BUCKET HAT – TỪ ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ TỚI VĂN HÓA ĐƯỜNG PHỐ VÀ ITEM CỦA NHIỀU HÃNG THỜI TRANG NỔI TIẾNG.
Bucket hat – chiếc mũ “bán vé số” hiện nay đã trở thành một trong những items không thể thiếu đối với những bạn yêu thích thời trang đường phố. Không chỉ thế, nó còn xuất hiện khá nhiều trong collection các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới, từ các thương hiệu thuần streetwear/skateboarding như Supreme, Palace, Stussy… đến các thương hiệu highend/luxury như Off-white, Prada, Louis Vuitton. Nhưng để chạm được mức thành công như thế này, chiếc mũ hay được châm biếm là “Mũ vé số” hay “Cái xô ụp lên đầu” đã trải qua một quá trình chuyển mình đầy phức tạp. Giống như hoodie/ Bucket hat thường được gắn liền với những kẻ phạm tội, những gã da màu trong thời kì phân biệt chủng tộc – hay tương đương với người thuộc tầng lớp thấp, tầng lớp bình dân. Tiêu biểu là cụm từ “Mày đội cái mũ này nhìn như thằng bán vé số” cũng đã hiểu được “Sự kì thị” của đại chúng dành cho bucket hat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.
Từ ông lão đánh cá…
Bucket hat lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng giai đoạn năm 1900s – được sử dụng bởi những người nông dân và ngư dân xứ Ailen – một xứ luôn gắn liền với mưa, tuyết và lạnh. Bucket hat được yêu thích vì chúng có thể bảo vệ đầu và tránh khỏi nước rơi xuống mặt người đội nhờ phần vành rộng hơn các bản mũ thông thường. Bên cạnh đó, không giống như caps hay các loại mũ khác, Bucket Hat do không có 1 form cứng nên dễ dàng gấp lại và để trong túi. Người ta đầu tiên làm bằng vải cotton, sau đó để tăng tính chống nước đã làm thêm các bản bằng da bò giúp chống mưa tốt hơn. Bucket hat còn được sử dụng trong quân đội, đặc biệt các cuộc chiến tranh vùng vịnh và vùng Nhiệt đới ( chiến tranh Việt Nam quân đội Mỹ sử dụng khá nhiều form dáng chuyển thể từ bucket hat).
Đến thành biểu tượng của thời trang và hiphop..
Bước nhảy ở đây chính là phong trào mod. Một subculture với tên gọi là Mod, bùng nổ ở đế quốc Anh và nhanh chóng truyền qua các nước Âu phương khác, trong đó có cả Mỹ. Mod movements là một bước nhảy văn hóa đại chúng khi mà sự tập trung về âm nhạc và thời trang xoay quanh nó trở thành điểm nhấn của toàn xã hội. Vốn dĩ xuất phát từ London, thủ đô của Anh Quốc – Bucket hat từ xứ Ireland nhanh chóng được đón nhận và chuyển từ một chiếc mũ có tính năng bảo vệ đầu con người khỏi mưa gió thành một item thời trang. Kiểu dáng đa dạng hơn, chất liệu đa dạng hơn. Cotton truyền thống, vải nỉ, vải cứng vv..vv – thiết kế truyền thống cũng đã được sửa đôi chút để hợp thời hơn.
Đó chỉ là bước nhảy – cú đệm để Bucket Hat trở thành một món đồ không thể thiếu đó chính là Hiphop. Những năm của thập niên 80s đón nhận sự bùng phát của Hiphop và nền văn hóa đường phố. Snapback, Caps có lẽ lúc đó sẽ chưa nổi bằng Bucket hat, vì trong suốt giai đoạn thập niên 80s – các bìa album, các liveshow, các miniconcert, các rapper chúng ta đều đội một quả bucket hat chất chơi người dơi. Một điểm khá hay là các rappers hồi đó thường đậm người, cộng thêm style oversize, đồ thụng và rộng thì còn gì thích hợp hơn một quả bucket hat cũng rộng không kém. Rapper đầu tiên mở đầu phong trào là Big Banh Hank của Sugar Hill Gang – tiếp theo là Run – DMC huyền thoại (1984 – DMC luôn nổi tiếng với kho tàng mũ khổng lồ, họ luôn xuất hiện trước công chúng và cuộc sống thường ngày với một quả bucket trên đầu) – LL Cool J và Jay Z năm 2000.
Nhưng cũng chính từ đó – Bucket hat đã mang trong mình một cái mác của sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Được sử dụng nhiều bởi các rappers da màu, khiến nó trở thành một key/icon/symbol của cộng đồng người da màu – thêm nữa với phần vành rộng có thể che mặt của người sử dụng khá nhiều làm cho “Bucket Hat” có 1 câu chuyện tương tự với Hoodie mà mình đã viết. Xã hội đại chúng đã xếp “Bucket Hat” vào danh sách đen, của những sản phẩm của những người tầng lớp thấp và tội phạm.
Thời trang chính thống cũng không mặn mà gì lắm với Bucket Hat. Dù cho rằng khoảng năm 2005 – Miuccia Prada đã ra một chiếc mũ Bucket với lông công lấp lánh trên sàn runway SS 2005. Nhưng có vẻ như Bucket hat vẫn chìm vào bóng tối nhiều hơn.
Streetwear – Sự trở lại hoàng kim của Bucket Hat.
Giai đoạn 2016 – với sự bùng nổ của thời trang đường phố và những cú trở lại mạnh mẽ của những món đồ thất sủng một thời như bomber, oversize hoodie và sweater. Bucket Hat cùng bùng lên theo đó, Raps trở thành thứ nhạc thời thượng và cái cách các nghệ sĩ da màu khẳng định mình, trở thành những tên tuổi lớn, có hàng triệu người theo dõi đã một phần nào đó xóa đi vết đen của “Bucket Hat”. Cùng với đó, các tên tuổi mới lên trong ngành thời trang (Streetwear) – đặc biệt là Stussy, sau này có Supreme.. đã mang Bucket hat trở thành một trong những chiếc mũ được yêu thích giai đoạn 2010s. Người ta đã mệt mỏi với những chiếc caps thông thường và dễ dàng bị gãy form, bucket hat là 1 lựa chọn không thể tốt hơn. Cùng với các style normcore, retro thì Bucket cũng bước chân vào giới “Highend Fashion” khi nhiều nhãn hàng lớn để mắt tới chiếc mũ xô này. Giai đoạn 2016-2017 cũng đánh dấu nhiều thương hiệu được tạo ra bởi các nghệ sĩ xuất thân từ đường phố, từ underground hay dòng nhạc hiphop, do đó Bucket hat cũng là 1 sản phẩm đầy yêu thích của họ.
Bucket ngày nay muôn hình vạn trạng, từ bình dân tới cao cấp, từ vài chục $ cho tới cả trăm dollars. Từ Stussy, Supreme đến sportwear như Nike, adidas và cả Louis Vuitton, Gucci..
Cách phối Bucket Hat
Và đây là điều mà nhiều người quan tâm nhất về Bucket Hat – làm thế nào để phối chiếc mũ này phù hợp với bản thể. Đây là một chiếc mũ khá dễ tính và không kén cá chọn canh nhiều. Nhưng để phối đẹp lại là một câu chuyện khác, như mình đã nói thì mũ cũng là một phần của trang phục. Tone màu, form dáng của bucket khá đa dạng để lựa chọn theo các tiêu chí sau. Đầu tiên đó là loại Bucket:
Có nhiều kiểu mũ bucket khác nhau, to – nhỏ - viền cúp – viền rộng. Đầu của chúng ta có nhiều kích cỡ khác nhau, đầu to – đầu nhỏ - đầu tròn – đầu méo. Bên cạnh đó, khuôn mặt cũng đa dạng các dạng khác nhau, trái xoan – chữ điền. Khuôn mặt, mái tóc, hình dạng cái đầu ảnh hưởng tới việc chúng ta chọn mũ sao cho phù hợp. Nếu đầu tròn, tóc nhiều thì chọn những kiểu bucket hat viền vừa phải, chất liệu mềm. Còn nếu đầu to thì chọn kiểu mẫu bucket viền mỏng nhưng “rộng” hơn để tạo cảm giác phần đầu của bạn trông nhỏ. Tóc mềm – tóc dày, tóc cuộn cũng ảnh hưởng đến form dáng của mũ. Nếu bucket hat làm bằng chất liệu vải mềm thì form đầu sau nó sẽ hiện ra như thế đó. Còn nếu chất liệu cứng thì sẽ giúp định hình được khuôn của “Đầu”.
Màu sắc thì sao? Dựa vào các chi tiết nhỏ xung quanh như là màu da, màu tóc, để lựa chọn màu của mũ để hợp tông hoặc rộng hơn là màu của nguyên trang phục bạn đi theo. Có thể là ton-sur-ton hoặc là một màu khác biệt hoàn toàn để tạo điểm nhấn. Cao cấp hơn nữa đó là sự đồng điệu về cách xử lí chất liệu hay bề mặt vải của cái quần, cái áo tiệp cùng bucket hat. Ví dụ là patchwork, descontruction hay distressed thì bucket hat cũng sử dụng đồng cách xử lí sẽ tạo ra được một bức tranh tổng thể hài hòa và gây ra hiệu ứng tốt nhất tới mắt người xem.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有127部Youtube影片,追蹤數超過2,210的網紅DJ Macky Suson,也在其Youtube影片中提到,While only 7km tall and at its bikini line 500m wide, tiny Boracay is the Philippines' top tourist draw, fuelled by explosive growth and a tsunami of ...
「underground rappers」的推薦目錄:
- 關於underground rappers 在 Facebook 的最佳解答
- 關於underground rappers 在 Facebook 的精選貼文
- 關於underground rappers 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於underground rappers 在 DJ Macky Suson Youtube 的精選貼文
- 關於underground rappers 在 DJ Macky Suson Youtube 的最佳貼文
- 關於underground rappers 在 DJ Macky Suson Youtube 的最讚貼文
- 關於underground rappers 在 Best Underground Rappers of 2021! (with IGs) - YouTube 的評價
- 關於underground rappers 在 43 Underground rappers ideas - Pinterest 的評價
- 關於underground rappers 在 Underground Rappers and Upcoming Artists - Facebook 的評價
underground rappers 在 Facebook 的精選貼文
AIRFORCE 1 MID – Đứa con “bị lãng quên” của Không Lực Nike.
Đùa vậy thôi, chứ thực ra đúng là như thế đấy. Trong suốt giai đoạn 2019 và đầu 2020, Nike đang ra sức mang lại những đứa con đã làm nên tên tuổi và iconic nhất của mình trong lifestyle và thời trang đường phố - đó là gì, đó là Airforce 1 với các bản collab với Gdragon “Paranoise”, hay với Travis Scott.
Bên cạnh đó, chi thị trường đại chúng thì các phiên bản Nike AF1 cũng đang làm mưa làm gió với thiết kế đẹp mắt và màu sắc pantone hợp xu hướng. Nike Dunk SB cũng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ sau phiên bản Offwhite Nike Dunk SB, Travis Scott và các phối màu đình đám hồi xưa. AirJordan 1s cũng tằng tằng ra và nhìn xem đi – Nike “có vẻ” khá yêu mến các bản Low, bản sneaker cổ thấp và những đôi Mid hình như đã bị đi vào quên lãng.
Đùng 1 cái, Comme Des Garcon trong runway A/W 2020 công bố sự trở lại “của Airforce 1 Mid với sự tiếp tục công trình hợp tác đầy chơi bời giữa 2 thương hiệu quyền lực CDG và Nike. Nhưng đáng nói hơn ở đây là, đứa con bị ghẻ lạnh của Không lực Nike – lại xuất hiện trong 1 runway lớn dưới cái tên của 1 thương hiệu lớn. CDG lúc nào cũng vậy, cũng muốn những đôi sneaker Nike xuất hiện trong các collection của mình một cách thời trang nhất và đồng thời cũng khá kén người đi nhất. Chúng ta có Comme Des Garcon x Nike Shox, CDG x Nike Air Presto Foot Tent…
(Có lẽ với những ai yêu giày sẽ nhớ Airforce 1 Mid khá ít các bản collab được nhiều người biết đến, thông thường sẽ là Supreme – phổ biến ở Việt Nam chắc bản AF1 MID Ricardo Tisci, còn ước mơ của mình là A Cold Wall Nike – bản High đầu tiên và giới hạn ở London chứ không phải low bán đầy ngoài thị trường đâu nhé).
Cùng trở lại về Airforce1 Mid – phiên bản Mid của AF1 được công bố và giới thiệu vào năm 1994, sau bản High và Low được debut trước đó 12 năm. Tuy nhiên, đối với thị trường đại chúng – thì có vẻ họ không khá “mặn mà” lắm với các phiên bản Mid này, vì nó được xem là “Signature shoes” của người da màu (Ở đây là rapper da màu) vào các giai đoạn cuối thập niên 90s.
Chúng ta có Wu-tang Clan, chúng ta có Jay-Z và các dân chơi da màu khác yêu thích mặc combo quần short thụng, áo jersey và một con AF1 Mid chiến.
Nhưng cũng giống như underground và streetwear vậy, Các đôi giày Nike Airforce 1 Mid gần như biến mất khỏi thị trường vào đầu những năm 2000s. Thời điểm đó là sự nổi dậy của các dòng retro-runner với Asics hay New Balance, do đó không chỉ riêng dòng Mid mà các bản low của Airforce 1 – đều “im hơi lặng tiếng” trên social cũng như mainstream.
Tuy nhiên, giai đoạn 2011 – có 1 cái tên đã mang cả dòng Airforce 1 trở lại đại chúng và đặc biệt là Airforce 1 Mid. Chính là không ai khác ngoài A$AP “Flacko” Rocky cùng binh đoàn A$AP Mob – nổi đình nổi đám với hit “Wild for the Night” cùng với Dj/Producer khét tiếng thời điểm đó Skrillex. A$AP Rocky đã hồi sinh “Không lực 1” Mid của Nike với việc sử dụng gần như 100% hình ảnh xuất hiện thời điểm đó cùng với đôi AF1 Mid. Thời tới vận tới, sự thay đổi về gu âm nhạc của gen Z với việc Rap trở thành thứ nhạc yêu thích nhất của thập kỉ đã mang sự quan tâm rất nhiều tới các rappers và outfit của họ. AF1 Mid đã không thành một đôi sneaker “Đậm mùi Gangster” mà trở thành đôi giày mà ai cũng nên có trong tủ giày của riêng mình. Chẳng thế mà sau sự thành công vượt trội của Nike x Vlone (A$AP Mob) bản low, bản thứ 2 luôn là các bản Mid màu đen (Nhưng do scandal của Bari nên Nike cắt hết hợp đồng rồi).
Với Sự bùng nổ của AF1 Mid thì các bản low cũng xuất hiện nhiều lên – những bạn nào chơi giày đã lâu, hẳn vẫn rất nhớ giai đoạn 2012 – 2013 Việt Nam khá ưa chuộng các đôi AF1 Low/Mid đen trắng và sở hữu nó như sở hữu Yeezy ngày nay vậy. Tiếp theo đó là cái sự collab mà là “Grailed” của khối thanh niên thời đó – Nike AF RT.
Airforce 1 lúc nào cũng vậy, đôi giày này càng beat càng đẹp. Nhưng so cho cùng, bản Mid vẫn khá kén người và cách ăn mặc hơn bản Low – đó cũng là lí do mà tại sao AF1 MID thường không được “Sủng ái” nhiều khi ra thị trường. Nhưng nếu bạn là 1 người có gu ăn mặc và sáng tạo 1 tí, nó sẽ là con dao sắc bén khiến bạn khác giữa 1 rừng AF1 low bây giờ.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
underground rappers 在 Facebook 的最佳貼文
VĂN HOÁ QUẦN TỤT – CÓ HAY KHÔNG?
“ Đánh giá qua những cặp vần mỗi khi mở beat
Thay vì là cách mặc quần của bọn tao hở đít..”
Có lẽ cái style quần tụt tới tận nửa mông – để lộ underwear và cả vòng 3 không còn xa lạ với nhiều người. Phong cách này chúng ta thường được thấy mấy anh rapper da màu là chuộng nhất – sau này còn lan tới cả người đàn ông có vợ Justin Bieber một thời “Thanh xuân nổi loạn”. Có những lúc Justin Bieber rất ưa chuộng cái style quần tụt tới gần hết mẹ mông, để khoe cả boxer – ngoại trừ các fangirl mê ảnh thì đại chúng đều không thiện cảm với hình ảnh này. “It’s disrespectful!” – Thật là thiếu tôn trọng người xem (Một số người đã nói như vậy)
Bên cạnh đó, kiểu style quần tụt “thiếu thiện cảm” này cũng khá quen thuộc trong các cộng đồng người da màu – nơi nói chuyện bằng rap, súng và nắm đấm. Trong các MV rappers của những hình tượng trong giới (Wiz Khalifa, Lil Wayne..) – hình ảnh túm quần thụng là một điều rất bình thường. Đến nỗi – đây được coi là biểu tượng của băng đảng và mặt tối của nền văn hoá, nơi những ngôn từ thô tục được sử dụng và chất kích thích. Và do Rap (Một phần quan trọng và phổ biến nhất đại chúng của hiphop) lại được present bởi các anh da màu khá nhiều – nên vô hình chung, quần tụt như là 1 phần của thời trang nền văn hoá này, lại được ưa thích bởi thế hệ mới, bỏ qua cái quá khứ đen tối của nó. Tuy nhiên, vẫn chưa được nhiều thiện cảm từ xã hội và cộng đồng thời trang đại chúng
.
Vốn dĩ giới trẻ hiện tại học hỏi, bắt chước khá nhanh và luôn muốn sự cool ngầu as much as possible giống như các thần tượng của họ - thì việc lạm dụng quá là chuyện không thể nào tránh khỏi – làn sóng phản đối cũng mạnh mẽ không kém. Khiến những người vốn không thích thời trang đường phố, có một cái nhìn ác cảm hơn với những thứ thuộc về đường phố. Nhưng ít người biết về câu chuyện đằng sau về cái sự tụt quần ngổ ngáo này.
GIAI THOẠI 1:
Chiếc quần tụt này được gọi là “Sagging Style” hay “Saggin’ Pants”. Trở lại Los Angeles những năm 1988 – nơi xuất xứ sớm nhất của xu hướng “Sagging”/ Quần tụt, LA (tồn tại cũng hơn 3 thập kỉ rồi các bạn ạ :v) – LA lúc đó là 1 nơi loạn lạc, bạo lực, đầy băng đảng, không như là 1 thành phố thiên thần như bây giờ. Hiphop lúc đó chưa phải là cái gì quá xu hướng và thị trường như bây giờ, hiphop chỉ tồn tại đúng nghĩa là underground, nơi những gì đen tối nhất diễn ra – những kẻ buôn bán ma tuý, cần sa, chơi rap gang và thanh toán giữa các hoods giành địa bàn, những kẻ vào tù ra tội.
Và có những giải thích không chính thống nói về chiếc quần tụt/ “Sagging Pants” như thế này: Vì thắt lưng có thể trở thành trong tù ngục – nên tất nhiên đồng phục trong tù chẳng có thắt lưng và sự “trễ” của chiếc cạp quần may sẵn đối với những tù nhân không có thân hình phù hợp là chuyện bình thường. Thế là những kẻ ra tù, cũng mang cái kiểu quần trễ đó ra ngoài, để nói cho những kẻ khác rằng là “Ê Ku! Tao mới ra tù đó!” hay “Tao ra tù vào khám như cơm bữa! Đừng đụng vào tao!” – tang độ gang của mình đúng không. Hay dark hơn rằng – trong tù, sẽ chỉ có nam hoặc nữ ở chung với nhau, việc mặc quần trễ như vậy – sẽ thể hiện rằng đối tượng đang “gợi tình” người khác và mang tính “sexual” khá cao (Khổ - sống trong tù mà nhu cầu vẫn cao nên bất chấp giới tính).
Thế nên mới có những kiểu câu nói mà phụ huynh hay nói với đám nhóc mặc quần tụt như sau:
“Mày muốn nhìn như trông tội phạm à? Kéo cái quần cao lên”
“Mày có biết là mặc như vậy có nghĩa là mày đang mời thằng khác thông mày không? Kéo cái quần cao lên”.
Nhưng đó cũng chỉ là giai thoại mà thôi. Việc những ý tưởng xuất phát từ ngục tối ảnh hưởng lên thời trang cũng khá nhiều, từ hình xăm đến màu cam nổi trội – đã được các nhà thiết kế thời trang ứng dụng để lột tả sự “Không tự do” hay để răn đe về việc “Nhân quả” “Phải tuân theo luật pháp” hay đơn giản là chỉ thể hiện sự hoà bình, không mong muốn con người phải sống như trong tù tội.
NGUỒN GỐC SÂU XA – Zoot Suits.
Chúng ta lại trở về 1 khoảng thời gian trước đó – năm 1930, thời kì mà nước Mỹ đang trải qua giai đoạn “Đại Suy Thoái”, nền kinh tế trì trệ - hàng ngàn con người thất nghiệp. Và tất nhiên, nhu cầu ăn mặc cũng cực kì bị hạn chế, song song với nó, là sự phân biệt chủng tộc còn khá rõ ràng tại xã hội Mỹ. Những đứa trẻ da màu, mặc những outfit oversize, baggy và rộng, với những chiếc quần ống thon (bó lại) ở gần mắt cá chân. Outfit này được gọi là :Zoot suits.
Vì chính vì lí do tài chính không có nhiều, nên những bộ cánh mới hầu như rất khó khăn, vậy chúng phải đi kiếm những tiệm bán đồ cũ, thriftshop (tiệm bán đồ từ thiện) để mua những chiếc áo, quần quá khổ và sau đó nhờ mẹ, dì kéo nhỏ lại. Tất nhiên, nhỏ mặc đồ oversize thì sự trễ của bộ đồ, đặc biệt là quần – sẽ có. Những đứa trẻ da màu, đã mặc quen sự rộng rãi của bộ đồ - khi lớn lên cũng đã quen với mặc kiểu mặc nó. Hơn nữa trong thời kì suy thoái, công việc không nhiều và sự phân biệt chủng tộc cho người da màu cao – những thanh niên da màu không có cách nào kiếm được tiền ngoài làm việc bất hợp pháp -> Thế là hình ảnh “Sagging Pants” gắn liền với những khu phố ổ chuột, những băng đảng bắt đầu từ đó.
Ngoài ra – cũng có nghiên cứu cho rằng, sagging thông qua Zoot Style còn liên quan tới văn hoá nhạc Jazz và những nghệ sĩ da màu quanh nó. Mặc một chiếc quần rộng, thoải mái sẽ dễ dàng nhảy và thu hút người khác giới hơn – đó là lí thuyết của các anh. Các anh này còn hay đi du lịch, truyền bá style Zoot đi nhiều nơi nữa.
Và người da trắng – nghiễm nhiên cho rằng mặc style này là tầng lớp thấp kém – đặc biệt là da màu và sự phân biệt chủng tộc lên cao tới mức – những gã quân nhân da trắng, quần thắt lưng (Vì họ cho rằng ăn mặc chỉnh tề, như 1 người lính mĩ với chiếc thắt lưng, đó mới là người Mỹ, còn lại là lũ ăn bám và trì trệ nền kinh tế xã hội) đã túa ra và tìm kiếm những người da màu mặc Zoot style và đánh đập họ thậm tệ. Zoot Suit Riot trở thành 1 vụ bê bối về sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ và nó khiến dư luận dấy lên 1 làn song đấu tranh cho sự công bằng của mọi người dân Mỹ - không phân biệt chủng tộc và giai cấp.
Và những người da màu sau này, mặc Zoot (Tiền thân của baggy) cũng như là 1 cách để “hằn mặt” người da trắng vì sự phân biệt chủng tộc của họ - một cách “tự hào” (Somehow) về thời trang của họ đã sáng tạo ra và nêu rõ tinh thần “bất khuất” – “đoàn kết” của người da màu trong xã hội Mỹ.
Và, như mình đã trình bày – thì sagging pants không chỉ thể hiện sự băng đảng, hood nhiều hơn mà nó còn có 1 câu chuyện về 1 thời kì đen tối sau đó nữa. Tuy nhiên, việc lạm dụng sai mục đích thì cũng không đúng cho lắm…
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
underground rappers 在 DJ Macky Suson Youtube 的精選貼文
While only 7km tall and at its bikini line 500m wide, tiny Boracay is the Philippines' top tourist draw, fuelled by explosive growth and a tsunami of hype. The influx of visitors caused the Philippines government to temporarily close Boracay to tourists for six months. This 'rehabilitation' period, was used to restore the island to its former glory and it has since reopened with a limit on the number of daily visitors. #Shorts
#Boracay2021 #BoracayIsland #BoracayPhilippines #BoracayActivities
#BoracayTourism #BoracayHotels #BoracayResorts #BoracayAirbnb #BoracayApartments "Boracay Videography Service"
"Boracay Videographer"
underground rappers 在 DJ Macky Suson Youtube 的最佳貼文
While only 7km tall and at its bikini line 500m wide, tiny Boracay is the Philippines' top tourist draw, fuelled by explosive growth and a tsunami of hype. The influx of visitors caused the Philippines government to temporarily close Boracay to tourists for six months. This 'rehabilitation' period, was used to restore the island to its former glory and it has since reopened with a limit on the number of daily visitors. #Shorts
#Boracay2021 #BoracayIsland #BoracayPhilippines #BoracayActivities
#BoracayTourism #BoracayHotels #BoracayResorts #BoracayAirbnb #BoracayApartments "Boracay Videography Service"
"Boracay Videographer"
underground rappers 在 DJ Macky Suson Youtube 的最讚貼文
While only 7km tall and at its bikini line 500m wide, tiny Boracay is the Philippines' top tourist draw, fuelled by explosive growth and a tsunami of hype. The influx of visitors caused the Philippines government to temporarily close Boracay to tourists for six months. This 'rehabilitation' period, was used to restore the island to its former glory and it has since reopened with a limit on the number of daily visitors. #Shorts
#Boracay2021 #BoracayIsland #BoracayPhilippines #BoracayActivities
#BoracayTourism #BoracayHotels #BoracayResorts #BoracayAirbnb #BoracayApartments "Boracay Videography Service"
"Boracay Videographer"
underground rappers 在 43 Underground rappers ideas - Pinterest 的推薦與評價
Jan 12, 2020 - Explore Tina haupert's board "Underground rappers" on Pinterest. See more ideas about underground rappers, rappers, rapper. ... <看更多>
underground rappers 在 Underground Rappers and Upcoming Artists - Facebook 的推薦與評價
This group is for underground rappers who are tryna make it. When you post something, it will instantly be posted to the group, there is no moderation... ... <看更多>
underground rappers 在 Best Underground Rappers of 2021! (with IGs) - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>