👉 Mình học mấy cụm từ hay liên quan đến Nghệ thuật nhé các bạn:
- Appeal to an audience: Thu hút một đối tượng khán giả
Digital art often appeals to younger audiences
Nghệ thuật kĩ thuật số thường thu hút khán giả trẻ
- Performance art: Nghệ thuật trình diễn
Performance art is my favorite because I enjoy watching artists performing live
Mình thấy nghệ thuật trình diễn hay nhất vì mình thích xem nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp
- Artistically inclined: Năng khiếu nghệ thuật
The school is full of artistically inclined students
Trường này có nhiều học sinh có năng khiếu nghệ thuật
- To exceed one’s expectations: vượt quá mong đợi
The art exhibition exceeded my expectations
Buổi triển lãm nghệ thuật vượt quá mong đợi của tôi
- Standing ovation: hoan nghênh
The performance deserves a standing ovation
Màn trình diễn xứng đáng được hoan nghênh nhiệt liệt
- To be in awe: kinh ngạc
The movie star left me in awe when I saw him
Ngôi sao điện ảnh khiến tôi kinh ngạc khi nhìn thấy anh ấy.
- To enjoy beautiful work of art: thưởng thức tác phẩm nghệ thuật
Many people come to art museums to enjoy an enormous amount of beautiful work of art.
- To create a masterpiece: tạo ra một kiệt tác
Artists spend a lot of time on creating a masterpiece.
- To be displayed at an art gallery: được trưng bày ở triển lãm nghệ thuật
Anna was trying her best so her artworks can be displayed at an art gallery
Các bạn lưu về nha!
---
Hôm nay group đang sôi nổi với thử thách mới day 15 đó, các bạn đã đăng ký tham gia và thực hiện các thử thách dự án WinMyself - 30-Day Challenge for All - thử thách bản thân, nhận quà cực chất cùng IELTS Fighter chưa? 👇👇
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過139萬的網紅Chi Pu Official,也在其Youtube影片中提到,CHI PU DREAM SHOW - Cho Ta Gần Hơn - • Thời gian: 15:00, Thứ sáu 27/10/2017 • Địa điểm: Capella Gallery Hall - Sảnh Moet (24 đường 3/2, P.12, Q.10, T...
ra art gallery 在 Daoonclouds Facebook 的最讚貼文
BANKSY – KẺ ẨN DANH VĨ ĐẠI VÀ MÀN ĐẤU GIÁ CÓ MỘT KHÔNG HAI TRONG LỊCH SỬ
Nếu hỏi tôi về một cái tên xứng đáng trở thành đại diện tiêu biểu nhất cho nghệ thuật đường phố đương đại, tôi sẽ không ngần ngại chọn Banksy.
Banksy là một nghệ sĩ graffiti bí ẩn. Không ai biết rõ tên thật cũng như hành tung của con người này, tất cả những thông tin cá nhân của Banksy mà người ta có được chỉ là anh sinh ra và lớn lên ở Bristol, Anh (và một nguồn tin từ nhà thiết kế đồ hoạ Tristan Manco rằng Banksy sinh năm 1974). Banksy luôn xuất hiện bí mật, chớp nhoáng trên đường phố để thực hiện các tác phẩm của mình rồi biến mất không để lại dấu vết. Nghệ thuật của Banksy mang những thông điệp mỉa mai châm biếm sâu cay, nó phản ánh khiếu hài hước và tư duy trào phúng rất đặc trưng của tác giả xoay quanh những vấn đề chính trị - xã hội như những thế lực đàn áp ở Palestine, thói đạo đức giả của một số chính trị gia và tham nhũng ở London.
Thay vì vẽ bằng bình sơn xịt như những nghệ sĩ graffiti khác, Banksy sử dụng stencil (một kiểu khuôn kim loại) và kĩ thuật tô khuôn để tạo ra các hình ảnh. Chúng được thiết kế đơn giản nhưng lại chuyên chở những thông điệp chính trị vô cùng mạnh mẽ. (Banksy tự nhận rằng anh sử dụng stencil là do không giỏi vẽ bằng bình sơn xịt, nhưng một lý do quan trọng khác là nó rất tiết kiệm thời gian. Banksy luôn phải hoàn thành tác phẩm trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh nguy cơ bị lộ mặt, và tránh cả sự truy đuổi của cảnh sát do thời gian đầu các bức vẽ của anh vẫn bị coi là hành động phá hoại tài sản công cộng).
Banksy bắt đầu hoạt động từ những năm 90 ở quê hương, sau đó tác phẩm của anh bắt đầu tràn sang các bức tường ở London, New Orleans rồi đến khu bờ Tây của lãnh thổ Palestine. Mặc dù ngày càng trở nên nổi tiếng nhưng Banksy vẫn giữ bí mật mọi thông tin về bản thân và quyết làm một kẻ ẩn danh đến cùng. Những bài phỏng vấn hiếm hoi của anh đều được thực hiện qua email, hoặc các toà soạn sẽ nhận được một cuốn băng ghi âm đã được làm méo giọng. Năm 2010, khi được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới cùng với Barack Obama và Steve Jobs, Banksy đã cung cấp hồ sơ cá nhân bằng một tấm ảnh với mớ giấy lộn trên đầu. Đó cũng là năm mà Banksy sản xuất một bộ phim tư liệu mang tên “Exit through the gift shop” nói về quá trình làm ra những tác phẩm của anh, Shepard Fairey, Invader cùng với những nghệ sĩ graffiti nổi tiếng khác trên thế giới. Bộ phim phản ánh cái nhìn chân thật nhất về nghệ thuật đường phố ngày nay và sau đó đã được đề cử giải Oscar cho Phim tư liệu xuất sắc nhất vào năm 2011.
