#HannahEdSkill 9 THÓI QUEN XẤU TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ CẦN PHẢI LOẠI BỎ NGAY!
Á đọc cái này xong cả nhà có thể áp dụng cái 2, 3, 4, 9 vô đi phỏng vấn xin học bổng, xin việc nha Schofans ơi :D
1. BỘC LỘ CÁI TÔI QUÁ LỚN
Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra rất nhiều người có thói quen lặp lại "Theo tôi...", "Tôi nghĩ....", "Tôi muốn...", "Tôi cần...", “Tôi biết rồi”,"Anh/chị sai rồi", “Em hiểu không?”, "Tốt hơn nên làm thế này"... Tự tin là tốt, nhưng khẳng định vị trí của bản thân trong mọi tình huống lại là biểu hiện một cái tôi quá lớn, có thể khiến người khác cảm thấy bức bối.
2. NHÌN SANG NƠI KHÁC KHI NÓI CHUYỆN
Dù vô tình hay cố ý, việc nhìn ra chỗ khác hoặc nhìn vào điện thoại khi nói chuyện với người khác là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, mất kiên nhẫn, hoặc chán chường. Cảm xúc của của người đối diện lúc này sẽ là: bực tức, khó chịu, chạnh lòng, và chỉ muốn nói thẳng ra cho bạn biết điều đó.
3. NGẮT LỜI NGƯỜI KHÁC
Ngắt lời người khác là thói quen của rất nhiều người. Có thể là đối phương nói chuyện không được hấp dẫn, bạn nóng lòng đưa ra câu hỏi hay quan điểm của mình, hoặc vì bạn nảy ra ý tưởng gì và sợ quên điều đó. Dù lý do gì thì bạn vẫn đang tạo cảm giác "Tôi quan trọng hơn bạn". Đây là một thói quen vô cùng xấu cần thay đổi ngay lập tức.
4. NGÔN NGỮ CƠ THỂ TIÊU CỰC
Ngôn ngữ cơ thể phản ánh đến 90% điều chúng ta muốn nói.
Khoanh tay, khoanh chân cho thấy bạn không sẵn sàng đón nhận những gì người khác đang nói. Dù bạn mỉm cười hay cố gắng đáp lại thì người đối diện cũng cảm thấy có lẽ họ nên dừng nói chuyện với bạn.
Nhướng mày hoặc che, xoa đầu mũi là cử chỉ khinh thường, nghi ngờ, hay tỏ ý đối phương có mùi khó chịu. Biểu hiện này ảnh hưởng rất lớn và có thể giết chết mối quan hệ ngay lập tức.
Gật đầu lia lịa mặc dù không quá quan trọng sẽ tạo ra cảm giác bạn là người ba phải, xu nịnh, hoặc ngốc nghếch.
Gãi đầu gãi cổ trong các cuộc đối thoại có nghĩa bạn đang lo lắng điều gì đó. Dù gì bạn cũng không nên thể hiện điều đó ra ngoài, trừ khi đó là những người rất gần gũi.
Thõng vai là một dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng. Nếu bạn thõng vai trong một cuộc họp với sếp thì không khác gì đang nói “chẳng hiểu sao tôi phải ở đây nghe ông nói”.
Bắt tay quá nhanh, mạnh thể hiện bạn là người hiếu thắng, hung hãn. Bắt tay quá yếu chứng tỏ bạn thiếu tự tin hoặc không tin tưởng đối phương. Lòng bàn tay quá lạnh còn khiến đối phương nghĩ rằng bạn không vừa lòng về họ.
Đứng quá gần người khác khi nói chuyện sẽ làm họ cảm thấy không thoải mái khi tâm sự và cho rằng bạn đang có ý đồ không tốt, đặc biệt với phụ nữ.
5. TỎ RA "BIẾT TUỐT"
Khi người ta đang kể một câu chuyện và bạn nhẹ nhàng buông ra một câu “cái này tôi biết rồi” hoặc “cậu không biết à, thực ra nó là thế này…”, thì phần lớn khả năng là đối phương sẽ cụt hứng và không muốn nói chuyện với bạn nữa. Học cách lắng nghe nhiều hơn, hạn chế phơi bày “tri thức” của mình.
7. TO TIẾNG, ĐẬP BÀN
Bạn không bao giờ nên to tiếng trong tranh luận. Chỉ những người không đủ lý lẽ để nói với người ta mới đi đọ nhau bằng độ to của âm thanh và độ dài hơi của phổi.
8. LIÊN TỤC NÓI VỀ MÌNH
Liên tục nói về cuộc sống, chuyện gia đình và công việc của mình, không cần biết người khác có quan tâm hay hiểu hết không, và không hỏi về chuyện của đối phương, là một điểm trừ rất lớn. Đừng bao giờ coi mình là trung tâm của câu chuyện.
9. GIAO TIẾP BẰNG MẮT KHÔNG TỐT
Tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự nhu nhược.
Chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy.
Mắt nhìn dáo dác bất định: biểu lộ sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc.
Mắt lờ đờ, hay chớp mắt: cảm giác khờ khạo, ngốc nghếch, hoặc mệt mỏi.
Mắt hay nhìn lên trên: người hay quên và cố gắng nhớ điều gì đó.
Mắt hướng nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, hoặc có xu hướng phạm tội
Mắt hay nhìn xuống chéo bên trái: có thể đang suy nghĩ lung tung. mơ mộng
Mắt hay nhìn xuống chéo bên phải: có thể đang cố gắng kiếm cớ, hoặc đang suy nghĩ lo âu.
Mắt hay nhìn theo trục dọc từ trên xuống: hàm ý phán xét, đánh giá, coi thường.
Mắt hay nhìn theo trục dọc từ dưới lên: thể hiện sự sợ sệt, lo lắng.
Mắt nhìn chằm chằm: có tính hung hăng, gây áp lực.
Mắt liếc nhìn đồng hồ, điện thoại, cửa sổ, cửa ra vào: biểu hiện là họ chán ngấy cuộc nói chuyện này và muốn rời đi, hoặc đang có việc gấp.
(c): Sưu tầm
#HannahEd #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有3部Youtube影片,追蹤數超過2萬的網紅HannahEd,也在其Youtube影片中提到,Chào mừng bạn đến với kênh HannahEd nơi chia sẻ những góc nhìn về cuộc sống du học, phân tích học bổng và những kinh nghiệm phát triển kiến thức, kĩ n...
「hannahedskill」的推薦目錄:
- 關於hannahedskill 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於hannahedskill 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於hannahedskill 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於hannahedskill 在 HannahEd Youtube 的最讚貼文
- 關於hannahedskill 在 HannahEd Youtube 的最讚貼文
- 關於hannahedskill 在 HannahEd Youtube 的最佳貼文
- 關於hannahedskill 在 #HannahEdSkill KĨ... - Scholarship for Vietnamese students ... 的評價
- 關於hannahedskill 在 Behavioral interview在2022相關健康保健資訊-精選在PTT/Mobile01 ... 的評價
- 關於hannahedskill 在 Behavioral interview在2022相關健康保健資訊-精選在PTT/Mobile01 ... 的評價
hannahedskill 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
#HannahEdSkill KĨ NĂNG TRANH BIỆN
Ciao cả nhà. Kĩ năng tranh biện là một trong những kĩ năng mềm cũng khá quan trọng. Đợt này chị Hoa Dinh thấy rất nhiều bạn trẻ tham gia mô hình mô phỏng Hội nghị Liên Hợp Quốc (Model United Nations) hay còn được gọi tắt là MUN. Lúc sửa hồ sơ hay dạy các session về profile, ngoại khoá cho các bạn học sinh HannahEd trên CV các em cũng có MUN khá nhiều.
Nhân dịp này chị chia sẻ những cách tham gia MUN làm sao cho đúng điệu và những tips khi tham gia vào một cuộc tranh biện nhé. Đương nhiên mỗi cá nhân sẽ có các cách tranh biện bỏ túi cho riêng mình nhưng trong bài viết này có ba cách chính để giúp các bạn tham gia tranh biện trong MUN một cách tốt hơn!
- CHUẨN BỊ THẬT KỸ LƯỠNG
Trước khi tham gia vào một Hội nghị chính thức, các Đại biểu sẽ có thời gian để nghiên cứu về lập trường nước mình cũng như tìm hiểu các thông tin liên quan và cần thiết trong buổi họp. Đây cũng chính là thời gian tốt để bạn chuẩn bị cho mình một vốn kiến thức về xã hội để chuẩn bị cho các phiên tranh biện đấy! Ở đây mình khuyến khích các bạn đọc các bài báo về chủ đề được đưa ra thông qua các kênh thông tin đáng tin cậy như: BBC News, The Guardian hay The New York Times chẳng hạn. Từ đó, bạn sẽ rút ra được những thông tin quan trọng dành cho nước mình cũng như hiểu rõ những vấn đề mà quốc gia mình đang phải đối mặt. Ngoài ra, sau một thời gian nghiên cứu trước Hội nghị, bạn sẽ biết được nước nào có chung lập trường với mình và liên minh với nhau để cùng giải quyết vấn đề được đưa ra.
- TÔN TRỌNG ĐỐI THỦ
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Điều thứ hai cần phải chú ý đến khi tham gia một cuộc tranh biện đó là phải biết tôn trọng đối thủ. Hãy nghĩ về các phiên tranh biện Tổng thống cũng vậy, họ trao nhau những lời khen, những cái bắt tay và sau đó là bắt đầu “vào việc”. Trong một phiên tranh biện MUN cũng như vậy, hãy duy trì việc ngoại giao các Đại biểu khác, dù là trong hay ngoài Hội nghị. Thêm vào đó, một người tranh biện tốt là một người biết lắng nghe. Trong lúc các Đại biểu khác phát biểu ý kiến của mình, hãy cố gắng ghi những ý chính được đề cập trong lúc đó và nhằm giúp cho bài nói của mình mang sức thuyết phục hơn. Khi nói cần phải tôn trọng người nghe, đó là vũ khí lớn nhất để mọi thứ bạn nói ra đều được tiếp nhận một cách lịch sự và chuyên nghiệp nhất.
- LÀM CHỦ LỜI NÓI CỦA BẢN THÂN TRONG LÚC TRANH BIỆN
Cuối cùng là những tips chuyên sâu giúp các bạn có thể hoàn thành bài nói của mình trong trận tranh biện MUN. Thứ nhất, hãy học cách bác bỏ làm sao cho thuyết phục nhất. Theo trang Bestdelegate đưa tin, một trong những tips giúp bài nói của chúng ta trở nên tốt hơn đó là “Agree, and then refute”, có nghĩa là “Đồng ý và sau đó bác bỏ”. Đây là một mẹo khá thú vị đến từ việc lắng nghe. Bắt đầu bằng cách đồng ý với các Đại biểu khác, với những gì có thể được đồng ý (miễn sao việc đó không ảnh hưởng đến quốc gia của bạn) và sau đó, bác bỏ nó. Việc này sẽ làm cho sức mạnh của sự bác bỏ của bạn nhân lên. Ví dụ, Đại biểu A không đồng ý với việc Đại biểu B ủng hộ can thiệp quân sự như một phương tiện để đạt được hòa bình và ổn định trong một khu vực, và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đại biểu A có thể nói: “The delegate of A solemnly agrees with the delegate of B about … However, the delegate of A thinks that … and now this delegate would prove it”. Thấy không? Nó trở nên mạnh hơn so với câu nói đơn giản là tôi không đồng tình với bạn. Tiếp theo, hãy dựa trên những hành động thực tế mà quốc gia mình đã và đang làm để có thể đưa ra một chính sách hợp lý để giải quyết vấn đề một cách sát đáng với các bên liên quan và cũng như là đủ tự tin để đối đầu với các Đại biểu khác. Cuối cùng, một việc quan trọng không kém đó là hãy giữ cho mình một tâm lý tốt, theo được nhịp độ của buổi họp, tốc độ nói vừa phải và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hợp lý nhé!
Trên đây là những tips mà chị nghĩ có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng tranh biện của mình trong Hội nghị MUN. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành thạo những tips ấy vào một kỳ Hội nghị không xa trong tương lai nhé!
____________
Các bạn hỏi về lớp học bổng với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, essay, LOR, tập phỏng vấn nhé thì lịch học mới nhất của các lớp tháng 7, 8 ha: http://tiny.cc/HannahEdClass.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
____________
Thông tin về MUN sắp tới cả nhà xem ở Comment nhé.
#HannahEd #scholarshipforVietnamesestudents #MUN
hannahedskill 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
[Hannah Sharing] - TOP 10 Kỹ Năng Nhà Tuyển Dụng Yêu Thích
Mới đây trong bảng báo cáo của mình World Economic Forum đã liệt kê ra những kĩ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn thấy được ở ứng cử viên.
Những kỹ năng được liệt kê ra ở đây là những kỹ năng then chốt được dự đoán dựa trên xu hướng thị trường, sự ảnh hưởng của đại dịch và sự thích ứng với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
Cùng xem qua 10 kỹ năng đó là gì và lên kế hoạch rèn luyện bản thân ngay thôi các em ơi <3 <3
Source: World Economic Forum
❤ Like page, tag và share cho bạn bè nhé ❤
#HannahEd #sanhocbong #duhoc #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdJob #HannahEdSkill
hannahedskill 在 HannahEd Youtube 的最讚貼文
Chào mừng bạn đến với kênh HannahEd nơi chia sẻ những góc nhìn về cuộc sống du học, phân tích học bổng và những kinh nghiệm phát triển kiến thức, kĩ năng để giành được những cơ hội học tập, làm việc tại nước ngoài.
Một chủ đề mình đau đáu suốt hai tuần vừa qua sau khi nghe báo đài về vụ việc xảy ra ở Anh với những nạn nhân qua đời trong container.
Hi vọng rằng những chia sẻ nhò này của mình, một người đã từng học và làm việc ở nước ngoài gần 10 năm, sẽ giúp các bạn có thêm thông tin và định hướng tốt hơn cho bản thân nếu muốn ra nước ngoài sinh sống và làm việc. Nhờ các bạn chia sẻ và gửi cho bạn bè mình nhé/
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỪNG QUÊN KẾT NỐI VỚI CÁC KÊNH KHÁC CỦA MÌNH ĐỂ KHÔNG LỠ INFO HAY NHÉ:
WEBSITE: https://hannahed.co/
FACEBOOK: https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/
INSTAGRAM: https://www.instagram.com/hannahed.co/
Email mình: [email protected]
Mình có các lớp tìm và apply học bổng online. Lớp Research/Phd Mentor. Mentor học bổng 1on1. Review hồ sơ. Tập phỏng vấn.
hannahedskill 在 HannahEd Youtube 的最讚貼文
#LinkedIn #Job #HannahEdJob
Linkedin của mình nếu bạn nào muốn tham khảo: https://www.linkedin.com/in/hannanhdinh/
?ĐỪNG QUÊN KẾT NỐI VỚI CÁC KÊNH KHÁC CỦA MÌNH ĐỂ KHÔNG LỠ INFO HAY NHÉ:
WEBSITE: https://hannahed.co/
FACEBOOK: https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/
INSTAGRAM: https://www.instagram.com/hannahed.co/
GROUP FB: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/
Email mình: [email protected]
Mình có các lớp tìm và apply học bổng online. Lớp Research/Phd Mentor. Mentor học bổng 1on1. Review hồ sơ. Tập phỏng vấn.
hannahedskill 在 HannahEd Youtube 的最佳貼文
Chia sẻ với cả nhà một bài thuyết trình rất ngẵn của mình trong khoá học Kĩ năng thuyết trình tại công ty Facebook của mình.
?ĐỪNG QUÊN KẾT NỐI VỚI CÁC KÊNH KHÁC CỦA MÌNH ĐỂ KHÔNG LỠ INFO HAY NHÉ:
WEBSITE: https://hannahed.co/
FACEBOOK: https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/
INSTAGRAM: https://www.instagram.com/hannahed.co/
GROUP FB: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/
Email mình: [email protected]
Mình có các lớp tìm và apply học bổng online. Lớp Research/Phd Mentor. Mentor học bổng 1on1. Review hồ sơ. Tập phỏng vấn.
hannahedskill 在 Behavioral interview在2022相關健康保健資訊-精選在PTT/Mobile01 ... 的推薦與評價
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #interviewskill #HannahEdSkill. app-facebook. Scholarship for Vietnamese students. ... <看更多>
hannahedskill 在 Behavioral interview在2022相關健康保健資訊-精選在PTT/Mobile01 ... 的推薦與評價
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #interviewskill #HannahEdSkill. app-facebook. Scholarship for Vietnamese students. ... <看更多>
hannahedskill 在 #HannahEdSkill KĨ... - Scholarship for Vietnamese students ... 的推薦與評價
HannahEdSkill KĨ NĂNG TRANH BIỆN Ciao cả nhà. Kĩ năng tranh biện là một trong những kĩ năng mềm cũng khá quan trọng. Đợt này chị Hoa Dinh thấy rất... ... <看更多>