việt, công chứng 1 đống bản sao nếu apply học bổng phải gửi post, scan toàn bộ (cho các hb apply online).
NĂM: CV. Nếu nộp sang Châu Âu thì dùng form Europass. Nếu nộp đi chỗ khác thì tự design theo các form chuẩn là ok.
CV khoảng 2-3 trang thôi, ngắn gọn súc tích, đủ ý. Nếu bạn quá đỉnh, có đến 20 cái dự án, 10 cái pub, 20 cái bằng khen bla bla, hãy nêu những cái nổi bật và liên quan :D
SÁU: LoR, 3 chữ cái quyền lực :D (sau mỗi SoP thôi)
Số lượng: 2 hoặc 3 tùy học bổng
Loại: academic (từ thày cô, nói chung dính đến trường), work (từ sếp, đồng nghiệp, dự án, project nào đó mà người cho LoR chả có dính dáng đến cái trường nào hết)
Độ dài: thông thường là 1 trang A4, vậy là đủ thông tin rồi, dài có thể viết dại, dài có thể lan man, dài lại có thể rất thiếu thực tế (tự viết mới dài thế chứ người ta trăm công nghìn việc, sức đâu mà viết vừa dài vừa chi tiết keke)
Xin từ ai?
Có cần phải Prof ko, hay tiến sĩ, thậm chí thạc sĩ cũng ok? Yep, thạc sĩ thì đã làm sao. Mình LoR từ 2 thạc sĩ, trước khi apply ai cũng bảo LoR yếu, đổi người đi, nope, hãy đọc nội dung để xem nó yếu hay mạnh.
Dù tự viết hay người ta viết cho bạn, hãy xin từ người mà gần gũi với bạn nhất, có nhiều liên quan đến bạn nhất. Ví dụ, bạn xin 1 ông trưởng khoa khéo chả biết bạn là ai (nhưng xin thì vẫn cho, support sv mà), bạn viết được gì trong LoR? bịa ra 1 vài môn học, tôi thấy em ý xuất sắc vì giơ tay phát biểu nhiều???, em ý nổi trội trong hoạt động, tôi "nghe" các giáo viên trong khoa nhận xét rất tốt về em ý bla bla --> thuyết phục? ko hề. Bạn xin của thày hướng dẫn bạn luận văn, vô vàn cái để nói: đối phó với stress, giải quyết vấn đề, gặp khó khăn thì ..., ham học hỏi, kỹ năng viết lách, nghiên cứu, lại còn 1 đống đặc điểm cá nhân (LoR của BẠN mà, về BẠN mà, nên cái này quan trọng) như lạc quan, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống bla bla --> hấp dẫn, thuyết phục? Yes. Thế chạy theo ông trưởng khoa làm zề :D
Lưu ý về nội dung:
Khen là nên có dẫn chứng. 1000 từ hay ý đẹp mà chả có ví dụ cụ thể thì LoR của bạn chả khác gì quyển từ điển về các từ đẹp trong tiếng Anh :P.
Chia đều ý ra các LoR, ai cũng thấy được tất cả về bạn thì họ chắc phải biết bạn 10 năm. LoR 1 bạn nói a b c d. LoR 2 thì a d e f g. Cái trùng giữa 2 LoR nên là cái nổi trội mà bạn muốn nhấn mạnh trong bộ hồ sơ của bạn. Trong SoP bạn có thể tự sướng thêm về điểm a d này nữa.
Thống nhất và logic. Người ta ko xem từng thứ rồi quên và coi sang cái khác, người ta xem tổng thể và đúc kết ra kết luận --> đừng có em nó rất là chăm hoạt động xã hội, cầu toàn, luôn cố hết sức để có kq tốt nhất, rồi trong CV lại chả có cái hoạt động xã hội nào, trong SoP lại tao rất là thích take risk, ham cái mới, thích cái lạ, nên đôi khi thay vì cầu toàn làm theo cách cũ tao sẽ thử nghiệm cách mới, do tao để ý đến quá trình hơn là kết quả!!!! :-w==> Hoặc bạn bị đa nhân cách, hoặc bạn đang nói dối về bản thân ==> thế nào thì cũng mất điểm
Kỹ năng bán hàng là khiến người mua cảm thấy mình đang mua đồ xịn, ko thể biết được đâu là cái chỗ nó make up =))
Về vấn đề LoR chung chung hay LoR cụ thể? Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là modify LoR theo hướng yêu cầu của học bổng và tên chương trình. Khá tốn công nhưng hiệu quả cao. Dù sao thì thư có tên người nhận rõ ràng (trường A, B, consortium A, B) thì phải hơn cái thư chung chung kieu your prestige university --> giống spam gửi từ robot ý.
Điều kiện cho phép ở đây là người cho bạn LoR support bạn (cho bạn chữ ký điện tử hoặc thân thiết đến độ khi nào bạn vác thân lên xin chữ ký cũng ok --> thêm 1 lý do để ko chạy theo cái ông trưởng khoa^^) hoặc bạn tính đủ các học bổng bạn định apply, đưa sẵn tên vào, làm chục cái LoR rồi đưa thày cô ký 1 thể. Một số học bổng lại có form riêng, sẽ gửi trực tiếp tới mail của người cho LoR, nếu bạn xin được của ai khóa trước để làm thì quá tốt, nếu ko thì đành đợi và làm sau vậy.
Nếu ko có điều kiện thì thôi, tập trung vô SoP, cái này thì chắc chắn là ko thể giống nhau giữa các chương trình được!!!
BẢY: SoP (oh la la, ông vua của quyền lực là đây :-*) Mình sẽ ko đi sâu về phần bố cục vì trên mạng tìm được đầy. Mình chỉ nêu mấy cái lưu ý nho nhỏ thôi
Số lượng:1 bản gốc và rất nhiều bản được biến tấu (về độ dài, về nội dung etc) cho phù hợp với chương trình
Độ dài: 1 số học bổng nêu rõ số từ tối đa, đừng có viết dài hơn, hay viết ngắn hơn! "Ko thể nào nêu đủ cả đời học hành vô cái SoP được" ---> đúng quá, chỉ nêu những cái ko thể tìm ra từ CV hoặc LoR hoặc từ đống giấy tờ nộp thêm thôi. Cho nên, nếu ko có giới hạn thì thông thường 1000 từ là đẹp.
Biến tấu cái gì?
Độ dài
Tên trường, tên học bổng
Cái phần mà bạn nêu lý do chọn trường, chọn học bổng đó: Làm 1 cái nghiên cứu nho nhỏ cho phần này nha. Lên web của trường tìm thông tin, tìm những điểm nổi bật mà trường đó tự hào là trường khác ko có (ai chả thích đc nịnh). Tìm các điểm chung giữa mình, cv của minh, đề tài của mình và trường (vd trường đang có project về cái đó, có 1 bộ phận nghiên cứu riêng về cái đó etc). Ko cần phải khen ngợi hết lời, chỉ cần khiến người đọc thấy à, nó đang nói về mình, mình chứ ko phải cái trường khỉ gió nào đó, vậy là ok :). Thay mỗi cái tên thì ai chả làm được nhưng cái tên lại ko phải là tất cả để nói về 1 nơi mà bạn có thể sẽ học trong 1, 2 năm tới. Nếu ko định tôn trọng nơi đó trong 1 cái thư chào hỏi, thế apply cho nó làm gì, right?
Nội dung? Cái này được mọi người nhắc đi nhắc lại rồi, SoP là của BẠN, là bộ mặt, là trái tim, là tâm hồn của bạn (văn vẻ chưa keke). Nhưng mà đúng là phải nhấn mạnh lần nữa, SoP mà ko cho thấy con người bạn trong đó thì coi như thất bại rồi đó [-(
Phần gây ấn tượng đầu tiên (phần mở đầu): đừng tiêu phí cơ hội quảng bá bản thân bằng cách " my name is..., I come from..., i am writing this ... to apply to..." Khổ, ai chả biết. Sáng tạo và làm cái gì đó hay ho hơn đi ^^
Giống như đừng biến LoR thành cuốn từ điển lời hay ý đẹp, cũng đừng biến SoP của bạn thành 1 cái CV thứ 2 hay là 1 bảng liệt kê quá trình phấn đấu và thành tích đạt được. Hãy nêu sở thích, tại sao bạn chọn ngành này, đừng có nói I like because I like. Thay vào đó là ví dụ chứng minh, câu truyện về cội nguồn của sở thích etc. Đừng nói tôi đã tham gia dự án A, B, C, hãy nói bạn gặp vđề j ở đó, bạn cảm thấy thế nào, giải quyết ra làm sao, học được gì bla bla
Dĩ nhiên dối trá 1 cách nghệ thuật là chìa khóa của việc bán hàng =)) Bạn muốn ở lại làm việc, cứ nói bạn sẽ về nước và đóng góp cho tổ quốc, ai biết đấy là đâu (trừ các học bổng phải ký hợp đồng quay về thì ko nói).
Vấn đề nhờ sửa chữa? Cần thiết thì dĩ nhiên, người khác đọc sẽ phát hiện ra lỗi này lỗi kia, thiếu logic, sai ngữ pháp, sai chính tả, củ chuối, ko thoát ý, đọc chả hiểu gì cả, hiểu sai ý .... đại loại vậy. Nên đưa người khác đọc và sửa là quan trọng. TUY NHIÊN, đừng có biến bản thân thành đẽo cày giữa đường. Chị A bảo sửa a thành b, bạn sửa. Anh B bảo sửa a thành c, bạn lại sửa. Anh C bảo sửa c thành a.... :-wbạn lại sửa ^:)^. Bạn chết chắc cho mà coi. Nhớ là SoP của BẠN nhé, cái gì làm nên bản sắc thì cố mà giữ lấy, vd 1 đoạn bạn đặc biệt yêu thích, nói lên bản thân bạn chẳng hạn. Tiếp thu ý kiến của mọi người, xem xét và làm điều cần thiết ^^! Các anh, chị đều đã apply học bổng thành công, đều đầy kinh nghiệm nhưng 1 người xa lạ ko thể hiểu bạn bằng bạn được.
TÁM: Research proposal (1 số chương trình đòi cái này, đặc biệt nếu bạn ko chọn học course work mà là research-based)
Yêu cầu: thường chỉ yêu cầu premilinary research proposal thôi, tức là chỉ 1, 2 trang :-* ko phải kinh dị như cả 1 cái research proposal hoàn chỉnh đâu
Cấu trúc: có chỗ sẽ yêu cầu cụ thể, có chỗ ko, mỗi ngành lại mỗi khác. Của mình thì nó thế này: Title --> Background and context of the study --> study objectives --> methodology --> implications of research
Giá trị sử dụng: cho apply, còn sau này yên tâm là được đổi chủ đề thoải mái. Cái bạn apply lúc này chỉ là công cụ để người ta kiểm tra trình độ của mình thôi. Ah nhưng nếu đã liên hệ với giáo sư về đề tài (và đã chọn cái cùng hướng nc với giáo sư, project) thì khỏi có đổi à nha
Tạm hết phần 1 ("tạm" vì nếu nhớ ra cái gì trong khi lạch cạch phần 2 thì sẽ bổ sung ^^)
PHẦN 2: THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ MỘT SỐ HỌC BỔNG
ERASMUS MUNDUS (Mình được EM scholarship cho khóa TropEd, khóa này lấy 7 suất non-EU và 2 suất EU, số hồ sơ năm nay là ~ 5000 --> quảng cáo tí ti hehe)
Học bổng toàn phần (ăn ở, học phí, bảo hiểm, đi lại) của LM Châu Âu. Cụ thể là 1000E/tháng (ăn ở) + 4000E/năm (đi lại, set up) + bảo hiểm (có chương trình bảo hiểm tính riêng, có cái thì trừ vô cái 4000)
Đặc điểm nổi bật là bắt sinh viên học tại tối thiểu 2 nước khác nhau trong khối EU. Có 2 action có thể apply. Mình chỉ nói về action 1 (vì action 2 mình ko có apply, ko múa rừu qua mắt thợ được). Cách thức apply phần lớn là online. Thời gian mở tùy từng khóa, nói chung là trong khoảng tháng 9 đến tháng 1 (apply - deadline). Nộp hồ sơ thẳng tới consortium của chương trình (thực ra là 1 hội đồng gồm đại diện tất cả các trường trong chương trình), ko cần xin admission của trường trước. Đầu tiên consortium sẽ thông báo kết quả cho mình, rồi sẽ phải đợi 1, 2 tháng để có kết quả duyệt chính thức từ EACEA.
