VACCINE COVID-19 “MAKE IN VIETNAM”: GÃ TÍ HON LÀM NHỮNG ĐIỀU KHỔNG LỒ
Ngày 07/12 vừa qua, Liên Hợp Quốc chính thức đặt ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh. Đây là ngày do Việt Nam là chủ trì đề xuất cùng với sự tham gia Canada, Niger, Senegal, Saint Vincent & Grenedines và Tây Ban Nha. Nguồn cảm hứng của ngày này đến từ thiên tài Louis Pasteur - nhà y tế dự phòng nổi tiếng, một trong những người đặt nền móng cho ngành vaccine thế giới, hai là mong muốn toàn cầu có một ngày để cùng nhắc nhở nhau chung tay phòng chống dịch bệnh. Với tư cách là một quốc gia chống dịch thành công, đề xuất này của Việt Nam được toàn bộ các quốc gia trong LHQ hưởng ứng.
Cùng ngày, Việt Nam chính thức công bố lộ trình thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người. Theo đó, ngày 10/12, những tình nguyện viên đầu tiên sẽ được tiêm vaccine Covid-19 "Make in Vietnam". Nếu khắt khe một chút, thì lộ trình mà Việt Nam công bố là khá chậm so với một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và điều này khiến một số người nóng mặt. Họ chỉ trích rằng Việt Nam chỉ luôn đi sau so với thế giới.. Nhưng, lật ngược lại, từ bao giờ mà Việt Nam được đặt trên một bàn cân với các quốc gia phát triển như vậy? Liệu những người này có đang đòi hỏi quá đáng không?
Đúng là lộ trình phát triển vaccine của Việt Nam sẽ chậm hơn so với các quốc gia phát triển có tên ở trên khoảng 3 tháng. Nhưng chỉ có 15% số quốc gia trên thế giới đã thử nghiệm vaccine trên người, và Việt Nam đã góp mặt ở trong danh sách đó bằng thực lực. Và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia châu Á hiếm hoi có thể chủ động nghiên cứu, sản xuất vaccine thương mại và xuất khẩu ra toàn cầu.
Năm 2009, nhiều quốc gia giàu có đã tích trữ vaccine cúm lợn khiến cho nguồn cung vaccine khan hiếm, giá vaccine được đẩy lên cao ngất. Và một lần nữa, việc đầu cơ, tích trữ vaccine lại được thực hiện vào đại dịch Covid-19 lần này. Cách làm của các nước giàu có như sau, họ sẽ tiến hành thu mua số lượng lớn vaccine Covid-19 và tích trữ lại, khiến nguồn cung ngày hạn hẹp, giá vaccine sẽ ngày càng tăng cao. Sau đó, các quốc gia này “tặng” hoặc “hỗ trợ” vaccine cho các nước nghèo thông qua các gói vay ưu đãi do chính ngân hàng các quốc gia này cho vay, nhằm trói buộc tài chính của các quốc gia nghèo. Hoặc dùng vaccine nhằm trao đổi lấy sự chi phối chính trị hoặc các nguồn tài nguyên.
Mấy ngày nay, mình lướt qua một số trang mạng trong và ngoài nước, thì có khá là nhiều người đặt nghi ngờ về vaccine do Việt Nam sản xuất. Mấy ý kiến lôm côm nhất đó là việc cho rằng vaccine Việt Nam thực chất là do Trung Quốc sản xuất, Việt Nam nhập khẩu giá rẻ rồi bán cho dân với giá cao, còn Việt Nam chỉ lên báo khoe thành tích chứ không làm được gì cả .. Mà đùa chứ, có hàng trăm quan sát viên WHO và nước ngoài tại Việt Nam, làm gì họ biết hết đấy, đâu có dễ lừa tai mắt thiên hạ.
"Nhiều nước đã đặt hàng vaccine nhiều gấp 4-5 lần số lượng họ cần. Các quốc gia này nên xem xét phân phối số vaccine thừa đến châu Phi", John Nkengasong, chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh dịch (CDC) Châu Phi cho biết. Lời tuyên bố đầy cay đắng này được đưa ra trong tình cảnh châu Phi dường như “cô đơn” trong cuộc chiến vaccine Covid-19, câu nói trên như là một tiếng nói “thấp cổ bé họng” của những nước nghèo.
