LẬT LẠI HỒ SƠ – GEOFFREY B. SMALL, NHÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG BỀN VỮNG THỰC THỤ.
Nước Mĩ có thể là cường quốc về kinh tế, về khoa học kĩ thuật hay về quân sự nhưng không phải là cường quốc về Thời trang. Điều mình muốn nói ở đây đó là nội tại của nước Mĩ khi mà đây không phải là cái nôi của nền công nghiệp quần áo (Vốn dĩ là văn hóa từ thực dân thuộc địa mang sang – Thực dân Anh) nhưng không hẳn là không có người tài.
Có một nhà thiết kế mà ở thế giới hiện đại sẽ ít người biết – vốn dĩ ông cũng khá lowkey nhưng nhắc tới cái tên này thì luôn luôn nhận được sự tôn trọng không hề nhỏ đến từ những cây đại thụ, những người máu mặt trong nền công nghiệp thời trang. Được ông trùm Pierre Berge (đồng sáng lập Yves Saint Laurent) ca ngợi là “The only American Designer with true talent” – “Nhà thiết kế người Mĩ duy nhất thực sự có tài năng”. Ông là nhà thiết kế đến từ xứ sở cờ hoa đầu tiên trình diễn một show avant-garde tại Paris – thánh địa thời trang, là người Mỹ thứ ba trong lịch sử được Chambre Syndicale ( Liên đoàn thời trang của Pháp) công nhận tài năng và những gì mà ông đã làm. Người được xuất hiện trên ngàn ấn phẩm truyền thông thời trang khắp thế giới, đoạt được hàng tá giải từ các viện hàn lâm. Khách hàng không phải là có tiền mới mua được mà phải là có máu mặt và thực sự đáp ứng tiêu chuẩn – bao gồm siêu mẫu Veruschka, Winona Ryder, Halle Berry và David Beckham. Các bạn biết Karl Lagerfeld chứ, huyền thoại đến từ Channel. Cụ Karl vốn là 1 người khó tính nhưng bộ sưu tập của nhà thiết kế này đã được chụp bởi Karl Lagergeld trong bản hợp tác với Louis Vuitton năm 2006 cho tạp chí Numero Homme.
Đó chính là GEOFFREY B.SMALL.
Năm 2019 – 2021, ở Việt Nam cũng như thế giới đặt nhiều vấn đề về “Sustainable Fashion” – “Thời trang bền vững” cùng với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thời trang sử dụng yếu tố “Thân thiện môi trường” là kim chỉ nam để phát triển và tiếp cận thị trường. Sự thật thì mất lòng nhưng cá nhân mình nghĩ “Sustainable Fashion” cũng chỉ là 1 công cụ truyền thông và xây dựng các giá trị cốt lõi đi kèm. Quay quanh vẫn là “Hạn chế tối thiểu tác hại của Thời trang lên thế giới” và phát triển sản phẩm bền vững vượt thời gian.
Vậy thì chúng ta lại càng phải hiểu về Geoffrey B.Small để xem người đàn ông này luôn luôn được xem là 1 ví dụ điển hình về “Thời trang bền vững”, một sự cảm thụ thời trang chậm rãi “Slowness Fashion”.
Nhiều tạp chí cho Geoffrey một cụm từ là “Slowness”. Nó không phải là chậm như rùa mà đây là 1 từ “sang trọng” trong từ vựng của Anh Ngữ. Nó bao hàm sự tận tâm, kiên trì, kiên nhẫn và cống hiến – trái ngược hoàn toàn với nhịp sống nhanh, mặc đồ nhanh và xu hướng nhanh hiện nay. Hoạt động trong ngành thời trang vốn được xem là “Sát thủ môi trường” khi luôn được xếp trong top 5 những nền công nghiệp ô nhiễm và độc hại với mẹ Trái Đất thì Geoffrey là 1 “gã lập dị”.
Lập dị vì sao?
Vì với danh tiếng và tài năng cũng như các mối quan hệ mà mình vừa kể trên, Geoffrey thừa sức tận dụng tên tuổi để đưa ra các sản phẩm hàng loạt và công nghiệp nhất. Nhưng không, “Gã lập dị” này lại ưa thích sự chậm rãi, nhấn mạnh vai trò của thủ công, của ngành dệt may truyền thống cũng như sự phân phối, kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Small chỉ có khoảng 10 cửa hàng sẽ bán sản phẩm của mình trên toàn thế giới với số lượng sản phẩm 400 items mỗi mùa. Quá ít đúng không nào?
Người đàn ông theo học Boston và bị trục xuất bởi khoa đã liên tục tìm tòi, làm việc để nâng cao kĩ năng, tay nghề và phát triển được những ứng dụng dựa trên phương pháp làm quần áo thủ công. Một “Avant-Garde” thực thụ khi mà Small là người tiên phong trong nhiều xu hướng thiết kế toàn cầu có tác động không hề nhỏ hiện nay như thời trang tái chế, thời trang đường phố, cảm hứng từ các nét lịch sử từ thập niên trước (Thời trung cổ, thời Tân thế giới).
Một tư tưởng đã khác người và đánh thẳng vào giá trị cốt lõi của Thời trang từ những năm 1970s, Small luôn thể hiện rằng những bộ quần áo chỉ tuyệt vời khi nó được làm bởi con người – những kĩ thuật may mặc đứng đằng sau đó nên được công chúng nhận ra và đanh giá cao nhiều hơn. Những thứ như quảng bá, marketing hay lợi ích của các doanh nghiệp, các tập đoàn đã chi phối và thống lĩnh ngành thời trang này. Giờ đây, thời trang không hề “bền vững” mà chỉ tồn tại dựa trên định mức “Doanh thu” và “Độ nổi tiếng” mà vốn dĩ nhưng thứ đó cũng chỉ phát triển trong một hạn mức nhất định nào đó. Với Geoffrey B.Small thì Thời trang là nghệ thuật và những thứ mà các thế hệ đang cống hiến cho cái sự may mặc của loài người phải đi theo con đường nâng cao chất lượng, nâng cao thiết kế. Không thổi phồng, không đánh bóng, không nói dối và mục đích duy nhất của thời trang đó là làm đẹp cho con người.
Khởi nguồn giản dị:
Dù được xem là một trong những nhà thiết kế Mĩ có các bộ sưu tập được trưng bày ở Pháp nhiều nhất nhưng sự nghiệp thời trang của Small lại xuất phát là một nhân viên bán quần áo tại cửa hàng Gap ở Boston vào năm 1976. Vốn dĩ là công việc tạm thời để Small nung nấu tình yêu thời trang của mình. Với chiếc máy may cũ, Small đã làm nên câu chuyện cổ tích trên căn gác mái của gia đình khi đã đánh bật 34.000 đối thủ khác để trở thành kẻ đứng đầu trong cuộc thi thời trang lớn nhất Bắc Mĩ.
Trong khoảng thời gian tiếp theo từ năm 1984-1991, B.Small liên tục đạt các thành quả về thiết kế và doanh thu của mình. Điển hình là chiếc áo “hiện tượng” mang tên “The Ultimate Shirt” từng xuất hiện trên Vogue US với 1 triệu dollar thu về (Mà nên nhớ cách đây hơn 20 năm thì 1 triệu đô to khủng khiếp nha các bạn). Tiếng lành đồn xa, thanh niên trên mái gác xép và ở cửa hàng Gap Boston ngày nào được trọng dụng và có những thư mời đến từ những người nổi tiếng và cả chính phủ.
Nhưng điểm nhấn và bước ngoặt là
Tháng 10 năm 1992, Collection đầu tiên của G.B.Small được giới thiệu tại Paris và ngay chỉ 1 năm sau đó – bộ sưu tập thứ hai cũng trình làng. Là người Mĩ nhưng Small nhanh chóng nhận được lời tán dương của Pierre Berge cũng như liên đoàn thời trang nước Pháp. Đi trước thời đại một bước, tại ngay thời điểm đó – B.Small đã bắt đầu ứng dụng về thiết kế sử dụng phương pháp tái chế tại các sản phẩm của mình (Đồng thời điểm với Martin Margiela và Lamine Kouyate).
Runway đầu tiên của B.Small mang tên “Typical American” – “Kiểu Mỹ điển hình” tạo nên rất nhiều tranh cãi và gây shock đối với giới mộ điệu thời trang. Lần đầu tiên một nhà thiết kế Mĩ lại gây được tiếng vang nhiều như thế, mở đường cho những tên tuổi sau này như Jeremy Scott, Marc Jacobs, Rick Owens, Tom Ford..
Năm 1996 – Small công bố “Bộ sưu tập quần áo tái chế dành cho nam” đầu tiên trên thế giới tại Paris. Collection này cực kì thành công tại thị trường Nhật Bản và được bán ở hơn 40 thành phố khác nhau trên thế giới. Năm 1997, B.Small được nằm trong top những nhà thiết kế thời trang hàng đầu.
Trong giai đoạn này thì B.Small cùng các cộng sự của mình đã tìm tòi, nghiên cứu và cải tiến kĩ thuật trong các phương pháp tái chế để ứng dụng lên thời trang. Chúng ta không biết nhưng những cải tiến này đã được áp dụng và tiếp thu bởi nhiều cái tên nổi tiếng khác như Martin Margiela, Alexander Mcqueen, Dirk Bikkembergs, Helmut Lang… Dù được credit lại nhưng khách hàng không hề biết mà đó cũng là lí do vì sao B.Small lại được tôn trọng bởi những người, những nhà thiết kế khác trong nghề như vậy.
Kể đến các kĩ thuật mà B.Small tiên phong trong việc sử dụng và “Tái chế thời trang” trong đó có là thay đổi mục đích sử dụng ban đầu của quần áo thành một loại khác – có nghĩa là tái sử dụng/tái cơ cấu. Sử dụng nhựa, kim loại và các linh kiện điện tử áp dụng vào thiết kế quần áo tái chế. Đồ có thể chuyển đổi – quần áo 2 trong 1, đa chức năng để giảm bớt việc quá nhiều đồ. Quần áo có thể thành túi xách hoặc các thể loại thời trang thay thế… vv.
Nhưng – nỗi vui không bao giờ kéo dài. Năm 1999, thế giới thời trang thay đổi khi mà các tập đoàn kinh tế khổng lồ trên thế giới bắt đầu đầu tư hàng trăm tỉ dollar vào nền công nghiệp thời trang. Bằng các hình thức phổ biến như quảng cáo, quảng bá diện rộng thì cuộc chơi đã hoàn toàn ngã ngũ về những kẻ lắm tiền nhiều của – nó đã đẩy những nhà thiết kế sáng tạo độc lập ra khỏi thị trường và bị hụt hơi trong cuộc chạy marathon này. Rõ ràng để cứu đứa con tinh thần của mình, các nhà thiết kế không còn phương án nào khác là phải bán thương hiệu – bán tên tuổi cho những tập đoàn kia. Những cái tên như Martin Margiela, Vivienne Westwood, Helmut Lang, Ann Demeulemeesteer, Alexander McQueen và ngay cả B.Small cũng không thể thoát ra được. Năm 1999, B.Small đồng ý thỏa thuận về việc thương mại các sản phẩm của mình với một nhà sản xuất ở Ý.
Nhưng rõ ràng điều này đi ngươc hoàn toàn với những gì mà B.Small làm với “Thời trang tái chế” và tôn chỉ của ông. Ngay chỉ sau đó gần 2 năm, B.Small kết thúc hợp đồng và quay trở lại làm thành một thương hiệu độc lập 1 lần nữa với số lượng quần áo sản xuất giới hạn, thủ công và hệ thống phân phối được lựa chọn kĩ càng. 1 bước tới việc phát triển “Bền vững” mà không bị “Hòa tan”.
SỤ BỀN VỮNG KHÔNG CHỈ ĐẾN TỪ MỘT NGƯỜI
Rõ ràng hơn ai hết, B.Small hiểu được giá trị của những nhà thiết kế trẻ độc lập, sáng tạo và ảnh hưởng khủng khiếp của đồng tiền - ở đây là những tập đoàn thời trang nổi tiếng. Bền vững không chỉ đến từ tái chế, nguyên liệu mà nó còn đến từ giá trị của con người, của những di sản được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và một trong những thành tựu mà B.Small để lại cho chúng ta đó là việc thành lập Area Paris Show, một nơi được tạo ra để phục vụ chon hu cầu thể hiện của những fashion designer độc lập vào năm 2003. Area Paris Show đã giới thiệu hơn 60 nhà thiết kế trẻ/sáng tạo và độc lập từ khắp nên trên thế giới với hơn 170 buổi trình diễn các collection ở tại kinh đô thời trang – Paris. Với mối quan hệ, sự nổi tiếng và giúp đỡ của mình – B.Small đã giúp các nhà thiết kế trẻ có tiếng nói riêng trong nền công nghiệp thời trang ngày càng trở nên nhanh này.
Là người yêu thời trang và coi trọng vai trò của may mặc thủ công thì với những gì cống hiến mấy chục năm qua thì Geoffrey B.Small nên được biết nhiều hơn với hình ảnh của 1 người phát triển thời trang bền vững thực thụ.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過71萬的網紅VOGUE Taiwan,也在其Youtube影片中提到,六位新生代服裝設計師,以書法藝術家董陽孜女士的墨寶為創作靈感,將服裝與書法藝術合為一體,透過時尚讓我們領略水墨舞動之美。 Just In Case設計師周裕穎 取自書畫的「乾濕濃淡焦」技法,這套命題為「濕」的創作,使用了多種人工皮草與鳥獸羽毛為設計主軸,並利 用幾何圓形輪廓來呈現紙上水墨淋離的渲染...
vogue homme 在 Wu Ju_우주韓國代購 Facebook 的精選貼文
🇰🇷🇰🇷 #預購
⠀
💡 05月份韓國雜誌開始收單囉
💡 各雜誌收單到官網售完為止
💡 官方預計05月初~中開始發貨
⠀
W Korea|450元
封面+訪問:BLACKPINK Rosé(5款可選)
訪問:NCT道英&孔明、金永大&韓智賢、黃旼炫
⠀
ELLE|500元
封面+訪問:孔劉(3款可選)
訪問:NU'EST REN&JR、Astro、俞承豪
⠀
Bazaar Korea|420元
封面+訪問:秀智(3款隨機)
訪問:王嘉爾
⠀
Singles|430元
封面+訪問:姜丹尼爾(2款可選)
訪問:輝人、輝映&澯熙
⠀
Esquire|550元
封面+訪問:車銀優(2款可選)
訪問:Hoshi、姜昇潤
⠀
@star1|200元
封面+訪問:
正封-瑟琪&BewhY
背封-尹智聖
⠀
Vogue Korea|450元
訪問:IU
⠀
Marie Claire|390元
封面+訪問:宣美&請夏
訪問:路雲、刑準&性珉
⠀
1st LOOK 217號|200元
正封-金玉彬&李浚赫
背封-振永
⠀
Arena Homme+|380元
封面+訪問:EXO 燦烈(2款可選)
訪問:白虎、柱延&賢在&善旴
⠀
🛒訂購方式
1⃣ 私訊粉絲專頁訂購
▪ 確認代購相關規定(👉https://reurl.cc/e8qgLK)
▪ 7-11運費40元 / 郵寄80元 / 永和工作室自取
⠀
2⃣蝦皮賣場下單
▪ 賣場價格已另加蝦皮手續費
▪ 無未取貨紀錄可選擇貨到付款
▪ https://reurl.cc/L0n234
⠀
🔔老顧客優惠
💕購買次數達五次以上(依FB帳號計算),即可使用7-11賣貨便下單貨到付款
⠀
#韓國雜誌
#韓國雜誌代購
#韓國代購
#WUJU代購_韓星周邊
vogue homme 在 Wu Ju_우주韓國代購 Facebook 的精選貼文
🇰🇷🇰🇷 #預購
⠀
💡 03月份韓國雜誌開始收單囉
💡 各雜誌收單到官網售完為止
⠀
Singles|370元
封面:ITZY
訪問:SJ東海、CIX、玉澤演、MAMAMOO頌樂
⠀
Men's Health|350元
封面:元虎(2款可選)
⠀
Cosmopolitan|390元
封面:崔志宇
訪問:NCT廷祐、道英
⠀
W Korea|390/本
封面:EXO伯賢、MAMAMOO華莎(A版/B版2款隨機)
訪問:金宇碩、黃寅燁、請夏
⠀
Vogue Korea|400/本
訪問:TXT、宋康、BLACKPINK Jennie
⠀
Arena Homme+|370元
封面:李棟旭
訪問:MONSTA X I.M、黃寅燁、趙炳圭
⠀
🛒訂購方式
