#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #81 người Marketing lên tiếng về Marketing
Dì gửi contact của mentor Mỹ Duyên
FB: https://www.facebook.com/duyencary/
Post này là dì dành cho Duyên nên phần reply thắc mắc post này là của Duyên <3
🤔🤔🤔HỌC NGÀNH MARKETING TẠI ĐẠI HỌC CÓ GÌ VUI HÔNG TA???
Chào Dì và các bạn thân yêu, 1 mùa hoa phượng đỏ lại đến đồng nghĩa với việc các bạn 2k3 sắp bước vào 1 ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Hông biết sẽ trôi dìa đâu nhưng ít ra được vùng vẫy ra biển lớn và trưởng thành hơn ố lalala.😁
Những năm gần đây, ngành Marketing vẫn luôn được các bạn trẻ quan tâm và thích thú, thể hiện qua việc điểm chuẩn của ngành tại các trường Đại học cao chót vót như núi Thái Sơn. Có lẽ do xu hướng hoặc là “thời tới” chăng????😁
Haha nói vui thì nói vậy nên hum nay, với tư cách là 1 người học chuyên ngành Marketing nên mình sẽ rì viu “sương sương” cho các bạn hình dung những môn học “thú dị và dui dẻ” mà mình đã nếm thử nà.👏👏
💁“Marketing căn bản”: cái tên nói lên tất cả luôn, môn học giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực Mar. Các bạn sẽ được hiểu Mar là gì, 4P 7P gồm cái gì, phân khúc thị trường, các chiến lược giá, sản phẩm, phân phối, chiêu thị,... Nhớ hồi đó trước khi qua bài mới, giảng viên sẽ hỏi lại từng khái niệm, nội dung của từng phần, muốn rớt nước mắt vì có học bài đâu mà trả lời nên bị đứng phạt trước lớp, quá nhục huhuhu.
💁“Chiêu thị và Truyền thông”: môn này là thực tế nhất lun nè ha. Mỗi tuần giáo viên sẽ cho 1 chủ đề để làm như: mô tả chân dung của KH mục tiêu cho sản phẩm mình muốn bán (phát hoạt ra giấy những cái như đặc điểm nhân khầu học, hành vi mua của họ, thói quen, sở thích,...), rồi ghi âm, quay clip quảng cáo qua radio, mạng xã hội, livestream,... Nhớ lần đó nhóm làm về sản phẩm Kem chống nắng mà lúc giveaway gói tặng người tham gia minigame bằng bịch bánh quy 3k..... nên từ đó về sau....à làm gì còn có khúc sau nữaaaaaaaaa.
💁“Quản trị bán hàng”: học cách để bán được hàng, quản lý mối quan hệ với khách hàng, cách lập kế hoạch và tổ chức bán hàng, các chính sách động viên nhân viên,... Nhớ lại khúc làm bài nhóm, thầy ổng kiu mỗi nhóm bán 1 sản phẩm gì đó, nhóm mình bán “Ví đựng tay” lời “cắt cổ” người ta ahahahhaha, nghĩ lại thấy kỳ ghê ó. Có nhóm khác thì bán bánh tráng, bán sao mà mình khui ra nó mốc meo 1 khúc rồi ăn gì nữa hả chời (tức), rồi bán bình thủy tinh mà bị nứt dưới đế nên mình đem đi đựng sao may mắn luôn rồi..............
💁“Marketing quốc tế”: mỗi nhóm sẽ được giao lập chiến lược Mar bán sản phẩm qua bên nước ngoài. Nhóm mình xuất khẩu thanh long sấy dẻo qua ÚC dù cho hổng có ai trong nhóm từng ăn qua món đó (xỉu ngang), rồi đi “xào xào bài” của chị gú gồ như đúng rồi dạ.
💁“Hành vi khách hàng”: thì sẽ biết được hành vi trước, trong, sau khi mua của khách hàng rồi hàng tỷ thứ khác. Hành trình “khó khăn chồng chất” khi nhóm mình quay clip với bối cảnh là chỗ bán tivi, mà đi chừng 80 chỗ, 7749 nơi mà người ta vẫn không cho mượn chỗ quay nên rốt cuộc phải đi ra “ngoại ô” mới xin được.
💁“Quản trị thương hiệu”: môn mà mình thích nhất (thì tại thi điểm cao nên thích chứ sao haha) sẽ được tìm hiểu lý thuyết thương hiệu, xây dựng, phát triển thương hiệu, rồi có 1 bài tập nho nhỏ về phân biệt đâu là thương hiệu riêng biệt, gia đình, tập đoàn,.. muốn tẩu quả. Chưa hết, thi kết thúc học phần trắc nghiệm đề đóng, giáo viên cho từng cái chút chíu bên trong nên nếu học bài hông kỹ là trở về cát bụi luôn.