“BÓNG MA ĐƯỜNG PHỐ” TRỖI DẬY TỪ NHỮNG CON CHUỘT
Bức tranh tường khổ lớn đầu tiên được biết đến của Banksy là The Mild Mild West (Phương Tây êm dịu), được vẽ vào năm 1997, che phủ lên biển quảng cáo cũ của một văn phòng cố vấn pháp luật trong quá khứ nằm trên đại lộ Stokes Croft, Bristol. Bức tranh mô tả một con gấu bông đang ném một quả bom xăng vào ba cảnh sát chống bạo động.
Nhưng Banksy bắt đầu nổi danh là một bóng ma bí ẩn của làng nghệ thuật khi ở London người ta bắt đầu kháo nhau về việc nhiều ngóc ngách trong thành phố xuất hiện các bức vẽ graffiti có cùng chung dấu hiệu là một con chuột cống, mang những thông điệp phê phán xã hội rất thông minh. Người ta cho rằng biểu tượng chú chuột của Banksy có thể được diễn giải là một biểu tượng cho bản chất tái sinh liên tục của nghệ thuật đường phố: Mặc cho chính quyền địa phương có cố gắng nỗ lực nhiều đến đâu để xoá sổ những tác phẩm graffiti thì một bức tường vửa được phủ sơn mới cóong cũng chẳng tồn tại được bao lâu trước khi xuất hiện những bức vẽ mới. Chúng sẽ liên tục xuất hiện, xoá bức này thì chẳng mấy chốc sẽ lại xuất hiện bức khác. Đó cũng chính là điểm giống nhau giữa nghệ thuật đường phố và loài chuột - loài động vật vốn nổi tiếng với sự sinh sôi chóng mặt vượt ngoài tầm kiểm soát của con người.
Banksy luôn lựa chọn các bức tường cũ kĩ, thậm chí gần như đổ nát, hoặc các công trình công cộng, đường phố, tàu điện ngầm, các cây cầu… làm nơi thể hiện các tác phẩm của mình, thường là các bức hoạ và đôi khi là các tác phẩm sắp đặt. Một số bức tranh của Banksy cũng đi kèm với những khẩu hiệu mà thông điệp thường là chống chiến tranh, chống tư bản chủ nghĩa hoặc chống nhà cầm quyền, còn đối tượng trong tranh thường bao gồm chuột, khỉ, cảnh sát, binh lính, trẻ em và người già. Anh tuyên bố rằng cuộc sống ở một thành phố mà graffiti được coi là hợp pháp thì sẽ giống như “một bữa tiệc mà ai cũng được mời”, và đó là lý do khiến anh kiên trì với street art.
Bên cạnh những tác phẩm graffiti thực hiện trên đường phố, tất cả những hoạt động nghệ thuật khác của Banksy cũng đều được thực hiện đầy bí ẩn, thông qua một đơn vị đại diện giúp đảm bảo sự bí mật cho danh tính của nghệ sĩ. Nguyên nhân của sự bí ẩn này đã từng được Banksy chia sẻ là để tôn vinh “nghệ thuật tự thân”, một thứ nghệ thuật thực sự được trân trọng vì tính chất thuần túy, không bị ảnh hưởng bởi danh vọng, tiền tài hay bất kỳ điều gì khác. Cuối cùng, Banksy đã tạo ra một nghịch lý cho sự nổi tiếng: khi bạn càng tìm cách để ẩn danh, bạn sẽ càng nổi danh.
THIÊN TÀI LẬP DỊ THÍCH TRÊU NGƯƠI CẢ THẾ GIAN
Banksy là người có bộ óc thông minh và tinh quái, thích mỉa mai châm biếm xã hội và phê phán các giá trị ảo, thích châm chọc các “ông lớn” với tham vọng bành trướng toàn cầu hoá (rất nhiều thương hiệu lớn trong đó có Nike cũng đã từng là đối tượng của Banksy), thích trêu ngươi giới cầm quyền, thích chơi khăm cả những người cố gắng sở hữu các tác phẩm của anh. Tài tử Brad Pitt đã từng nói: “Banksy dắt mũi thế giới xung quanh, chứ không bị nó dắt mũi.”
Những bức tranh trêu ngươi các nhân vật quyền lực của Banksy khá phổ biến, trong đó phải kể đến một tác phẩm được sáng tác năm 2004 mà sau đó được gọi là Difaced Tenners – một cách chơi chữ với từ “defaced”, trong đó thay thế khuôn mặt Nữ hoàng Elizabeth II bằng hình ảnh Công nương Diana trên tờ ngân phiếu 10 bảng Anh.
Một hành động táo tợn khác của anh là đột nhập vào các bảo tàng lớn, nhưng không phải để trộm tranh, mà là để mang thêm tranh của chính mình vào đặt cạnh những tên tuổi lớn như một hàm ý châm biếm sâu cay. Metropolitan Museum of Art (New York), Louvre (Paris) và Viện bảo tàng Anh quốc (London) đều từng là “nạn nhân” của Banksy với lần lượt một bức tranh vẽ quý bà đeo mặt nạ chống độc, một bức Mona Lisa có biểu tượng cảm xúc Smiley, một mảnh đá vẽ cảnh săn bắn thời tiền sử nhưng bên cạnh con bò bị đâm bằng cây lao là một người đẩy xe hàng của siêu thị. Riêng mảnh đá treo ở Viện bảo tàng Anh thì 8 ngày sau mới bị phát hiện và gỡ xuống, nhưng sau này ban giám đốc đã quyết định đưa lại lên tường như một tác phẩm thuộc bảo tàng.
Banksy luôn nổi tiếng với những trò lập dị mà đồng thời cũng là những ý tưởng thiên tài. Ví dụ như năm 2003, trong triển lãm “Turf War”, anh đã vẽ lên mình của những chú lợn còn sống. Năm 2005, tại triển lãm “Crude Oils”, một triển lãm trưng bày các bản sao được “remixed” lại từ các tác phẩm trứ danh của Claude Monet, Vincent van Gogh, Andy Warhol và một số hoạ sĩ khác, anh đã thả cho 200 con chuột sống lang thang trong khu trưng bày, chui rúc trong các tác phẩm sắp đặt. Gần đây, vào năm 2017, anh thực hiện một dự án mang tên The Walled Off Hotel tại Bethlehem và tự quảng cáo rằng đó là “Khách sạn có view xấu nhất thế giới”. Sở dĩ nó được chủ nhân quảng cáo như thế là bởi nó được xây dựng ngay cạnh bức tường ngăn cách giữa Israel và Palestine – khu vực luôn đối mặt với tình trạng hỗn loạn kéo dài gây ra bạo lực và thương vong. Khách sạn này bao gồm những căn phòng được trang trí bởi các tác phẩm nguyên bản của chính Banksy và một khu vực gallery trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ người Palestine.
MÀN ĐẤU GIÁ CÓ MỘT KHÔNG HAI TRONG LỊCH SỬ
Màn đấu giá bức tranh Girl with Balloon của Banksy được coi là trò chơi khăm đỉnh cao nhất trong suốt quá trình hoạt động của nghệ sĩ này, đồng thời cũng là sự kiện có một không hai trong lịch sử của các cuộc đấu giá tác phẩm nghệ thuật.
Năm 2018, trong buổi đấu giá nghệ thuật đương đại do Sotheby’s London tổ chức, tác phẩm nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng chính là bức Girl with Balloon (một version trên vải canvas mà chủ nhân của nó trước đây đã mua được từ đại diện của Banksy. Bức graffiti “Girl With Balloon” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Banksy. Ban đầu, tác phẩm nguyên gốc xuất hiện trên bức tường ở phố Great Eastern Street, London, khắc họa một bé gái đang giơ tay về phía một trái bóng bay hình trái tim). Ngay sau khi tiếng búa cuối cùng được gõ xuống để khớp lệnh bán với mức giá 1,04 triệu bảng Anh – tương đương khoảng gần 1,4 triệu đô la Mỹ, bức tranh đã bị tuột xuống khỏi khung và bị cắt vụn mất một nửa trong sự bàng hoàng kinh ngạc của toàn bộ những người có mặt. Nhà đấu giá phải lập tức gỡ bức tranh xuống và di dời khỏi phòng đấu giá để cố gắng ngăn việc nó bị phá huỷ hoàn toàn. Giám đốc của Sotheby’s cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu giá xảy ra chuyện một tác phẩm nghệ thuật tự huỷ ngay tại chỗ sau khi khớp lệnh bán ra.
Ngay sau sự kiện đó, Banksy đã cho đăng tải một đoạn video lên mạng và khẳng định rằng chính anh là người đứng đằng sau việc bức tranh tự động huỷ tại phiên đấu giá. Video clip này đã quay lại quá trình Banksy (giấu mặt) lắp đặt một thiết bị tự huỷ dạng máy cắt vào trong khung tranh từ nhiều năm trước để đề phòng một ngày bức tranh đó sẽ bị mang lên sàn đấu giá. Banksy cũng cho biết lẽ ra bức tranh sẽ bị cắt vụn hoàn toàn (lúc thử thì thiết bị tự huỷ này hoạt động bình thường), nhưng có lẽ do nó đã gặp phải một trục trặc nào đó nên mới ngừng lại giữa chừng khi bức tranh mới tuột xuống một nửa. Nhiều người nghi ngờ rằng Banksy đã cải trang và có mặt tại phòng đấu giá và sự dụng thiết bị điều khiển từ xa để kích hoạt máy cắt trong khung tranh, nhưng Banksy đã phủ nhận sự có mặt của mình tại đó.
Nhà đấu giá Sotheby’s đã chia sẻ với báo giới rằng họ đã nhận được “một trò đùa khôi hài từ Banksy”. Sau khi bị chơi khăm, Sotheby’s đã đặt tên mới cho bức tranh là "Love is in the Bin" và tuyên bố “Đây là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên trong lịch sử được tạo ra ngay trong phiên đấu giá”. Còn người mua nó, cũng là một nhân vật giấu tên, thì cho biết: "Khi tiếng búa chốt giá nện xuống cũng là lúc bức tranh bị xé ra nhiều mảnh, tôi sốc lắm nhưng nhanh chóng nhận ra, mình sẽ sở hữu một tác phẩm nghệ thuật mang tính lịch sử". Pest Control – văn phòng được uỷ quyền đại diện cho Banksy, cũng chính thức đưa ra một thông cáo về việc tác phẩm “Girl with Balloon sau khi bị phá huỷ dở dang đã trở thành một tác phẩm mới mang một cái tên mới là “Love in the Bin”. Banksy sau đó cũng gửi đi một thông điệp rằng “Sự thôi thúc phá huỷ cũng là sự thôi thúc sáng tạo.” Điều oái oăm là chính sự kiện tự huỷ của bức tranh đã khiến nó sau đó được định giá cao lên gấp đôi.
NGHỆ THUẬT LÀ DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Trong quan điểm của Banksy, nghệ thuật nên thuộc về công chúng, thuộc về đời sống hơn là chỉ thuộc về các bảo tàng nghiêm trang, các không gian triển lãm sang trọng hay nằm trong ngôi nhà của các nhà sưu tập giàu có và tầng lớp quý tộc. Người nghệ sĩ phải truyền tải được tác phẩm của mình đến với cả xã hội, để mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau đều có thể thưởng thức. Anh muốn nghệ thuật phải phục vục cho đại chúng và hoà nhập vào đời sống, thậm chí là biến mất trong đời sống.
Từ chối lộ mặt, xa lánh mọi hào quang, không cần tài trợ, sáng tác tại bất kì không gian công cộng phù hợp nào, Banksy đang chứng minh cho cả thế giới thấy sự kiên định với phương châm “tất cả mọi người đều có quyền thưởng thức nghệ thuật”. Banksy không lựa chọn trưng bày tranh của mình tại các gallery sang trọng hay uy tín, anh chọn những nơi triển lãm lạ lùng nhưng lại gần gũi nhất với người dân như đường hầm bỏ hoang hoặc nông trại. Anh nhấn mạnh quan điểm của mình: “Khi bạn đi đến một buổi triển lãm nghệ thuật, chẳng qua là bạn đang nhìn vào chiếc tủ chứa những chiếc cúp của các triệu phú mà thôi”.
Có một điều khôi hài là trước đây graffiti thường bị coi là một hành vi “xâm hại tài sản công cộng”, và nếu như ngày xưa chính quyền sở tại ở những nơi xuất hiện tác phẩm của Banksy phải hậm hực đi sơn phủ lại những bức tường, thì ngày nay, họ thậm chí phải cắt cử người bảo vệ các tác phẩm của kẻ lập dị này khỏi nguy cơ bị phá hoại bởi những đối thủ, hoặc thậm chí là bị đánh cắp. Ngày nay, những địa điểm có xuất hiện các tác phẩm của Banksy đều trở thành các điểm thu hút khách du lịch quốc tế.
Dù Banksy đã cố tình chọn các bức tường và các công trình công cộng làm nơi thể hiện tác phẩm để không ai có thể sở hữu chúng, nhưng cuối cùng người ta vẫn nghĩ ra đủ mọi cách và sẵn sàng cắt các mảng tường, đục khoét các khối bê tông ra để đem được những tác phẩm đó đến các sàn mua bán. Trên thực tế, hầu hết các tác phẩm này khi đem ra đấu giá trên thị trường đều không được sự cho phép hay đồng thuận từ Banksy. Anh rất ghét việc các tác phẩm bị mang ra bán đấu giá, vì với anh thì nghệ thuật là vô giá, không phải thứ để mang ra trục lợi, và cũng không nên bị định giá.
Năm 2008, phiên bản biếm họa của bức vẽ của Damien Hirst do Banksy thực hiện đã được bán lại với giá 1.8 triệu đô la. Trước sự kiện này, Banksy bình luận: “Tôi thích cái cách chủ nghĩa tư bản tìm được một chỗ đứng cho cả kẻ thù của nó”.
Cũng không có gì là khó hiểu khi các tác phẩm của Banksy trở thành mục tiêu săn lùng hàng đầu của nhiều nhà sưu tầm nghệ thuật, vì phàm là thứ gì càng khó có được thì người ta lại càng muốn sở hữu và sẵn sàng trả những cái giá trên trời để sở hữu. Rất nhiều người nổi tiếng và giàu có không ngần ngại bỏ ra hàng trăm ngàn đô la cho các tác phẩm của Banksy. Bàn tay phù thuỷ của người nghệ sĩ này đã từng “hoá phép” cho không ít ngôi nhà tăng giá trị lên gấp nhiều lần chỉ sau một đêm lén lút vẽ lên tường nhà họ. Gần đây nhất, một ngôi nhà đang được rao bán với giá 345,000 bảng, sau khi tường nhà bất ngờ xuất hiện tác phẩm lấy cảm hứng từ đại dịch Covid-19, đã lập tức được chủ nhân của nó ngừng rao bán và gắn một tấm kính thuỷ tinh hữu cơ ra phía ngoài bức tường để bảo vệ bức tranh. Ngày 10/12/2020, Banksy đã đăng hình ảnh của bức tường đó lên tài khoản Instagram chính thức của mình để xác nhận bức tranh đó do chính anh thực hiện.
Không ai thể đoán trước tác phẩm tiếp theo của Banksy sẽ xuất hiện vào lúc nào và ở đâu, nhưng chắc chắn nó sẽ luôn luôn được công chúng chờ đợi và đón nhận.
P.S: Bài viết có tham khảo, tổng hợp và lược dịch từ nhiều nguồn, nhiều bài báo và tài liệu khác nhau để viết lại theo mạch trình tự mới kèm theo một số nhận định mang tính cá nhân. Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds, bất cứ bên nào nếu muốn sử dụng lại vui lòng liên hệ và ghi rõ nguồn.
#NEWGEN_ARTISTS_curatedbyDaoonclouds #BANKSY #streetart #streetartist #graffiti
ra art gallery 在 Daoonclouds Facebook 的最佳貼文
NGHỆ THUẬT VÀ THỜI TRANG – MỘT THẾ KỈ VỚI NHIỀU DUYÊN NỢ
“Nghệ thuật, thời trang, âm nhạc – những thứ đó kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Người ta chia sẻ, vay mượn và ảnh hưởng qua lại. Tôi không cho rằng thời trang có thể tồn tại mà thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật và ngược lại. Chúng cần nhau.” – Gucci Ghost / Trouble Andrew, Nghệ sĩ đường phố, “The Unpopular-pop-artist”.
“Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó.” – Pierre Bergé, Đồng sáng lập thương hiệu Saint Laurent.
“Cả hai thứ (nghệ thuật và thời trang) đều là những loại hình có khả năng biểu đạt sự phức tạp của văn hoá hiện đại và chia sẻ gốc rễ của nó. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong các triển lãm thời trang và nghệ thuật – những triển lãm mà giờ đây được tổ chức và trình bày dựa trên cùng tiêu chí về thẩm mỹ và chất lượng – với những bộ trang phục được chọn lựa như thể chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật, còn nghệ thuật được chọn lựa và trưng bày với tất cả sự hào nhoáng vốn thuộc về thế giới thời trang.” – Giorgio Armani.
Hãy thử đặt một câu hỏi. “Cái gì nâng tầm một thương hiệu thời trang lên vị trí cao nhất?”
Thiết kế? Chất liệu? Kỹ thuật? Sự tỉ mỉ của những nghệ nhân thủ công? Những show diễn đình đám? Những chiến dịch quảng bá rầm rộ?
Không, dường như là chưa đủ.
Tôi từng đọc được một bài phân tích mà tác giả của nó đã đưa ra yếu tố cuối cùng làm tôi thoả mãn: “Một thương hiệu được đưa lên tầm cao nhất khi nó gắn liền với nghệ thuật.”
Chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên rực rỡ của ngành thời trang, khi mà những màn collaboration đẳng cấp giữa các nhà mốt với giới nghệ sĩ đã giúp thế giới phù phiếm này chính thức sánh bước cùng nghệ thuật - một địa hạt vốn được coi là cái nôi của những tư tưởng lớn. Sức ảnh hưởng của các trường phái như Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Quang học – thị giác (Opt Art), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art) lên thời trang thể hiện rõ qua các thiết kế, trong concept của các show catwalk, các campaign quảng cáo hay triển lãm thời trang danh tiếng. Và rồi, những cụm hashtag như #artmeetsfashion, #wewearculture, #wearableart lần lượt ra đời. “Wearable art” – những “tác phẩm có thể mặc lên người” - hẳn là định nghĩa xa xỉ nhất mà người ta có thể nghĩ ra cho áo quần.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích mổ xẻ chiến lược của các nhà marketing thời trang lão luyện, cũng sẽ không tổng kết cho bạn xem mỗi thương vụ hợp tác giữa các nhà thiết kế với các nghệ sĩ mang lại doanh thu gấp bao nhiêu lần so với những bộ sưu tập thông thường. Tôi cũng không cố gắng phân tích quá nhiều về những sự kết hợp đó, bởi điều quan trọng nhất là cảm nhận của chính bạn khi nhìn thấy một “tác phẩm có thể mặc lên người”. Tôi sẽ chỉ đơn giản đóng vai một chứng nhân lịch sử, chiếu cho bạn xem một cuộn phim flash back lại những cột mốc rực rỡ nhất, và cùng nhìn nhận thành quả chung của hai lĩnh vực, với một con mắt ít nhiều mang theo rung cảm và lãng mạn.
Những dấu son huyền thoại
Mặc dù chỉ được nhắc đến nhiều vào khoảng một thập kỉ trở lại đây, nhưng “mối tình” giữa nghệ thuật và thời trang đã được nhen nhóm và nuôi dưỡng từ lâu. Trải qua lịch sử gần một trăm năm kể từ những “phi vụ” hợp tác sớm nhất của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ,
một sợi dây liên kết bền chặt đã dần được hình thành. Kết quả tất yếu là, lằn ranh giữa hai thế giới dần bị xoá nhoà, và những cuộc cách mạng của các thủ lĩnh sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vào những năm 1920, người ta nhìn thấy huyền thoại của làng thời trang Coco Chanel ngồi cùng một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử - Pablo Picasso, trên hàng ghế rehearsal của đoàn ballet trứ danh Ballet Russes. Khi đó Coco phụ trách phục trang và Picasso phụ trách thiết kế mỹ thuật cho sân khấu. Đó được cho là một trong những cột mốc đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật, giữa một nhà thiết kế phục trang với một hoạ sĩ và một nhà biên đạo.
Năm 1937-1938, Elsa Schiaparelli và Salvador Dalí cùng nhau tạo ra chiếc váy Lobster Dress, chiếc mũ Shoe Hat và sau đó là chiếc váy Tears Dress. (Nếu bạn chưa biết, thì nhà thiết kế người Ý Elsa Schiaparelli là một nhân vật nổi bật của làng thời trang trong suốt khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, và là đối thủ nặng ký của Coco Chanel). Tính khí có đôi chút lập dị của Elsa có một sự đồng điệu hoàn hảo với hoạ sĩ thiên tài của trường phái siêu thực Dalí. Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn đó, là chiếc váy lụa trắng được thế kế bởi Elsa có hình một con tôm hùm khổng lồ - hình ảnh gợi nhớ về một bức vẽ ra đời năm 1934 được đặt tên “New York Dream – Man Finds Lobster in Place of Phone” của danh hoạ. Cùng với đó, chiếc mũ được thiết kế dưới hình dáng một chiếc hài cao gót (được đội bởi chính vợ của Dalí), cũng là một tác phẩm mang dấu ấn của trường phái siêu thực xuất hiện trong bộ sưu tập Thu Đông 1937-1938 của Schiaparelli.
Cũng trong thập kỷ đó, nhà thiết kế Lola Prusac của nhà mốt Hermès đã sản xuất ra một dòng túi xách với những mảng ô vuông màu đỏ, vàng và xanh dương, được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng sử dụng background trắng, hệ thống các đường thẳng ngang dọc màu đen và các ô màu với ba màu sắc cơ bản là đỏ, vàng, xanh dương của Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình (Neoplasticism).
Gần 30 năm sau, dấu ấn của Piet Mondrian một lần nữa khắc sâu hơn vào thế giới thời trang, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1944. Năm 1965, huyền thoại thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent cho ra mắt một bộ sưu tập bao gồm sáu chiếc váy A-line mà chỉ cần liếc qua thôi là người ta có thể nhận ra chúng được lấy cảm hứng từ Mondrian. Fall Mondrian Collection 1965 – đó mãi là một trong những thành công lớn nhất của Saint Laurent. Saint Laurent cũng được coi là một nhà thiết kế thường xuyên tìm đến nguồn cảm hứng từ nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của mình (một thành công khác của ông là bộ sưu tập Haute Couture 1980 được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Henri Matisse).
Bên cạnh Dalí và Piet Mondrian, có một hoạ sĩ người Mỹ không xa lạ gì với những người dõi theo “mối tình” giữa thời trang và nghệ thuật, đó là Andy Warhol. Warhol, cái tên đình đám của trào lưu Pop Art, dường như là một nghệ sĩ có duyên nợ với thế giới phù hoa của các nhà thiết kế. Ông là người từng vẽ bức chân dung Yves Saint Laurent thời trẻ rất nổi tiếng, cũng là người mang lại cảm hứng và thành công cho bộ sưu tập Pop art của Versace năm 1991. Những trang phục có in chân dung của Marilyn Monroe và James Dean được vẽ bởi Warhol đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những bộ sưu tập đáng nhớ nhất trong lịch sử của nhà Versace.
Tuy nhiên, những người khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang không chỉ có các hoạ sĩ. Kiến trúc và điêu khắc cũng là hai lĩnh vực đã được chứng minh là có những ảnh hưởng quan trọng lên ngành công nghiệp hào nhoáng này. “Thời trang chính là kiến trúc. Đó là vấn đề của tỷ lệ.” ( - Coco Chanel). Và một trong số những bộ sưu tập trứ danh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc chính là runway show năm 1966 của nhà mốt Paco Rabanne mang tên “Unwearable Dresses in Contemporary Materials - Những chiếc váy không thể mặc lên người bằng chất liệu đương đại”. Những chiếc váy của Paco được làm từ các mảnh kim loại, plastic và cao su, bằng một kỹ thuật dựng form điêu luyện nhằm đưa mọi thứ vào một khung tỷ lệ chuẩn xác, mặc cho những loại chất liệu này không hề dễ bị thuần phục.
Thời trang avant-garde cũng không trượt khỏi “tình yêu định mệnh” này. Chỉ có điều, những kẻ đi tiên phong trong nghệ thuật avant-garde sẽ tìm đến nhau, thay vì những tên tuổi kinh điển kia. Như Alexander McQueen và Bjork (một ca sĩ, nhà sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc và DJ người Iceland), như John Galiano (giám đốc sáng tạo của Maison Margiela) tìm đến Benjamin Shine, như Rei Kawakubo (nhà thiết kế, người sáng lập thương hiệu Comme des Garcons) tìm đến nhiếp ảnh gia Cindy Sherman hay biên đạo kiêm nghệ sĩ múa người Mỹ Merce Cunningham.
(Xin phép nói thêm một chút về màn kết hợp xứng đáng được gọi là huyền thoại của Rei và Merce Cunningham, một dự án mang tên “Scenario” vào năm 1997. Merce đã mời Rei thiết kế trang phục, chỉ đạo mỹ thuật sân khấu và ánh sáng cho tác phẩm của ông. Ban đầu Rei từ chối, nhưng sau đó bà đã đổi ý trong quá trình tạo ra bộ sưu tập Xuân Hè 1997 “khét tiếng” mang tên “Body meets Dress, Dress meets Body”, hay còn được nhớ đến với một cái tên khác là “Lumps and Bumps” (Những cục u bướu). Rei bảo rằng, “Thời trang quá nhàm chán, và tôi thấy bực bội vì điều đó. Tôi muốn làm một cái gì đó thực sự mạnh mẽ. Và đó là một phản ứng.” Rei và Merce có cùng chung triết lý sáng tạo, bao gồm việc kéo những khuôn thước nghệ thuật khác biệt lại gần nhau, phá bỏ những ranh giới và thách thức những chuẩn mực về thẩm mỹ. Điều đó đã khiến họ sát cánh với nhau để tạo ra một sự kết hợp lừng lẫy, một minh chứng cho việc “collaboration” không phải lúc nào cũng là một từ bắt tai mà dân làm marketing trong ngành thời trang thích sử dụng như một chiêu trò thương mại.)
Hai tâm hồn đồng điệu
Công chúng hẳn đã quá mệt mỏi với những tranh cãi xung quanh việc “Thời trang có phải là một ngành nghệ thuật?”.
Alice Rawsthorn – một nhà phê bình thiết kế uy tín, cưụ giám đốc Design Museum, đồng thời là thành viên Hội đồng Thiết kế Anh quốc - trong một bài phỏng vấn đã thừa nhận rằng, thời trang rất giỏi trong việc giúp hoàn thiện một chức năng truyền thống của nghệ thuật: phản ánh những sự dịch chuyển của văn hoá đương đại, nhưng chỉ có thể ở một mức độ nhất định. Bà cũng chỉ ra rằng xuất phát điểm của thời trang là phục vụ mục đích ứng dụng, trong khi nghệ thuật thì không như vậy. Nghệ thuật không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì, còn thời trang lại bị ràng buộc bởi nhu cầu của một ngành công nghiệp có tốc độ chóng mặt. Nghệ thuật thường diễn đạt một tư tưởng, trong khi thời trang thường bị coi là một thứ phù phiếm.
Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nhà thiết kế thoát khỏi những ràng buộc đó trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
Hãy để Giorgio Armani trả lời câu hỏi ấy: “Nó (thời trang) chính là một phương thức biểu đạt đầy tính nghệ thuật khi nó được nâng cấp và vượt lên trên việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc.”
Dù thế nào thì cũng chẳng ai phủ nhận được sự tương đồng trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ. Cũng như Alice dù không công nhận thời trang là một ngành nghệ thuật nhưng cũng không phủ nhận việc nó vẫn mang một số thuộc tính của nghệ thuật, và khi thời trang đạt đến hình thái xuất sắc nhất thì các thiết kế ấy hiển nhiên là những đối tượng hoàn toàn xứng đáng được trưng bày trong bảo tàng. Mà bảo tàng, chính là thánh địa của các tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy, chuyện tranh cãi này, trên quan điểm của những người như tôi, quả thực là không cần thiết. Hay nói theo cách của Pierre Bergé, “Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một nghệ sĩ sáng tạo ra nó”. Phải, như cái cách mà Cristóbal Balenciaga đã “định hình” thời trang và trở thành người mà Dior gọi là “Bậc thầy của tất cả chúng ta” (The Master of us all). Như cái cách mà huyền thoại người Tây Ban Nha này đã tạo ra những phom dáng gây shock đẹp như một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào những năm 1950 – thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Quay trở lại với Rei Kawakubo, cái tên không cần phải bàn về tầm ảnh hưởng, và bộ sưu tập “Body meets Dress, Dress meets Body” 1997. Tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng yếu tố cốt lõi của bộ sự tập này nằm ở một ý tưởng mà tôi cho là (xin thứ lỗi nếu quá lời) thiên tài: Quần áo có thể là cơ thể, và cơ thể cũng có thể là quần áo (hay nói cách khác: quần áo có thể “mặc” chúng ta, thay vì chúng ta mặc quần áo). Và thế là, Rei bắt đầu thiết kế những “cơ thể” với hình dáng méo mó và những “cục bướu” lớn ở trước ngực, sau lưng, phần hông và phần “đuôi”. Đây là những gì bà chia sẻ: “Tôi không mong đợi rằng đây sẽ là những trang phục dễ ứng dụng để có thể mặc hàng ngày. Nhưng các thiết kế của Comme des Garcons sẽ luôn là những gì mới lạ và truyền cảm hứng với thế giới. Tôi nghĩ việc diễn dịch các suy nghĩ thành hành động quan trọng hơn việc lo lắng xem thiết kế của mình cuối cùng có được mặc hay không.”
Bingo! Câu hỏi phía trên đã được trả lời một lần nữa, và quan điểm của Giorgio Armani cũng trở nên sáng tỏ hơn nhờ vào minh chứng này.
Suy cho cùng, thời trang hay nghệ thuật, đều tôn sùng những giá trị về thẩm mỹ, về cái đẹp, về khả năng chạm đến cảm xúc hay tư tưởng (mặc dù “cái đẹp” trong khái niệm của mỹ thuật ngày nay cũng chỉ còn là một khái niệm tương đối). Các nhà thiết kế hay các nghệ sĩ thì cũng đều có chung niềm đam mê với các hình khối, màu sắc, đều trăn trở với những sự kiện xã hội, lịch sử, văn hoá. Sự đồng điệu đó cho phép thời trang sử dụng nghệ thuật như một hình mẫu trực quan cho những diễn dịch đương đại của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn, thời trang vay mượn cảm hứng, triết lý, tư tưởng, thủ pháp của nghệ thuật. Thời trang vay mượn luôn cả địa vị của nghệ thuật trong văn hoá nhân loại để nuôi dưỡng “kinh đô văn hoá” của chính nó và những thứ mà nó tạo ra, thông qua việc mời các nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo của nó. Kết quả là, họ tạo ra các tác phẩm chung, họ nâng thời trang lên một đẳng cấp mới, họ đưa các nghệ sĩ đến gần công chúng hơn – và, cuối cùng, họ tạo ra lợi nhuận cho cả hai.
Một tình yêu vĩnh cửu?
Cho đến giờ phút này, mối liên hệ giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên quá khăng khít. Một dấu hiệu điển hình chính là việc sàn diễn Thu Đông 2016 đã gợi nhớ mọi thứ về những tượng đài của các ngành nghệ thuật, từ các tác phẩm theo trường phái siêu thực của Savador Dalí, cho tới các tác phẩm điêu khắc khổng lồ theo trường phái tối giản của Richard Serra hay các tác phẩm theo trường phái Pop Art đầy sinh động và màu sắc của Andy Warhol.
Thời trang và nghệ thuật có một khả năng hợp nhất và hoà quyện tuyệt vời. Trên thực tế, đó là hình thức kết hợp mang lại thành công vang dội đến mức, trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây những thủ lĩnh của hai địa hạt này không ngừng tìm đến nhau, ồ ạt đến nỗi có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp nếu như tôi kiên nhẫn liệt kê hết những cái tên nghệ sĩ được xếp cạnh tên của các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi vậy, có lẽ tôi chỉ nên mời bạn thử lướt qua bảng danh sách các nghệ sĩ hợp tác với Louis Vuitton trong vòng một thập kỉ: Takashi Murakami (2007), Richard Prince (2008), Yayoi Kusama (2012), Jake & Dinos Chapman (2013), Daniel Buren (2013), Jeff Koons (2017).
Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu một thứ tồn tại qua thử thách một trăm năm, nó không thể là một trào lưu nhất thời. Nghệ thuật và thời trang – đó chắc chắn không phải một mối tình chớp nhoáng.
Về cơ bản, thời trang sẽ luôn hoà quyện với nghệ thuật theo năm hình thức:
(1) Nghệ sĩ trở thành nhà thiết kế thời trang (fashion designer, not custome designer);
(2) Nhà thiết kế thuê các nghệ sĩ tạo ra các chi tiết trang trí cho trang phục của mình (ví dụ điển hình là chiếc áo khoác trắng có đính bức chân dung làm bằng vải tulle của Maison Margiela trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2017, được thiết kế bởi John Galliano và tác phẩm gắn trên áo được thực hiện bởi Benjamin Shine);
(3) Thời trang áp dụng một phong cách đương đại nào đó vào việc vẽ ra một motif trang trí lên trang phục (ví dụ như bộ sưu tập Thu Đông 1966 của Saint Laurent với cảm hứng từ Pop Art);
(4) Màn trình diễn một bộ sưu tập trở thành một hoạt cảnh mang tính lịch sử nghệ thuật (art-historical tableaux vivant, ví dụ như show catwalk của Vivienne Westwood năm 1994, “trích dẫn” các tác phẩm của Franz Xaver Winterhalter và các nghệ sĩ khác dưới thời Đế quốc thứ hai – tức vương triều Bonaparte được cai trị bởi Napoléon III);
(5) Phương thức diễn đạt của thời trang trên các tạp chí hoặc các phương tiện quảng bá truyền thông khác đặt các thiết kế vào một môi trường nghệ thuật (ví dụ như một fashion film dài 1 phút 44 giây của Gentle Monster được thực hiện bởi Erik Madigan Heck, với diễn xuất của Tilda Swinton và được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “The Seventh Seal” của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20 Ingmar Bergman).
Ngày nay, thời trang đã tiến những bước đầu tiên vào các bảo tàng nghệ thuật. Ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ này, thậm chí còn xây dựng nên những bảo tàng thời trang riêng (Christian Dior, Gucci, Balenciaga… đều có các bảo tàng của riêng mình), và trở thành nhà đầu tư cho các dự án nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại. Một lần nữa thời trang lại đến gần hơn với “người tình trăm năm” của mình thông qua những campaign quảng cáo được đầu tư mạnh mẽ về yếu tố nghệ thuật (Gucci là một điển hình), các concept store được xây dựng như những gallery thu nhỏ, và các sự kiện triển lãm thời trang.
Trong bối cảnh mà nghệ thuật đương đại đang phát triển rực rỡ, phá vỡ các quy chuẩn truyền thống và thách thức nghệ thuật hàn lâm, thì tương lai cho mối tình giữa nghệ thuật và thời trang sẽ còn rộng mở, những sự kết hợp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Sau tất cả, tôi tin rằng những người đi tiên phong trong việc gìn giữ ngọn lửa sáng tạo của cả hai sẽ biến mối tình này trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
(Người viết có tham khảo thông tin từ một số bài báo và tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, trong đó có theguardian.com và encyclopedia.com)
P.S:
Đây là bài viết mình thực hiện cho chuyên mục Fashion Discovery trên J.O.Y số thứ 2. Mình để nguyên layout cho dễ đọc nhưng vẫn để full bài viết phía dưới caption (bài khá dài, chứa rất nhiều thông tin và ngốn khá nhiều thời gian của mình cho công đoạn nghiên cứu cũng như lựa chọn hướng tiếp cận, cấu trúc bài viết và chắt lọc thông tin, sự kiện).
Mọi người có thể tìm mua J.O.Y Issue 2 tại các hiệu sách lớn trên toàn quốc, phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí (HN) hoặc đặt mua online trên các kênh phân phối như Tiki, Shopee, Fahasa. Cảm giác cầm một ấn phẩm trên tay để đọc nhâm nhi thích lắm <3.
Đây có thể là một bài không dễ đọc nhưng với những người đam mê tìm hiểu thì mình hy vọng có thể chia sẻ được nhiều dữ liệu hay ho với các bạn. Cheers <3)
**Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds theo order của J.O.Y Magazine-Book Issue 2 và đã được mua bản quyền bởi thương hiệu Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Bất kì bên thứ ba nào có thể chia sẻ post nhưng không có quyền copy để đăng lại nội dung này.
ra art gallery 在 Chi Pu Official Youtube 的最佳解答
CHI PU DREAM SHOW
- Cho Ta Gần Hơn -
• Thời gian: 15:00, Thứ sáu 27/10/2017
• Địa điểm: Capella Gallery Hall - Sảnh Moet
(24 đường 3/2, P.12, Q.10, TP.HCM)
• Đăng ký tham dự tại: https://goo.gl/PYPnuZ
Ngay trên sân khấu debut, Chi Pu sẽ lần đầu tiên biểu diễn ca khúc "Từ Hôm Nay (Feel Like Ooh)" và ra mắt ca khúc debut "Cho Ta Gần Hơn (I'm In Love)". Single & MV ca khúc này sẽ lên sóng lúc 20:00 cùng ngày 27/10.
MV produced by: Chaidao Production & Blue Production
Trailer produced by: T Production
Art Director: Le Duc Hiep - Thanh AD
SUBSCRIBE Chi Pu at: http://metub.net/chipuofficial
-----------------
KEEP IN TOUCH at:
Fanpage: http://facebook.com/chipupu93
Instagram: https://instagram.com/chipupu/
-----------------
© Bản quyền thuộc về Chi Pu Official
© Copyright by Chi Pu Official ☞ Do not Reup