CHÂN VÒNG KIỀNG 🧍♀️
Mình viết bài này để nói về chân vòng kiềng, và trên youtube có rất nhiều video dạy tập để chữa chân vòng kiềng nên cũng nhiều bạn nói rằng chị Na hãy quay video đó đi. Thực chất mình muốn mọi người hiểu, người bị bệnh dị tật chân vòng kiềng không tập luyện mà chữa được, chỉ có phẫu thuật thôi. Những bạn hơi có xu hướng chân vòng kiềng nhưng không đau, không ảnh hưởng tới chuyển động hàng ngày thì theo các bài tập functional strength training (tập cơ kháng lực) giúp cơ chân khỏe lên, có thể giúp tư thế tốt hơn và cải thiện được. Những bạn chân vòng kiềng nhẹ, mà nguyên nhân là do tư thế kém, cơ bắp yếu và lười thì hoàn toàn có thể cải thiện được, nhưng nếu do di truyền, do chấn thương hông, gãy xương mà nắn chỉnh sai hoặc một số bệnh lí nghiêm trọng thì bạn cần phẫu thuật nha!
Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng là khi bạn đứng chụm hai bàn chân vào nhau, mà đầu gối cách xa nhau, thuật ngữ y tế là bow leg, bandy-leg, bowleg sydrome, bowed legs, varus deformity, genu varum, and tibia vara. Trẻ sơ sinh thì có thể bị chân vòng kiềng từ khi mới đẻ, do trong bụng mẹ chật hẹp quá, nhưng khi lớn lên thông thường các bé sẽ tự thẳng lại tự nhiên. Khoảng từ 2-3 tuổi các bé bắt đầu tập đi, chịu lực nặng của cơ thể, chân các bé sẽ có xu hướng đảo ngược vào trong (chân chụm, hay còn gọi là knock-knee). Tới 6 tuổi, chân các bé sẽ thẳng lại tự nhiên nên cha mẹ đừng lo lắng rồi nắn chân con nhé, có thể làm tổn thương tới xương khớp của các bé.
😉 Một số người bị dị tật chân vòng kiềng mà có những triệu chứng sau nè:
👉 Đau gối, đau hông.
👉 Giảm phạm vi chuyển động, kiểu như các bạn gặp khó khăn trong khi tập luyện, hoặc sinh hoạt thường ngày.
👉 Khó khăn khi chạy bộ.
👉 Đầu gối không chắc chắn ổn định.
Nếu bạn bị dị tật chân vòng kiềng mà có những biểu hiện trên, không điều trị sớm dễ bị viêm khớp gối. Những người trưởng thành mà bị dị tật chân vòng kiềng lâu năm sẽ bị quá tải khoang giữa gối và căng dây chằng chéo bên, nên sẽ dẫn đến phần đầu gối không ổn định, có thể bị viêm khớp. Những người mắc bệnh này nên đi khám những bác sĩ chuyên khoa giỏi để được chuẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân của bệnh này có thể do bệnh Blount (một dạng rối loạn tăng trưởng), bệnh Paget (bệnh chuyển hóa ảnh hướng đến cách xương phân hủy và xây dựng lại), hoặc bị gãy xương mà chữa không đúng cách, bị nhiễm độc chì, florua hoặc bị còi xương do thiếu vitamin D.
😙 Tuy nhiên nếu bạn không bị đau hoặc gặp những triệu chứng trên, chân bạn chỉ thuộc dạng “không thẳng tắp như hoa hậu” thôi chứ cũng không phải là bệnh lý đâu nhé, cần phân biệt rõ nha.
Với những bạn chân hơi cong ra ngoài mà không bị dị tật vòng kiềng tức là không bị đau hoặc khó chịu, mọi người chỉ cần tập luyện Functional Strength Training (tập luyện kháng lực chức năng), có nghĩa là tập những bài tập cơ bắp thông thường mà Na hay dạy khi livestream ý. Tập luyện đều đặn sẽ giúp phát triển các nhóm cơ ở chân và hông giúp chân và hông khỏe hơn, giảm áp lực lên xương khớp, tự nhiên sẽ giúp cải thiện tư thế.
😉 Vì vậy, Na thấy những video bài tập chữa chân vòng kiềng trên youtube là không cần thiết, tốt nhất các bạn cứ tập luyện toàn thân, đa dạng, đều đặn, tư thế cả cơ thể của các bạn sẽ được cải thiện bao gồm cả chân vòng kiềng, gù lưng, võng lưng, xương chậu ngả trước sau,... Nếu có sự kiên nhẫn, mình khuyên các bạn gặp vấn đề về tư thế nên tập Pilates. Pilates là phương pháp tập cơ chậm, kiểm soát nên giúp bạn cảm nhận cơ thể rất tốt, khi đó tự bạn sẽ cải thiện được tư thế.
Đây là một số bài tập quan trọng trong Pilates để điều chỉnh tư thế sẽ giúp bạn xử lí được vấn đề chân vòng kiềng:
💕 Đứng thẳng và cảm nhận trọng tâm, điều chỉnh xương chậu thẳng, không ngả trước, ngả sau.
💕 Đầu gối trùng nhẹ, không nhún nhưng không duỗi thẳng chân hết cỡ, sẽ dễ đẩy khớp gối ra ngoài.
💕 Tập cho cơ mông lớn, cơ đùi trước, sau cứng cáp, to khỏe hơn, sẽ khiến chân khỏe hơn tạo ít áp lực lên khớp gối.
Series Pilates của Na:
https://www.youtube.com/watch?v=poYvuAtSIkw&list=PLknC8iDtTlBbFVI0lXS20WOo7JEeZ1IqM
Nguồn:
https://www.hss.edu/condition-list_bowlegs.asp
knee varus 在 Soh Wai Ching - Athlete Facebook 的最讚貼文
This morning got invited to share my experience on how to choose the right shoe for yourself with Mizuno Staffs. There are few criteria we need to consider before buying a running shoe.
1. Your foot arch.
2. Comfortability.
3. Types of knee (valgus, varus, normal)
4. Distance that you are running.
5. Customize insole (depends).
My pleasure to share what I learned from Sports Science.
#WorldOfSports_my #MizunoAsia #MizunoRunning
knee varus 在 Valgus & Varus Forces on the Knee | MCL vs LCL Injuries 的推薦與評價
Welcome to Catalyst University! I am Kevin Tokoph, PT, DPT. I hope you enjoy the video! Please leave a like and subscribe! ... <看更多>