💁“Nghiên cứu Marketing”: danh hiệu “mụ phù thủy” của ngành xứng đáng thuộc dìa em này. Biết sao hông, nó như là cái tiền đề để đến với “Khóa luận/ Luận văn” bớt bỡ ngỡ mặc dù học xong thì cũng trả lại thầy cô hoi chứ ai rảnh nhớ chi...... Các bạn sẽ biết được cách chạy SPSS như thế nào, rồi đi năn nỉ lạy lục van xin người ta khảo sát dùm để có số liệu mà chạy SPSS chứ ai rảnh làm không (phát huy khả năng “chịu nhục” , gương mặt “dày như bánh xe bò”) ngoại trừ tụi bạn thân mà mình chửi nó 80L mới “tự nguyện” làm dùm khảo sát. Môn này là nên có 1 nhóm bạn sịn sò để cùng nhau chạy số liệu, cùng đi lên điểm ha, còn hông thì cũng lên mà là lên thiên đàng, xuống địa ngục lun.
💁“Quan hệ công chúng”, “Quản trị Quan hệ khách hàng”, “Thương mại điện tử”, “Marketing du lịch”, “Kỹ năng đàm phán, giao tiếp”, “Kỹ năng tư duy, xây dựng nhóm” cũng là những môn mà học ngành Marketing sẽ được khám phá nà.
💁“Khóa luận/ Luận văn Marketing”: chùm cuối hông khiến ta thất vọng há. Môn này dù muốn dù không vẫn phải hoàn thành vì nếu không sẽ không được tốt nghiệp í. Có trường thì kiếm được chỗ thực tập mới công nhận hoàn thành môn này, có trường thoáng hơn làm đề tài tự do cũng được công nhận. Môn này thì mình vẫn đang chiến đấu, hông biết qua được mùa quýt này hông chứ thấy cái doanh nghiệp người ta đang “phất lên” qua tay mình thành nồi cháo heo thập cẩm thấy mắc ối á.
👉👉👉“Rì diu sương sương” thì là vậy, còn muốn trải nghiệm thực tế thì dô học sẽ biết haha. Tùy vào mỗi trường sẽ có cách gọi khác nhau cho môn học đó nhưng nhìn chung nội dung cũng sẽ tương tự 1 xíu, tựa như Thúy Vân với Thúy Kiều vậy á.
👉👉👉Ngoài học tốt các môn về Marketing để tích lũy kiến thức cho bản thân, thì các bạn nên tham gia hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ có phòng ban Marketing hoặc Truyền thông, đi internship, part- time,... để có thể áp dụng kiến thức đã học hoặc để hiểu rõ thực sự công việc Marketing nhé.
👀Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây và chúc cho những ai đọc tới khúc này sẽ học đúng ngành và làm đúng việc mà mình yêu thích nhoa. Mãi yêu mọi người 🥰🥰🥰😍😍😍
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過1,200的網紅Trần Hinh,也在其Youtube影片中提到,#7Pmarketing #marketingmix #youtubemarketing #tranhinh 7P Trong Marketing Hỗn hợp là gì? Phân tích mô hình 7P Marketing Đi trước cuộc chơi tiếp thị kỹ...
marketing 7p 在 Trần Hinh Facebook 的最佳貼文
⁉ "7P" TRONG MARKETING HỖN HỢP LÀ GÌ? PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 7P MARKETING ⁉
Đi trước cuộc chơi tiếp thị kỹ thuật số có thể rất khó khăn, đặc biệt là trong một thế giới liên tục phát triển các xu hướng và thực tiễn. Để luôn phù hợp và phát triển, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tìm ra cấu trúc trong việc lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và đánh giá lại các chiến lược và hoạt động kinh doanh của họ.
Tất cả chúng ta đều biết rằng một chiến dịch tiếp thị vững chắc không chỉ ở bề ngoài, mà cần rất nhiều công sức tổ chức, lập chiến lược và cân nhắc vô số để tạo ra một kế hoạch thực sự gia tăng giá trị.
Và khái niệm 7P xuất hiện trong ngành Marketing. 7P là một chiến lược Marketing Hỗn hợp hiệu quả với nhiều lĩnh vực tuy nhiên các Marketer phải biết kết hợp các yếu tố trong mô hình này với thời điểm thích hợp thì mới phát huy được hết tác dụng của mô hình đạt được hiệu quả cao nhất. Trước tiên hãy đi vào tìm hiểu:
❓ I. Marketing hỗn hợp là gì? 7P trong marketing là gì?
Khái niệm về 'Marketing hỗn hợp' xuất hiện vào những năm 1960 khi Neil H. Borden , giáo sư và học giả, giải thích cặn kẽ khái niệm của James Culliton về Marketing hỗn hợp.
Marketing hỗn hợp được định nghĩa là phương thức tiếp thị kết hợp các yếu tố nhất định một cách hiệu quả để từ đó doanh nghiệp đạt được mục đích của mình trong kinh doanh (thu về lợi nhuận, tạo uy tín thương hiệu…).
Hay nói một cách đơn giản hơn. Đó là về việc đặt đúng sản phẩm hoặc kết hợp chúng ở đúng nơi, đúng thời điểm và đúng giá. Phần khó là làm tốt điều này, vì bạn cần biết mọi khía cạnh của kế hoạch kinh doanh của bạn.
Các yếu tố đó bao gồm:
- 4P: Product – Place– Price – Promotion (Sản Phẩm - Kênh phân phối- Giá bán - Quảng bá)
- hoặc 7P: gồm 4P + Physical Evidence + People + Process (4P +Trải nghiệm thực tế + Con người + Quy trình)
✅ II. Phân tích mô hình 7P của Marketing hỗn hợp
Bây giờ bạn đã biết nguồn gốc của những từ viết tắt đặc biệt này, chúng ta hãy đi vào chi tiết hơn về từng khía cạnh của 7P của marketing hỗn hợp.