Nhằm tránh phụ thuộc và trở thành con bài của các nước lớn, Việt Nam đã và đang tiến hành đàm phán đặt hàng một lượng lớn vaccine từ các quốc gia khác như Nga, phương Tây, Hàn Quốc, Nhật Bản... Mục tiêu là nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine cho phần đông dân số, tránh rơi vào tình cảnh "đói" vaccine. Tờ Nuture cho biết, Việt Nam có trong danh sách 5 quốc gia châu Á đặt hàng vaccine Covid-19 nhiều nhất. Liệu việc đặt nhiều có thừa thãi không trong khi Việt Nam đang chống dịch khá tốt, số bệnh nhân lại khá "nhỏ giọt"?
Xin thưa là không, vì một nguy cơ lớn trong tương lai khi vaccine được phổ biến, nền kinh tế các quốc gia sẽ được mở lại, Việt Nam không thể cứ đóng cửa mãi và gần như bắt buộc phải hòa nhập lại vào thế giới. Bên cạnh đó, với dân số đông, nền y tế còn nhiều hạn chế, thì biện pháp "phòng bệnh hơn chữa bệnh" luôn là yếu tố được đặt hàng đầu.
Nói về yếu tố giá cả, thì vaccine Nano Covax đầu tiên của Việt Nam được dự báo sẽ có giá vào khoảng 200 - 300 ngàn đồng/2 mũi, tương đương với khoảng hơn 8 - 14 đô la Mỹ. Đây là một trong những loại vaccine Covid-19 rẻ nhất trên thế giới. Các đơn vị chức năng Việt Nam đang làm những thủ tục để đưa vaccine phòng Covid-19 vào danh mục thuốc bảo hiểm. Nếu được phê duyệt, cộng với mức phủ bảo hiểm y tế tại Việt Nam đã vượt mức 90%, thì có thể khẳng định rằng, loại vaccine này gần như sẽ miễn phí với tất cả người dân Việt Nam. Đây là một thành tựu mà ngay cả với các quốc gia phát triển cũng phải ngưỡng mộ.
Ngoài ra, các loại vaccine do Moderna và BioNTech-Pfizer phát triển đang có mức giá khá cao so với mức thu nhập của các quốc gia đang phát triển, bên cạnh đó, các loại vaccine này đều những yêu cầu bảo quản, vận chuyển khá phức tạp, ví dụ như phải bảo quản lạnh ở điều kiện -80 hoặc -20 độ C, phải vận chuyển bằng thiết bị bay chuyên dụng. Tức là một viễn cảnh “khó khăn chồng chất khó khăn” khác xảy ra, các quốc gia đang phát triển vừa phải mua vaccine giá đắt đỏ, vừa phải mua thiết bị bảo quản độc quyền, vừa phải thuê các nước giàu vận chuyển… Đó là một bài toán kiểu như "bò bị vắt sữa".
Còn vaccine do Việt Nam phát triển lại không "khó tính" như vậy. Vaccine Việt Nam đáp ứng miễn dịch tốt, độ an toàn cao, ít tác dụng phụ không thua kém gì các loại vaccine khác. Nhưng vaccine Việt Nam chỉ yêu cầu điều kiện nhiệt độ bảo quản là 2 độ C – 8 độ C, rất ưu việt, phù hợp với đa phần các thiết bị bảo quản vaccine khác trên thế giới.
Việt Nam sẽ phối hợp nghiên cứu cùng với Ấn Độ và Indonesia nhằm mục đích đưa vaccine này ra nước ngoài, đặc biệt đến các thị trường châu Phi, châu Á và Nam Mỹ - những thị trường với mức thu nhập trung bình và thấp và đang chật vật trong cuộc chiến sở hữu những liều vaccine Covid-19. Dự kiến mỗi năm, Việt Nam có thể đưa ra thị trường tối đa 50 triệu liều vaccine, nếu làm được như vậy, Việt Nam có thể lọt top 10 quốc gia sản xuất vaccine Covid-19 lớn nhất thế giới.
Việt Nam, được biết tới với tư cách là một quốc gia chống dịch thành công bậc nhất trên thế giới. Và trong cuộc chiến vaccine, Việt Nam cũng đang đi những bước chân vững chắc. Thứ mà Việt Nam đạt được, ngoài việc "bình thường mới", mà còn là những thành tích về mặt công nghệ sinh học, công nghệ y tế và những đánh giá tích cực, sự ủng hộ lớn lao từ người dân.
#tifosi
Minh họa: Thefinancialdistrict
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
saint louis covid 19 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
5 CÔ GÁI VIỆT Ở MỸ GÂY QUỸ HỖ TRỢ ĐÀ NẴNG 'THẦN TỐC'
KHI NGUYỄN HÀ BÀY TỎ MONG MUỐN TIẾP SỨC ĐÀ NẴNG CHỐNG COVID-19, CÔ LẬP TỨC ĐƯỢC 4 NGƯỜI BẠN ĐANG Ở CÁC BANG KHÁC NHAU CỦA MỸ ỦNG HỘ.
Bật mí với cả nhà là page mình chị Hoa Dinh đã tham gia hỗ trợ 1 phần nhỏ xíu truyền thông lan toả về chương trình khi chị Phượng ban tổ chức chương trình liên hệ đó ^^
Chỉ vài ngày sau, chiến dịch mang tên "Chung tay vì Việt Nam" của họ ra đời với mục tiêu tập trung mọi nguồn lực để gây quỹ và gửi về nước trong vòng một tuần.
"Đều có gia đình và người thân đang ở Việt Nam, chúng tôi mong muốn làm được điều gì đó trong thời gian nhanh nhất có thể cho quê hương. Nhờ kinh nghiệm từng tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng, chúng tôi nhận thấy một tuần là thời gian tối ưu để tập trung nguồn lực vào việc lan truyền thông điệp một cách nhanh chóng. Chúng tôi coi đây là 'Tuần lễ chung tay vì Việt Nam", Triệu Thùy Lan, một trong những thành viên của nhóm chia sẻ.
Chính vì đặt mục tiêu gây quỹ trong thời gian ngắn, khó khăn lớn nhất của họ chính là thời gian. 3 trong số các cô gái của nhóm đang vừa đi làm vừa chăm con nhỏ, đặc biệt trong thời gian này các bé đều không đến trường vì dịch Covid-19. Trong khi đó, khối lượng công việc nhiều nhưng cần phải hoàn thành gấp rút nên mỗi người đều phải nỗ lực gấp đôi gấp ba so với thường ngày, ngủ ít hơn, làm nhiều lên.
Với kinh nghiệm là trưởng nhãn hàng của một tập đoàn nước giải khát lớn tại Bắc Mỹ, Thùy Lan, người đang sống tại Nam California, phụ trách mảng nội dung cho các kênh mạng xã hội, hỗ trợ truyền thông và quản lý trang gây quỹ Gofundme.
Nguyễn Hà, người nảy ra ý tưởng gây quỹ, vừa theo học Đại học Harvard và chăm sóc hai con nhỏ ở thành phố Houston, bang Texas, vừa đảm nhận vai trò kế toán và quảng bá cho chiến dịch.
Đoàn Thị Minh Phượng, ở thành phố Saint Louis, bang Missouri, phụ trách mảng đối ngoại, truyền thông cho chiến dịch. Là người sáng lập và điều hành nhiều tổ chức của sinh viên, chuyên gia tại Mỹ, trong vòng chỉ vài ngày, cô đã kết nối chiến dịch gây quỹ với hơn 20 tổ chức chuyên gia, sinh viên và cộng đồng người Việt tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
Bùi Ngọc Thi, đang theo học Thạc sĩ Khoa học về Thần Kinh và Hành vi tại đại học Massachusetts, phụ trách phiên dịch nội dung từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Trong khi đó, Trương Phan Ngọc My, một cô gái người Đà Nẵng đang làm trong mảng công nghệ y tế tại thành phố Boston, bang Massachusetts, trở thành cầu nối giữa nhóm với các đơn vị thiện nguyện ở quê nhà để xác định những tổ chức và cá nhân cần giúp đỡ cũng như các đối tác hỗ trợ hoạt động.
Ngoài ra, họ còn nhận được góp sức của Ngô Ngọc Linh, cựu sinh viên ĐH Ngoại Thương đang làm việc tại Hà Nội. Linh đi làm toàn thời gian ban ngày theo giờ Việt Nam, tối về lại thức và thiết kế cho chiến dịch theo giờ Mỹ.
1-2 giờ sáng, nhóm chat của các cô gái vẫn sáng đèn, thảo luận sôi nổi, đến 6-7h sáng, họ lại trở về với công việc và gia đình riêng.
"Chúng tôi không muốn chỉ trao số tiền cho một đơn vị ở Việt Nam mà muốn tận tay đảm bảo từng đồng tiền của các bạn đóng góp được sử dụng một cách hiệu quả nhất", Thùy Lan cho hay.
Chiến dịch của các cô gái nhanh chóng lan toả, nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ các cựu du học sinh, sinh viên, đến các chuyên gia, doanh nhân, học giả người Việt trên khắp nước Mỹ. Đến ngày thứ ba, chiến dịch đã vượt qua biên giới Mỹ, nhận được sự bảo trợ của các hội nhóm ở Nhật Bản và Hàn Quốc và hiện có 20 nhóm đồng hành gây quỹ.
Chiến dịch chính thức khởi động vào tối 16/8 và ngay trong tối đó đã có 35 người ủng hộ khoảng 1.500 USD. Hết ngày thứ hai, số tiền đã tăng lên 4.700 USD. Hôm 21/8, một mạnh thường quân giấu tên ủng hộ 650 USD, giúp chương trình đạt được mốc 10.000 USD khi vẫn còn hai ngày nữa mới ngừng thời gian quyên góp. Chiến dịch thu hút 1.300 lượt chia sẻ trên mạng xã hội, sự ủng hộ từ hơn mạnh thường quân và trang Facebook của "Chung tay vì Việt Nam" đã được 24.000 người biết đến hoàn toàn nhờ sự chia sẻ của cộng đồng.
"Có bé Quân mới 11 tuổi ở California ủng hộ 5 USD từ số tiền dành dụm cả tuần. Bé rất vui khi nghe mẹ nói là số tiền này có thể mua được 3 phần ăn cho các bạn ở Việt Nam. Hay một bạn người Đà Nẵng ở Los Angeles đang thất nghiệp do Covid-19 nhưng cũng ủng hộ 50 USD", Thùy Lan nói. "Chúng tôi thực sự rất cảm động trước tinh thần chung tay mạnh mẽ của người Việt xa quê, dù rằng tại nước Mỹ, tâm dịch của thế giới, và các nước khác, nhiều người cũng đang phải trải qua rất nhiều khó khăn về kinh tế và cuộc sống do Covid-19".
Ngày 21/8, nhóm đã chuyển 5.000 USD (115 triệu đồng) đầu tiên trong số hơn 10.000 USD (hơn 230 triệu đồng) quyên góp được về Việt Nam để hỗ trợ bệnh viện và người bị mất việc do ảnh hưởng của Covid-19 ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Thuỳ Lan cho biết trong đó, 40 triệu đồng được dùng để mua các đồ bảo hộ y tế và nhu yếu phẩm cho bác sĩ, y tá và người dân đang bị cách ly ở huyện Nông Sơn - Quảng Nam. Số tiền còn lại dùng để ủng hộ nhu yếu phẩm cho 50 hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Đà Nẵng, 83 người lái xích lô bị thất nghiệp ở Đà Nẵng, và hỗ trợ đồ bảo hộ y tế cho các bệnh viện còn thiếu thốn ở Quảng Nam.
Số tiền 5.000 USD còn lại được dành cho giai đoạn hai để hỗ trợ các địa bàn khác bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Sau chiến dịch lần này, nhóm các cô gái dự định xây dựng Chiến dịch "Chung tay vì Việt Nam" thành một dự án lâu dài, để có thể luôn sẵn sàng kêu gọi sức mạnh từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài hỗ trợ Việt Nam giải quyết các khó khăn trong tương lai.
"Số tiền tuy không lớn nhưng thể hiện sự chung lòng, chung sức của những người con xa xứ hướng về quê hương. Và chúng tôi biết chiến dịch này của mình chỉ là một trong vô vàn các hoạt động mà người Việt khắp thế giới đã và đang làm để hỗ trợ Việt Nam", Thùy Lan cho hay. "Chúng tôi hy vọng sự đóng góp ít nhiều của cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới sẽ góp thêm nguồn sức mạnh giúp Việt Nam vượt qua đại dịch".
Nguồn: VNEXPRESS
❤️ Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents