[RESEARCH SERIES] Cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần Phương pháp nghiên cứu (Research methods)
Khi đọc phần phương pháp nghiên cứu, biên tập viên và người bình duyệt sẽ cơ bản thấy được khả năng nghiên cứu, sự chuyên nghiệp trong nghiên cứu của tác giả. Thông tin được viết trong phần này phải đủ chi tiết để người đọc đánh giá được sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu, quy trình thu thập và xử lý dữ liệu bạn đã sử dụng. Bài viết chị chia sẻ hôm nay về kinh nghiệm của TS. Nguyễn Hữu Cương khi viết cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần phương pháp nghiên cứu, mọi người đón đọc nhé!
Nếu như phần Tổng quan nghiên cứu (Literature review) được coi là phần khó viết nhất thì phần Phương pháp nghiên cứu được cho là phần dễ viết nhất (nhiều người thường viết phần Phương pháp nghiên cứu đầu tiên) đơn giản bởi vì ta chỉ mô tả lại những gì đã làm trong quá trình lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, để có một phần Phương pháp nghiên cứu tốt, bạn cần lưu ý là thông tin bạn viết trong phần này phải đủ chi tiết để độc giả đánh giá được sự phù hợp của các phương pháp nghiên cứu bạn đã sử dụng, đánh giá được độ giá trị (validity) và độ tin cậy (reliability) của kết quả nghiên cứu (Belcher, 2019).
Thông thường những thông tin cần viết trong phần Phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Các phương pháp thu thập dữ liệu đã sử dụng (data collection methods): định lượng (quantitative), hay định tính (qualitative), hay hỗn hợp (mixed method).
- Các công cụ thu thập dữ liệu tương ứng với phương pháp thu thập dữ liệu: bảng hỏi (survey questionnaires), dữ liệu phân tích thống kê (statistical analysis) đối với phương pháp định lượng; phỏng vấn (interview), quan sát (observation), phân tích văn bản (document analysis), thảo luận nhóm (focus group)… đối với phương pháp định tính.
- Đối tượng tham gia cung cấp dữ liệu (participants) và chọn mẫu (sampling): mô tả quần thể nghiên cứu (target population), phương pháp chọn mẫu, tổng số mẫu thu được.
- Quá trình thu thập dữ liệu (data collection procedure).
- Phân tích dữ liệu (data analysis): dùng công cụ, phần mềm gì để phân tích dữ liệu, ví dụ SPSS đối với phân tích dữ liệu định lượng hay Nvivo đối với phân tích dữ liệu định tính.
- Những vấn đề cần lưu ý về đạo đức nghiên cứu (ethical considerations), đặc biệt đối với những nghiên cứu liên quan đến trẻ em, người bệnh, người tàn tật, người già (Azevedo et al., 2011; Belcher, 2019).
Một phần lưu ý nữa là bạn nên trình bày phần Phương pháp nghiên cứu theo từng đầu mục (sub-heading) một cách chi tiết để một người không trực tiếp tham gia vào nghiên cứu vẫn hiểu chính xác bạn đã làm gì và tại sao.
Lưu lý là phần Phương pháp nghiên cứu thường chiếm 1/8 (một phần tám) bài báo. Như vậy, với bài viết có độ dài 4000-8000 từ thì Phương pháp nghiên cứu có thể có độ dài tương ứng là 500-1000 từ.
Tài liệu tham khảo
Azevedo, L. F., Canário-Almeida, F., Fonseca, A. J., Costa-Pereira, A, Winck, J. C., & Hespanhol, V. (2011). How to write a scientific paper—writing the methods section. Rev Port Pneumol, 17(5), 232-238.
Belcher, W. L. (2019). Writing your article in 12 weeks: A guide to academic publishing success (2nd ed.). Chicago: Chicago University Press.
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「statistical sampling」的推薦目錄:
- 關於statistical sampling 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於statistical sampling 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於statistical sampling 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於statistical sampling 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
- 關於statistical sampling 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於statistical sampling 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
statistical sampling 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[Sharing]
HỌC DATA SCIENCE NHƯ THẾ NÀO?
#datascience
Helu mấy em, dạo này có rất nhiều bạn sinh viên hỏi chị về định hướng theo 1 ngành siêu hot là Data Science đấy! Vậy ngồi xuống đây đọc một bài viết hay về nghề Data Science nhé. Đây là ngành nghề được dự đoán sẽ có nhu cầu cao nhất trong tương lai đó. Bài viết này sẽ đưa ra các bước và nguồn cho các bạn muốn học Data Science đó, đọc xem và share cho các bạn còn loay hoay nha!
___________________________________
I. Học lập trình:
Một Data Scientist (DStist) không thể không biết lập trình, dù không cần thiết phải giỏi như một lập trình viên nhưng phải đủ khả năng viết được những chương trình cơ bản. Từ khi nhập học tới giờ, từ một đứa mà kiến thức lập trình là con số 0 tròn trình, mình đã học qua R, Java, Python, SQL (kì tới sẽ có cả NoSQL nữa). Học tới đâu là sử dụng luôn tới đấy nên thường mình phải tự học thêm rất nhiều để có thể hiểu được logic và cú pháp của ngôn ngữ lập trình đó. Ngôn ngữ quan trọng nhất, phổ biến nhất dành cho DStist là Python với thư viện khổng lồ. Xếp sau Python là R, rất mạnh về phân tích thống kê. Năm ngoái mình được Khoa Toán thuê viết một App (ShinyApp) tương tác dành cho một dự án nghiên cứu của Bang sử dụng ngôn ngữ này.
Vậy học lập trình ở đâu?
https://www.tutorialspoint.com/
Trang này thì gi gỉ gì gi cái gì cũng có, thích học gì có ngay cái đó. Còn nhớ năm ngoái mình cực kỳ đuối khi các thầy bắt học thêm Java, với lý do rằng DStist thường hay phải làm việc trực tiếp với lập trình viên, vậy thì phải học để có thể trò chuyện với nhau được. Mình đã phải đọc thêm sách, đi học thêm phụ đạo, rồi lại đọc mòn mỏi trên trang này để theo kịp các bạn trên lớp. Kết quả là cuối kì, mình tự viết được cả trò chơi và thậm chí còn lập trình được công thức toán thống kê cho thư viện Java đấy.
2. https://codingbat.com/
Đây là nơi mình luyện viết code, từ những ứng dụng đơn giản nhất chỉ vài ba dòng. Trình độ của mình đã lên rất nhanh sau khi hoàn thành phân nửa số bài tập trên này.
3. https://www.datacamp.com/
Mình chưa sử dụng trang này bao giờ, nhưng được quảng cáo khá nhiều. Trên này có các khóa học miễn phí R và Python thiết kế riêng cho DS. Thích hợp cho những ai mới bắt đầu.
4. https://www.udemy.com/.../development/programming-languages/
5. https://www.codecademy.com/catalog/subject/all
Đây là hai trang do bạn bè mình giới thiệu. Có mấy bạn không đi học phụ đạo Java được đã trả tiền theo học trên này. Vì thường xuyên có giảm giá sâu nên khóa học không quá đắt đỏ. Và điểm lợi thế là sẽ có chứng nhận cuối khóa, có thể củng cố thêm cho hồ sơ xin học hoặc xin việc của bạn.
II. Học thống kê:
Đã làm việc với dữ liệu là phải hiểu lý thuyết thống kê, chí ít cũng phải biết tới những khái niệm cơ bản như lấy mẫu (sampling), trung bình (mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn (standard deviation), hồi quy tuyến tính (linear regression),... Nếu muốn trở thành DStist thì còn phải biết tới kiến thức thống kê nâng cao, liên quan tới machine learning. Một điều tuyệt vời là những cuốn sách thống kê hay ho nhất, tổng hợp nhất lại miễn phí, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập về dữ liệu ngày càng cao. Hai cuốn sách mà tất cả các giáo sư Khoa Toán của mình đều sử dụng là:
The Elements of Statistical Learning (Trevor Hastie, Robert Tibshirani, Jerome H. Friedman, 2001)
Cuốn này hơn 700 trang, chia làm 18 chương, sử dụng R trong phân tích thống kê. Bản thân mình thấy sách quá hay, minh họa đầy đủ, giải thích kĩ càng, đọc tới đâu có thể copy code đến đấy để tự thử nghiệm. Dĩ nhiên bạn không cần phải đọc hết sách. Đụng tới khái niệm thống kê nào thì tra cứu tương ứng trong sách cũng được.