🌱 1. SẢN PHẨM
7P bắt đầu bằng “Product” -sản phẩm.
Sản phẩm là cốt lõi, là sinh mệnh của mỗi doanh nghiệp. Đó có thể là một sản phẩm vật chất, một dịch vụ hoặc một trải nghiệm. Về cơ bản ... bất cứ thứ gì đang được bán. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp mình là gì và các ưu – nhược điểm của sản phẩm công ty so với thị trường và các sản phẩm sẵn có trên thị trường.
Ví dụ như bạn đang ở trong trường hợp: bạn mua một chiếc áo khoác từ một trang web trông thật tuyệt vời trên màn hình, nhưng khi nhận hàng thực tế, thì, nó rất khác so với những gì bạn mong đợi. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Bạn có gửi lại và nhận được tiền hoàn lại, khiếu nại trực tuyến, đặt hàng một kích cỡ khác với hy vọng vấn đề này được giải quyết, hay đơn giản là chấp nhận món đồ mới này vào cuộc sống của bạn, nhét nó vào phía sau tủ quần áo của bạn và giả vờ như mọi thứ ổn .
Dù bằng cách nào, mặt hàng được quảng cáo không chính xác này đã gây ra cho bạn những rắc rối không cần thiết và khiến doanh nghiệp của bạn bị cảm thấy ấn tượng không tốt.
Vì vậy, bất kể sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, điều quan trọng là nó phải đáp ứng nhu cầu của thị trường và đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng.
🌱 2. ĐỊA ĐIỂM, KÊNH PHÂN PHỐI
Kênh phân phối biểu thị nơi bạn chọn để phân phối hoặc cho phép truy cập vào sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nó có thể là bất cứ thứ gì: từ nhà kho hoặc cửa hàng trên phố, đến cửa hàng thương mại điện tử, hoặc nền tảng dựa trên đám mây.
Tóm lại, kênh phân phối mà doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở hoặc các chi nhánh phải phù hợp với thương hiệu của bạn và đối tượng mục tiêu của bạn có thể tiếp cận được. Xem xét nơi khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm của bạn (tạp chí, trang web so sánh giá), nơi họ dành phần lớn thời gian (siêu thị, cửa hàng trực tuyến, cửa hàng truyền thống thông thường) và khả năng bán hàng của bạn. Bạn cũng nên xem xét cách thức và vị trí mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang bán.
Nơi bạn chọn để phân phối sản phẩm của mình có thể được quyết định bởi nhiều thứ, chẳng hạn như loại sản phẩm hoặc ngân sách của bạn. Tuy nhiên, cuối cùng, cách tốt nhất để xác định địa điểm hoàn hảo để bán sản phẩm của bạn là thực sự hiểu rõ khách hàng của bạn: mong muốn, nhu cầu và yêu cầu của họ.
🌱 3. GIÁ BÁN
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có giá bao nhiêu?
Giá bạn đặt phải phản ánh giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm và phải tương quan với ngân sách của bạn. Nếu khách hàng của bạn nghĩ rằng giá của bạn quá cao, bạn có nguy cơ mất thị trường để kiếm một món hời, còn nếu giá của bạn quá thấp thì bạn có nguy cơ mất đi lợi nhuận quan trọng nhất.
Việc giải mã mức giá phù hợp cho sản phẩm của bạn, có nhiều khả năng mang lại lợi ích nhất cho cả doanh nghiệp và khách hàng của bạn, thường được các doanh nghiệp đạt được thông qua phân khúc thị trường thông minh . Phân loại đối tượng của bạn theo các yếu tố: nhân khẩu học , địa lý , tâm lý học hoặc hành vi của họ - là một cách chắc chắn để khám phá và xác nhận rằng giá bạn đặt và những người bạn đang nhắm mục tiêu là phù hợp nhất và có nhiều khả năng mang lại giá trị tối ưu nhất cho bạn đổi lại.
Một yếu tố chính khác cần tính đến là cạnh tranh thị trường; chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh của bạn là gì? Giá của bạn quá thấp, quá cao hay đang ở mức cao? Tóm lại, giá sản phẩm của bạn sẽ luôn tác động đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu và vị trí thị trường của bạn. Nếu bạn đang muốn trở thành sản phẩm rẻ nhất trên thị trường, hãy đảm bảo rằng bạn đang thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ. Nếu bạn muốn được coi là một thương hiệu sang trọng, đắt tiền thì hãy đảm bảo rằng giá cả và chất lượng của những gì bạn đang bán phản ánh điều này.
🌱 4. QUẢNG BÁ
Truyền thông, quảng bá đề cập đến các kỹ thuật quảng cáo, tiếp thị và bán hàng của bạn. Bạn có thể quảng bá theo nhiều cách thức khác nhau, như là quảng cáo truyền thống, qua TV, radio, bảng quảng cáo, v.v... hoặc các phương pháp hiện đại hơn, như quảng cáo trong nội dung web, quảng cáo trên podcast, tiếp thị qua email hoặc thông báo đẩy.
