“Mục tiêu của Thiền trong đạo Phật là chứng đạt Vô ngã, chấm dứt Vô minh, Giải thoát Giác ngộ, thành tựu Tam minh Lục thông.
- Muốn đạt được mục tiêu này thì phải đi hết con đường Chánh định gồm từ Sơ thiền đến Tứ thiền. Vào được chánh định từ Sơ thiền thì gọi là Nhập định.
- Muốn Nhập định được thì phải trải qua một thời gian dài không còn vọng tưởng. Thời gian an trú chỗ không vọng tưởng đó thì tùy căn cơ mỗi người. Có người an trú trong bảy ngày thì nhập định sơ thiền luôn. Có người an trú 30 năm mới nhập định được.
- Muốn hết vọng tưởng thì phải an trú được trong Chánh niệm Tỉnh giác rất lâu. Bước được vào trạng thái Chánh niệm Tỉnh giác thường xuyên đã là rất khó, phải có phước duyên lớn. Nhiều người hay gọi giai đoạn này là Ngộ đạo Kiến tánh, vì kiến giải lý lẽ tuôn trào vô tận. Có Chánh niệm Tỉnh giác rồi thì vọng tưởng bị kiểm soát chặt chẽ, khởi lên là bị biết nên không tung hoành quậy phá lôi kéo hành giả tạo nghiệp nữa.
- Muốn bước vào Chánh niệm Tỉnh giác thì phải dụng công đúng phương pháp rất lâu (cũng rất lâu nữa). Đồng thời hành giả phải đã có rất nhiều Công đức, nội tâm đã thuần thục Đạo đức.
Đạo đức là công phu tu dưỡng khá nhiều kiếp mới tạm có. Công đức thì cũng cần phải được tích lũy lâu dài chẳng kém. Đạo đức là cả một kho tàng trí tuệ và lý luận. Công đức là cả một đại dương công lao vất vả hy sinh phụng sự.
Phương pháp sai thì, chỉ cần sai một ly đã đi mất mười dặm rồi. Cách Phật đã xa, ta rất khó có được phương pháp đúng. Ngay cả khi một thiền sư có chứng ngộ gì đó rồi đem ra dạy, vẫn chưa chắc là đúng phương pháp. Vì sao? Bởi vì vị thiền sư đó sẽ dạy theo kinh nghiệm của riêng mình, dạy theo căn cơ của cá nhân mình, nhiều khi ngồi giảng thao thao chỉ là khoe khoang cảnh giới nội tâm chứng đạt của mình. Hội chúng ngồi nghe thấy hay mà chẳng biết làm sao thực hành.
Bây giờ ta là nói lộ trình theo chiều thuận thứ tự từ thấp đến cao như sau:
- Đầu tiên là phải phát tâm tu hành hướng về mục tiêu Giác ngộ Giải thoát, hết Vô minh, dứt Bản ngã. Muốn có sự phát tâm vô thượng bồ đề này, nghĩa là có lý tưởng Giác ngộ này, thì thông thường ta phải đã có duyên gặp gỡ, tôn kính, ca ngợi, cúng dường một bậc Thánh siêu phàm nào đó trong quá khứ. Chính vì nhìn thấy sự siêu phàm của vị đó mà ta quá sức ngưỡng mộ, rồi biến thành ước mơ tu hành cho chính mình trong tương lai.
- Khi có lý tưởng tu hành Giác ngộ rồi, ta sẽ phải vừa tu dưỡng đạo đức, vừa gây tạo công đức dần dần. Giai đoạn này rất khó khăn khổ sở vì tập khí xấu quá khứ sẽ cản trở mãi. Ta muốn hiền lành mà nghịch cảnh chọc cho ta sân. Ta muốn thanh tịnh mà người yêu cũ đến mời gọi... Rồi ta muốn làm phúc mà thiếu thốn rắc rối đủ thứ. Nhưng nếu ta cố gắng mãi thì sự tu dưỡng đạo đức và gây tạo công đức sẽ thuận lợi dần sau vài mươi kiếp (hì...)
- Khi đã có đạo đức và công đức phần nào rồi thì ta sẽ bước vào tu tập thiền định, tìm kỹ thuật phương pháp dụng công cho chuẩn xác. Muốn tìm được kỹ thuật thiền định chuẩn mực thì đành phải lễ Phật mà xin gia hộ, chứ quả thật ta chẳng biết ai dạy đúng mà đến cầu học. Đa phần ta có duyên với vị nào thì sẽ đi theo vị đó, nhưng cái vị mà ta có duyên cũng chưa chắc dạy đúng.
Ta phải tham khảo với phương pháp quán niệm hơi thở mà Phật dạy trong kinh điển Nikaya, vì đó là tạng kinh khá đúng với lời dạy của Phật thời tại thế nhất.
- Sau một thời gian dài dụng công đúng phương pháp, cộng với sự hỗ trợ ngầm của Đạo đức và Công đức, ta sẽ xuất hiện ''một ít'' trạng thái Tỉnh giác. Một ít thôi, vì chưa đốn ngộ để lọt hẳn vào nội tâm Chánh niệm Tỉnh giác. Tuy nhiên, để có trạng thái Chánh niệm Tỉnh giác ngày càng mạnh thì ta buộc phải có nội lực khí công. Ta sẽ nói sau.
- Sau một thời gian dài cố gắng tu tập ''đúng phương pháp'' (3 tháng hoặc 30 kiếp), ta sẽ lọt hẳn vào trạng thái nội tâm tràn đầy Chánh niệm Tỉnh giác - ta hay gọi là ngộ đạo.
Rồi sau một thời gian dài (3 tháng hoặc 30 kiếp) cố gắng tu tập với nội tâm tràn đầy Chánh niệm Tỉnh giác đó, ta sẽ đạt được một nội tâm vắng lặng hoàn toàn không còn vọng tưởng.
- Rồi sau một thời gian dài (3 tháng hoặc 30 kiếp) an trú nội tâm vắng lặng không vọng tưởng đó, ta sẽ nhập được Sơ thiền, gọi là giai đoạn Nhập định.
Nhập định cho qua hết bốn mức thiền, không biết bao lâu, ta sẽ chứng Tam minh để thành tựu mục tiêu Giác ngộ Giải thoát tối hậu cao siêu.
Cái khó vẫn là dụng công thiền định cho đúng phương pháp. May mắn cho ta là Phật dạy hơi thở, biết hơi thở vào, biết hơi thở ra. Hơi thở được tu tập đúng sẽ đem đến cho ta cả hai thứ, một là Tỉnh giác, và hai là Nội lực.
Hít vào thở ra thì không cần dạy cũng phải làm nếu muốn sống. Nhưng hít vào thở ra với ý thức biết rõ, và thở cho khéo để có được một hơi thở trơn êm mới là khó. Hoặc là ta thở mà không biết mình đang thở. Hoặc là ta biết mình thở nhưng hơi thở đó bị thô, bị vướng, bị rít, bị mạnh, vì bị điều khiển thô bạo.
Hơi thở đúng là hơi thở trơn êm. Không cần biết dài hay ngắn, miễn trơn êm là được. Hơi thở trơn êm là loại hơi thở dường như ít bị điều khiển thô bạo, không cố gắng hít cho nhiều. Lúc đó ta sẽ thông minh cho phép hơi thở vào bao nhiêu là vừa chạm ngưỡng cuối cùng của sự trơn êm đó, vì nếu hít thêm chút nữa sẽ mất sự trơn êm.
Khi thở ra phải khéo giữ cho trơn êm đều nhẹ chứ không vội vã thở nhanh ra cho rồi. Ai có tập Âm Dương khí công sẽ có bản lĩnh giữ hơi thở ra êm nhẹ dài chứ không vội vã.
Ngoài ra ta phải khéo tác ý quán thân vô thường, phải biết rõ toàn thân để không cho tâm cứ để trên đầu đưa lực lên đầu làm hư bộ não. Tâm phải biết toàn thân, phải hiểu sâu sắc thân này là vô thường. Tâm luôn biết rõ toàn thân, bám chặt vào thân, không rời khỏi thân để hướng ra ngoài.
Trong cái biết toàn thân đó, tâm sẽ không bỏ qua phần đáy bụng dưới, nơi có các huyệt đạo quan trọng của cơ thể.
- Hơi thở trơn êm thì lập tức tạo ra sự tỉnh giác nội tâm liền. Nhưng chính cái lúc Dừng giữ hơi thở lại sẽ tạo ra Nội lực.
Hơi thở dừng giữ lại (chứ không phải nín thở) trong khi biết toàn thân sẽ tạo ra cảm giác căng phồng ở bụng và ngực. Đó là tiền đề của Nội lực.
Cả sự Tỉnh giác và Nội lực hợp lại sẽ khiến cho sức Tỉnh giác càng lúc càng sáng càng mạnh. Nếu ai có Tỉnh giác mà không khéo thở thì từ từ mất Nội lực và sức Tỉnh giác cũng mất theo. Nội lực và Tỉnh giác hỗ trợ cho nhau. Hơi thở trơn êm tạo ra sức Tỉnh giác. Hơi thở có dừng giữ sẽ tạo ra Nội lực.
Phật và nhiều vị A la hán không nói đến Nội lực vì các ngài đã thành tựu Nội lực từ khi còn bé. Bây giờ chỉ tập trung thiền định Tỉnh giác rồi nhập định luôn. Còn chúng ta chưa có nội lực nên phải thở làm sao vừa tạo ra Tỉnh giác vừa tạo ra Nội lực.
Hơi thở trơn êm và có dừng giữ sẽ cho ta cả hai điều đó.
- Ta không cố gắng dừng giữ hơi thở cho lâu, nhưng tự nhiên hơi thở sẽ dừng lâu dần và có một ít hơi cứ tiếp tục đi vào giữ cho căng phồng toàn thân. Ta sẽ nhận ra khi dụng công đúng như thế.
Khi sức Tỉnh giác và Nội lực sung mãn thì ta kiểm soát vọng tưởng càng lúc càng dễ, cho đến lúc không còn vọng tưởng nữa.
An trú nội tâm không vọng tưởng lâu dài cho đến khi chín mùi thì ta sẽ bất ngờ Nhập định. Nhập định rồi thì ta sẽ bị tâm lý chủ quan, sẽ ít lễ Phật, ít chịu khó giúp đời làm phước, nên phước bị hao dần mà không đủ để tiến đến vô hạn. Hành giả phải cảnh giác tâm lý này, phải chịu cực làm phước, vẫn phải siêng lễ Phật để tích lũy phúc lành đến vô tận, dù có nhập định được rồi.”
• Nguồn : THIỀN TÔN PHẬT QUANG
• Cre: Tâm lý Đạo đức_Nhân quả luân hồi
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「nikaya」的推薦目錄:
- 關於nikaya 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於nikaya 在 Facebook 的最佳解答
- 關於nikaya 在 Danai Chanchaochai Facebook 的精選貼文
- 關於nikaya 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
- 關於nikaya 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於nikaya 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於nikaya 在 Anguttara Nikaya [福建] (Part 78/159) - YouTube 的評價
- 關於nikaya 在 Nikaya Yoga - Facebook 的評價
- 關於nikaya 在 Pin on Buddhism - Pinterest 的評價
- 關於nikaya 在 Recommendation for Suttas - Buddhism Stack Exchange 的評價
nikaya 在 Facebook 的最佳解答
[Đã hết chỗ ]
CONCERT GIAO LƯU “DANH MỤC CỦA LÝ”
Thời gian: 20:00 ngày 14/5/2021
Địa điểm: TP Hồ Chí Minh
(Hà Nội đợi đầu đông năm nay nhé)
Các bạn mến,
Xưa nay đi xem Lý các bạn đều đã quen với việc canh vé, đặt vé và đôi khi còn khổ sở và hồi hộp. Sắp tới đây Lý sẽ tổ chức một buổi giao lưu nhỏ tại TP Hồ Chí Minh tên là “Danh mục của Lý”, ở đó Lý sẽ hát khoảng 10 bài hát Lý viết có nguồn gốc hoặc được gây cảm hứng từ các cuốn sách Lý đọc. Mình có thể giao lưu thêm với nhau bằng những câu hỏi mà hiếm khi mình có thể hỏi được ở những concert thường niên hay các chương trình lớn.
Để tham dự buổi giao lưu, các bạn sẽ vào cửa bằng 1 cuốn sách trong danh mục Lý cung cấp dưới đây. Có những sách Lý đã đọc rồi và có ảnh hưởng tốt đẹp đến quá trình trưởng thành và lớn lên của mình, có những cuốn Lý chưa đọc hoặc đọc chưa xong, có sách bạn bè thân thiết giới thiệu, mà họ là những người yêu sách ham đọc mà mình tin tưởng. Danh mục của Lý có 100 cuốn sách. Đợt 1 đăng ký này, Lý sẽ chia sẻ 50 đầu sách Lý thấy đặc biệt kính trọng và cần thiết, nếu bạn thấy mình có biết cuốn nào trong danh mục này và muốn tham gia concert kì dị này, thì hãy nhanh chân đăng ký tựa sách bạn có (*). Sẽ có phần hướng dẫn trong link form đăng ký.
Giới hạn: 100 slot tương ứng với 100 đầu sách.
Lưu ý quan trọng:
1. Bạn cần kiểm tra danh mục sách đã có người đăng ký tựa sách bạn muốn chưa? Nếu đã có rồi, bạn cần chọn cuốn khác.
2. Nếu bạn đến concert mà không mang theo sách bạn đã đăng ký, mang theo sách ngoài danh sách để vào cửa, hoặc mang theo sách trùng hợp thì bạn sẽ không vào được.
3. BTC chấp nhận sách cũ, sách đã bỏ quên trong nhà bấy lâu, sách của ông bà để lại mà không ai đọc, hoặc sách mới có thể ký tặng Lý trực tiếp. Miễn là nó có trong danh mục của Lý.
4. Đây không phải là concert thường niên hay những chương trình Lý đi tour, concert sẽ có thiên hướng về sách vở, Lý chỉ hát một mình và có nói chuyện chia sẻ nguồn gốc ra đời bài hát. Sẽ không có yêu cầu bài hát bạn thích trong buổi giao lưu.
————
DANH MỤC CỦA LÝ (Phần 1)
Danh mục 50/100 cuốn sách
1. Kinh Tạng Nikaya (trọn bộ)
2. Luật Tạng (trọn bộ)
3. Vi Diệu Pháp (trọn bộ)
4. Thanh Tịnh Đạo (trọn bộ 2 tập)
5. Nền Tảng Phật Giáo (Tỳ Khưu Hộ Pháp - trọn bộ)
6. Đức Phật và Phật Pháp (Narada Mahathera)
7. Tuyết giữa mùa hè (Thiền sư U Jotika)
8. Hai thực tại (Thiền sư U Jotika)
9. Ngay trong kiếp sống này (Thiền sư U Pandita)
10. Đừng coi thường phiền não (Thiền sư U Tejaniya)
11. Khi chánh niệm trở nên tự nhiên (Thiền sư U Tejaniya)
12. Lược sử loài người - Homo Sapiens (Yuval Haahari)
13. Lược sử loài người - truyện tranh (Yuval Haahari)
14. Lược sử tương lai - Homo Deus (Yuval Haahari)
15. Súng, Thép và Vi Trùng (Jared Diamond)
16. Biến động (Jared Diamond)
17. Sụp đổ (Jared Diamond)
18. Một mình sống trong rừng (Henry David Thoreau)
19. Dạo bước (Henry David Thoreau)
20. Lược sử Triết học (Nigel Warburton)
21. Lược sử Khoa học (William Bynum)
22. Lược sử Tôn giáo (Richard Holloway)
23. Lịch sử Do Thái (Paul Johnson)
24. Lịch sử Chiến tranh (John Keegan)
25. Lược sử Thế giới (E.H. Gombrich)
26. Lược sử phát triển dân quyền Nhật Bản (Uehara Etsujiro)
27. Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim)
28. Lịch sử Việt Nam (Lê Thành Khôi)
29. Sử thi Mahabharata
30. Nghìn lẻ một đêm (trọn bộ)
31. Truyện cổ Grim (trọn bộ)
32. Dẫn nhập về nghệ thuật (Laurie Schenider Adams)
33. Suối nguồn (Ayn Rand)
34. Người đua diều (Khaled Hosseini)
35. Quo Vadis (H.Sienskiweick)
36. Miếng da lừa (O. Banzac)
37. Tội ác & Trừng phạt (Dostoyevsky)
38. Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất (Jonas Jonasson)
39. Giáo sư và công thức toán (Yoko Ogawa)
40. Chiến binh cầu vồng (Andrea Hirata)
41. Giết con chim nhại (Harper Lee)
42. Bắt trẻ đồng xanh (J. D. Salinger)
43. Sự an ủi của triết học (Alain de Botton)
44. Vòm Rừng (Richard Powers)
45. Đống rác cũ (Nguyễn Công Hoan)
46. Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất (Phan An)
47. Trời hôm ấy không có gì đặc biệt (Phan An)
48. Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (Nguyễn Ngọc Thuần)
49. Không gia đình (Hector Malot)
50. Harry Potter (trọn bộ)
Phần 2:
51. The Hobbit (J.R.R Tolkien)
52. Lord of the Rings - J.R.R Tolkien (trọn bộ 3 tập)
53. Sự tiến hoá của vật lý (Einstein & Lepod)
54. Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu (Richard David Precht)
55. Trả lời ngắn gọn những câu hỏi lớn (Stephen Hawking)
56. Cộng hoà (Plato)
57. Ngày cuối trong đời Socrates (Plato)
58. Chính trị luận (Aristotle)
59. Thế giới của Sophie (Jostein Gaader)
60. Tên của đoá hồng (Umberto Eco)
61. Cội nguồn (David Christian)
62. Của Chuột và Người (John Steinbeck)
63. Quốc văn Giáo khoa thư (Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận)
64. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê)
65. Năm phương trình làm thay đổi thế giới (Michale Guiliian)
66. Trước sự nô lệ của con người (HT. Thích Minh Châu)
67. Tâm lý người An Nam (Paul Giran)
68. Tâm lý dân tộc An Nam (Paul Giran)
69. Hội kín xứ An Nam (George Coulet)
70. Xứ Đàng Trong (Cristoforo Borri)
71. Mô tả vương quốc Đàng ngoài (Samuel Baron)
72. Mưa nguồn (Bùi Giáng)
73. Nhật ký Ann Frank (Ann Frank)
74. Ông bạn đẹp (Maupassant)
75. Bố già (Mario Puzo, trọn bộ)
76. Nhà giả kim (Paulo Coelho)
77. Thông điệp của nước (Masaru Emoto - trọn bộ)
78. Những tù nhân của Địa lý (Tim Marshall)
79. Lịch sử cà phê (Antony wild)
80. Túp lều của bác Tom ( Harriet Beecher Stowe )
81. Catalonia - Tình yêu của tôi (George Orwell)
82. Ruồi trâu (Ethel Lilian Voynich)
83. Bài giảng cuối cùng (Randy Paunsch)
84. Cuốn theo chiều gió (Magaret Michell)
85. Khu vườn bí mật (Frances Hodgson Burnett)
86. Người thầy đầu tiên (Chyngyz Torekulovich Aitmatov)
87. The ministry of Truth (Dorian Lynskey)
88. 21 Bài học lịch sử (Yuval Harari)
89. 21 Lessons for the 21st Century (Yuval Harari)
90. When the awareness becomes natural (Sayadaw U Tejaniya)
91. Relax (Sayadaw U Tejaniya)
92. Don’t look down on the defilements (Sayadaw U Tejaniya)
93. Film Art - An Introduction (David Bordwell)
94. The little Prince (Saint Exupery)
95. Hồi ký Lý Quang Diệu - Câu chuyện Singapore
96. Âm nhạc Học và Hành (Phạm Duy)
97. Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Charles Édouard Hocquard)
98. Michelangelo Sáu kiệt tác cuộc đời (Miles J.Unger)
99. Mozart - Tiểu sử về thiên tài âm nhạc người Áo (Maynard Solomon)
100. Trường học Vi diệu (Cẩm Chướng)
Link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf-C62XMDE4CK8r10DMOK_fSi1ueQYbiv0AHqlkckukC6ttDQ/viewform
*50 đầu sách Đợt 1: đã hết ở Account Limited Membership,
50 đầu sách Đợt 2: đã hết ở Official Page
nikaya 在 Danai Chanchaochai Facebook 的精選貼文
เข้าเฝ้าสมเด็จพระสังฆราชแห่งศรีลังกา
นิกายสยามวงศ์ วัดมัลวัตตะ เมืองแคนดี้ ประเทศศรีลังกาครั้งที่ 8
น้อมถวายพระพุทธรูปจำลอง องค์พระประธาน จากวัดป่าสุขใจบางบ่อ
หนังสือภาษาอังกฤษชุด King Bhumibol Adulyadej of Thailand
หนังสือ White Heart, White Ocean Strategy หนังสือหลวงปู่ดูลย์ อตุโล
และหลวงปู่ติช นัท ฮันห์
ฉบับภาษาอังกฤษ
และขออนุญาตจากสมเด็จพระสังฆราช
อัญเชิญพระบรมสารีริกธาตุจากวัดสำคัญแห่งนี้ ไปประดิษฐานเป็นการชั่วคราวที่วัดบวรนิเวศ
ให้คนไทยทั้งประเทศได้มีโอกาสกราบสักการะ
ในปีมหามงคลบรมราชาภิเษก
ซึ่งท่านเมตตาอนุญาต และจะเสด็จมาด้วยพระองค์เอง
นับเป็นข่าวมหามงคลอย่างยิ่ง
วัดมัลวัตตะ เป็นที่จำพรรษาของพระอุบาลีมหาเถระ
ซึ่งได้รับการแต่งตั้งจากพระเจ้าอยู่หัวบรมโกฐ
ปลายแผ่นดินกรุงศรีอยุธยาให้เป็นหัวหน้าพระธรรมทูต
มาทำการอุปสมบทพระ 700 รูปและสามเณร 3000 รูป
รวมทั้ง สามเณรสรณังกร
ซึ่งต่อมาได้รับการสถาปนาเป็นสมเด็จพระสังฆราช
นิกายสยามวงศ์ ซึ่งมีความมั่นคงจวบจนถึงปัจจุบัน
วัดมัลวัตตะ เป็นวัดสำคัญที่มีหน้าที่ในการดูแลรักษาองค์พระเขี้ยวแก้วศักดิ์สิทธิ์ ซึ่งไม่เคยถูกอัญเชิญออกนอกประเทศศรีลังการวมเวลากว่า 1700 ปี
มูลนิธิธรรมดี
OFFICIAL LINE
https://line.me/R/ti/p/%40dfoundation
มูลนิธิธรรมดี
ธรรมดีทัวร์
Tibbatuwawe siddartha sumangala mahanayaka tero shiyam nikaya sri lanka)
nikaya 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳貼文
nikaya 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
nikaya 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
nikaya 在 Nikaya Yoga - Facebook 的推薦與評價
Nikaya Yoga, Bangalore, India. 1854 likes · 3 were here. Nikaya means to flow. With your breath, body, mind and spirit. ... <看更多>
nikaya 在 Pin on Buddhism - Pinterest 的推薦與評價
Digha Nikaya 2.197, Theravada Buddhism Judging Others, Helping Others, Theravada Buddhism, Buddhist ... Samyutta Nikaya 1.156, Theravada Buddhism. ... <看更多>
nikaya 在 Anguttara Nikaya [福建] (Part 78/159) - YouTube 的推薦與評價
Anguttara Nikaya Sutta 5.13.121--------------------------------------------------------------Treasury of The Buddha's DiscoursesRETURN TO THE ORIGINAL ... ... <看更多>