https://web.stanford.edu/~hastie/Papers/ESLII.pdf
2. An Introduction to Statistical Learning: With Applications in R ( Trevor Hastie, Robert Tibshirani, Daniela Witten, Gareth James, 2013)
Cuốn này cũng hay, hơn 400 trang, chia làm 10 chương, cũng dùng R. Ai ngại đọc cuốn trên thì có thể bắt đầu với cuốn này.
https://www-bcf.usc.edu/.../ISL/ISLR%20First%20Printing.pdf
III. Học Data Science - Nâng cao:
Sau khi có chút kiến thức cơ bản về lập trình và thống kê rồi thì bạn có thể sử dụng các trang sau để tìm hiểu thêm về các mảng chính của DS như artificial intelligence, computer vision, machine learning, Big Data Analytics, Business Intelligence...
https://towardsdatascience.com/
Đây là trang tổng hợp cực kì nhiều bài viết chất lượng từ các giáo sư và chuyên gia trong ngành. Có rất nhiều bài hướng dẫn chi tiết từng bước cho trình độ beginner. Mình thường đọc trên trang này về machine learning và artificial intelligence (AI). Không chỉ có những phân tích rất cặn kẽ về mặt lý thuyết, nhiều bài viết còn cung cấp ví dụ minh họa và đính kèm cả code để bạn đọc tự thử nghiệm. Ví dụ bài viết sau về Deep Learning là của một giáo sư ở Barcelona, toàn bộ Code có trong Notebook trên Google Colab. Vì chạy trên Cloud nên bạn không cần cài đặt gì mà có thể lập tức chạy chương trình ngay được, cực kì phù hợp cho những ai muốn xem qua trước và không muốn mất công cài đặt này nọ.
https://towardsdatascience.com/deep-learning-for...
2. https://www.datascienceweekly.org/
Một bạn người Na Uy trên Tandem giới thiệu cho mình về trang này, bảo rằng đang tự học machine learning ở đây. Thế là mình cũng đăng ký nhận Newsletter từ mấy hôm trước. Mỗi tuần, mình nhận được một email tổng hợp các bài viết nổi bật trong ngành. Như vậy để mình luôn nắm bắt được những xu hướng mới nhất và cập nhật những tiến bộ công nghệ mới.
3. https://www.kaggle.com/
Một đồng nghiệp người Ấn Độ chỉ cho mình trang này quá hay luôn. Đây là nơi bạn học hỏi bằng cách thực hành qua các dự án, các cuộc thi và thử thách quốc tế. Các công ty, tổ chức treo giải thưởng có khi lên tới cả 100,000$ cho đội nào chiến thắng. Chẳng hạn hiện giờ có 20 cuộc thi đấu song song, và đã có hàng ngàn đội đăng kí tham gia. Trên này cũng có các micro-courses hoàn toàn miễn phí từ Python cho tới Deep Learning dành cho beginner.
https://www.kaggle.com/learn/overview
4. https://www.coursera.org/browse/data-science
Và cuối cùng, dĩ nhiên là trên coursera cũng có khóa học miễn phí dành cho DS. Khi nào có thời gian, bạn thử đăng ký xem sao.
Trên đây là những hướng dẫn chung dành cho những ai muốn tìm hiểu về Data Science và học những kĩ năng cơ bản trước. Hi vọng giúp được các bạn đang quan tâm. Mình sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhé.
Blog Mai Knows người chị thân thiết của Founder Hoa Dinh ở Đức
https://www.facebook.com/maiknowsnow/
Link tham khảo về lương của DStist:
https://www.burtchworks.com/.../2018-data-scientist.../
----
Join các kênh khác của HannahEd:
- Job Hunters & Career Builders - HannahEd
- Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện - HannahEd
- English Club HEC
- Scholarship Hunters
- Web/tiktok/insta: hannahed.co
- Youtube: HannahEd
🌍📚Những #Schofan quyết tâm và muốn chuẩn bị kĩ cho nhiều học bổng từ giờ thì mau mau đăng kí lớp tìm và apply học bổng #HannahEd đã có lịch các lớp tháng 11, 12 và chương trình Mentor, Review hồ sơ, Tập phỏng vấn.
Link này để nhận thêm thông tin hoặc email [email protected] nhé:
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
❤ Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
statistical sampling 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
HỌC DATA SCIENCE NHƯ THẾ NÀO?
Helu mấy em, hôm nay có lẽ tất cả các bạn đã thi đại học xong xuôi rồi ha. Tuy nhiên, giờ lại tới một cửa ải cam go khác nữa - chọn ngành! Vậy ngồi xuống đây đọc một bài viết hay về nghề Data Science nhé. Đây là ngành nghề được dự đoán sẽ có nhu cầu cao nhất trong tương lai đó. Bài viết này sẽ đưa ra các bước và nguồn cho các bạn muốn học Data Science đó, đọc xem và share cho các bạn còn loay hoay nha!
___________________________________
I. Học lập trình:
Một Data Scientist (DStist) không thể không biết lập trình, dù không cần thiết phải giỏi như một lập trình viên nhưng phải đủ khả năng viết được những chương trình cơ bản. Từ khi nhập học tới giờ, từ một đứa mà kiến thức lập trình là con số 0 tròn trình, mình đã học qua R, Java, Python, SQL (kì tới sẽ có cả NoSQL nữa). Học tới đâu là sử dụng luôn tới đấy nên thường mình phải tự học thêm rất nhiều để có thể hiểu được logic và cú pháp của ngôn ngữ lập trình đó. Ngôn ngữ quan trọng nhất, phổ biến nhất dành cho DStist là Python với thư viện khổng lồ. Xếp sau Python là R, rất mạnh về phân tích thống kê. Năm ngoái mình được Khoa Toán thuê viết một App (ShinyApp) tương tác dành cho một dự án nghiên cứu của Bang sử dụng ngôn ngữ này.
Vậy học lập trình ở đâu?
https://www.tutorialspoint.com/
Trang này thì gi gỉ gì gi cái gì cũng có, thích học gì có ngay cái đó. Còn nhớ năm ngoái mình cực kỳ đuối khi các thầy bắt học thêm Java, với lý do rằng DStist thường hay phải làm việc trực tiếp với lập trình viên, vậy thì phải học để có thể trò chuyện với nhau được. Mình đã phải đọc thêm sách, đi học thêm phụ đạo, rồi lại đọc mòn mỏi trên trang này để theo kịp các bạn trên lớp. Kết quả là cuối kì, mình tự viết được cả trò chơi và thậm chí còn lập trình được công thức toán thống kê cho thư viện Java đấy.
2. https://codingbat.com/
Đây là nơi mình luyện viết code, từ những ứng dụng đơn giản nhất chỉ vài ba dòng. Trình độ của mình đã lên rất nhanh sau khi hoàn thành phân nửa số bài tập trên này.
3. https://www.datacamp.com/
Mình chưa sử dụng trang này bao giờ, nhưng được quảng cáo khá nhiều. Trên này có các khóa học miễn phí R và Python thiết kế riêng cho DS. Thích hợp cho những ai mới bắt đầu.
4. https://www.udemy.com/courses/development/programming-languages/
5. https://www.codecademy.com/catalog/subject/all
Đây là hai trang do bạn bè mình giới thiệu. Có mấy bạn không đi học phụ đạo Java được đã trả tiền theo học trên này. Vì thường xuyên có giảm giá sâu nên khóa học không quá đắt đỏ. Và điểm lợi thế là sẽ có chứng nhận cuối khóa, có thể củng cố thêm cho hồ sơ xin học hoặc xin việc của bạn.
II. Học thống kê:
Đã làm việc với dữ liệu là phải hiểu lý thuyết thống kê, chí ít cũng phải biết tới những khái niệm cơ bản như lấy mẫu (sampling), trung bình (mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn (standard deviation), hồi quy tuyến tính (linear regression),... Nếu muốn trở thành DStist thì còn phải biết tới kiến thức thống kê nâng cao, liên quan tới machine learning. Một điều tuyệt vời là những cuốn sách thống kê hay ho nhất, tổng hợp nhất lại miễn phí, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập về dữ liệu ngày càng cao. Hai cuốn sách mà tất cả các giáo sư Khoa Toán của mình đều sử dụng là:
The Elements of Statistical Learning (Trevor Hastie, Robert Tibshirani, Jerome H. Friedman, 2001)
Cuốn này hơn 700 trang, chia làm 18 chương, sử dụng R trong phân tích thống kê. Bản thân mình thấy sách quá hay, minh họa đầy đủ, giải thích kĩ càng, đọc tới đâu có thể copy code đến đấy để tự thử nghiệm. Dĩ nhiên bạn không cần phải đọc hết sách. Đụng tới khái niệm thống kê nào thì tra cứu tương ứng trong sách cũng được.