Cách bạn chọn để giao tiếp với khán giả và quảng bá sản phẩm của mình sẽ có tác động trực tiếp đến sự thành công của thương hiệu. Đăng một thông điệp không đúng nơi, sai thời điểm hoặc đến sai người và bạn sẽ thấy mình đang ở trong một mớ rắc rối. Mặt khác, nếu bạn thực hiện những khía cạnh đó theo đúng cách, công việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ tăng vọt!
Việc biết (các) kênh và phương pháp quảng cáo tốt nhất là điều cần thiết, đặc biệt là ngày nay: việc vượt qua tiếng ồn của quảng cáo tạp nham và cửa sổ bật lên trực tiếp là điều khó đạt được, đặc biệt nếu bạn đang ở trong một thị trường sôi động. Nhưng chỉ cần hiểu đối tượng của bạn là ai và họ yêu cầu gì ở bạn, sẽ giảm thiểu mọi vấn đề quảng cáo mà bạn đang phải đối mặt.
Làm thế nào để bạn biết đối tượng của mình và cũng hiểu được yêu cầu của họ? Đó chính là thông qua phân khúc thị trường.
Phân khúc thị trường cho phép bạn tìm hiểu mong muốn, nhu cầu, giá trị và động lực của khán giả. Khi bạn đã khám phá và phân tích dữ liệu này, bạn sẽ tự tin rằng sản phẩm của mình đang được quảng bá đến đúng người, đúng nơi và vào đúng thời điểm.
🌱 5. TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
Khi chúng ta tìm hiểu kỹ càng, điều quan trọng là người tiêu dùng phải biết rằng thương hiệu mà họ đang mua hoặc tương tác, là hợp pháp và thực sự tồn tại trong cuộc sống thực. Không có mồi câu nào ở đây, chỉ có những trải nghiệm thực tế.
Trải nghiệm thực tế thường có hai dạng:
- Trải nghiệm thực tế rằng một dịch vụ hoặc giao dịch mua đã diễn ra
- Và trải nghiệm hoặc xác nhận về sự tồn tại của thương hiệu của bạn.
Ví dụ: Bất kỳ dịch vụ hoặc sản phẩm nào đã được cung cấp được coi là bằng chứng vật chất. Tương tự như biên lai, bao bì, thông tin theo dõi, hóa đơn, tài liệu quảng cáo hoặc PDF của bạn, v.v.
Vậy còn việc xác nhận hoặc xác thực thương hiệu của bạn là như thế nào? Sự xác thực có ý nghĩa gì?
Xác thực về cơ bản đề cập đến các khía cạnh trực quan hoặc các tính năng có thể định lượng được của thương hiệu của bạn, chẳng hạn như: logo, trang web, biểu tượng, danh thiếp, bảng hiệu trên tòa nhà, trụ sở và thiết bị của thương hiệu cũng như sự hiện diện trên mạng xã hội của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố mà khách hàng có thể nhìn thấy trước khi thực sự tương tác với doanh nghiệp hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc ghi lại các tương tác và giao dịch của người mua luôn quan trọng đối với cả thương hiệu và khách hàng. Ngoài ra, những thứ như theo dõi số dư ngân hàng hoặc tổng chi phí hoặc các phương pháp hay nhất trong ngành.
Một thương hiệu chiến lược , được chế tạo tốt có thể được hưởng lợi rất nhiều từ khía cạnh này của 7Ps vì tính hợp pháp mà trải nghiệm thực tế mang lại có thể đưa bạn đi trước trò chơi và khiến bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách thể hiện bạn là người chuyên nghiệp, xác thực và đầy thông tin.
🌱 6. CON NGƯỜI
Nhân viên - Những người có liên quan đến việc bán một sản phẩm hoặc dịch vụ, thiết kế sản phẩm, quản lý nhóm, đại diện cho khách hàng,... Yếu tố “con người” của 7P liên quan đến bất kỳ ai trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.
Sẽ không có ích gì trong việc tạo ra một thương hiệu tuyệt vời, sản phẩm sáng tạo hoặc sự hiện diện trên mạng xã hội tuyệt vời nếu bạn không có những người phù hợp đứng sau mình. Điều không thể thiếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp của bạn là bạn đảm bảo rằng tất cả nhân viên của bạn, bất kể họ ở hậu trường hay tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như thế nào, đều được đào tạo công bằng và hiểu rõ về vai trò của họ cũng như tác động của nó bên trong công ty.
Bạn không muốn một người quản lý thiếu kỹ năng, giống như cách bạn không thể có một đại diện dịch vụ khách hàng không đồng cảm với các vấn đề của khách hàng của bạn. Hãy tự hỏi: liệu những nhân viên này có chia sẻ tầm nhìn của công ty và cũng hiểu được những mong đợi và yêu cầu của khách hàng không?
Tuyển dụng và giữ chân đúng người là điều cấp thiết trong sự thành công cả dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp bạn.
🌱 7. QUY TRÌNH
Đây là thành phần thứ 7 trong Marketing hỗn hợp tiếp thị.
Nó mô tả một loạt các hành động được thực hiện để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Kiểm tra quy trình có nghĩa là đánh giá các khía cạnh như phễu bán hàng, hệ thống thanh toán, quy trình phân phối và quản lý mối quan hệ khách hàng.
Nhưng chỉ thực hiện các quy trình là chưa đủ.
Mỗi bước bạn thực hiện và các phương pháp bạn chọn để sử dụng cho các quy trình này phải được thực hiện theo cách giảm thiểu chi phí cho bạn, đồng thời tối đa hóa lợi ích và giá trị cho khách hàng của bạn. Thật không may - Đó là khá nhiều việc. May mắn thay, chiến lược tiếp thị và chiến lược bán hàng của bạn đã giúp bạn đi đúng hướng.
Đánh giá, điều chỉnh và tối ưu hóa các phần khác nhau của quy trình sẽ giúp hợp lý hóa các nỗ lực kinh doanh của bạn đồng thời đảm bảo rằng các phương pháp của bạn luôn cập nhật và phù hợp với xu hướng hiện tại.
Bây giờ, bạn có thể nghĩ “wow! 7P thực sự dường như rất hữu ích cho việc hoàn thiện các chiến lược tiếp thị và duy trì thương hiệu. Nhưng tôi đã nghe nói rằng có một chữ 'P' thứ 8 lén lút xuất hiện trong Marketing hỗn hợp này… ”. Vâng đúng vậy; một số tranh luận về chữ 'P' thứ 8 là mảnh ghép cuối cùng của câu đố. Và chữ P thứ 8 đó là “Performance” or “Productivity” (Hiệu suất hoặc Năng suất.)
🌱 8. HIỆU SUẤT/ NĂNG SUẤT
Điều này được tranh luận rất nhiều, và nó cũng khó để nắm bắt.
Chữ 'P' thứ 8 giúp bạn cung cấp cho khách hàng những gì bạn đã hứa. Họ có hài lòng không? Bạn có đang cung cấp giá trị cho họ không? Tốt hơn bạn nên hy vọng như vậy, nếu không, bạn sẽ ở trong một thế giới của “Lời truyền miệng tiêu cực” (WOM). Điều này cực kỳ quan trọng vì 92% người tiêu dùng tin rằng những gợi ý từ bạn bè và gia đình tốt hơn là quảng cáo.
“Hiệu suất” cũng liên quan đến những thứ như chất lượng, cách bạn cạnh tranh trên thị trường và liệu các mục tiêu của bạn có đang đạt được hay không, tức là các mục tiêu tài chính của bạn có được đáp ứng không?
Vậy là bạn đã biết được 7- 8P tiềm năng của marketing hỗn hợp. Mọi khía cạnh của từ viết tắt nhỏ tuyệt vời này sẽ đưa bạn đến gần hơn với thành công một bước. Bằng cách phân tích và từ đó tối ưu hóa doanh nghiệp của bạn theo từng chữ 'P' của marketing hỗn hợp, bạn có thể đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị của mình càng cụ thể càng tốt vì nó giúp nhân viên của bạn hài lòng, khách hàng hài lòng và nỗ lực kinh doanh của bạn luôn trôi chảy.
Nếu mọi người thấy bài viết này hay và bổ ích thì hãy chia sẻ để nhiều người biết đến thêm nữa nhé. Và hãy xem thêm nhiều video về kiến thức Youtube Marketing tại kênh của Hinh nhé: https://www.youtube.com/channel/UC14gUFYT9x9DVlvhWEAJWAA
#7Pmarketing #marketingmix #youtubemarketing #tranhinh
marketing 7p 在 Thư Lê Elite Guy Facebook 的最讚貼文
TỰ TAY PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG BẰNG DESIGN THINKING
(Làm sếp hay dân Marketing đều phải biết)
Trước khi ra bất kỳ chiến lược quan trọng nào của doanh nghiệp như định vị, phát triển sản phẩm mới, kênh phân phối, v.v… chúng ta phải hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, sau đó mới có thể lên kế hoạch triển khai chiến lược.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng không ít chủ doanh nghiệp nhỏ, brand team & agency thường xác định đối tượng khách hàng mục tiêu bằng phương pháp cảm tính. Họ đóng cửa phòng họp lại, ngồi với nhau và tưởng tượng ra rằng:
“Chúng ta sẽ bán loại dầu ăn này cho phụ nữ nội trợ, tuổi từ 25 đến 40, thu nhập A+, quan tâm đến sức khỏe, yêu thương gia đình, thích chăm sóc con cái và các yếu tố ABCDEF”.
Hay:
“Tôi nghĩ rằng, mẫu quần jeans mới này sẽ phù hợp với nam giới trẻ, 18-24 tuổi, lịch lãm, năng động, thu nhập A+”.
Bạn hoàn toàn có thể may mắn bán được hàng dù trong tình trạng ngồi tưởng tượng ra khách hàng mục tiêu. Đó là trong trường hợp bạn kinh doanh ở các lĩnh vực, dịch vụ đại trà: như nước rửa chén, kem đánh răng, snack, dầu ăn, nước trái cây đóng chai, gạo đóng túi…
Vì ở những thị trường hàng nhu yếu phẩm, sự phân khúc các nhóm khách hàng khá đơn giản, không quá phức tạp về hành vi tiêu dùng hay nhu cầu, không sâu sắc đến mức liên quan đến cá tính, phong cách ăn mặc, sở thích, sự thể hiện cái tôi cá nhân của khách hàng.
Rõ ràng, một hoa hậu cũng có thể mua bột giặt OMO, mẹ của chúng ta cũng có thể mua bột giặt OMO, phụ nữ ở khu vực xã, ngoại tỉnh cũng có thể mua OMO, và bản thân chúng ta cũng có thể mua OMO; một lon Coca Cola thì già trẻ lớn bé ai cũng có thể uống được; quán cafe thoáng mát với không gian mở cũng thu hút đa dạng nhóm khách hàng.
Nhưng nếu kinh doanh trong thị trường rất phức tạp, vì liên quan đến phong cách thể hiện cá nhân, gu, sở thích, lối sống như hàng thời trang áo quần, giày dép, mắt kính, đồng hồ, phụ kiện, dịch vụ phòng tập gym, spa làm đẹp thẩm mỹ thì sẽ không có chuyện một cô hoa hậu mặc bộ đồ giống mẹ của chúng ta.
Chắc chắn khả năng cao là một bạn học sinh cấp 3 sẽ đeo chiếc đồng hồ khác với đồng hồ mà sau này khi bạn ấy đi làm công việc văn phòng; hoặc đôi giày đi làm dạng freestyle của “dân sáng tạo” sẽ khác với đôi giày tây chuẩn mực của các trưởng phòng làm ở những công ty đòi hỏi tính trang trọng cao.
Để xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn phải hiểu thị trường đang có các nhóm khách hàng nào, chân dung toàn cảnh về họ, và quan trọng nhất là thương hiệu được sử dụng vì những lí do chính yếu gì.
Ngày nay tính trung thành với thương hiệu đã trở nên tương đối, chúng ta không dùng mãi một thương hiệu cố định. Sự thay đổi đơn giản chỉ để thoả mãn đa dạng các nhu cầu khác nhau và bản chất cạnh tranh thương hiệu là mỗi Brand cố hiện diện và sở hữu một vài nhu cầu quan trọng trong tâm trí khách hàng.
Trong thị trường hàng thời trang, khi muốn mua đôi giày đi tiệc sang trọng là các chị em văn phòng nghĩ đến Charles & Keith, còn đi chơi dạo phố với giá bình dân hơn thì Vascara, còn nếu mới ra trường chưa có nhiều tiền thì mua Juno để đi chơi, còn muốn đi làm hàng ngày theo phong cách sportwear thì có Biti’s Hunter hay Adidas Neo (nếu sẵn lòng trả cao hơn).
Các nhóm dân văn phòng có thể ghé The Coffee House vì tiện lợi (yếu tố cửa hàng khắp nơi), vì thức uống cafe truyền thống hay trà đào cam sả (yếu tố Signature Drink) hay đơn giản hơn là không gian phù hợp khi nói chuyện với bạn bè (yếu tố ít trang trọng, thoải mái).
Cũng là nhóm này, họ có thể ghé Guta chủ yếu vì cafe take-away (yếu tố nhanh & tiện), nghỉ giải lao trong 15-20’ (yếu tố tạt qua ngồi nhanh thay vì ngồi lâu như The Coffee House), được phép mang đồ ăn như bánh mì, bún thịt nướng vào để dùng chung với thức uống (yếu tố thoải mái vì không gian không có máy lạnh nên không gây mùi ảnh hưởng đến mọi người xung quanh).
Điều quan trọng là các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về nhu cầu cũng như là khả năng chi trả để thỏa mãn bản thân.
Vì thế chúng ta cần hiểu rõ một cách sâu sắc các nhóm khách hàng trên cả 5 tiêu chí (Nhân Khẩu, Hành Vi, Tâm Lý Tính Cách, Địa Lý & Nhu Cầu cho từng brand), để xác định đâu là nhóm tiềm năng nhất cần nhắm vào và xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp. Từ đó, công cụ để hiểu các nhóm khách hàng đó là Phân khúc các nhóm khách hàng (Consumer Segmentation).
Khi nói đến phân khúc thị trường, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc tốn tiền cho nghiên cứu thị trường, vì thế, họ nhanh chóng lắc đầu bỏ qua và bắt đầu xây dựng chiến lược một cách cảm tính, thiếu cơ sở về sự am hiểu sâu sắc các nhóm khách hàng đang tồn tại ngoài thị trường.
Hôm nay tôi xin giới thiệu cho các bạn phương pháp Design Thinking, phương pháp này sẽ giúp định hướng cách tư duy để chủ doanh nghiệp, brand team & agency có khả năng tự đi khảo sát thị trường, quan sát, cảm nhận các nhóm khách hàng & tự tay làm phân khúc thị trường một cách thủ công, ít tốn kém nhất.
Design Thinking giúp định hướng cách tư duy để doanh nghiệp, brand team & agency có thể tự tay làm phân khúc thị trường một cách thủ công, ít tốn kém nhất.
Design Thinking là phương pháp bóc tách cách làm, chia nhỏ vấn để thành từng bước, và giải quyết cực kỳ gãy gọn. Ưu điểm của Design Thinking là giúp khả năng tư duy mạnh về cách làm, từ đó ứng dụng cho các trường hợp của mọi doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Ví dụ: để làm Consumer Segmentation, có các bước lớn căn bản như sau:
- Bước 1: Đi các cửa hàng của thương hiệu chính, quan sát các nhóm khách hàng thực tế lui tới mua hàng và quan sát các yếu tố tạo ra giá trị mà thương hiệu đó mang lại (phân tích 6P & 7P).
- Bước 2: Phác họa chân dung (5 tiêu chí phân khúc) của các nhóm khách hàng. Quan trọng nhất là giả định nhu cầu (Need), lí do tại sao họ tới và mua Brand đó (mapping phân tích 6P/ 7P với giả định về nhu cầu).
- Bước 3: Nhóm tất cả các nhóm khách hàng quan sát được thành các tập khách hàng lớn thành mô hình Consumer Segmentation, loại trừ các nhóm trùng lặp.
Dĩ nhiên đây là các bước lớn, để thực hiện chúng thì trong mỗi bước sẽ có những bước nhỏ hơn, cụ thể hơn và có các framework, toolkit hỗ trợ tư duy cho đến triển khai thực hiện.
Điều đó có nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể thực hiện Consumer Segmentation một cách thủ công, ít tốn kém nhất để hiểu thị trường, và với cách làm như vậy thì mọi doanh nghiệp & brand team đều có thể làm được trong 1-2 tuần trong một khu vực địa lý như một thành phố, một huyện (thị trường đơn giản); và 3-4 tuần cho thị trường phức tạp như thời trang, giày dép, phòng tập gym.
Design Thinking cũng sẽ hữu ích để làm Product Segmentation & Category Segmentation bằng cách quan sát xu hướng dịch chuyển về nhu cầu của các nhóm khách hàng lớn trên thị trường.
Hiện nay phương pháp ưu việt này được các tập đoàn lớn như Apple, Uber, Google huấn luyện cho nhân viên để họ có khả năng tư duy để giải quyết vấn đề vì điểm ưu việt nhất của Design Thinking là tư duy cách làm (How) chứ không dừng lại ở mức hiểu kiến thức (What & Why).
#ThuleEliteGuy #phattrienkinhdoanh
marketing 7p 在 Trần Hinh Youtube 的最佳解答
#7Pmarketing #marketingmix #youtubemarketing #tranhinh
7P Trong Marketing Hỗn hợp là gì? Phân tích mô hình 7P Marketing
Đi trước cuộc chơi tiếp thị kỹ thuật số có thể rất khó khăn, đặc biệt là trong một thế giới liên tục phát triển các xu hướng và thực tiễn. Để luôn phù hợp và phát triển, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tìm ra cấu trúc trong việc lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và đánh giá lại các chiến lược và hoạt động kinh doanh của họ.
Tất cả chúng ta đều biết rằng một chiến dịch tiếp thị vững chắc không chỉ ở bề ngoài, mà cần rất nhiều công sức tổ chức, lập chiến lược và cân nhắc vô số để tạo ra một kế hoạch thực sự gia tăng giá trị.
Và khái niệm 7P xuất hiện trong ngành Marketing. 7P là một chiến lược Marketing Hỗn hợp hiệu quả với nhiều lĩnh vực tuy nhiên các Marketer phải biết kết hợp các yếu tố trong mô hình này với thời điểm thích hợp thì mới phát huy được hết tác dụng của mô hình đạt được hiệu quả cao nhất.
Xem video để biết chi tiết hơn về 7 chữ P này là gì nhé!
Bạn có thể dùng công cụ SEO video Youtube.
Vidiq: https://bit.ly/vidiqYoutube
Hoặc Tubebuddy: https://bit.ly/2Yvtv0X
Đừng quên ủng hộ Hinh 1 sub nhé!
https://bit.ly/tranhinhyoutube...
Xem thêm video của Hinh:
Youtube Marketing Là Gì? Cách Làm Marketing Trên Youtube Hiệu Quả Nhất
https://www.youtube.com/watch?v=78JD0xaD5Lc&t=79s
Bí quyết để thành công trên Youtube là gì ?
https://www.youtube.com/watch?v=xRXGxEWaoRE&feature=youtu.be
7 cách kiếm tiền online tại nhà trong mùa dịch
https://www.youtube.com/watch?v=2TutkhQnlZs&feature=youtu.be
Cám ơn thầy Phạm Thành Long dạy cho em kiến thức này :
https://bit.ly/3cz4WFn
Liên hệ với tôi tại:
★☆★ GIÚP HINH ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ KÊNH YOUTUBE: ★☆★
https://bit.ly/2Hb03EX
Facebook cá nhân ►https://bit.ly/tranhinh
Chat với Trần Hinh►https://bit.ly/tranhinh
Telegram: ► https://bit.ly/hinhtelegram
Instagram ►https://bit.ly/instagramtranhinhbrand
Blog ►https://bit.ly/phantranhinh
marketing 7p 在 李根興 Edwin商舖創業及投資分享 Youtube 的最佳解答
《破繭而出,「七招」逆市突圍》
現在香港個個生意難做,但逆市中如何突圍而出?
錄影日期: 2019年10月8日(星期二)
內容全文:
...................................
從前有個小朋友,見到個老伯伯凝望著一個醜陋嘅蠶繭。個細路疑惑地望著個阿伯,伯伯就把個蠶繭送給佢。仲提醒個細路, 任何美麗嘅生命,都係經過掙扎才能誕生同延續。
細路回家後,每天都期待著蠶繭裡頭的昆蟲“破繭而出”。一天,蠶繭終於有動靜啦,佢看著條蝴蝶正在用牠脆弱的翅膀對抗著堅硬的繭殼,經過好長一段時間嘅掙扎,蝴蝶睇嚟撐唔到落去,停頓下來。孩子於是搵把鉸剪剪開了個繭讓蝴蝶出來。
令人難過的是,出咗來嘅蝴蝶身體太肥胖,翅膀卻太短小、脆弱,根本無法飛得起,最後只能夠喺地上爬下爬下,慢慢餓死咗。
細路隔天去找伯伯問佢點解,伯伯回答: 「蝴蝶的翅膀要有足夠的力氣,必須要讓牠經歷『破繭』的過程,只有經歷長時間嘅「掙扎」,才能讓蝴蝶嘅體液逼到去翅膀道,令翅膀變得更加結實同美艷。美麗嘅生命,都係經過痛苦嘅「掙扎」才能誕生、起飛。沒有「掙扎」,生命就失去意義同光彩。
(故事帶出什麼理念?)
我唔知道你邊派,但我淨係知道你依家盤生意一定好難做。 只有「掙扎」落去,才會令你日後變得更強更美。
密西根州立大學 (Michigan State University) 著名marketing 教授Edmund Jerome McCarthy 係1960年第一次提出做生意有4個P,Product (產品), Place (地點), Price(價錢) 同 Promotion (推廣)。後來伸展到7個 Ps 包括 People (人事), Physical Evidence (包裝) 同 Process (流程). 只要你以上七個運用得好,無論順市逆市都會生意滔滔。
依家係逆市,就當你係間茶餐廳,既然「等運到」,不妨從以上7個P發揮下創意,「掙扎」條生路出來。例如塊簡單嘅「西多士」:
(1) Product (產品), 可唔可以將佢變成三寸厚,名為「多汁多醬寸寸寸西多」,大大張poster 貼係門口,更有特色吸引新客源呢?
(2) Place (地點),除咗間舖,可否同啲playgroup 合作,做多啲到會生日 party,送上門之餘,搵師傅現場教啲細路仔遲整多啲「孝心西多士」畀阿爸阿媽。咁每張單起碼收多幾千蚊。
(3) Price (價錢),除咗正價,可否一蚊一塊「西」(多士),或者同女友打咭就「有愛有西(多士)送」優惠, 入得嚟,佢一定會幫襯買埋其他嘢食。
(4) Promotion (推廣),除咗靠門口人流,可否做埋 Facebook Live , 現場直播製作每日一款新鮮「西」。同網友交流,唔同果味烹調方法,加埋 WhatsApp number 同Payme / Paypal戶口,提供即時「送西」服務,增加流量。
(5) People (人事), 可否教埋啲伙記逆境求變,大家每人每日學一法文, 個個人客入嚟講句 bonjour (早安) ,enchante (高興見到你) , comment allez-vous (你好嗎?) 。啲客聽到肯定叫多兩塊「法式西多士」。
(6) Physical Evidence (包裝),可否配埋靚靚嘅禮盒,畀人包埋份「愛回家西多士」返屋企加熱一家人食。
(7) Process (流程), 除咗師傅自己整晒,可否畀埋個人客自己DIY (do-it-yourself),自己搽埋果醬,自己 tick 多燶少燶,再先至攞去炸/焗個「DIY西多士」。
做任何行業,以上7個P同樣道理。可能你覺得好低能,但好過無idea 坐係道等。
真心地,我想香港好,我想你好,我想你賺到錢。你想嘅,send 個whatsapp畀我,90361143, 搵個星期六日夾個時間,我免費落來你個舖頭度,做邊行都好,同你brainstorm下嗰7P有咩 idea 可以幫你做得好啲,在逆市中突圍而出。
記住, 蝴蝶要經過破繭而出才會變得更強更美。 呢次係個大考驗,你我都要「爭扎」落去,大家撐住!
#破繭而出,#七招逆市突圍
聯絡李根興 Edwin WhatsApp +852 90361143 edwinlee@bwfund.com
盛滙商舖基金 Bridgeway 網頁 www.bwfund.com
李根興創業之友 https://www.facebook.com/EdwinNetwork/
李根興商舖之友 https://www.facebook.com/edwinprimeshop/
李根興 youtube 商舖創業及投資分享https://www.youtube.com/channel/UCEN66AnLghXESgCDIsz-3Nw
marketing 7p 在 Thanh Thịnh Bùi Youtube 的最佳解答
Chủ đề Youtube nên làm trong năm 2021
Bạn mới bắt đầu xây dựng kênh Youtube nhưng không biết chọn chủ đề nào ?
Video này sẽ dành cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
► Đăng ký kênh Youtube của mình để xem video bổ ích MIỄN PHÍ: https://thanhthinhbui.com/subyoutube
—————
Tác giả: Blogger Thanh Thịnh Bùi
Facebook cá nhân: https://www.facebook.com/thanhthinhbuicom
Fanpage: https://www.facebook.com/thanhthinhbuidotcom
Xem thêm kiến thức về Online Marketing tại https://thanhthinhbui.com
HÃY ĐỂ LẠI THẮC MẮC CỦA BẠN Ở KHUNG BÌNH LUẬN, MÌNH SẼ GIẢI ĐÁP TRONG 24 GIỜ.
#thanhthinhbui #youtubemarketing