1⃣確認付款方式、寄件方式、運費等代購相關規定後(👉https://reurl.cc/e8qgLK) 私訊粉絲專頁訂購
2⃣蝦皮賣場下單(賣場價格已另加蝦皮手續費):https://reurl.cc/Gr0zY3
⠀
🔔老顧客優惠
💕購買次數達五次以上(依FB帳號計算),即可使用7-11賣貨便全款貨到付款
⠀
#韓國雜誌
#韓國雜誌代購
#韓國代購
#WUJU代購_韓星周邊
vogue homme 在 VOGUE Taiwan Youtube 的最讚貼文
六位新生代服裝設計師,以書法藝術家董陽孜女士的墨寶為創作靈感,將服裝與書法藝術合為一體,透過時尚讓我們領略水墨舞動之美。
Just In Case設計師周裕穎
取自書畫的「乾濕濃淡焦」技法,這套命題為「濕」的創作,使用了多種人工皮草與鳥獸羽毛為設計主軸,並利 用幾何圓形輪廓來呈現紙上水墨淋離的渲染層次細節。
黑色皮草連身洋裝(Just in Case)
chiehms設計師陳姵潔
使用繩、紗網,運用線條,重新詮釋「縈」繞的書法線條。
黑色透紗兩件式長洋裝(chiehms)
HOMME VAN LAB設計師張暘
融合立體斜裁、纏繞及手工珠縫刺繡等高級訂製服做法,將董陽孜老師的墨寶線條幻化成銀河星途,交織出一篇關於仲夏夜星空的新樂章。
黑色抓摺長禮服(HOMME VAN LAB)
SHAO YEN設計師陳劭彥
將董老師的點畫書體拆解放大,藉由空間透視去觀看作品,以不同技法呈現筆墨動態的凝結畫面,表達線條的同時帶出服裝元素。運用不同寬窄、色澤、質地的壓褶,表達墨濃淡潤燥的深淺層次。
不規則長洋裝(SHAO YEN)
APUJAN設計師詹朴
以東方傳統服飾的基礎作為時裝輪廓,將水墨線條透過針織、印染等不同技法表達虛實之間的變化,寬鬆的線條巧妙呼應書法中呼吸、留白的空間感。
袍式洋裝、長褲(APUJAN)
fu yue設計師王舜民
虛實之美是書法藝術的精髓,設計師將實轉化成版型,虛則成為比例運用及墨寶的配置。應用輕盈卻結構厚實的尼龍布,重新塑形展現力道。
立體長洋裝(fu yue)
《讀衣》時尚x藝術跨界展 自10.13 ~ 10.30,於松山文創園區5號倉庫展出。
快來訂閱我們的頻道::http://smarturl.it/orjv20
------------------------------------------------------------------------------
VOGUE Facebook 粉絲專頁:http://smarturl.it/qo9tkf
VOGUE 官網影音專區:http://www.vogue.com.tw/live/
The Scene Facebook 粉絲專頁:http://smarturl.it/pdjxq0
GQ 官網:http://www.gq.com.tw/
GQ Facebook 粉絲專頁:http://smarturl.it/r9gauv
vogue homme 在 VOGUE Taiwan Youtube 的最讚貼文
林辰唏和林辰澤,兩個似乎在性別角色裡置換了身分的人,眉宇有些相似,可卻獨立出兩極的對比形象。男朋友女朋友,女生愛皮衣男生穿裙子,在時尚裡,早已將既定性別形象模糊化,愈是顛覆男與女的傳統造型,愈能展現自我風格,就這麼,在未來,你是你、我也是你。
欲看更多精彩內容,請上
VOGUE 官網:http://www.vogue.com.tw/
VOGUE 粉絲團:https://www.facebook.com/VogueTW
VOGUE Beauty美人會:https://www.facebook.com/Vbeautyclub
GQ 官網:http://www.gq.com.tw/
GQ 粉絲團:https://www.facebook.com/GQTaiwan