TARANTINO VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẠO DIỄN “SHOWBIZ” NỔI BẬT NHẤT CỦA THẾ HỆ MÌNH
PHẦN 2: DANH TIẾNG HAY QUYỀN LỰC?
1. Hóa ra, Tarantino thực sự muốn trở thành diễn viên (ông đã học diễn xuất trong nhiều năm trời trước khi làm “Pulp Fiction”). Ông nhận một vai nhỏ trong bộ phim hài độc lập “Destiny Turns on Radio” và khi phim được ra mắt vào năm 1995, hình ảnh của Tarantino đã xuất hiện dày đặc trên trailer. Bên cạnh đó là vai chính trong “From Dusk Til Dawn”, cameo trong sitcom “All-American Girl” của đài ABC và một vai khác cùng Jennifer Aniston trong một game tương tác có tên là “Steven Spielberg’s Director’s Chair”. Uma Thurman đã từng phát biểu: “Đừng bao giờ quên rằng Quentin muốn trở thành một diễn viên”.
Nhiều người hâm mộ như Ebert đã tỏ ra thất vọng với lựa chọn này. Họ tin rằng Tarantino phù hợp hơn ở phía sau chứ không phải phía trước máy quay. Những kế hoạch khác đã làm xao lãng công việc làm phim, dẫn đến phải ba năm sau “Pulp Fiction” thì Tarantino mới tung ra tác phẩm tiếp theo “Jackie Brown”. Ba năm đúng thật dài như thế kỷ đối với các fan cuồng, một vài người đã tỏ ra khó chịu với đời sống “showbiz” của Tarantino. Khi “Jackie Brown” công chiếu vào Giáng sinh năm 1997, Tarantino đã phải đón nhận một sự phản đối nhất định từ công chúng. Năm năm trước, ông là một thiên tài không ai biết đến. Còn bây giờ, ông hẹn hò với diễn viên Mira Sorvino, bị khởi kiện vì tấn công một nhà sản xuất phim tại nhà hàng và tham gia cả chục vai diễn nhờ nhờ trong những bộ phim không mấy xuất sắc. Từ “cool ngầu”, Tarantino trở nên “cool ngầu” quá mức cần thiết. Tờ Chicago Tribune đã có bài bình luận rất thẳng thắn có tên “Gunning for Tarantino” (tạm dịch: “Săn tìm Tarantino”): “Giới chuyên môn và người hâm mộ đã đặt Tarantino vào tầm ngắm để chờ đợi xem ông có thể tiếp tục duy trì phong độ đỉnh cao của mình hay không”.
Ngay chính Tarantino cũng muốn tránh xa khỏi vũ trụ Tarantino một thời gian. Trong một bài phỏng vấn năm 1997, ông nói: “Tôi có mất đi 30% sự nổi tiếng thì cũng không vấn đề gì cả. Tôi thích được đi một mình và tự do suy nghĩ, nhưng giờ đây tôi không thể làm được điều đó nữa”. Jackie Brown cuối cùng không đạt được những thành công như mong đợi. Phim chỉ kiếm vừa đủ doanh thu để Harvey Weinstein có lãi và Robert Forster nhận một đề cử Oscars nam phụ. Chấm hết. Tarantino bị loại bỏ hoàn toàn khỏi đường đua Oscars năm ấy - một dấu hiệu cho thấy Hollywood đã dần mệt mỏi với ông. Nhưng cú “phốt” thực sự vẫn còn chưa đến.
Tháng Tư năm 1998, Tarantino nhận vai chính trong vở kịch rùng rợn “Wait Until Dark” tại Broadway. Quyết định của nhà sản xuất được đánh giá là chỉ dựa trên sự nổi tiếng của Tarantino nhằm gây chú ý cho vở kịch. Và màn trình diễn của Tarantino ở đây đã nhận những lời chỉ trích không thương tiếc, đặc biệt là trên tờ New York Times: “Thứ duy nhất cảm thấy rùng rợn với màn trình diễn của quý ngài Tarantino có lẽ là kịch bản của vở kịch này”.
Suốt nhiều năm trời Tarantino là một “đứa con cưng” của các nhà phê bình. Nay phải đón nhận các chỉ trích quyết liệt đến vậy, Tarantino trở nên sợ hãi và sang chấn tâm lý. Sau đó ông quyết định rút lui, dành thời gian “phê pha”, xem các bộ phim dở tệ và chơi cùng những người không nổi tiếng. “Tôi muốn rời khỏi thế giới của những người nổi tiếng”, Tarantino quả quyết.
2. Khi Tarantino trở lại đầu những năm 2000 với “Kill Bill”, ông đã rời xa thế giới phim ảnh được hơn 5 năm. Tarantino vẫn đủ sức lên bìa các tạp chí và tham gia các talkshow nhưng trong thời gian ông vắng mặt, một làn sóng các nhà làm phim mới đã nổi lên và dần xây dựng vị thế vững chắc. Đó là Christopher Nolan, Sofia Coppola, Guillermo del Toro, David Fincher, Wes Anderson và Paul Thomas Anderson. Những cái tên kể trên không được mời dẫn Saturday Night Live, nhưng các tác phẩm của họ vẫn được người hâm mộ quan tâm và nghiên cứu nồng nhiệt tựa như Tarantino trong thập kỷ 1990.
Tarantino gần như từ bỏ nghiệp diễn xuất, trừ một số cameo nhỏ. Các bộ phim từ giai đoạn này trở đi đưa Tarantino trở lại với vị thế vốn có của “Pulp Fiction”: vừa được giới chuyên môn ưa thích, vừa đạt thành công doanh thu. Dù “Inglourious Basterds”, “Django Unchained” và “The Hateful Eight” đều sở hữu những ngôi sao điện ảnh hàng đầu thì tên của Tarantino vẫn luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên poster. OUATIH cũng không khác biệt.
OUATIH đã tạo nên một cơn sốt khi Tarantino bắt đầu tìm kiếm nhà tài trợ cuối năm 2017. Ông vừa mới cắt đứt quan hệ với Harvey Weinstein, người đã ủng hộ ông từ những bước đầu sự nghiệp thông qua hãng phim Miramax. Một loạt các studio đã tranh giành OUATIH, Warner Bros. còn đề-co lại một phần trụ sở của mình cho giống năm 1969 để thuyết phục Tarantino (người chiến thắng cuối cùng là Sony). Trong thời đại mà các vũ trụ phim thống trị (khái niệm vũ trụ này khác hẳn “vũ trụ Tarantino”) thì Tarantino vẫn là một cái tên nổi bật có thể tự mình đi con đường riêng.
Nhưng Tarantino đã không còn là gã trai của thập kỷ 1990. Thế hệ trẻ bây giờ đa phần còn chưa được sinh ra khi “Reservoir Dogs” và “Pulp Fiction” ra mắt. Họ không biết được Tarantino đã từng là một người nổi tiếng vô cùng hấp dẫn. Thay vào đó, họ chi nhớ đến những scandal như bạo hành Uma Thurman trên trường quay “Kill Bill” hay bênh vực Roman Polanski trước án hiếp dâm người vị thành niên. Một số người còn đánh đồng Tarantino với những người bạn/nhà tài trợ đồi bại của ông. Cũng khó có thể phản bác lại luận điểm này: Tarantino đã xây dựng nên danh tiếng của Miramax bằng những tác phẩm chất lượng nhưng ông cũng đã “nhắm mắt cho qua” các tiêu cực gốc rễ tại đây.
Những năm 1990, Tarantino có thể nhanh chóng “gỡ gạc” các scandal này bằng một bài phỏng vấn hấp dẫn trên Playboy và các fan hâm mộ cuồng nhiệt sẵn sàng bảo vệ thần tượng của mình bằng mọi giá. Nhưng năm 2019, xã hội đã đổi thay đến mức ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho Tarantino cũng phải nhướng mày khi đọc lại các bài phỏng vấn khoe khoang của ông trước kia, thậm chí là cảm thấy khó chịu khi nghe Tarantino liên tục sử dụng từ ngữ phân biệt chủng tộc trong “Pulp Fiction”. Họ có thể sẵn sàng ủng hộ Tarantino bằng việc ra rạp ngay ngày khởi chiếu nhưng sự ủng hộ đấy đã không còn vô điều kiện.
Cũng giống như cái cách mà Tarantino vươn lên ở thập kỷ 1990, hiện tại, một loạt các đạo diễn kiêm biên kịch đang nhận được sự yêu mến từ xã hội như Greta Gerwig, Ava DuVernay, Barry Jenkins và Jordan Peele - người vừa mới được lên trang bìa Rolling Stone. Họ là những cá nhân nổi bật đang xây dựng lên Hollywood mới, một Hollywood mà mà ranh giới giữa studio truyền thống và các hãng phát trực tuyến bị xóa nhòa, một Hollywood mà mạng xã hội là phương tiện chủ yếu để xây dựng thương hiệu, một Hollywood mà doanh thu 100 triệu USD nội địa cho một bộ phim nguyên bản gần như đã biến mất hoàn toàn. Khi mà người xem lựa chọn “màn hình nhỏ” thay vì rạp chiếu phim, các tạp chí và talkshow không còn duy trì vị thế thống trị trong làng giải trí, sẽ không ai có thể tạo nên sức mạnh khuynh đảo cả nền văn hóa giống như Tarantino ở thập niên 1990. Ngay cả Tarantino ở thời điểm hiện tại.
Tarantino vẫn là người duy nhất có thể mời cả Leonardo DiCaprio, Brad Pitt và Margot Robbie vào một dự án nguyên bản có kinh phí cả trăm triệu USD. Nhưng ở một góc nhìn khác, Tarantino dường như trở lại là con người của năm 1992: không danh tiếng, ngồi ăn spaghetti trên bờ biển, không hòa nhập với văn hoá xã hội nhưng luôn nỗ lực để xây dựng lại cái văn hóa ấy theo ý mình mong muốn.
Có lẽ rằng vị trí này mới là điều mà Tarantino mong muốn. Ngay từ cuối những năm 90, Tarantino đã khẳng định rằng: danh tiếng là cần thiết nhưng quyền lực mới là thứ đáng chinh phục nhất. Quyền lực là có thể làm bất cứ phim nào mà ông mong muốn, theo bất cứ cách nào mà ông mong muốn. Tarantino đã đạt được điều này ở thời điểm hiện tại. Danh tiếng đâu còn cần thiết nếu như các ngôi sao sẵn sàng cắt giảm lương để được làm việc cùng bạn, các studio “đánh nhau sứt đầu mẻ trán” để giành phim của bạn và cả đại lộ Hoàng Hôn (đại lộ nổi tiếng tại Hollywood) được chặn lại để quay phim cho bạn? Tarantino đã từng khẳng định trong một bài phỏng vấn khi còn đứng trên đỉnh Hollywood: “Không chỉ trong một vài năm đâu, tôi sẽ giữ vị thế này cả đời”. Đúng không?
Bài viết gốc được đăng tải trên The Ringer vào tháng 7 năm nay, thời điểm Once Upon a Time..in Hollywood công chiếu ở Mỹ. Bài dịch được thực hiện bởi Vũ trụ Tarantino, được chia làm hai phần nhỏ vì độ dài và lượng thông tin quá lớn được truyền tải.
「harvey weinstein new york times」的推薦目錄:
harvey weinstein new york times 在 一頁華爾滋 Let Me Sing You A Waltz Facebook 的最佳解答
在越演越烈的性騷擾醜聞風波下,第一個敢於承認自己知情卻後悔沒有挺身反抗的就是與 Harvey Weinstein 合作最為密切的《黑色追緝令》、《決殺令》、《惡棍特工》大導演 Quentin Tarantino 了。他在昨天所刊登的 The New York Times 訪談中(https://goo.gl/YmD2nn),鼓起勇氣坦白自己睜一隻眼閉一隻眼的錯誤:
「我知道的內情遠比我當初採取的行動還多,所有的謠言與八卦都及不上真正發生過的種種事實,這些都是二手資訊,我非常清楚他做了很多見不得人的行為。但願我當初在耳聞時就選擇承擔部分責任,如果我一開始就採取應有的行動,也不會與他合作這麼多部作品了。」
Quentin Tarantino 的前女友 Mira Sorvino 早在很久以前就曾經告訴過他,Harvey Weinstein 曾經對她做出一些相當不舒服的肢體接觸,另外一位女演員同樣對導演反應過類似狀況,而 Rose McGowan 的事他也略知一二。但他卻沒有想過這些發生在自己眼皮底下的事情只是冰山一角,接著在之後多年的時間裡,他斷斷續續的耳聞相關事件,卻還是做出令自己現在相當後悔的選擇,繼續維持與 Harvey Weinstein 的合作關係。
「我知道我現在所說的這些聽起來就像是膽小的藉口,只是我一直持續縮小這些事情,每一位曾與他共事過的人或多或少都會聽到這些傳聞,絕對不可能沒有。當 Mira Sorvino 跟我提起時,我非常的震驚,難以置信怎麼可能有人敢如此明目張膽,當時她因為演出 Woody Allen 的《非強力春藥 Mighty Aphrodite》贏得許多肯定,我以為 Harvey Weinstein 只是因此將注意力放在她身上,沒想到似乎變成一種迷戀,他徹底越過了界線。但他當時對我們兩個的關係心知肚明,他也知道 Mira 是我女朋友,所以並沒有毀了她。」
他更表示,好萊塢運作方式就如同 Jim Crow 的種族隔離制度,只是從種族變成性別,男性做任何事情都足以被容忍,他們會默許這種事情發生就是因為在這裡事情就是如此運作,而過去所能接受的一切現在每個人都站不住腳,雖然他不能解釋 Harvey Weinstein 做出這些事情的動機與後果,但做出這些事情的人必定會付出應有的代價。