Đưa trang phục, văn hóa Việt tiếp cận dễ dàng hơn với giới trẻ. Tại sao không?
Thực tế mà nói rằng, khó mà ép buộc những người thế hệ mới quan tâm tới các nét văn hóa truyền thống Việt một cách đầy đủ và học thuật nhất. Cái cách mà những bậc tiền bối đi trước đang giáo dục và truyền tải những tinh túy dân tộc theo cảm quan của mình là hơi “nặng nề” và không “thiện cảm” đối với Gen Z (Những người sinh từ năm 1996 đến năm 2010). Để lấy ví dụ cho việc này thì giống như bạn đang ngồi ở một lớp “Đường lối KarlMax và Lenin” hay Ngữ văn, thực sự khó để khiến những người trẻ cảm thụ được các thứ diễn ra không trong thời đại của họ “Những thứ không nhìn tận mắt, sờ tận tay, nghe tận tai”.
Văn hóa không chỉ dừng ở thời trang, trang phục mà nó còn nằm ở nghệ thuật (Tranh ảnh, âm nhạc, kiến trúc..) và lối sống. Có một sự thật là chúng ta rành về trang phục, sử thi, giai thoại của Trung Quốc nhiều hơn là của Việt Nam. Những bộ phim cổ trang đến từ Trung Hoa luôn thu hút một lượng lớn người xem Việt Nam từ xưa đến nay. “Khang Hi vi hành kí”, “Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành”, “Từ Hi Thái Hậu” hay “Diên Hi công lược”. Bằng việc đưa các drama tiêu biểu về cuộc sống phong kiến ngày xưa, những cuộc chiến chính trị vua – hoàng hậu – những sự ganh ghét mà ở thời đại nào cũng có. Các nhà làm phim Trung Quốc đã không chỉ duy trì các văn hóa sở tại mà còn truyền bá ra ngoài thế giới, ở đây là Việt Nam. Chúng ta thuộc làu đàn cổ truyền của nhà Thanh là gì, trang phục của giới hoàng thân – quốc thích, của người dân thời Minh, thời Thanh ra làm sao. Câu chuyện gần gũi và sát sàn sạt với đời sống hàng tinh thần hàng ngày của người dân đã làm những thứ văn hóa/trang phục đó trở nên được “tiếp thụ vô tình” một cách thành công.
Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ, phim cổ trang Hàn Quốc cũng đạt nhiều thành tích đáng nể trong việc chinh phục trái tim thị trường Việt. Cũng kiểu drama li kì xen lẫn các câu chuyện sử thi hoặc hư cấu, những thần y Hur Jun – nàng Dae Jang Geum hay gần đây là series hot trên Netflix là Kingdom cũng cho người xem về kiến trúc/trang phục và văn hóa Hàn Quốc xưa.
Sử thi Việt Nam hay không á? Xin thưa là rất hay, rất sống động và các giai thoại về những vua chúa đời Trần, đời Nguyễn, Hậu Lê – Tiền Lê còn kết tinh nhiều thứ liên quan đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Kịch tính không? Drama không? Nếu có thể biến những giai thoại, trang sử đó thành phim thì mình đảm bảo không kém gì phim Trung Quốc – phim Hàn cả. Những vụ án đi vào lòng người như Án Lệ Chi Viên hay Thái hậu Dương Vân Nga hay cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, ba lần Hào Khí Đông Á dập tan tác quân Nguyên. Tại sao Quang Trung lại có thể thần tốc đánh quân Thanh chỉ trong vòng 1 tháng, tại sao nhà Nguyễn lại có thể mở mang bờ cõi Đại Việt xuống tận Chiêm Thành. Tại sao kinh thành từ Thăng Long lại chuyển qua Hoa Lư? Để từ đó có thể thấy được độ dày, độ da dạng của văn hóa Việt mà thông qua – chúng ta sẽ học được về kiến trúc, về trang phục và về những thứ liên quan khác như âm nhạc, nhạc cụ, tượng đá. Mà nó còn dẫn tới lịch sử của các ngành nghề truyền thống mật thiết với thời trang như Nuôi tằm, dệt vải, nhuộm chàm…
“Công chúa A vì vua cha bị hãm hại, giáng xuống thường dân và phải sống chui sống lủi trong 1 khu làng nhuộm vải. Hai bàn tay nàng nhuốm xanh thứ nước được lấy từ nhựa cây và các bột màu ghiền từ các củ…” Nghe drama không? Quá hấp dẫn chứ lị. Nhưng qua cách tiếp cận gần gũi đó, người xem ít nhất sẽ nắm được quy trình của việc sản xuất và nhuộm vải truyền thống của người Việt cũng như các trang phục thời đó.
Nhưng sao Việt Nam không làm?
Mình không biết, vì chi phí đầu tư cho 1 bộ phim cổ trang rất là lớn và đòi hỏi các chuyên gia lịch sử, văn hóa nhảy vào. Việt Nam không hẳn là không có nhưng còn rất ít và chưa trở thành bữa ăn tinh thần của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ Nhưng sự quan tâm là có như các phim “Bình Tây Đại Nguyên Soái” “Thiên mệnh anh hùng” “Thái sư Trần Thủ Độ” đều được công chúng quan tâm. Dù ít dù nhiều, đều có thể dạy được phần nào đó về văn hóa Việt.
ĐẾN TÂN THỜI
Những bộ phim quy mô lớn thì tất nhiên sẽ có một level nhỏ hơn. Đó là MVs của các nghệ sĩ đề cập tới văn hóa Việt. Nhưng các bạn đếm xem có bao nhiêu nghệ sĩ Việt thường xuyên đề cập tới văn hóa truyền thống nước nhà. Đếm trên đầu ngón tay chắc được mấy người, mà có thì mang ảnh hưởng rất nhiều của Trung Quốc.
Có một người mà mình luôn yêu thích vì đã mang nhiều khía cạnh của tinh thần Việt để giới trẻ biết nhiều hơn. Đó chính là Hoàng Thùy Linh.
Mỗi nghệ sĩ sẽ có một hình ảnh để theo đuổi và xây dựng dựa trên mẫu tượng mà nguyên ekip gầy dựng. Một điều hơi chạnh lòng rằng, những nghệ sĩ “dám” đưa những bộ trang phục mang đậm chất dân tộc Việt lên các sản phẩm của họ chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các nghệ sĩ, các ekip, các công ty giải trí hiểu rõ vấn đề “Tự Tôn dân tộc” và “Yêu bản sắc” của đại chúng Việt Nam còn chưa được cao và chắc chắn sẽ không đạt được sự quan tâm nhiều như các bộ trang phục mắc tiền, của những thương hiệu gắn liền với sự giàu sang. Vậy – Hoàng Thùy Linh, lại dám nhảy sang một “niche market” – một ngã rẽ riêng của mình và thành công với nó.
Không chỉ thời trang mà bao gồm cả âm nhạc, những nhạc cụ truyền thống – những giai điệu đi vào tiềm thức văn hóa của dân tộc Việt cũng được thổi hồn của sự hiện đại nữa. Những bài hát “Tứ Phủ” “Bánh trôi nước” “Để mị nói cho mà nghe” đều diễn tả những điển tích, những giai thoại và tác phẩm văn học đã gắn liền với dòng máu Việt, con người Việt.
Nào, hãy nói về thời trang. Hoàng Thùy Linh và ekip khéo léo đưa tất cả những gì mà kho tàng thời trang và văn hóa Việt đã xây dựng cả ngàn năm. Từ áo dài, áo tứ thân, khăn đóng, áo yếm đến những quần áo của dân tộc thiểu sổ như chi tiết thổ cẩm, giày vải, quả pao, những chất liệu vải truyền thống của người Việt. Nhưng mà nó không hề “Nặng nề” với thế hệ trẻ hiện tại – những bộ trang phục truyền thống được giữ vững những nét truyền thống vốn có và được tinh chỉnh thêm nét hiện đại của hơi thở bây giờ. Điều đó có nghĩa là gì – nghĩa là bạn có thể hoàn toàn phối những thứ đó với những món đồ ngoại bang, mắc tiền hiện tại bây giờ và vẫn hoàn toàn phù hợp. Các bạn có thể thấy HTL vẫn diện những chiếc áo cách điệu với chân váy Burberry, giày Nike x PMP cơ mà. Hòa nhập nhưng không hòa tan.
“Thời trang bền vững” “Sustainable Fashion” – trong trường hợp này còn có thêm vào đây. Hoàng Thùy Linh đang thực hiện tốt “Sustainable Fashion”. Ở đâu – đó là việc “Truyền bá văn hóa và thời trang dân tộc”. Yếu tố con người và cộng đồng luôn được xem trọng trong vấn đề bền vững - Ở một bối cảnh, thế hệ trẻ yêu thích những sao sử dụng thương hiệu nước ngoài, thèm khát và muốn được như họ (Chẳng có gì sai) thì vấn đề làm sao để có thị trường và những người tiếp nối, đón nhận những giá trị bản sắc dân tộc Việt Nam luôn là một điều cực kì đau đầu. Với tiến độ như thế này, chẳng mấy chốc – kho tàng thời trang của người Việt sẽ bị mai một dần. Hoàng Thùy Linh là 1 điểm sáng hiếm hoi khi một nghệ sĩ truyền tải được văn hóa truyền thống qua các sản phẩm của mình và làm rất tốt điều đó.
Một điểm đẹp nữa đó chính là “Vấn đề nữ quyền” thông qua các sản phẩm âm nhạc của Hoàng Thùy Linh. Từ Đức Mẫu, Mị Nương… đều là những hình tượng phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến và một nét xấu về “Trọng nam khinh nữ” thường thấy của các nước Châu Á. Nên các bạn thấy hình tượng của Hoàng Thùy Linh và các nữ dancer luôn được chăm chút và rực rỡ nhất, một hình ảnh của người phụ nữ Việt thời đại mới đẹp đẽ, năng động và đầy sức hút. Không hề thua kém một ai.
NÓI ĐẾN RAPPER
Rap – thứ âm nhạc đường phố trở thành văn hóa đại chúng trong suốt 02 năm qua tại Việt Nam thu hút hàng triệu quan tâm của giới trẻ. Những nghệ sĩ rappers trở thành siêu sao, được tìm kiếm trên mạng rất rất nhiều. Và lại đếm trên đầu ngón tay, có bao nhiêu người đề cập – hoặc thể hiện các nét truyền thống của người Việt. Đặc biệt là trang phục, mấy người các bạn nhỉ. Suboi, Ricky Star (Bắc Kim Thang), Chú Ba…mmm, ai nữa các bạn kể tên hộ mình chứ mình toàn thấy US rapper không hà.
Đúng, các bạn có thể trách mình là “Quá vô duyên khi yêu cầu như vậy” nhưng “Tài năng đi đôi với trách nhiệm, Nổi tiếng đi kèm với sự truyền bá”. Các rappers bây giờ ảnh hưởng và là kênh tác động tới tâm trí người trẻ một cách dễ dàng và gần gũi nhất. Nhưng nó phải đến từ hai phía
Đó là Người đầu tư và người thể hiện.
Các rappers là con người, cũng phải sống – cũng phải kiếm tiền hay bất kì nghệ sĩ nào cũng vậy. Người đầu tư ở đây chính là các bên rót tiền để những người thể hiện/những người kể câu chuyện là các nghệ sĩ truyền tải được văn hóa quốc gia ra sâu hơn và có khi là cả thế giới.
Hàn Quốc, quốc gia hình ảnh rất giỏi việc nay. Chính phủ sẵn sàng đầu tư hoặc các tổ chức liên quan đến bộ VHTT sẵn sàng chi số tiền khổng lồ để mời các nghệ sĩ trẻ làm các sản phẩm quảng bá văn hóa đất nước, để vừa ra thế giới vừa truyền đạt tới thế hệ kế cận một cách tốt nhất.
Song song, là các công ty giải trí chủ quản cũng đặc biệt xem trọng việc thể hiện tinh thần đất nước qua các sản phẩm là MV của các rappers/các idols. BTS/Bigbang/AOMG..đều có các nghệ sĩ phù hợp để truyền tải nét đó. Thông qua MVs chúng ta lại được thấy trang phục/thời trang và kiến trúc. Gần gũi không – quá gần gũi.
Việc tiếp cận giới trẻ cần những phương pháp mềm mỏng và khéo léo hơn, chứ theo thực tại thì mình không biết rồi mai sau – những thứ như đàn bầu, đàn nhị, áo tứ thân, nón lá, ca trù, ca xẩm, kiến trúc kinh thành Huế, tượng nhà Nguyễn liệu còn ai biết tới nữa không? Cứ tập trung vào cách truyền thống sẽ không gây thiện cảm và nặng nề được.
Sẽ có nhiều người cho rằng đây là 1 hình thức “Culture Approriation” “Chiếm đoạt văn hóa” nhưng chí ít là người ta biết về văn hóa đó đã. Còn sửa sai hay dẫn mọi người đi theo con đường đúng đắn lại là trách nhiệm của những người đi trước và nổi tiếng trong công cuộc duy trì tinh thần Việt.
Cảm ơn mọi người!
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過1,880的網紅KC卡西,也在其Youtube影片中提到,KC施凱玲 - Be Your Girl (Official MV) 第一次以卡西的身份拍攝一支MV KC Instagram https://www.instagram.com/kc_0613/ 詞曲Lyrics Composition | KC 編曲Arranger | KC 錄音Rec...
hur mv 在 微博台灣 Facebook 的最讚貼文
HUR的MV真的非常有質感,
得獎實至名歸啦🥰
#HUR #女團 #台灣之光
hur mv 在 NOWnews 今日新聞 Facebook 的精選貼文
你們的努力沒有白費🥺恭喜!!
🚩今日新聞App🚩
IOS👉 https://apple.co/3hfSyyv
android👉 https://bit.ly/3jjDe6x
#HUR hur_official_ #維蘇威國家電影節
hur mv 在 KC卡西 Youtube 的最讚貼文
KC施凱玲 - Be Your Girl (Official MV)
第一次以卡西的身份拍攝一支MV
KC Instagram https://www.instagram.com/kc_0613/
詞曲Lyrics Composition | KC
編曲Arranger | KC
錄音Recording | KC
混音Mixing | KC
--------------------------------------
導演/編劇 Director/Writer :林聖鴻
副導演Assistant Director : KC
攝影 DOP : 謝寬 林聖鴻
製片Producer : 張晉毓 Jim Chang
妝髮Groomer : Pink
造型 Stylist : Pink, KC
剪輯Editor : 林聖鴻 Paul Teng
調光/字卡 Colorist/Typography:Paul Teng
演員Cast
美女:KC
帥哥:謝沂倫
偷拍哥:林聖鴻