Đây là học bổng merit-based, tức là cứ giỏi là ok, ko cần phải quan tâm khối tư nhân hay khối nhà nước ( I LOVE IT :-*). Vì ko phải dạng viện trợ chính phủ/ngoại giao nên cũng ko có ràng buộc quay về trả nợ sau khi đi học. Học xong muốn bay đi đâu thì bay. Rất nhiều chương trình ko đòi năm kinh nghiệm --> cơ hội cho các bạn mới/sắp ra trường muốn đi học luôn. Số lượng chương trình thì rất nhiều, thuộc đủ loại lĩnh vực, tuy nhiên chỉ được apply tối đa 3 course thôi. Nói nhiều nhưng nếu bạn học các ngành hẹp như mình thì thậm chí tìm đủ 3 course để apply còn khó :-??
Số lượng học bổng phụ thuộc vào độ tuổi của course, course mới thì lấy nhiều hơn, course lâu rồi thì lấy ít đi. Cái này là Cordinator của ctr TropEd giải thích khi mình hỏi sao ctr mày cứ lấy ít dần đi thế (năm nay em nó 10 tuổi ạ)
Sau khi nộp hồ sơ, có thể là xong luôn đợi kết quả HOẶC sẽ có màn phỏng vấn qua skype/điện thoại (hix, lại phát sinh thêm cái kinh nghiệm cho màn phỏng vấn, từ từ bổ sung vậy ~X)
Lưu ý: Năm nay thì vẫn còn chia là EM action 1, EM action 2. Kể từ năm 2014, phần lớn các chương trình như Erasmus Mundus (3 action), Erasmus, Comenius, Grundtvig etc) sẽ quy về 1 mối là ERASMUS + . Như vậy sẽ có chắc chắn có kha khá thay đổi mà các bạn apply từ năm 2014 sẽ phải tự khám phá vì các note trước đây sẽ ko còn chuẩn 100% nữa.
Mình sẽ ko viết cụ thể về 3 khóa mình apply là TropEd, Europubhealth và GEMMA vì ở VN mình ít người apply cho mấy khóa này lắm (nước ngoài thì nhiều), đây là ngành mới ở VN mà ^^. Bạn nào apply thì có thể pm, mail hỏi mình thông tin thêm.
CHEVENING
Học bổng toàn phần của Anh. Nếu bạn ở London sẽ được ~ 1134 bảng/tháng, ở thành phố khác thì ít hơn ~917, nó có rate cho từng năm và từng thành phồ. Master ở Anh thì thưchỉ 1 năm thôi
Thường mở vào tháng cuối tháng 10 (năm ngoái là 29/10), deadline vào đầu tháng 1 (năm ngoái là 2/1)
Nếu qua vòng gửi xe =D bạn sẽ phải qua 1 vòng phỏng vấn, thường vào tháng 1, tháng 2 gì đó.