https://web.stanford.edu/~hastie/Papers/ESLII.pdf
2. An Introduction to Statistical Learning: With Applications in R ( Trevor Hastie, Robert Tibshirani, Daniela Witten, Gareth James, 2013)
Cuốn này cũng hay, hơn 400 trang, chia làm 10 chương, cũng dùng R. Ai ngại đọc cuốn trên thì có thể bắt đầu với cuốn này.
https://www-bcf.usc.edu/~gareth/ISL/ISLR%20First%20Printing.pdf
III. Học Data Science - Nâng cao:
Sau khi có chút kiến thức cơ bản về lập trình và thống kê rồi thì bạn có thể sử dụng các trang sau để tìm hiểu thêm về các mảng chính của DS như artificial intelligence, computer vision, machine learning, Big Data Analytics, Business Intelligence...
https://towardsdatascience.com/
Đây là trang tổng hợp cực kì nhiều bài viết chất lượng từ các giáo sư và chuyên gia trong ngành. Có rất nhiều bài hướng dẫn chi tiết từng bước cho trình độ beginner. Mình thường đọc trên trang này về machine learning và artificial intelligence (AI). Không chỉ có những phân tích rất cặn kẽ về mặt lý thuyết, nhiều bài viết còn cung cấp ví dụ minh họa và đính kèm cả code để bạn đọc tự thử nghiệm. Ví dụ bài viết sau về Deep Learning là của một giáo sư ở Barcelona, toàn bộ Code có trong Notebook trên Google Colab. Vì chạy trên Cloud nên bạn không cần cài đặt gì mà có thể lập tức chạy chương trình ngay được, cực kì phù hợp cho những ai muốn xem qua trước và không muốn mất công cài đặt này nọ.
https://towardsdatascience.com/deep-learning-for-beginners-practical-guide-with-python-and-keras-d295bfca4487
2. https://www.datascienceweekly.org/
Một bạn người Na Uy trên Tandem giới thiệu cho mình về trang này, bảo rằng đang tự học machine learning ở đây. Thế là mình cũng đăng ký nhận Newsletter từ mấy hôm trước. Mỗi tuần, mình nhận được một email tổng hợp các bài viết nổi bật trong ngành. Như vậy để mình luôn nắm bắt được những xu hướng mới nhất và cập nhật những tiến bộ công nghệ mới.
3. https://www.kaggle.com/
Một đồng nghiệp người Ấn Độ chỉ cho mình trang này quá hay luôn. Đây là nơi bạn học hỏi bằng cách thực hành qua các dự án, các cuộc thi và thử thách quốc tế. Các công ty, tổ chức treo giải thưởng có khi lên tới cả 100,000$ cho đội nào chiến thắng. Chẳng hạn hiện giờ có 20 cuộc thi đấu song song, và đã có hàng ngàn đội đăng kí tham gia. Trên này cũng có các micro-courses hoàn toàn miễn phí từ Python cho tới Deep Learning dành cho beginner.
https://www.kaggle.com/learn/overview
4. https://www.coursera.org/browse/data-science
Và cuối cùng, dĩ nhiên là trên coursera cũng có khóa học miễn phí dành cho DS. Khi nào có thời gian, bạn thử đăng ký xem sao.
Trên đây là những hướng dẫn chung dành cho những ai muốn tìm hiểu về Data Science và học những kĩ năng cơ bản trước. Hi vọng giúp được các bạn đang quan tâm. Mình sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhé.
Blog Mai Knows
https://www.facebook.com/maiknowsnow/
Link tham khảo về lương của DStist:
https://www.burtchworks.com/2018/07/09/2018-data-scientist-salary-report-highlights/
<3 Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents