🔥🔥KỲ THI SAT LÀ GÌ? NGUỒN TÀI LIỆU ÔN SAT CHỌN LỌC🔥🔥
Nếu bạn đang có kế hoạch du học Mỹ bằng cử nhân thì bài viết về luyện thi SAT này dành cho bạn đấy. Sau đây là các tài liệu hay để cả nhà tự luyện SAT, nhất là trong mùa dịch đang rảnh rỗi này nè.
Bài thi chuẩn hóa SAT Scholastic Assessment Test là “thông số” quan trọng để các trường đại học Mỹ đánh giá khả năng học thuật của học sinh bản địa.
🎯 THI SAT MÔN GÌ?
Có hai loại bài thi:
👉👉 Phổ biến nhất là SAT Reasoning Test hay còn gọi là SAT 1 với 3 phần (Đọc, Viết – Ngôn Ngữ, Toán) với tổng điểm tuyệt đối là 1600.
👉👉 Ngoài ra còn có bài thi SAT Subject Test hay còn gọi là SAT 2, dành riêng cho các môn cụ thể như Toán, Hóa, Sinh, Văn học (SAT II Literature)… Những ứng viên muốn tăng khả năng cạnh tranh vào các trường có thứ hạng cao cũng như các chương trình học bổng giá trị thường chọn thi cả hai bài.
🎯 LUYỆN THI SAT BAO LÂU?
Theo các chuyên gia việc luyện thi SAT sớm từ năm lớp 10 giúp bạn có kế hoạch săn học bổng của các trường đại học danh giá và đỡ stress hơn vì thời gian bạn có thể dành xây dựng hồ sơ thật mạnh và riêng biệt.
Trung bình, bạn cần 6 tháng đến một năm để ôn thi SAT hiệu quả, đạt kết quả tốt, và “biết mình biết ta” vẫn luôn là một trong những bước đi quan trọng.
🎯 MỘT SỐ NGUỒN LUYỆN SAT HAY
✅ 𝙄𝙫𝙮 𝙂𝙡𝙤𝙗𝙖𝙡’𝙨 𝙉𝙚𝙬 𝙎𝘼𝙏 𝙂𝙪𝙞𝙙𝙚: Một đầu sách uy tín với thông tin toàn diện (về cả Reading, Writing and Language, Math, và Essay), ngoài ra còn có 3 bài full test. Các câu hỏi trong đề bài được thiết kế gần sát với đề thi thật, học viên làm xong có thể tự xem thang điểm và đọc lời giải có giải thích kỹ lý do cho từng câu.
✅ 𝙈𝙘𝙂𝙧𝙖𝙬 𝙃𝙞𝙡𝙡 𝘾𝙤𝙣𝙦𝙪𝙚𝙧𝙞𝙣𝙜 𝙎𝘼𝙏 𝙒𝙧𝙞𝙩𝙞𝙣𝙜: Trong sách có dạy rất kỹ các bước làm bài Writing and Language và cách viết bài SAT Essay. Ngoài 3 bài full test Writing and Language, các quy tắc ngữ pháp cơ bản sử dụng trong bài thi, và các bài sample essay, cuốn sách này còn có các hướng dẫn và gợi ý được viết bởi các chuyên gia về testing.
✅ https://thecriticalreader.com/ : Trang web này là những thông tin cô đọng và cơ bản nhất được tổng hợp từ 9 đầu sách khác nhau đã được xuất bản nhằm giúp học sinh ôn luyện các bài thi SAT, ACT, GRE, GMAT, AP. Phần Blog liên tục đc cập nhật với những tin tức và các tips hiệu quả giúp học viên học có định hướng đúng.
✅ https://www.highschooltestprep.com/sat/reading/ : Tổng hợp nhiều các bài Practice test cho SAT, PSAT, ACT và AP. Học viên có thể thực hành ngay trên web mà không cần download hay cài đặt gì thêm. Sau khi làm bài, học viên được xem lại đáp án kèm giải thích cho từng câu trả lời.
✅ https://thecollegepanda.com/ : Trang web của bộ sách The College Panda nổi tiếng. Trang web này giới thiệu và giải thích rõ về bài thi SAT, các phần của bài thi, cách chấm điểm, curve chấm điểm của từng bài thi. Phần Blog chia sẻ kinh nghiệm và tips làm bài được viết bởi chính tác giả của bộ sách, là người đã từng đạt điểm tuyệt đối 1600 trong kỳ thi SAT và 35 trong kỳ thi ACT
✅ https://www.erikthered.com/tutor/ : Trang web tổng hợp các công thức và quy tắc cần thiết để làm SAT Math. Tuy nhiên, website này chỉ giải thích tốt các công thức và khái niệm toán học cơ bản, nhưng chưa update nhiều câu hỏi của bài thi SAT New format 2016.
Đọc đến đây, các bạn có thấy bối rối giữa một biển sách không? Quyển nào cũng hay, cũng tốt nhưng mà thời gian và sức lực có hạn, không thể cày hết được tất cả. Vì vậy, ở từng giai đoạn, bạn nên chọn những cuốn bạn thích và phù hợp với trình độ của mình.
Nguồn: Trâm Anh Phan
☘️Các bạn muốn chuẩn bị xin học bổng cần hướng dẫn, mentor, xin việc thực tốt đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, review hồ sơ, tập phỏng vấn HannahEd luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, essay, tập phỏng vấn nhé:
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Lịch học mới nhất của các lớp: http://tiny.cc/HannahEdClass.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page/chị Hoa Dinh nhé.
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有4部Youtube影片,追蹤數超過7萬的網紅小學雞結他網,也在其Youtube影片中提到,第一課的小測驗: https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDktSFRzNE9YYmt1WEU5WWFfeThCOFE6MQ 互動木結他班學生進度表SAMPLE: https://docs.google.com/spreadshe...
「email subject sample」的推薦目錄:
- 關於email subject sample 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於email subject sample 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於email subject sample 在 本土研究社 Liber Research Community Facebook 的最佳貼文
- 關於email subject sample 在 小學雞結他網 Youtube 的最佳解答
- 關於email subject sample 在 小學雞結他網 Youtube 的精選貼文
- 關於email subject sample 在 小學雞結他網 Youtube 的最佳貼文
- 關於email subject sample 在 15 Subject Line Examples for Your Email Marketing - Pinterest 的評價
- 關於email subject sample 在 How to Write an Email Subject Line - YouTube 的評價
email subject sample 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
[Apply Story] - Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Toàn Phần Bậc Thạc Sĩ ERASMUS
Cả nhà ơi em có biết tin học bổng danh giá nhất châu Âu vừa được mở hôm qua :D Chiếc học bổng Erasmus Mundus bao trọn các chi phí đi học và được di chuyển học tại các quốc gia khác nhau trong quá trình học đã chính thức được mở đơn mời gọi các sinh viên quốc tế đăng ký học. Chị lục mãi mới tìm được bài của anh TungKevin - một người anh được học bổng này cách đây 9 năm. Anh Tùng học hết cấp 3 tại Viêt Nam sau được học bổng sang Trung Quốc học, vì mới sang nên anh chưa quen cách học của các bạn Trung, GPA không tốt, tiếng Anh là con số 0 tròn trĩnh cũng không có các bài nghiên cứu khoa học xuất sắc nữa. Vậy anh đạt học bổng bằng cách nào nhỉ? Các em có tò mò giống chị không cùng đọc bài tham khảo dưới đây tìm hiểu cách xây dựng hồ sơ của anh nhé.
<3 Share/ Tag bạn bè vào cùng nhau save lại bài viết và lên kế hoạch apply học bổng thôi cả nhà ơi <3
----------------------------------------------------------------
Bây giờ đi vào mục đích chính của bài viết này là chia sẻ kinh nghiệm với các bạn. Đầu tiên là sơ qua về profile và kết quả mùa apply vừa qua của tôi:
Under. School: one in China (unranked)
Major: CS
GPA: 83/100 (ranking:N/A)
Graduated: not yet.
Awards: 2 Gov. Scholarships, 1st Prize HSG toàn diện khối chuyên Toán-Tin ĐHKHTN Hà Nội.
LoRs: 2 Chinese Associate Prof. (unknown)
Foreign languages: Chinese, English (IELTS 7.0) , basic Japanese.
No pubs, no research exp, no work exp.
Hoạt động ngoại khóa: Many.
[Admissions]: NordSecMob (RL 6x), EuMI (RL 9).
[Offers]: ICT Trento Fellowship (tuition fee+€550/month, Declined), UTS Twente (€40k, Declined), HSP for VU Ams(tuition fee+rounded-trip flight tickets+visa fee+€1380/month, Accepted).
PHẦN 1: CÂU CHUYỆN CỦA TÔI
“Thời còn đi học cấp 3, nhìn bạn bè xung quanh ai nấy cũng English pro, rồi lần lượt đi du học, trong khi tôi thì tiếng Anh gần như kém nhất lớp, nên cảm thấy rất tự ti mỗi khi nhắc đến môn học này.Thực ra tôi tin vào khả năng của mình, chỉ là do tôi chưa có điều kiện được học tiếng Anh đến nơi đến chốn mà thôi. Cái giấc mơ được học tiếng Anh của tôi cứ bùng lên rồi bị dập tắt nhiều lần, lý do chính là vì không có điều kiện, và tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho mẹ tôi.
Sang TQ học, cái giấc mơ ấy lại bị gác lại vì phải tập trung học cho tốt tiếng Trung để đảm bảo việc học đại học. Gần 2 năm tôi không đụng một tý tiếng Anh nào, đã dốt lại càng dốt hơn. Thời gian đó tôi lại đang nghiền mạng do mới có điều kiện tiếp xúc, nên cũng hay bỏ học hoặc lên lớp chỉ để ngủ do thức đêm nhiều. Thời gian cứ như thế trôi đi, cho đến khi tôi biết có một chương trình học bổng của thành phố nơi tôi đang theo học. Số tiền SHP không thể đủ cho tôi học thêm tiếng Anh đến nơi đến chốn, nếu được học bổng này thì tôi sẽ có đủ tiền học và thi tiếng Anh. Thế là tôi nộp đơn xin học bổng này, kết quả là tôi trượt, trong khi rất nhiều bạn bè của tôi lại được… Tôi không buồn vì nguyên nhân quá đơn giản, bỏ bê học hành như tôi làm sao mà được học bổng. Thế là tôi từ bỏ Internet, quay trở lại học hành tử tế theo đúng khả năng của mình, với mục đích đạt được cái học bổng kia, để bước tiếp trên con đường thực hiện giấc mơ của mình. Chỉ trong 1 học kỳ, tôi đã bứt phá và GPA học kỳ đó đứng top 10 của khoa, để rồi niềm vui vỡ òa khi tính điểm cả năm học, tôi được học bổng của thành phố đợt tôi apply lại lần 2. Tôi bắt đầu đăng ký các lớp học tiếng Anh cơ bản ở trường, những course đầu tiên điểm khá thấp, cũng chỉ khoảng 6x/100, rồi lên dần 7x rồi 8x. Sang năm 3 tôi mới nhận được số tiền học bổng trên, và tôi đã ra quyết tâm cho mình là hết năm 3 phải có được bằng IELTS để apply học bổng học Master. Tôi ném toàn bộ số tiền vào đăng ký lớp luyện thi IELTS và đăng ký thi IELTS, cộng với mua 1 cái mp3 phục vụ cho việc học. Trong vòng 5 tháng liền, tôi hầu như không hề có một ngày nghỉ: trong tuần thì đi học từ sáng tới tối do bài vở năm 3 khá nhiều, cuối tuần thì bắt tàu điện ngầm lên trung tâm luyện thi IELTS. Tôi phải học cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất, để vừa đáp ứng được bài vở trên lớp, vừa có thời gian ôn thi IELTS, vừa có thời gian dành cho gia đình và tình yêu xa của tôi. Tháng cuối cùng là lúc tôi bị stress nhất, vì vừa phải làm 1 cái internship, vừa trong giai đoạn nước rút để thi IELTS. Ngay sau ngày kết thúc internship là ngày tôi thi IELTS. Và cuộc sống đã không phụ lòng người, tôi được 7.0 IELTS trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhiều người.
Có tấm bằng IELTS trong tay, tôi coi như đã thực hiện được một nửa giấc mơ của mình, lúc đó tôi tràn đầy tự tin và nhiệt huyết để chuẩn bị hồ sơ apply học bổng toàn phần Master. Giai đoạn này tuy có lúc khó khăn và có gặp thất bại, nhưng tôi luôn lạc quan và tin rằng mình sẽ có kết quả xứng đáng với những nỗ lực và cố gắng vừa qua. Để giờ đây, tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình, đã có được những suất học bổng danh giá và đáng tự hào.
Cảm ơn bạn bè, gia đình, người yêu đã luôn ở bên cạnh động viên tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi mệt mỏi nhất. Và hy vọng rằng các bạn của tôi, những người đang gặp thất bại tạm thời, sẽ tiếp tục đứng lên và đi tiếp, vì cuộc sống sẽ không phụ lòng những người cố gắng và nỗ lực hết sức mình đâu…”
PHẦN 2: ĐỊNH HƯỚNG
Tôi cũng bắt đầu như mọi người, không biết tìm kiếm học bổng từ đâu, cái mốc cũng chỉ là google với những từ khóa chung chung kiểu như “học bổng du học”, “học bổng toàn phần”, etc. Rồi tôi biết đến VietAbroader, SVDuhoc, tôi đã thức rất nhiều đêm để đọc hết những bài viết hay, những bài SoPs của mọi người, để rồi tôi biết rằng có rất nhiều người họ đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn như thế nào để giành được học bổng. Tôi lên giây cót tinh thần cho mình, bất chấp mọi khó khăn cũng phải cố gắng để thực hiện giấc mơ bấy lâu nay.
Vào thời điểm hết năm 3 đại học, điểm của tôi trung bình được 83/100, nhưng điểm năm 1+2 không tốt lắm, chỉ có điểm năm 3 là khá hơn một chút, vì thế tôi bắt đầu tìm kiếm những học bổng mà focus vào điểm năm 3+năm 4. Tôi cũng bắt đầu với US, nhưng rồi tôi thấy học bổng chủ yếu là cho PhD, mà bản thân tôi chưa có ý định học lên PhD, cộng với các nguyên nhân khác như là chưa có GRE…nên tôi từ bỏ US. Sau khi tìm hiểu, tôi chuyển sang Canada, vì hầu như các trường họ chỉ xét điểm của năm 3+4, và điều quan trọng là có học bổng cho bậc Master nữa. Tôi cũng tập tành email cho giáo sư này nọ, khoảng gần 100 cái cho các giáo sư ở đủ các trường, để rồi không hề nhận được câu trả lời nào khả quan… Có một bà Prof. ở trường Manitoba thì có mail qua mail lại với tôi nhiều nhất, keep contact phải đến 2 tháng, nhưng đến thời điểm cuối cùng thì bà lại bảo rằng chỉ có thể nhận tôi làm student chứ không có fund cho tôi, làm tôi ngẩn ngơ vì đã đổ vào đó khá nhiều thời gian công sức để đọc papers của bà (để dựa vào đó mà viết mail)…Sau này tôi mới nhận ra rằng do tôi thiếu Research Exp., vì thế xin học bổng kiểu contact giáo sư là rất khó. Cuối cùng, tôi chuyển hướng sang Europe và bắt đầu tìm hiểu các nguồn học bổng của Europe.
PHẦN 3: TÌM KIẾM HỌC BỔNG
Các kênh tìm kiếm thông tin học bổng của tôi như sau:
– Sử dụng các nguồn thông tin có từ TTVNOL, VietPhd, có hẳn những topics như là “Danh sách học bổng toàn phần” của chị Rome ở TTVNOL, rồi mục học bổng cơ hội các nước bên PhD, tôi ngồi đọc từng bài một rồi tổng hợp lại thông tin.
– Muốn tìm học bổng của một nước nào đó, tôi thường search site studyin+tên nước đó, rồi từ đó link đến các thông tin học bổng. Ví dụ: Study in Sweden – SWEDEN.SE
, studyindenmark.dk, www.studyinnorway.no, studyinaustralia.gov.au, www.nuffic.nl, etc. Các keyword liên quan đến học bổng là: scholarship, funding, financial aid, financial support, grant, award… các bạn cứ tìm những mục có từ khóa đó là ra thông tin.
– Sử dụng các portal về học bổng như là www.getscholarship.net, scholarship-positions.com, www.eastchance.com/anunt_index.asp?q=eu,sch&start=1
– Sử dụng các search engine chuyên dụng, ví dụ như các bạn tìm kiếm học bổng Hà Lan không thể không biết đến www.grantfinder.nl
– Tìm kiếm thông tin có sẵn ở các forum nước ngoài. Như chúng ta đều thấy là các chương trình học bổng dân TQ, Ấn Độ và Pakistan được rất nhiều, vì thế tôi tập trung tìm kiếm thông tin học bổng của forum các nước này. Các site tôi tìm được là pakistanscholarships.com (site của Pakistan, nhưng nhiều thông tin học bổng dành cho quốc tế); bbs.taisha.org, bbs.gter.net (2 forum này của TQ, không biết tiếng Trung bạn vẫn có thể dùng google translate tool để đọc hiểu http://translate.google.com).
– Sử dụng kiến thức về tìm kiếm google. Bạn cần biết đuôi viết tắt của các nước, ví dụ Đan Mạch là .dk, Thụy điển là .se, Đức là .de, Hà Lan là .nl, Bỉ là .be, vân vân. Sau đó tìm kiếm kiểu như sau:
“site:.de master scholarship”, rồi biến hóa keyword đi, thêm các từ chuyên ngành của bạn vào, sẽ ra thông tin học bổng ở các nước tương ứng.
– Theo dõi thông tin về học bổng trên website của Bộ GD&ĐT www.moet.gov.vn , Cục Đào tạo với nước ngoài www.vied.vn, và một số trường đại học tại Việt Nam như Bách khoa HN…
– Sử dụng sự quan sát và phân tích thông tin. Khi tôi ngồi đọc bài trên các forum hay website, thấy bạn nào học trường nào mà có học bổng, tôi liền google ngay về trường đó, rồi tìm đến mục học bổng của trường để tìm.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH BẢN THÂN+LỰA CHỌN HỌC BỔNG ĐỂ APPLY
Việc lựa chọn học bổng nào để apply cũng rất quan trọng, vì rải thảm nhiều thì tốn tiền+tốn thời gian, thế nên phải “rải có chọn lọc”, làm sao cho khả năng của mình đạt học bổng là cao nhất. Muốn thế thì phải biết trong tay mình có cái gì, không có cái gì, các cụ ngày xưa đã nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” là như thế.
Như đã nói ở trên, khuyết điểm lớn nhất của tôi là không có kinh nghiệm nghiên cứu+kinh nghiệm làm việc và bảng điểm còn khuyết năm cuối (vì tôi apply khi mới hết năm 3). GPA tuy rằng không cao nhưng cũng có thể coi là pass, coi như thỏa mãn điều kiện cần. Điểm mạnh của tôi, tôi nghĩ là SỰ LIỀN MẠCH của các awards mà tôi đạt được, foreign languages và hoạt động ngoại khóa, cộng với một strong spirit mà tôi sẽ thể hiện trong SoP của mình. Nói qua một chút về SỰ LIỀN MẠCH của các awards, trong trường hợp của tôi tức là: kết quả học tập cấp 3 tốt, hết cấp 3 thì có học bổng đi học ở TQ, trong thời gian học ở TQ thì lại được học bổng của nơi theo học. Bản thân tôi thấy rằng đặc điểm này rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng, nó cho hội đồng tuyển sinh thấy được sự XUẤT SẮC LIÊN TỤC của mình, và trong thư của trường VU Amsterdam giới thiệu tôi lên hội đồng xét tuyển HSP, thầy Coordinator đã nhấn mạnh đặc điểm này của tôi (điều mà tôi đã dự tính và thể hiện trong SoP khi apply vào trường). Vì thế tôi khuyên các bạn nên cố gắng thể hiện được đặc điểm này trong bộ hồ sơ xin học bổng của mình.
Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định apply các học bổng sau:
– Erasmus Mundus course NordSecMob: tôi thích làm về InfoSec nên lúc đầu tôi chỉ apply mỗi course EM này. Vẫn biết rằng EM rất coi trọng độ phù hợp của applicant’s background với course features, thể hiện qua research exp. và work exp., tôi lại thiếu 2 thứ này, nhưng tôi vẫn muốn thử sức với nó vì tôi có đam mê và có tự làm qua một vài thứ liên quan. Tuy nhiên, cũng chính vì thiếu hụt relevant research exp. +work exp. nên phần lớn SoP của tôi nói về những việc mà tôi đã tự làm, tự nghiên cứu, vì thế nên tôi ko còn nhiều space để nói về các điểm khác, đó có lẽ là lý do khiến tôi chỉ được vào RL rank 6x. Khi biết kết quả thì tôi cũng hơi buồn vì RL thấp như vậy, nhưng nghiên cứu lại thì đó cũng là kết quả hợp lý, thứ nhất đây là application đầu tiên của tôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thứ hai lý do chính là tôi không thể hiện được mình PHÙ HỢP với course này (academically).
– Cái thứ hai tôi apply là University of Twente của Hà Lan. Qua trang web www.grantfinder.nl tôi tìm thấy thông tin học bổng trường Twente(UTS 40k), đọc qua tiêu chí của họ tôi tự thấy mình cũng khá phù hợp, vì học bổng vừa yêu cầu học thuật tốt mà hoạt động ngoại khóa đóng góp cho xã hội cũng tốt, rồi khả năng lãnh đạo, tôi thấy mình đều đáp ứng được. Vì thế tôi đã apply Twente, với mục đích apply cả UTS và xin Nomination của Twente để apply HSP. Cuối cùng họ không cho tôi Nomination HSP, và ban đầu chưa cho tôi Nomination cho UTS, mà bắt tôi chờ đợi tới tháng 4 rồi họ sẽ trả lời. (Lưu ý là học bổng UTS cũng cần Nomination của khoa, rồi hội đồng học bổng của trường sẽ xét lại một lần nữa trước khi đưa ra kết quả cuối cùng). Thầy Co. của khoa mail cho tôi lý do Twente từ chối ko cho tôi Nomination HSP là vì những người được Nomination họ GPA cao hơn tôi. Biết được thông tin này, tôi có cảm nhận là Twente họ khá chú trọng đển GPA, có vẻ đây là tiêu chí họ xét đầu tiên. Thế là tôi đành từ bỏ HSP for Twente, chỉ còn trông chờ vào cơ hội với UTS. Đúng tháng 4, tôi mail lại cho thầy hỏi về UTS, và một điều quan trọng nữa là tôi gửi thêm cho thầy GPA 2 học kỳ mới nhất của tôi (khá cao 3.9x và 3.6x), vì tôi nghĩ họ “thích GPA cao”, cứ gửi thêm biết đâu để lại được ấn tượng và được nominate lên. Quả đúng như vậy, thầy đã nominate tôi lên hội đồng học bổng của trường, và yêu cầu tôi gửi bảng điểm cụ thể của 2 học kỳ này+thesis subject mà tôi đang làm. Finally, tôi được UTS 40k. Như vậy sự phán đoán và tự tin dám làm theo phán đoán của mình cũng rất quan trọng các bạn ạ, vì thế gặp tình huống hãy chịu khó suy nghĩ và đưa ra reaction thật chuẩn.
– Cái thứ 3 tôi apply là VU Ams, với mục đích apply thêm để tăng cơ hội được HSP Nomination. Thật là may, vì VU Ams apply sau Twente khá lâu, cuối cùng lại được Nomination trước, và giúp tôi thành công với HSP. Kinh nghiệm của tôi ở đây là nên có backup cho các plan của mình, đề phòng trường hợp ko như mong muốn xảy ra.
– Cái thứ 4 tôi apply là EuMI, mặc dù năm nay course này ko chính thức như các năm trước, học bổng ko phải là 48k mà chỉ là 15k do các trường tự trích ra, nhưng tôi cứ apply backup, hơn nữa chỉ là apply online tốn có 16k VND tiền fax. Thực ra ban đầu tôi không biết thông tin này, nhưng hay theo dõi website của ICT Trento nên tôi biết năm nay họ cho học bổng của consortium, nên tôi apply, và nghĩ rằng ít người biết thông tin này nên mình có khả năng. Cuối cùng tôi vẫn vào RL rank 9, sau đó thì được ICT Trento cho học bổng trường.
– Các trường còn lại tôi apply là Westminster (UK), PoliTorino (Italy), UNSW(Australia, chuẩn bị apply End. nhưng có lẽ bh thôi).
Nói thêm một chút về lý do tôi chọn apply Hà lan và học bổng HSP: các bạn có thể thấy là hầu như ai apply EM cũng cố gắng apply HSP nếu được. Những người apply EM thì không có giới hạn 2 năm tốt nghiệp, còn HSP thì có giới hạn này, thế nên HSP vô hình chung đã thu nhỏ pool of applicants lại, đã giúp chúng tôi loại bỏ bớt những anh chị có thâm niên công tác và kinh nghiệm nghiên cứu khỏi cuộc chơi. Hơn nữa, để có được Nomination từ các trường cũng coi như là vượt qua 1 vòng. Và quan trọng hơn là trong các tiêu chí của HSP, tôi chỉ thấy có yêu cầu về mặt học thuật xuất sắc, chứ ko thấy nói gì về mặt nghiên cứu hay đi làm, đúng là cái mà tôi đang thiếu.
Một điểm nữa mà có lẽ các bạn ít để ý, đó là các trường Hà Lan thường yêu cầu cả bảng điếm cấp 3 khi apply Master (HSP thì họ nói chung chung là gửi transcripts và bằng, tôi gửi tất cả đại học và cả cấp 3). Profile cấp 3 của tôi khá tốt, càng làm tôi tự tin thêm khi lựa chọn Hà Lan và HSP. Và cuối cùng tôi đã thành công với sự quyết định sáng suốt của mình. Vì thế các bạn nào có profile cấp 3 tốt thì nên nộp cùng khi apply Hà Lan và HSP nhé, có thể sẽ là plus points đấy.
Qua kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ việc phân tích ưu khuyết điểm của bản thân và lựa chọn học bổng phù hợp để apply đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thành công cuối cùng. Vì thế các bạn hãy chịu khó bỏ thời gian ngồi xem lại chính mình, nhờ mọi người nhận xét, để đưa ra nước cờ tiếp theo chính xác nhất.
PHẦN 5: CHUẨN BỊ HỒ SƠ VÀ APPLY
Sau khi đã lựa chọn cho mình các học bổng để apply, thì giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và apply này chính là giai đoạn mệt mỏi nhất, nhọc nhằn nhất, quyết định trực tiếp tới việc bạn có được học bổng hay không. Vì thế các bạn phải tập trung cao nhất có thể cho giai đoạn này.
Có thể thấy rằng, những bạn có profile long lanh (GPA cao, trường top, rank cao, awards đầy mình, LoRs xịn, int’l pubs dắt lưng vài cái, kinh nghiệm làm việc tầm quốc gia quốc tế) thì việc họ apply và được học bổng probably chỉ còn là vấn đề thủ tục, hồ sơ của họ có thể mắc một vài thiếu sót nhỏ, SoP của họ có thể viết không thật hay, nhưng xét cho cùng thì họ vẫn được học bổng vì profile quá mạnh. Vậy thì chúng ta, những con người profile chỉ đủ dùng và sàng sàng nhau, có một vài mặt không thể cạnh tranh nổi với họ, làm thế nào để vẫn được học bổng. Chỉ còn một cách là đề ra chiến thuật apply hợp lý, chuẩn bị application thật cẩn thận, viết SoP LoRs thật hay, mục đích cuối cùng là maximize cơ hội được học bổng của mình, để stand out giữa hàng nghìn hồ sơ khác.
Nói qua một chút về giai đoạn chuẩn bị, tôi thấy rất nhiều bạn thi IELTS/TOEFL đúng vào lúc apply, tức là tầm khoảng tháng 9,10,11, sau đó lấy điểm có được cho vào cùng hồ sơ để nộp. Làm như vậy bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt cho bộ hồ sơ của mình, vì vừa phải tập trung ôn thi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, rồi tìm hiểu thông tin về trường. Vậy thì tại sao không tách các việc đó ra, theo từng khoảng thời gian, để ta có được sự chuẩn bị tốt nhất cho từng giai đoạn? Time Schedule của tôi như thế này:
Tháng 7 thi xong và có điểm IELTS –>tháng 8 tìm trường, học bổng+công chứng giấy tờ–> tháng 9 viết SoP+LoRs–>tháng 10 gửi hồ sơ.
Chính vì có một kế hoạch chi tiết như vậy, nên tôi có thể tập trung đầu óc cho mỗi công đoạn để chuẩn bị tốt nhất cho bộ hồ sơ của mình. Và cũng chính vì thế mà các bước tôi làm rất thuận lợi và nhanh chóng, không gặp vướng mắc mấy.
Thế nào được gọi là đã tìm hiểu về trường và học bổng định apply?
Về cơ bản, có nghĩa là bạn đã lục tung website của trường lên, biết được entry requirements là những gì, required documents là cái gì. Nhiều bạn hỏi rằng thấy required docs trên web phải bao gồm các thứ a,b,c, nhưng mình thiếu thứ a hay thiếu thứ b thì có được không. Đã gọi là required documents thì các bạn cứ thế mà chuẩn bị cho đầy đủ, các bạn viết mail hỏi trường những thứ đó họ không trả lời cho thì cũng đừng giận. Một điều nữa là hãy đọc kỹ mục Eligibility của từng học bổng, xem mình có THỎA MÃN TẤT CẢ các điều kiện họ nêu không, để tránh mất thời gian apply và bị loại ngay từ vòng gửi xe. Nhiều bạn apply những học bổng mà họ ghi rõ ràng là chỉ dành cho EU/EEA, thế mà cứ đâm đầu vào apply??? Khi bạn tìm hiểu về trường, xin hãy đọc cái mục FAQs nữa nhé, các câu hỏi mà bạn thắc mắc đa phần là nằm ở đấy. Một số trường hợp bạn không thỏa mãn điều kiện nào đó trong mục Eligibility mà vẫn được apply, thì cứ đọc mục FAQs là có. (Nếu người khác tìm được thông tin bạn cần trên website của trường, mà bạn không tìm được, thì bạn không phù hợp để apply học bổng. Do your homework plz!)
Cơ bản là như thế, còn tìm hiểu một cách chi tiết hơn thì như sau: Google or everything (qua bạn bè, facebook, forum, networking…) để tìm các thứ liên quan đến học bổng đó: phân tích+thống kê tình hình các năm của học bổng(A), yếu tố quan trọng nhất của học bổng đó là gì(B), những người đã apply thành công học bổng đó profile+applications của họ ra sao(C). Muốn đạt được (A), (B) thì chỉ còn cách tự tìm kiếm+đọc bài+tự mình tổng hợp phân tích thông tin mà thôi. Còn muốn đạt được (C) thì ngoài các kênh thông tin trên, bạn có thể vào xem trong khoa trong trường bạn apply có mục Alumni không, nhảy vào đó đọc xem có anh chị VN nào không, đọc bài của họ xem có thu được thông tin gì không (họ học trường nào ra, làm về cái gì, etc…). Nếu mà tìm được contact của họ thì quá tuyệt vời rồi. Tìm được contact thì tốt, chịu khó liên lạc với họ để hỏi kinh nghiệm, but ask intelligent questions plz!. Hãy thể hiện mình là người có chuẩn bị, có tìm hiểu, đừng có cái gì cũng hỏi, không ai đủ kiên nhẫn và nhiệt tình để trả lời cho bạn các vấn đề cỏn con đâu.
Một vấn đề nữa là sắp xếp thông tin: đối với mỗi trường hay mỗi học bổng bạn định apply, hãy tạo một Folder riêng biệt tương ứng trên Bookmark Firefox của bạn, rồi mỗi khi đọc đến các thông tin quan trọng như là requirement, deadline, etc tất tần tật liên quan đến trường hay học bổng đó, hãy save tất cả vào Folder trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn đấy!
Về SoPs, LoRs:
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như là GPA, trường học, rank, awards…, thì các bạn chỉ còn có thể trông chờ vào SoPs, LoRs để tăng cơ hội được học bổng mà thôi. Vậy thì viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để stand out giữa vô vàn applications khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.
Để có được LoRs hay, thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Nghĩa là trong quá trình học, bạn đã phải tự chọn cho mình những Referee tiềm năng, người mà có khả năng viết LoR hay cho bạn, hoặc bạn có thể xin chữ ký một cách dễ dàng. Sau đó thì tìm cách tiếp cận những Referee tiềm năng này, thể hiện bản thân của bạn, sao cho Referee đó có ấn tượng tốt về bạn, và HIỂU BẠN LÀ AI. Ví dụ trong trường hợp của tôi, học kỳ 1 năm 3 tôi đã để ý và chọn ra được 2 Referees tiềm năng cho mình. Sau khi đã lựa chọn như vậy, tôi bắt đầu thể hiện mình: tôi cố gắng đăng ký các khóa học mà có 2 Referees này giảng dạy, cố gắng hỏi họ các câu hỏi trên lớp, thi cố gắng đạt điểm cao. Đặc biệt hơn, kỳ mùa hè năm 3 tôi đã chọn một người trong số họ làm Supervisor cái Internship của tôi (và tôi còn được vị này chọn làm team leader nữa). Vì thế, mặc dù 2 Referees của tôi không hề có tiếng tăm, nhưng LoRs mà họ cho tôi thì phải nói là Fantastic!!!
Tới quá trình viết, kinh nghiệm của mọi người+cách viết thì rất nhiều rồi, ở đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc viết SoPs và LoRs:
– Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết SoPs+LoRs sao cho người đọc thấy mình PHÙ HỢP với tiêu chí của học bổng đó nhất.
– Thực hiện vòng tuần hoàn Reading—Writing—Revising, tức là đầu tiên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, tìm ý tưởng; sau đó bắt tay vào viết; viết xong thì nhờ mọi người sửa+bản thân mình sửa. Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi nào có được một bản ưng ý thì thôi.
– Khi viết thì lập Outline các ý cần viết trước (theo kiểu gạch đầu dòng), sau đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Cố gắng TRẢ LỜI HẾT các câu hỏi mà học bổng đó yêu cầu, cố gắng BALANCE các ý, và CONNECT các ý với nhau.
– Trong SoPs hãy cố gắng đề cập nhiều nhất có thể đến những gì KHÔNG CÓ trong các factors khác. Đừng nói nhiều về awards, thành tích học tập mà họ có thể thấy trong CV của bạn, hãy nói về những thứ như là bạn đã làm được những gì liên quan đến ngành học mình đang định apply (Quá khứ), tại sao bạn lại muốn học cao lên về ngành này (Hiện tại), học xong nó thì bạn đạt được cái gì theo dự định (Tương lai).
– Trong LoRs thì hãy chia các đặc điểm của mình ra để viết (HÃY NÊU VÍ DỤ CỤ THỂ CHỨ ĐỪNG VIẾT CHUNG CHUNG), và các LoRs thi thoảng giao nhau ở một hay hai đặc điểm nào đó, để hội đồng thấy được TẤT CẢ ĐIỂM MẠNH trong con người mình.
– Cách làm của bản thân tôi khi viết SoP, LoRs: download các tài liệu hướng dẫn cách viết+collect một vài sample của những người đã apply thành công các loại học bổng, sau đó print them out, rồi ngồi đọc+phân tích các mẫu câu hay, ý hay (dùng highlight pen), cuối cùng là áp dụng vào bài của chính mình với những ví dụ cụ thể của chính mình.
Chuẩn bị xong hồ sơ và gửi hồ sơ đi coi như bạn đã hoàn thành phần lớn công việc của mình rồi đấy, nhưng “công việc hậu trường” thì cũng quan trọng và không thể thiếu sót.
Gửi hồ sơ đi, bạn phải liên lạc với trường để hỏi xem họ đã nhận được hồ sơ chưa, hồ sơ có thiếu sót gì không, để kịp thời bổ sung.
Liên lạc với trường như thế nào cho hiệu quả?
Rất nhiều bạn phàn nàn về việc email hỏi trường mà mãi không thấy reply, tạo nên tâm lý lo lắng và không yên tâm. Xin lưu ý với các bạn rằng, thời điểm apply hồ sơ rất nhiều, và candidates email cho trường rất kinh khủng, nên họ không trả lời hết cũng là điều dễ hiểu. Ở đây tôi quote lại kinh nghiệm mà mình đã viết trên diễn đàn để chia sẻ với các bạn (đối với các trường ở các nước khác cũng áp dụng tương tự):
“Để Twente+các trường khác nhanh chóng reply khi mình contact hỏi han, kinh nghiệm của tớ là: mail hỏi họ tầm 7h-8h sáng (giờ bên họ) + tầm 14h-15h (giờ bên họ). Lúc đó là lúc họ bắt đầu làm việc ca sáng (or ca chiều), bạn mail tầm đó thì sẽ vào Inbox của họ ở Page đầu tiên, là cái mà họ nhìn thấy đầu tiên khi Log in vào mail~~> họ sẽ reply. Tất nhiên đó là suy đoán của riêng cá nhân mình, nhưng mình đã áp dụng cách này khá ok và họ sẽ mail lại luôn trong ngày, hoặc cùng lắm là ngày hôm sau.
Cụ thể đối với Twente, bạn mail tầm 2h chiều Vn nhé. Có thể vào đây để convert timezone: http://www.timezoneconverter.com
Thêm 1 tip nữa đó là cái subject của mail, subject attractive 1 tý thì họ sẽ chú ý hơn. Ví dụ bất kể hỏi cái gì, mình cũng để subject là :”Did you receive my application package?”, hơi củ chuối 1 tý nhưng mà đc việc ”
Các công đoạn như vậy coi như xong, giờ thì chỉ còn chờ đợi mà thôi. Lưu ý trong giai đoạn này vẫn nên giữ liên lạc với trường, để họ có yêu cầu gì mình còn đáp ứng ngay.
PHẦN 6. NHẬN KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH
Trong toàn bộ quá trình apply học bổng, yếu tố may mắn cũng luôn được mọi người nhắc đến. Bản thân tôi thì quan niệm rằng, yếu tố may mắn cũng có thể do bản thân chúng ta tạo nên. Bằng cách nào ư? Đó là cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh, thì cuộc sống sẽ mang lại may mắn cho mình.
Nếu bạn nhận được nhiều học bổng, thì từ chối các học bổng mà bạn không định đi một cách nhanh chóng cũng là một cách để giúp đỡ và tạo cơ hội cho người khác đấy. Vì thế xin hãy quyết định nhanh chóng và take action nhé!
PHẦN 7. LỜI KẾT
Mong rằng những kinh nghiệm trên đây của tôi có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình chinh phục học bổng toàn phần, thực hiện giấc mơ du học của bản thân. Và khi đã thành công rồi, xin hãy bỏ chút thời gian quý báu của các bạn quay lại đây chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đến sau nhé.
Source: tungkelvin.wordpress.com
Link: https://bit.ly/319W7fv
#scholarshipforvietamesestudents #hannahed #hannah #scholarship #studyingabroad #applystory #erasmusmundus
#erasmusscholarship #hannahedapplystory
email subject sample 在 本土研究社 Liber Research Community Facebook 的最佳貼文
三跑規劃諮詢,城規會收到過12200份申述反對修訂,只有幾份支持,說明整個規劃有幾荒謬反智。
而家去到「就申述提交意見」的步驟(城規程序係咁),大家可於星期一晚前提交意見(要寫清楚就邊個申述提交意見)。所有提過申述同就申述提過意見的都有得上城規會直接講意見。
講公民規劃權,就要響呢啲程序上都不能放過。大家可參考「人人監機會」意見信,或自行到城規會網頁一覽各個申述摘要:
http://www.info.gov.hk/tpb/tc/plan_making/draft_plan.html
(可直接在以上網頁交意見,搵赤鱲角張圖)
城規會就三跑規劃進行公眾諮詢,在大家努力下第一輪諮詢有超過12,200份的反對申述,只有四份的支持申述。但程序尚未完成,第二次公眾諮詢即將結束,正反雙方要再就對方申述提出意見,切勿輕視每個程序,對手有機會反動員更多的支持意見,所以請花幾分鐘時間再發表意見,以下是人人監機會的範本,可供大家參考,電郵至 tpbpd@pland.gov.hk , 記住九月七日,即星期一晚上11時59分就會截止。
Please make your comment on Representations in respect of Draft Chek Lap Kok Outline Zoning Plan No.S/I-CLK/13 by sending your email to tpbpd@pland.gov.hk before 11:59PM 7th September, next Monday. Below we provide you with the sample letter, please select the points randomly.
Comment on Representations In Respect of Draft Chek Lap Kok Outline Zoning Plan No.S/I-CLK/13
赤鱲角分區計劃大綱圖S/I-CLK/13三跑規劃就申述提出意見
The following comments are made under Section 6A(1) of the Town Planning Ordinance (TPO) in respect of the representations.
以下意見是根據城規條例6A(1)而作出的:
Comment on Representations No. TPB/R/S/I-CLK/13-1 to 4
1. The representations support the 3R System (3RS) as Hong Kong needs the 3RS to sustain competitiveness and growth. The support has been made on the basis that the 3RS would achieve the target capacity as claimed by Airport Authority Hong Kong (AAHK). It must be pointed out that there is serious doubt that the 3RS would be able to achieve its target capacity as explained in Representation No. TPB/R/S/I-CLK/1-392 and many other representations. In this regard the support is not substantiated.
支持三跑系統的申述認為香港需要多一條跑道提升競爭力,這純粹建基於機管局單方面認為三跑系統可以達至預期容量。但我們必須指出,有很多的意見,包括TPB/R/S/I-CLK/1-392對機管局所作的預測有嚴重的質疑,所以支持者的意見並非建基於實質的理據。
2. The representations support the 3RS because of constraint of runway capacity and that the 3RS is required for Hong Kong’s medium to long-term demand and maintain competitiveness of HKIA from other airports in the region. There are other alternatives which may increase the runway capacity of the airport. The AAHK however has failed to explain to the general public what action or thorough studies they have undertaken to identify the most feasible one in terms of environmental, social as well as economic impact. And the process of how the 3RS becomes AAHK’s most favourable scheme and the criteria for which the alternatives were assessed have not been disclosed to the public. In other words the selection process has not been conducted in a transparent manner. It is thus very doubtful whether the 3RS is the most feasible option to address the problem of capacity constraint.
支持申述認為雙跑系統將近飽和,三跑可滿足香港中至長期的航運需求,有助維持區內競爭力。事實上,提升目前雙跑容量的方法未必只有一個,只是機管局一直拒絕公開當中的研究過程,從而達至一個最符合環保、社會及經濟效益的方案。機管局所推銷的三跑方案,是經過甚麼準則,如何篩選出來,公眾一無所知。換言之,這是一個黑箱作業的過程,根本無法解釋三跑的效益,因而引發外界的質疑。
3. Representation No. TPB/R/S/I-CLK/13-3 opine that the expanded airport combined with Tung Chung New Town Extension Development would be emerged for a new tourism hub for PRD region with retail and commercial facilities. The prime purpose of the HKIA, as stipulated in the Airport Authority Ordinance, shall, with the objective of maintaining Hong Kong’s status as a centre of international and regional aviation, provide, operate, develop and maintain an airport at and in the vicinity of Chek Lap Kok for civil aviation. The support is therefore based on wrong premise.
申述書TPB/R/S/I-CLK/13-3指出機場擴建是要結合東涌新市鎮發展配合相關的零售和商業配套成為新的旅遊樞鈕。而根據機管局條例,機場的核心業務並非如此,而是要保持香港作為國際和區域航空樞鈕的地位,由此可見,支持者的意見建基於錯誤的前提。
4. Representation No. TPB/R/S/I-CLK/13-3 also consider the EIA thorough and well-balanced and that the proposed marine park will ensure the prosperity of marine life. It was shown that after completion of infrastructure projects Chinese White Dolphin has been observed to repopulate the region soon after completion of works. Such support is stemmed from misunderstanding on the quality of the EIA report content, which has been challenged by many dolphin experts and environmentalists for its incompliance of the EIA Ordinance during the public inspection period. In fact, the decision to approve the EIA report by EPD is now subject of judicial review and is awaiting the ruling of the court. The challenge is based on the inadequacy of the EIA report to properly address the construction phase impact on the local dolphins, and ineffectiveness of proposed compensation measures with very little evidence the local dolphin population would recover from such massive habitat loss at the 3RS footprint. It is a consensus among the leading dolphin experts, environmentalists and ACE members that the proposed marine park to be established after the seven-year long construction would not be adequate to compensate for the habitat loss to the dolphins.
申述書中No. TPB/R/S/I-CLK/13-3認為,環評報告和建議的海岸公園已平衡了海洋生態的影響,中華白海豚會在工程完成後重新返回棲息地。有關的看法是源於對環評報告的錯誤理解,因為環評報告已被多名海洋生態學者和保育人士批評違反了環評條例,同時亦面對司法覆核的挑戰正等候法庭審訊。其中一個重要論點正是挑戰環評報告忽略補償於建造期間所造成的海洋生態影響,環評報告根本無法證明,所提的的措施可有效回復中華白海豚因三跑工程而失去的棲息地。
It is noticed that apart from Representations No. TPB/R/S/I-CLK/13-1 to 4 the remaining of the over 12,200 representations object to the 3RS on various reasons such as disturbance to villages and communities in the neighbourhood of the airport. The Board should give due consideration to these representations and AAHK should consider mitigation measures before the project should proceed further. The safety issues mentioned at, among others, Representations No. TPB/R/S/I-CLK/13-400 should be dealt with thoroughly and all relevant studies mentioned should be undertaken and considered by the Board. The reasons mentioned at all other representations should also be considered thoroughly by the Board otherwise should the 3RS materialize and fail to achieve its target capacity the Board and relevant Government departments will be held responsible.
超過12200份反對的申述中,其中包括對於鄰近居民及社區所造成的各種滋擾影響,委員會應給予適切的回應及機管局在工程進一步發展前考慮給予補償或減輕影響的措施。同時,申述書 No. TPB/R/S/I-CLK/13-400所提出的安全問題亦應徹底處理。委員會應認真處理所有意見書提出的理據,否則三跑落實後而又未能達至預測的效益,則城規會及相關政府部門要負上責任。
In view of the above it will be premature to proceed with the amendments to the Draft Plan further and that the Board should propose amendments to delete the amendments to the Draft Chek Lap Kok Outline Zoning Plan No.S/I-CLK/13.
基於以上的反對意見,圖則的修訂過早提出。城規應 刪除所有的修訂。
email subject sample 在 小學雞結他網 Youtube 的最佳解答
第一課的小測驗:
https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDktSFRzNE9YYmt1WEU5WWFfeThCOFE6MQ
互動木結他班學生進度表SAMPLE:
https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0Aolp8FJh5gtZdFROVlJiMGVwYkVVNEZtRGNXNDdBcmc
互動木結他班報讀表:
https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDU2TG1DZk9iS1F6N2hxVHZTbjJrelE6MQ
練習解說文、圖、譜都在小學雞結他網
http://guitarhk.com/
請LIKE一下我的fanspage,更多結他資訊等緊你!
http://www.facebook.com/guitarhkcom
報讀及查詢可聯絡我:dickenx@gmail.com (Facebook/email)
email subject sample 在 小學雞結他網 Youtube 的精選貼文
第一課的小測驗:
https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDktSFRzNE9YYmt1WEU5WWFfeThCOFE6MQ
互動木結他班學生進度表SAMPLE:
https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0Aolp8FJh5gtZdFROVlJiMGVwYkVVNEZtRGNXNDdBcmc
互動木結他班報讀表:
https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDU2TG1DZk9iS1F6N2hxVHZTbjJrelE6MQ
練習解說文、圖、譜都在小學雞結他網
http://guitarhk.com/
請LIKE一下我的fanspage,更多結他資訊等緊你!
http://www.facebook.com/guitarhkcom
報讀及查詢可聯絡我:dickenx@gmail.com (Facebook/email)
email subject sample 在 小學雞結他網 Youtube 的最佳貼文
第一課的小測驗:
https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDktSFRzNE9YYmt1WEU5WWFfeThCOFE6MQ
互動木結他班學生進度表SAMPLE:
https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0Aolp8FJh5gtZdFROVlJiMGVwYkVVNEZtRGNXNDdBcmc
互動木結他班報讀表:
https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDU2TG1DZk9iS1F6N2hxVHZTbjJrelE6MQ
練習解說文、圖、譜都在小學雞結他網
http://guitarhk.com/
請LIKE一下我的fanspage,更多結他資訊等緊你!
http://www.facebook.com/guitarhkcom
報讀及查詢可聯絡我:dickenx@gmail.com (Facebook/email)
email subject sample 在 15 Subject Line Examples for Your Email Marketing - Pinterest 的推薦與評價
But writing effective email subject lines may be exactly what you need. ... 12 Tips for Creating the Best Email Subject Lines (with Examples) | Constant ... ... <看更多>