Số lượng học bổng: 2012 là 8
Khi đăng ký học bổng bạn được nêu tối đa 3 course (bao gồm cả trường) mà bạn muốn theo học. Và nêu thông tin là bạn đã apply chưa, có admission letter chưa.
Thằng này ko yc phải có admission letter trước từ trường NHƯNG nó cũng nếu rõ nếu có thì là 1 LỢI THẾ --> thế thì nên xin rồi :) Quá trình xét hồ sơ của các trường ở Anh thì nói chung là lâu, đặc biệt là đừng có nộp đợt cuối t11 đến đầu t1, nó nghỉ lễ hoài, nó chả làm cái gì hết :-w. Trường top thì xét duyệt càng lâu, nên tùy tình hình mà nộp xin admission letter sớm vào. Và xin nhiều hơn 3 vì nhỡ đâu có thằng nó ko nhận.
Thằng này ko chơi với khối tư nhân :P:P và yêu cầu đủ 2 năm kinh nghiệm tính đến cái ngày mở apply (hoặc 1 ngày mà nó sẽ nếu rất cụ thể) --> mình trượt e này từ cái vòng gửi xe và nhận đc cái mail rất rõ ràng với lý do trượt là đồ làm cho tư nhân và thiếu kinh nghiệm :((
Yêu cầu chung về IELTS là 6.5. Nói chung thôi vì nó yêu cầu bạn phải đạt được yc IELTS của cái trường bạn đăng ký học nữa. Như vậy nếu bạn chơi trường top thì điểm IELTS của bạn sẽ phải đáp ứng yc của cái trường đó, vd ngành của mình ở Sheffield rất nổi nên nó đòi 7.5 IELTS (ko điểm nào dưới 7, ặc ặc)
Link apply: https://www.chevening.fco.gov.uk/CheveningApplications/CA_Start.aspx
ERIC BLEUMINK FUND (University of Groningen Talent Grant)
Full, 970E/month
Số lượng: 2 (2013)
Deadline: 15/1 (2013)
Đầu tiên apply như 1 sv bình thường vào trường. Trong quá trình apply online sẽ có 1 câu hỏi là có cần/muốn học bổng ko. Chọn có và chọn học bổng EBF. Sau khi được admission, cordinator của khóa sẽ gửi mail cho bạn thông báo + admission letter và hỏi lại xem có học bổng chưa? Nếu chưa thì xin đi, có muốn EBF ko. Bạn sẽ khẳng định là tao nghèo lắm và chưa có học bổng nào, muốn xin EBF, làm ơn nominate tao :D
Vđề nominate là sao? Mỗi khoa sẽ chọn trong toàn bộ các đồng chí dc admission của năm đó 2 người sáng láng nhất và gửi cho bên quản lý cái fund này, họ sẽ xét tiếp các ứng của viên giữa các khoa với nhau nữa. Như vậy bạn ko thể apply trực tiếp mà chỉ có thể thông qua khoa và PHẢI đc nominate bởi khoa.
Quá trình sau khi hồ sơ lên đến bên quản lý fund thì rất tiếc là mình ko rõ vì mình đã xin rút từ khi khoa hỏi có đăng ký hb ko rồi
THE SWEDISH INSTITUTE STUDY SCHOLARSHIPS (SI)
Full, 9000 SEK/tháng ~ 1000E/tháng. Hỗ trợ đi lại lump sum là 15000 SEK.
Số lượng: 2012/2013 có 888 hồ sơ, lấy 72 suất từ 24 nước. Năm ngoái 2013/2014, lấy khoảng 80-90 suất, VN mình được > 10 người (mình có danh sách nếu bạn nào có nhu cầu)
Mỗi năm sẽ có danh sách các nước được cấp học bổng, nhớ check vì ko phải năm nào VN cũng nằm trong danh sách này
Tùy vào trường và ngành bạn chọn mà sẽ học 1, 1.5 hay 2 năm. NHƯNG vấn đề đặc biệt quan trọng là học bổng này chỉ có 1 năm đầu tiên. Nếu bạn học > 1 năm thì họ sẽ xét, nếu kết quả học tập của bạn ok --> cấp tiếp, nếu ko ok --> tự kiếm tiền nuôi thân ăn học tiếp nhé. Nguyên văn "The scholarship is only granted for of one academic year, i.e. for two semesters at a time. It will be extended for programs longer than two semesters provided that the study results are satisfactory"
Mở 1/2/2013, đóng 11/2/2013 --> rất ngắn nhé, ko phải vài tháng như các học bổng khác đâu, nên cần chuẩn bị thật đầy đủ, ko là xoay ko kịp.
Admission letter từ trường: ko cần, nhưng bạn PHẢI apply cho trường trước khi apply học bổng. Và deadline để apply cho trường là 15/1
Để apply cho trường, bạn ko apply trực tiếp mà apply qua www.universityadmissions.se. Việc apply là mất phí 900SEK và bạn phải gửi toàn bộ hồ sơ sang Thụy Điển (trước ngày 1/2). Sau khi nộp tiền và họ nhận được hồ sơ hard -copy của bạn, bạn sẽ nhận được cái code để quay sang apply cho học bổng.
Khi apply qua thằng trên, bạn được apply tối đa 4 course và phải xếp thứ tự ưu tiên cho lựa chọn apply của bạn. Cái này cực kì quan trọng nhé vì bọn nè sẽ xét trên thứ tự ưu tiên của bạn. Nếu trường bạn ưu tiên số 1 chọn bạn, nó sẽ tự động delete 3 trường còn lại. Nên nếu bạn xếp nhầm hoặc muốn thay đổi ý định, muốn cái khóa ở trường bạn xếp ưu tiên thứ 2, 3 gì cơ thì thôi chịu, ko làm gì được đâu.
Bạn sẽ check kết quả ở admission trước vào khoảng cuối tháng 3 (bạn có thể chọn bỏ hết các trường nếu ko muốn xin hb nữa), sau đó mới có kết quả học bổng. Dĩ nhiên nếu ko trường nào cho admission letter thì cũng bye luôn học bổng
Official link học bổng: http://www.studyinsweden.se/Scholar...for-the-Swedish-Institute-Study-Scholarships/
End
(Do bài cũng đã khá dài, mình sẽ ko viết thêm về các học bổng AAS, New Zealand, BBS và Vlir nữa, vì đằng nào mình cũng chưa thực sự apply các hb này mà mới cũng chỉ đang ở bước chuẩn bị thì đã dừng rồi --> ko thể bằng những người đã apply đc)
Chúc cả nhà 1 mùa apply hb thành công mỹ mãn :D
erasmus+ project 在 李黎哈哈LilyHaha Youtube 的最佳貼文
#李黎哈哈訪談系列
#政大歐語系國貿系雙主修
#慕尼黑工大消費者行為科學碩士
Sharon 過去是畢業於政大的歐語系雙主修國貿系,在大四曾經到波昂大學交換一年,並同時間準備DSH考試及德國碩士的申請,最後錄取慕尼黑工大的消費者行為科學這個學系,並在就學當中拿到西門子學生工的機會及 Erasmus的交換計畫。所以如果你好奇消費者行為科學是一門怎樣的學問,就來聽聽Sharon怎麼說吧!
▷▶︎ 本集文字/文章連結
https://www.blogger.com/blog/post/edit/preview/3018219751311262083/2079495575330116799
▷▶︎ 幫助你更快的找到問題
-------------------------
00:00 關於Sharon
01:26 選擇政大歐語系及雙主修國貿系的原因
03:43 波昂大學交換的經驗
05:07 在波昂大學的修課內容
06:38 繼續在德國讀碩士的動機
07:33 申請德國哪些校系
10:00 TUM 消費者行為科學系所介紹
11:23 Consumer Science的修課內容
12:58 碩士所學與國貿系的關聯性
13:52 系上對於求職的幫助
15:51 Consumer Science 的優缺點
17:20 Student Project的內容
21:14 西門子的學生工工作內容
24:42 申請西門子工作的經驗與過程
29:05 透過Erasmus到義大利交換的過程與動機
33:34 波昂與慕尼黑待下來的差異
▷▶︎ 點擊領取德國留學申請祕訣
https://mailchi.mp/e20209012955/lilyhahahahana
▷▶︎ More LILYHAHA
----------------------
▪︎ Instagram: https://www.instagram.com/lily.hahahahana/
▪︎ Email: [email protected]
(更多留學諮詢、合作,請來信)
▷▶︎ About LILYHAHA
---------------------
留學不在只是夢想,過去在準備德國留學的路上,資源總是相對英美少的很多,因此希望透過YouTube這個平台,來分享更多在歐洲的留學&工作經驗給大家,想到德國工作?想到德國念碩士?但卻沒有什麼方向,都可以跟我聊聊喔!
▷▶︎ 留學德國申請祕訣-免費資源
----------------------------------------
▪︎ 底下留言告訴我你的eamil,即可領取申請祕訣喔!
▪︎ 私訊預約免費留學諮詢30分鐘
▷▶︎ 這些影片會讓你對德國有更多了解
-------------------------------------
⇢德國留學&生活
▪︎ 德國亞洲超市:https://youtu.be/B2xAXR5in8E
▪︎ 德國一天需要多少德文:https://youtu.be/qsmiffED25Y
▪︎ 德國外食花費:https://youtu.be/DDH8coykU3A
▪︎ 德國大學排名:https://youtu.be/9XWqweyKowo
⇢德國留學訪談
▪︎ 高中申請學士(慕尼黑大學)https://youtu.be/rL3eG-X3NfQ
▪︎ 德國碩士獎學金(慕尼黑工大)https://youtu.be/HvS2e6WjZzo
▪︎ 瑞士博士申請(蘇黎世聯邦理工)https://youtu.be/nT0HYE1Ctn0
▪︎ 瑞士碩士申請(洛桑聯邦理工)https://youtu.be/ATmVnNDhHTE
▪︎ 德國科大碩士(Hochschule Esslingen) https://youtu.be/gdIAPx4gmbE
⇢德國工作&實習
▪︎ 德國互惠生:https://youtu.be/x2Zysm7-0yk
▪︎ 德國畢業賺多少:https://youtu.be/FzBh5MRSuO4
▪︎ 德國實習&打工經驗:https://youtu.be/81CnfYIXJMA
▪︎ 德國軟體工程師:https://youtu.be/mY1K17nUzGU
▪︎ 瑞士Google工程師:https://youtu.be/7ly1ZCUldss
▷▶︎ key words 關鍵字
----------------------
李黎哈哈 李黎哈哈訪談系列 德國留學 歐洲留學 德國工作 德國實習 德國生活 歐洲生活 德國簽證 留學申請 留學心得
⁉️有任何問題都歡迎在底下留言分享喔~
-----------------------------------------------------------------------------------
🔍如果大家想知道更多我的德國生活
Instagram @lichun_lin_41795 @lily.hahahahana
-----------------------------------------------------------------------------------
🎥在使用的影片拍攝剪輯器材
相機 sony zv1
https://amzn.to/2C8Iab1
攝影 i Phone 7
https://amzn.to/3hc1sMw
腳架 JOBE
https://amzn.to/3dPME3X
麥克風 RODE
https://amzn.to/3f8ZL0t
剪輯 FCPX
https://amzn.to/3dQr6V8
字幕 Arctime
------------------------------------------------------------------------------------