NIKE VÀ BÀI TOÁN SẢN XUẤT
Hẳn ai cũng biết tới việc Nike thông báo “có thể sớm” đối mặt với tình trạng kham hiếm những đôi sneaker được bán tại thị trường. Không, câu trên là hoàn toàn sai bởi vì đây là report/báo cáo từ một công ty phân tích thị trường mang tên S&P Global Market Intelligence – Nike không chính thức nói thông tin kia trên.
Nguyên nhân mà có dự báo kia là sự bùng phát của Covid19 với biến thể “độc ác” Delta tại thế giới nói chung và đặc biệt là sự lây nhiễm mạnh tại các khu trung tâm công nghiệp – nơi đang vận hành nhiều dây chuyền gia công sản xuất sneaker của Nike khiến chính phủ sở tại và các công ty phải đóng cửa ngay lập tức để kiểm soát dịch bệnh. Điều đáng lo cho tập đoàn footwear lớn nhất thế giới này là những nước đang nắm hầu hết sản lượng sản xuất là Việt Nam, Indonesia đều đang là “nạn nhân” của Covid19 ít nhất là trong 2 tháng qua.
“Không bao giờ bỏ trứng trong cùng 1 giỏ” – Câu châm ngôn quen thuộc dành cho bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong việc đa dạng kênh phân phối và sản xuất để giảm bớt rủi ro cũng như sự lệ thuộc thụ động vào một bên thứ ba. Nike đang được cung cấp bởi 122 nhà máy tại 12 nước trên thế giới. Theo thống kê vào năm 2020, các công ty ở Việt Nam – Indonesia – Trung Quốc đang nắm theo thứ tự là 50%,24% và 22% về mảng sản xuất giày dép. Về phần quần áo thì Trung Quốc đứng đầu ở mức 28%, Việt Nam là 23% và Thái Lan là 12%.
Các tập đoàn lớn đảm nhận sản xuất cho Nike sẽ nằm ở các công ty – tập đoàn sau cho bạn nào nếu muốn tìm hiểu.
1. Pou Chen Corporation: Đây là đối tác lớn nhất của Nike khi tập đoàn này đảm nhận việc sản xuất giày cho rất nhiều hãng lớn như Nike, adidas, Asics, New Balance và Timberland. Tập đoàn Đài Loan này có hệ thống trải dài ở Trung Quốc, Indo, Việt Nam, Bangladesh, Campuchia và Myanmar. Ở Việt Nam, hệ thống của công ty này nằm ở HCM và Đồng Nai nếu mình nhớ không lầm.
2. PT Pan Brothers: tập đoàn này chuyên sản xuất về trang phục và quần áo. Ngoài Nike thì còn có Uniqlo, TNF, adidas, Lacoste, Ralph Lauren, Prada, Armani.
3. Fulgent Sun Group: đã là bạn của Nike từ năm 2009. Một cái tên khác đến từ Đài Loan sản xuất giày cho Nike và có hệ thống dây chuyền tại Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc.
4. Delta Galil Industries: là một thương hiệu sản xuất hàng may mặc có hệ thống sản xuât tại SEA. Sẽ quen thuộc với Nike hơn ở mảng sản xuất quần áo – đặc biệt là vớ. Số lượng vớ khổng lồ mà tập đoàn này sản xuất cho Nike khiến cái tên này cũng được nằm trong danh sách.
Vậy ở Việt Nam, hai tập đoàn lớn nhất nhì trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm Sneakers là Pou Chen và Fulgent Sun Group, ngoài ra còn có Chang Shin Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc, khoảng ~30.000 lao động, đóng tại Đồng Nai – năng lực sản xuất là 60k đôi/ngày). Và đau lòng cho quê hương của chúng ta, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành ở Nam Bộ đang hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid 19 khiến nhiều doanh nghiệp phải shut-down hoặc chí ít đảm bảo được nguyên tắc “4 tại chỗ” khiến khả năng sản xuất không ít thì nhiều sẽ bị giảm sút. Đây là một điều mà chẳng ai muốn, từ nước sở tại đến tập đoàn công ty (Xin nhắc lại là Indonesia cũng đang rất tang thương).
Nhưng nhiều người ở Việt Nam đang nói về vấn đề này một cách rất bông đùa, chỉ quay quanh việc thiếu sneaker để họ mua cũng như không còn những đôi VNXK để họ leak ra sớm. Chúng ta sẽ xin đề cập tới vấn đề mà Nike cũng như hệ thống dây chuyền sản xuất của Nike để xem như thế nào nhé. Mọi chuyện sẽ không chỉ dừng lại ở dăm ba đôi VNXK đâu.
VỀ PHẦN NIKE VÀ DÂY CHUYỀN/NĂNG LỰC SẢN XUẤT.
Tại sao mình liệt kê hệ thống các công ty đang là supplier của Nike và các nước mà họ đang có nhà máy. Để cho mọi người thấy rằng chuỗi sản xuất của Nike là khá đa dạng và trải dài ở nhiều nước để cho Nike một khả năng không quá phụ thuộc vào bất kì một bên nhà cung cấp nào. Nike không “chính thức” thông báo về việc họ sẽ bị thiếu giày để bán trong thời gian tới mà là một bên thứ ba khác. Không dại gì mà “Vạch áo cho người xem lưng” – khi thông báo này đã được tung ra, thì trong kế hoạch Quý 3 và Quý 4 của Nike – số lượng stock nắm trong tay là đã có được một phần.
Để nói cho các bạn trẻ hiểu (Những bạn đã học Đại học hoặc các anh chị đã có kinh nghiệm lâu năm sẽ rõ hơn cả mình) rằng trong thời trang và ngành công nghiệp giày dép. Không có vụ như ngày 1/10 tung sản phẩm ra thị trường thì ngày 1/9 mới bắt đầu sản xuất, mà nó đã nằm trong kế hoạch sản xuất trước đó tầm nửa năm hoặc thậm chí là 1 năm đến 2 năm (Đối với các bản đặc biệt thì thời gian lâu hơn). Ngay tại thời điểm công bố thông tin này, Nike ít nhất phải nắm được 40%-50% stock sản phẩm bán ra trong tương lai sắp tới. Do đó việc thiếu hụt là nằm trong tầm kiểm soát, ít nhất là đến cuối tháng 10 năm 2021 (Trước giai đoạn bùng nổ mua sắm Black Friday, Boxing Day và Christmas Eve). Suy nghĩ về ngày mai không có giày mua là một suy nghĩ nông cạn. Dĩ nhiên, 1 tập đoàn lớn không có “Ăn xổi ở thì” như các local brands "quê làng” của chúng ta. Năng lực sản xuất của họ là 1 thứ gì đó khủng khiếp.
Việc Nike “thả trứng” của họ dàn trải ở nhiều tập đoàn mà mỗi tập đoàn có hàng trăm, hàng ngàn nhà máy trải đều trên thế giới cho phép họ quản lý rủi ro trong sản xuất (Supply Chain Risk Management ), giảm thiểu tối đa thiếu hụt nếu có những tác động không mong muốn (Từ thiên tai, chính trị và dịch bệnh…). Hệ thống các nhà máy đóng cửa chỉ là phần nhỏ ở Việt Nam chỉ là số nhỏ trong chuỗi nhà máy của tập đoàn Pou Chen hay Chang Shin, lại là số nhỏ hơn trong chuỗi nhà máy đang sản xuất cho Nike. Trong trường hợp các xưởng này bị đóng cửa thì ngay lập tức xưởng khác được mở cửa sẽ đảm nhận theo % tiến độ bị dừng – thời gian có thể bị dài ra, nhưng ít nhất là đảm bảo trong tương lai. Đó là lí do Nike tự tin công bố với CNBC rằng:
“Sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng là ưu tiên hàng đầu của Nike”. Đó là động thái của bất kỳ tập đàn lớn trong diễn biến dịch phức tạp như thế này phải có – nhưng đào sâu vào vấn đề, nó được hiểu ngầm rằng : “Ảnh hưởng chưa đủ quá sâu để tạo ra khủng hoảng thâm hụt trầm trọng” vì Nike có nhiều nỗi lo khác về sức mua và khả năng phân phối (Như bao tập đoàn kinh doanh khác).
Vậy tại sao Nike lại “gián tiếp được” công bố về sự thiếu hụt các đôi giày trong tương lai. Dĩ nhiên là kích cầu thị trường. Giống như chúng ta xếp hàng ra siêu thị vậy – vì trong đầu chúng ta có 1 suy nghĩ rằng ‘THịt, cá, rau sẽ hết nên phải mua”. Việc so sánh giữa nhu yếu phẩm và 1 thứ không phải nhu yếu như sneaker là hoàn toàn bấp bênh nhưng nó cũng vẽ cho chúng ta xem về cách Nike (Theo suy nghĩ của mình) trong việc làm giá thị trường và khuấy đảo thị trường mua đi – bán lại trong tương lai ở các phiên bản đặc biệt (Mà vốn dĩ Nike rất giỏi làm trò đó).
Think about it.
VÀ SẢN XUẤT KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU ĐÁNG LO NHẤT.
Tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến Nike đang bị tình trạng “Nghẽn cổ chai” trong việc phân phối. Covid 19 phiên bản Delta với chu kì lây nhiễm nhanh khiến nhiều nước phải áp dụng luật “Bế quan tỏa cảng” hay Hạn chế thông thương (Trong đó có Việt Nam ở một số giai đoạn) làm dấy lên vấn đề thiếu hụt về các container vận chuyển cũng như sự tắc nghẽn, ngâm hàng lâu ở cảng nhiều nước. Đó là 1 vấn đề đau đầu hơn khi có hàng mà hàng không được chuyển kịp thời đến nơi bán đúng thời điểm. Thời gian dự trù đã phải kéo dài từ 1 đến 2 tháng từ khi dịch Covid 19 hoành hành trở lại. Xin nhắc thêm rằng, sneaker cũng là 1 dạng season fashion items – tức là theo mùa, nếu quá mùa thì nhiều khi doanh thu sẽ không đạt được như dự tính. Và đó không khác gì một cú đấm vào mặt Nike cả.
Tích cực là thế, nhưng nếu đặt câu hỏi rằng dịch Covid 19 diễn biến mạnh hơn và lan rộng hơn toàn bộ tới các hệ thống sản xuất và các nước mà các nhà cung ứng Nike đang vận hành thì lúc đó Khủng hoảng mới thật sự gõ cửa Nike. Viễn cảnh đen tối này phụ thuộc vào các nước, tổ chức quốc tế điều hành phòng – chống dịch bệnh ra sao và quá trình phát triển vaccine để đảm bảo thành trì sản xuất của Nike được đứng vững.
VỀ VIET NAM THÌ SAO
Không cần phải nói, chúng ta đã quá hiểu Covid 19 để lại bao đau thương từ người kinh doanh, người sản xuất, công nhân … tại Việt Nam như thế nào. Nhưng đừng để các cmt quá tiêu cực vì Nike và các supplier của họ đã đầu tư tiền tỉ (Tỉ đô) nhé vào hệ thống máy chuỗi sản xuất của họ tại Việt Nam nên không có chuyện họ sẽ dời đi. Thời gian training và ổn định hệ thống là 1 thứ gì đó đắt giá hơn việc tìm 1 đất nước mới.
Hãy suy nghĩ tích cực rằng vì Việt Nam chúng ta đang “ảnh hưởng” khá nhiều tới 1 trong những tập đoàn footwear lớn mạnh nhất thế giới nên chủ trương của các tập đoàn sẽ phải “chăm lo” cho hệ thống của họ. Việc chăm lo này có thể được thể hiện qua các tác động về tài chính, những bản hợp đồng vaccine – tài trợ vaccine đa quốc gia (mà đa phần là Mỹ) tới Việt Nam để ưu tiên phòng – chống cho các công nhân Việt Nam để đảm bảo sản xuất. Gói Covax của Mĩ tới Việt Nam với hơn 2.000.000 liều và mình chắc trong điều khoản đó sẽ có những thứ tự ưu tiên dành cho những người đang hoạt động kinh doanh cho các công ty – tổ chức Mỹ. Vì nếu không đảm bảo được điều đó thì không chỉ Nike mà các tập đoàn khác sẽ gặp vấn đề lớn bởi dịch Covid này.
Thế nên, cái gì cũng có cái sự sâu xa của nó cả. Everything happens for a reason.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有16部Youtube影片,追蹤數超過54萬的網紅Budiey Channel,也在其Youtube影片中提到,https://instagram.com/budiey - Follow My Instagram http://youtube.com/budieychannel - Click to Subscribe! http://budiey.com - Visit My Blog! http://fa...
「cnbc indonesia」的推薦目錄:
- 關於cnbc indonesia 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於cnbc indonesia 在 Tifosi Facebook 的最佳解答
- 關於cnbc indonesia 在 Tifosi Facebook 的精選貼文
- 關於cnbc indonesia 在 Budiey Channel Youtube 的最佳解答
- 關於cnbc indonesia 在 Budiey Channel Youtube 的精選貼文
- 關於cnbc indonesia 在 Budiey Channel Youtube 的最讚貼文
- 關於cnbc indonesia 在 CNBC Indonesia - YouTube 的評價
- 關於cnbc indonesia 在 CNBC Indonesia | Jakarta - Facebook 的評價
cnbc indonesia 在 Tifosi Facebook 的最佳解答
CÁC HÃNG ĐỒ ĂN NHANH THẤT BẠI TẠI VIỆT NAM, CÓ PHẢI LÀ DO NGƯỜI VIỆT NGHÈO?
“Người Việt Nam chuộng thức ăn truyền thống hơn vì họ nghèo, họ không có đủ tiền để ra những cửa tiệm đồ ăn nhanh, còn ở Philippines, chúng tôi có hàng ngàn cửa hàng đồ ăn nhanh. Các quốc gia nghèo khó như Việt nam thì không phải là địa chỉ tiềm năng cho các thương hiệu đồ ăn nhanh đến” - Một người Philippines bình luận trong nhóm cộng đồng We Are Asean, và dĩ nhiên, bình luận này đã gây tranh cãi dữ dội.
Gần đây, xung quanh câu chuyện sự phát triển của các thương hiệu đồ ăn nhanh tại Đông Nam Á được đưa ra, cộng đồng mạng Philippines đang muốn “gây chiến” và thể hiện một thái độ khá là “thượng đẳng” với cộng đồng mạng Indonesia và Việt Nam. Những cư dân mạng Philippines cho rằng Philippines đang phát triển, giàu có hơn Việt Nam, bằng chứng là thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s đã mở hơn 600 cửa hàng tại Philippines trong khi đó, con số cửa hiệu của thương hiệu này tại Việt Nam chỉ là 22. Ngoài ra, những người Philippines dẫn thêm số liệu về số lượng các cửa hàng KFC, Jollibee tại Philippines vượt trội so với phía Việt Nam….
Tài khoản Diwa Assumpta bình luận: “Tôi thấy phần lớn người Việt Nam không đủ tiền mua những món ăn đắt tiền ở McDonald's, vì thu nhập của họ rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của người Philippines”.
“Việt Nam nghèo, đó là lý do vì sao McDonald’s không mở nhiều cửa hàng ở Việt Nam” - Chalong Thongthang bình luận.
“Họ không có được một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nào ra hồn, thua xa so với Jollibee của chúng ta”.
“Hãy nhìn sang Việt Nam, họ không có thương hiệu đồ ăn nhanh nào nổi tiếng toàn cầu cả. Còn Philippines thì có Jollibee, hãng này có thể cạnh tranh sòng phẳng với McDonald’s mặc dù McDonald’s là một hãng đồ ăn tên tuổi trên thế giới. Và bây giờ Jollibee có tới hơn 450 cửa hàng trên thế giới và đang không ngừng phát triển” - Mark Joshua.
Trên Quora, độc giả Nathan Wild đặt ra câu hỏi, nếu lựa chọn giữa một cái bánh hamburger nhỏ bé giá 3 đô với một tô bún Việt Nam có nhiều thịt, rau, nhân mì hơn với giá 1,5 đô, bạn sẽ chọn món gì? Đó là một câu hỏi có lẽ nhiều người thừa biết câu trả lời. Đại đa phần khách du lịch nước ngoài không muốn ghé vào những tiệm đồ ăn nhanh mặc dù chúng quen thuộc với họ, vì họ biết rằng nền ẩm thực Việt Nam là vô cùng đồ sộ, vĩ đại và đáng thưởng thức.
Tại Philippines, có một món ăn được chế biến từ thịt thừa của các nhà hàng, thịt thải loại mót từ các túi rác… Người Philippines gọi là Pagpag. Pagpag được chế biến bằng gom những thứ thịt đã được vứt đi, kể cả những miếng thịt đã bị cắn dở, có những miếng thịt phần lớn chỉ còn phần xương, người ta còn chấp nhận lấy cả những miếng thịt lẫn trong những loại rác khác, đem đi rửa sạch và chế biến cùng với cà chua, hành tây... sử dụng để ăn với cơm. Hiện tại, có khoảng gần 2 triệu người dân Philippines vẫn phải sử dụng món ăn này ít nhất 3 lần/1 tuần - tương đương với 2% dân số nước này, và dĩ nhiên con số này hoàn toàn có thể cao hơn. Báo giới Philippines từng cay đắng nói rằng Pagpag là góc khuất của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh tại nước này, phản chiếu rõ ràng sự phân biệt giàu nghèo kinh khủng của một quốc gia từng lớn mạnh thứ hai châu Á - sau Nhật Bản.
Theo thống kê của ADB, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 của Philippines tiệm cận con số 20%, còn chỉ số đó tại Việt Nam chỉ rơi vào khoảng 3,5%, còn thấp hơn cả Thái Lan. Xét về mức thu nhập bình quân đầu người, Nikkei cho biết, Việt Nam đã vượt Philippines và chỉ trong 2 năm tới, có thể vượt Philippines về quy mô nền kinh tế. Vậy nên, nói Philippines phát triển và giàu mạnh hơn Việt Nam chỉ qua việc đếm các thức ăn nhanh được mở, e rằng là lộng ngôn và thiếu căn cứ.
Nếu nói về việc tại sao mà các hãng thức ăn nhanh như McDonald’s hay Burger King thất bại tại Việt Nam, đơn giản là người Việt Nam có nhiều lựa chọn tốt hơn cả về tầm giá, độ ngon, dinh dưỡng và cách chế biến.
Theo khảo sát của Bloomberg, mức giá tối thiểu để một người lớn ăn đủ no tại một cửa hàng thức ăn nhanh vào khoảng 5 đô/1 bữa ăn, tương đương khoảng gần 120 ngàn đồng. Với số tiền đó, người Việt có thể dễ dàng lựa chọn những món ăn tốt hơn về nhiều mặt. Người Việt dễ dàng so sánh, nếu sử dụng 4 đô - khoảng 92 ngàn đồng cho bữa ăn, thay vì lựa chọn Big Mac, họ sẽ chọn ăn bánh mì. Tại những tiệm bánh mì nổi tiếng, mức giá cho một cái bánh mì loại tốt nhất rơi vào tầm giá 2 đô, với số tiền còn lại, người Việt Nam vẫn còn dư để uống cà phê.
Ngoài ra, người Việt không chỉ có bánh mì, họ còn có hơn 200 món ăn đường phố khác. Sự đang dạng về ẩm thực truyền thống Việt Nam khiến menu của những thương hiệu đồ ăn nhanh quốc tế bỗng chốc trở thành thiếu thốn.
“Tôi từng đến Hà Nội du lịch và tôi định ghé vào tiệm McDonald’s ở gần Hồ Hoàn Kiếm. Nhưng sau đó tôi quyết định lựa chọn những hàng quán địa phương cho chuyến du lịch ẩm thực. Tôi chỉ phải tốn hơn 5 đô la để thưởng món bún chả, bún đậu mắm tôm, cà phê vỉa hè… Tôi đã hiểu tại sao McDonald’s chỉ mở một cửa hàng tại đây, vì mở nhiều cạnh tranh không có nổi”- Độc giả tại Quora nhận xét.
Các hãng thức ăn nhanh tự hào về chữ “fast” của họ, nhưng tại Việt Nam, CNBC từng thẳng thắn thừa nhận rằng, sẽ là dại dột nếu đem “fast” ra so sánh với các cửa hàng đồ ăn nhanh Việt Nam. Đầu bếp nổi tiếng thế giới Gordon Ramsay từng nói rằng hệ thống ẩm thực đường phố Việt Nam là "ma trận". Thực khách có thể tìm thấy các cửa hàng đồ ăn ở bất cứ con phố nào, bất cứ con đường nào, ở bất cứ nơi đâu, từ thành phố đến những vùng quê. Chính vì sự cạnh tranh lớn như vậy, các cửa hàng bắt buộc phải nhanh, nếu không, họ sẽ bị mất khách vào tay các cửa hàng khác.
Các thương hiệu đồ ăn nhanh quốc tế thường được mở các trung tâm thương mại, những vị trí đắt đỏ và dễ nhận biết, nhưng những nơi đó có hàng trăm ngàn quán ăn đường phố vây quanh. Gần giống như trong binh pháp, thế trận mà những hàng quán Việt Nam “giăng” ra, là lấy nhiều địch ít, lấy nhỏ địch to, bao vây và bóp nghẹt. Tại Việt Nam, hơn 90% dân số sử dụng phương tiện cá nhân, họ ưa sự thuận tiện và dễ dãi, rất hiếm người trẻ ghé vào những tiệm đồ ăn nhanh để ăn sáng vì các cửa hàng đồ ăn nhanh nước ngoài....chậm chạp và không thuận tiện. Vào buổi trưa, người Việt thích lựa chọn các món cơm, ăn nhanh rồi nghỉ ngơi, còn buổi tối, người Việt thích về ăn cùng với gia đình.
Người Việt có thể tìm đến các cửa hàng đồ ăn nhanh, nhưng đó không phải là một lựa chọn hàng đầu, với phần lớn người Việt, đó chỉ là một lựa chọn “ăn trải nghiệm” hoặc “ăn để biết”.
Thực ra, không phải hãng thức ăn nhanh nào cũng thất bại tại Việt Nam, KFC, Lotteria, Jollibee hay các hãng pizza... đều đang để lại nhiều dấu ấn, tuy nhiên, nói là thành công thì e vẫn còn là còn thách thức và quá sớm.
Nhiều người Phillipines cho rằng McDonald's thất bại tại Việt Nam vì Việt Nam nghèo (?), đúng là người Việt Nam chưa giàu, nhưng chẳng có người Việt Nam nào phải ăn những món ăn như Pagpag cả.
---
#tifosi
Ảnh: Kenh14
cnbc indonesia 在 Tifosi Facebook 的精選貼文
TẠI SAO CÁC HÃNG ĐỒ ĂN NHANH KHÔNG THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM?
Các hãng thức ăn nhanh trên thế giới hầu như đều thành công tại các thị trường châu Á, ngay cả tại các quốc gia tự hào có nền ẩm thực nổi tiếng thế giới. Có thể kể đến các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay như những quốc gia đang phát triển như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines. Tuy nhiên, có một quốc gia ngoại lệ nằm ngoài định liệu của các “ông lớn”, tại quốc gia này, hầu hết các hãng đồ ăn nhanh đều thua lỗ, không thể phổ biến “văn hóa ăn đồ ăn nhanh kiểu phong cách phương Tây" tại Việt Nam và bó tay trước thói quen ăn uống của người bản địa.
Đó là Việt Nam.
Năm 2014, McDonald’s tiến hành vào Việt Nam và tham vọng của họ là mở 100 cửa hàng trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, hiện tại đã hơn 6 năm trôi qua, tổng số cửa hàng của họ đang dừng ở con số 23, khá khiêm tốn so với mục tiêu của họ. Còn “gã khổng lồ" Burger King, mục tiêu mở 60 cửa hàng đến năm 2022 có vẻ như cũng “đi đời” khi tính đến thời điểm hiện tại, trên website của họ chỉ còn niêm yết 10 cửa hàng còn hoạt động.
Nếu nói đến những hàng đồ ăn nhanh tên tuổi nhất thị trường Việt Nam hiện tại có thể kể đến KFC với trên 160 cửa hàng và Lotteria với trên 200 cửa hàng. Nhưng những gì mà hai hãng này làm được, cũng chưa thực sự gọi là thành công. Mặc dù doanh thu của hai đơn vị này đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng nhưng chi phí bán hàng quá lớn khiến phần lợi nhuận thu được của các hãng này khá “trồi sụt”. Ngoài KFC, Lotteria, một số hãng tạm gọi là “có tiếng nói” là The Pizza Company, Pizza Hut và phần nào đó là Jolibee.
Vậy tại sao các hãng đồ ăn nhanh khổng lồ không thể thành công ở Việt Nam? Hay nói thẳng ra là gặp những thất bại rất phũ phàng.
(*) Đồ ăn nhanh/đường phố Việt Nam quá đa dạng và quá ngon.
Theo Nielsen, Việt Nam là quốc gia có số món đồ ăn nhanh/đồ ăn đường phố vào loại cao nhất châu Á với khoảng trên 80 món, dĩ nhiên, đây vẫn là một con số được kê chưa đầy đủ. Đã từng có thời điểm, vì số lượng món ăn nhanh tại Việt Nam quá nhiều và cách chế biến quá phức tạp, người ta băn khoăn liệu có đưa các loại bún, phở, miến, mì... vào trong danh mục đồ ăn nhanh hay không. Nhưng xét theo tiêu chí "nhanh đến tay thực khách", thì các đơn vị, thống kê, báo chí đều dần ngầm mặc định đưa các loại đồ ăn đó vào danh mục đồ ăn nhanh.
Tại mỗi tỉnh thành phố, thậm chí là các xã, huyện đều có những món đồ ăn đặc trưng địa phương với cách chế biến riêng biệt, phức tạp. Người Việt chỉ cần thay đổi một chút về nguyên liệu, ví dụ như rau thơm ăn kèm thôi, cũng khiến một món ăn có một vị khác hẳn. Điều này, thì các hãng đồ nhanh quốc tế không làm được. Ví dụ như phở Hải Phòng ăn khác vị phở Nam Định, bánh mì Long Khánh khác với bánh mì Sài Gòn, hay như món nem miền Nam khác hẳn nem miền Bắc.
Tại Việt Nam hiện nay, có hiện trạng di dân lớn từ các vùng quê lên thành phố, từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác. Kéo theo những luồng di dân ấy là những nền tảng ẩm thực giữa các vùng, miền, địa phương được giao thoa và phát triển. Hiện nay, ở Hà Nội, người ta có thể dễ dàng tìm ăn nem lụi, bún hến, bún bò Huế hay như ở Sài Gòn, tìm những quán chuyên phở Hà Nội cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhiều người nhận định, thực chất những cửa hàng như vậy không mang cái “gốc” từ địa phương, nhưng những chủ cửa hàng này đã làm một việc mà các hãng thức ăn nhanh quốc tế không làm được, đó là việc điều chỉnh hương vị món ăn phù hợp với địa phương kinh doanh.
Ngoài ra, Việt Nam có nước mắm làm từ cá biển, các loại nước nêm khác nhau và hệ thống gia vị, rau thơm cực đồ sộ. Đáp ứng được nhu cầu cả về phần chất lượng, mùi, màu sắc.
Tại mùa 4 của Masterchef Mỹ, Gordon Ramsay đã chọn hủ tiếu Việt Nam làm đề bài. Và chính tập này đã trở thành một trong 5 tập ăn khách nhất lịch sử Masterchef. Một món ăn hết sức bình dân ở Việt Nam đã nổi tiếng bởi tính phức tạp, sự kì công trong khâu chuẩn bị. Trong chuyến đi tới Việt Nam, ông đã nói rằng ông chỉ là "một kẻ tầm sư học đạo" khi đứng trước những đầu bếp bình dân Việt Nam.
Có một điều khiến người Việt “khá khó chịu”, cứ mỗi buổi sáng, người Việt sẽ phải đặt một câu hỏi là: hôm nay ăn gì? Và thực sự câu hỏi này tương đối khó trả lời, vì lướt qua ngay trong đầu họ là rất nhiều những món ăn mà món ăn nào cũng có đặc trưng riêng, có mức độ hấp dẫn riêng và giá cả rất hợp lý và bao vây những con đường người Việt di chuyển hàng ngày. Rồi đến buổi trưa, câu hỏi trên tiếp tục được lặp lại.
(*) Đồ ăn nhanh nhưng chậm.
Dễ thấy, mặt bằng của các tiệm đồ ăn nhanh này đều nằm ở các khu vực "vàng" hay ở trong các trung tâm thương mại vốn có một sự "sang" nhất định và chính điều đó khiến các hãng này không "nhanh" được. Tuy sở hữu nguồn tài chính lớn để được nằm ở những nơi đó, nhưng các hãng đó lại bị các cửa hàng nhỏ lẻ của người Việt "vây ráp", cạnh tranh.
Đầu bếp nổi tiếng thế giới Gordon Ramsay từng nói rằng hệ thống ẩm thực đường phố Việt Nam là "ma trận". Thực khách có thể tìm thấy các cửa hàng đồ ăn ở bất cứ con phố nào, bất cứ con đường nào, ở bất cứ nơi đâu, từ thành phố đến những vùng quê. Chính vì sự cạnh tranh lớn như vậy, các cửa hàng bắt buộc phải nhanh, nếu không, họ sẽ bị mất khách vào tay các cửa hàng khác.
McDonald’s hay các hãng đồ ăn nhanh khác ở nước ngoài được ưa chuộng bởi sự tiện dụng. Nhưng ở Việt Nam, sự tiện dụng này được "lãnh đạo" bởi bánh mì, xôi, bánh rán, bánh giò, phở... Những hàng đồ ăn Việt phục vụ nhanh chóng hơn nhiều, không cần phải chờ đợi quá lâu mà vẫn nóng hổi, tươi mới, thậm chí một số người nước ngoài còn một thuật ngữ riêng cho các cửa hàng Việt Nam phục vụ quá nhanh là "flash food".
Cũng chính vì việc mặt bằng tập trung ở những khu vực vàng, trung tâm thương mại, những hãng món ăn nhanh này dần được người Việt coi là "món ăn chơi", nơi mà những gia đình, người trẻ có thể dành thời gian để ăn uống, trò chuyện. Và khi bước chân vào lãnh vực này, những hãng ăn nhanh coi như "đầu hàng" vì còn gặp phải sự cạnh tranh lớn hơn rất nhiều, từ các chuỗi nhà hàng nướng, lẩu, buffet, truyền thống, Âu - Á đủ cả.
(*) Đắt đỏ và chất lượng không tương xứng với mức giá.
Chuyên gia Philip Kotler cho rằng: "Việt Nam là bếp ăn của thế giới" vì đồ ăn Việt Nam rất ngon và lành và đi kèm với đó là một mức giá rất dễ chịu với cả người bản địa và du khách.
Theo khảo sát của Bloomberg, mức giá trung bình một phần ăn tại một số hãng đồ ăn nhanh tại Việt Nam như sau: KFC là 4 USD/1 người, Lotteria là 4 USD/1 người, McDonald’s là 6 USD/1 người, Pizza Hut là 7 USD/1 người. Mức giá đó quy ra tiền Việt vẫn là một con số tương đối cao với thu nhập hàng ngày của người Việt.
Các hãng đồ ăn nhanh nước ngoài không thể giảm chi phí thấp hơn nữa vì phải gánh chi phí mặt bằng quá cao, chi phí bán hàng lớn, chi phí marketing và khuyến mại. Trong khi đối với những cửa hàng nhỏ lẻ ở đường phố, thì họ không phải mất những chi phí ấy, kéo theo giá thành rẻ hơn.
Vấn đề duy nhất mà các hãng đồ ăn nhanh "vin" vào lấy làm lợi thế đó là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, người Việt đã ưu tiên hơn về mặt này, họ có thể trả mức tiền cao hơn, để ăn những món đồ ăn truyền thống ngon hơn của những cửa hàng/hệ thống uy tín, nhưng tính ra, vẫn rẻ hơn so với các hãng nước ngoài.
Một phần ăn bánh mì tại cửa hàng bánh mì nổi tiếng tại Sài Gòn chỉ có khoảng 1,5 USD, trong khi đó, sản phẩm Big Mac của McDonald’s có giá gần 3 USD, Burger của KFC có giá khoảng 1,9 USD. Với mức giá đó, người Việt có thể chọn phở hoặc bún - những món ăn đầy đủ hơn, lớn hơn, cầu kỳ hơn.
Đài CNBC cho rằng: “Các hàng quán truyền thống phục vụ suất ăn to gấp đôi mà giá tiền chỉ bằng phân nửa”.
(*) Người Việt khó tính trong ăn uống.
Người Việt có những quan điểm khá khó tính về món ăn. Mặc dù người Việt hay nói vui là "ăn gì cũng được", nhưng trong tiêu chí "ăn gì cũng được" ấy phải bao gồm: giá rẻ, đồ ăn ngon, thuận tiện, phục vụ tốt, đầy đủ dinh dưỡng... chứ không phải là hời hợt cho qua.
"Ngon bổ rẻ" - Tiêu chí mà gần như mọi người Việt đều đặt làm hàng đầu, thậm chí với cả tầng lớp trung lưu.
Tỷ lệ béo phì của người Việt chỉ là 3,6%, nếu tính con số này đem so với các bạn trong khu vực thì tỷ lệ béo phì của người Việt là tương đối thấp. Điều này đến từ chế độ dinh dưỡng chuộng ăn rau của người Việt. Trong hầu như toàn bộ các món đồ ăn nhanh, rau là thành phần chủ yếu, vừa đóng vai trò kích thích vị giác, khứu giác, thị giác, vừa cung cấp chất "xanh" cho món ăn. Ngay cả khi người Việt ăn đồ ăn chiên như bánh xèo, nem, ram bắp thì luôn có sự xuất hiện của một lượng rau rất lớn. Kể cả trong những bữa ăn chính hay phụ, người Việt đều ưu tiên phải có món rau, canh. Trong khi ẩm thực ăn nhanh thì không như vậy, chỉ có một phần ít xanh, người Việt dùng cà chua để ăn sống, dưa chuột để ăn chơi và hai loại rau này khá "nhạt" nếu so sánh với các rau gia vị của Việt Nam.
Theo CNBC, người Việt chi nhiều tiền vào việc ăn uống. Nhưng 78% mức tiền mà họ tiêu cho nhu cầu ăn uống đi thẳng vào các hàng quán ven đường của người Việt và chỉ có 1% chảy vào các tiệm thức ăn nhanh nước ngoài. Báo Doanhnghiep biết lượng khách đến các chuỗi đồ ăn nhanh đã giảm 31% trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 trong khi đó, lượng khách tới các cửa hàng ven đường đã tăng tới 70% trong cùng giai đoạn.
(*) Lời kết
Mặc dù người Việt có xu hướng "sính ngoại", nhưng khác với Philippines - quốc gia đã bị "đồng hóa ẩm thực", người Việt có một nền tảng ẩm thực đồ sộ và sẵn sàng "đồng hóa ngược lại" bất cứ xu hướng ẩm thực nào.
Một phần lý do sức sống của đồ ăn Việt bền bỉ vì người Việt nằm ở vị trí trung tâm giao thoa ẩm thực, phía Bắc là Trung Quốc, phía Tây là Thái Lan - Campuchia, phía Nam và Đông lại giáp biển và nguồn hải sản dồi dào. Mặt khác, ẩm thực Việt Nam từng tồn tại bền bỉ trong cả thời kỳ chiến tranh, ngay trong những năm tháng ấy, đồ ăn phương Tây như bánh mì cũng bị "Việt hóa" thành một món ăn tuyệt vời, và một ví dụ khác là cà phê nữa.
Lấy một ví dụ về sự lựa chọn, thì người Việt sẽ gần như lựa chọn gà ta, gà chạy đồng so với gà rán trong các tiệm ăn nhanh, sẽ chọn phở, bún, miến, mì thay cho spaghetti, sẽ chọn bánh xèo, bánh giò, bánh bột lọc, nem lụi thay cho pizza.
Người Việt chỉ tìm đến "fast food" vì tò mò, còn đồ ăn đường phố Việt Nam lại cung cấp tất cả những gì người Việt cần, đó là "ngon, bổ, rẻ".
#tifosi
Tái bút: Bạn nào đi du học, mà không, chỉ cần đi du lịch nước ngoài ngắn ngày thôi, sẽ hiểu rằng đồ ăn Việt ngon, ngầu cỡ nào.
cnbc indonesia 在 Budiey Channel Youtube 的最佳解答
https://instagram.com/budiey - Follow My Instagram
http://youtube.com/budieychannel - Click to Subscribe!
http://budiey.com - Visit My Blog!
http://facebook.com/BudieyDotCom - Become a Fan!
http://twitter.com/budiey - Follow Me!
cnbc indonesia 在 Budiey Channel Youtube 的精選貼文
https://instagram.com/budiey - Follow My Instagram
http://youtube.com/budieychannel - Click to Subscribe!
http://budiey.com - Visit My Blog!
http://facebook.com/BudieyDotCom - Become a Fan!
http://twitter.com/budiey - Follow Me!
cnbc indonesia 在 Budiey Channel Youtube 的最讚貼文
https://instagram.com/budiey - Follow My Instagram
http://youtube.com/budieychannel - Click to Subscribe!
http://budiey.com - Visit My Blog!
http://facebook.com/BudieyDotCom - Become a Fan!
http://twitter.com/budiey - Follow Me!
cnbc indonesia 在 CNBC Indonesia | Jakarta - Facebook 的推薦與評價
CNBC Indonesia, Jakarta, Indonesia. ... [email protected]. . cnbcindonesia.com. . Rating · 3.7 (293 Reviews). . See more about CNBC Indonesia. ... <看更多>
cnbc indonesia 在 CNBC Indonesia - YouTube 的推薦與評價
Popular videos · 1:00 · Terancam Gelap, Korsel Ngamuk ke RI ; Squawk Box · 0:47 · Serang Kyiv, Rusia Luncurkan Drone ; Profit · 8:02 · Peternak Ayam Mengeluh Impor ... ... <看更多>