Liệu tam thất với sâm Việt Nam có là anh em ruột thịt?
Quá trình nghiên cứu, và đặc biệt là tìm hiểu thực tế về sâm, phát hiện ra khá nhiều điều thú vị. Phải chăng, dân Việt đang bị lừa một cách ngoạn mục, khi bị cắt cổ?
Nghiên cứu về hoạt chất, thì nhận thấy, sâm Việt Nam (tên địa phương là Ngọc Linh) chỉ khác mỗi tam thất ở cái hoạt chất MR2. Nó cũng khác nhân sâm (Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc) có lẽ cũng ở cái MR2. Nhưng, cái saponin MR2 có tác dụng gì, giá trị gì, thì thực sự, chưa chứng minh được.
Trong khi đó, nhân sâm (Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc) tự nhiên, đắt hơn sâm Việt Nam hàng trăm lần. Nó có giá đến cả triệu đô/củ bằng ngón tay. Vậy, thì với các chuyên gia về sâm, mr2 của sâm Việt Nam chả là cái gì sất.
Nhân sâm tự nhiên đắt, là bởi nó mang giá trị sưu tầm, hiếm hoi, chứ không phản ánh giá trị của nó. Nhân sâm trồng công nghiệp rẻ khác gì củ cải đâu. Nhân sâm trồng bán tự nhiên mới đắt. Sâm Việt Nam tự nhiên, có củ tiền tỷ thì không nói làm gì, nhưng trồng mà bán cả trăm triệu/kg thì đúng là... quá cắt cổ!
Về sâm Việt Nam, có củ có mr2, có củ không có. Loại mọc ở Tuyên Quang, hay mới phát hiện ở Lâm Đồng, Đak Lak, mùi vị khá tương đồng sâm Việt Nam, nhưng lại không có mr2. Sâm Lào thì củ có mr2, củ không có. Thậm chí, sâm mọc ở Ngọc Linh, cũng chưa chắc củ nào cũng có mr2. Sâm ở Lai Châu thì có mr2 rất cao. Thậm chí, sâm Việt Nam, lấy giống ở Lai Châu và núi Ngọc Linh trồng ở Trung Quốc, huyện Kim Bình, hàm lượng mr2 còn cao hơn nhiều trồng ở Ngọc Linh – theo lời của chị Nga ở Viện dược liệu.
Như thế, có thể nói rằng, mr2 chỉ là cái để lòe thiên hạ. Là cái, có lẽ, để chứng minh nó là sâm Việt Nam mà thôi.
Ngoài nghiên cứu về hoạt chất, thì nghiên cứu về hình dáng củ sâm, càng ngày càng thú vị.
Sâm Ngọc Linh trồng ở Nam Trà My (Quảng Nam), củ tròn ùng ục, nổi nhiều u cục, thường gọi là “d.ái”, da màu vàng óng ánh. Nhưng, bên kia sườn núi, thuộc Kontum, thì củ sâm ít u cục hơn, da màu xanh hơn. Sâm tự nhiên thì ít mọc u cục hơn, thậm chí chả có cái u nào, chỉ nảy đốt. Một dải núi, màu củ sâm đã khác, dạng hình cũng khác.
Sâm Việt Nam hiện được trồng nhiều ở Tàu. Giống chủ yếu lấy từ Lai Châu và lấy luôn từ Vân Nam. Vùng Vân Nam, giáp Lai Châu, núi rừng vốn đầy sâm Việt Nam. Tàu nó gọi là tam thất, nên nó trồng, nhân giống, lai tạo từ mấy trăm năm nay rồi. Ông Việt Nam nhanh chân đăng ký, định danh quốc tế là Sâm Việt Nam, nên xơi được cái tên đó. Chứ Tàu nó không quan tâm. Nó coi đó là tam thất, và định danh nó là Tam thất bắc, là kim bất hoán. Ông định danh là sâm Việt Nam, thổi giá lên thì Tàu càng thích, vì nó sẽ trồng bán về Việt Nam với giá cao gấp 100 lần tam thất.
Tam thất kim bất hoán có khoảng chục loại. Có loại mọc u ở rễ nhìn rất buồn cười, có loại mọc thân dài đuột y như nhân sâm, có loại toàn rễ - rễ to hơn củ, có loại củ to dài tròn ùng ục, có loại củ bé tẹo mọc thân dãy đốt y hệ nhân sâm.
Nhưng, có một loại, mà mà mình đặc biệt quan tâm, lưu ý, đó là nó có hình dáng cực kỳ giống với loại sâm Việt Nam trồng ở Kim Bình. Củ tam thất mọc nhiều u cục, mang cả sắc xanh, lẫn sắc vàng của sâm Kontum, Trà My, và Lai Châu, và giống nhất với sâm Việt Nam trồng ở Trung Quốc....
Trước đây, mình từng dự đoán, kim bất hoán tam thất trồng được thuần hóa từ thời Minh, đã 500 năm trước. Có đến cả chục loài tam thất hoang được thuần hóa. Họ sẽ chọn ra loại tốt nhất, có giá trị dược liệu cao nhất, ngon nhất, dễ ăn nhất để thuần hóa. Thậm chí, có sự lai tạo giữa các loài khác nhau, để cho ra đời những loại chất lượng cao và sống khỏe.
Sâm Việt Nam chẳng qua, cũng là một loại tam thất mà thôi. Chúng có ở phía nam Trung Quốc và vùng Lai Châu, cả ở Lào, Myanmar, Ngọc Linh... Có thể, loại sâm Việt Nam hoang dã đó, giờ ẩn hiện trong những giống loài kim bất hoán. Nhưng, loại tốt nhất, có lẽ là loài có mùi vị, hình dáng của những củ sâm Việt Nam. Chúng mọc u cục đáng yêu như những củ sâm Việt Nam trồng nơi nhiều dinh dưỡng, và hiện ra cái gen lai tạo nhiều màu sắc thú vị: xanh, vàng, tím... Ngoài lai tạo phối giống linh tinh, có lẽ còn do những tác động của điều kiện sống như chất đất, độ cao, khí hậu, độ ẩm...
Có một điểm chung, là vị của chúng không đắng gắt như tam thất bắc thông thường, và ngọt lâu hơn – đó là vị đắng ngọt dịu nhẹ, lưu luyến nơi cuống họng của sâm Việt Nam. Ngâm rượu thì đố ông nào phân biệt được với sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh).
Đọc đến đây, ông nào mà không mua về xài, biếu ông bà cha mẹ, thì tôi cũng đến phục!
Điều thú vị, là ngày hôm nay, bán gần hết nửa tấn tam thất cực xịn. Đêm nay lại phải về tiếp để sấy, còn có hàng khô cho các vip dùng.
Bổ sung cách dùng vì nhiều người inbox hỏi quá, trả lời đến mệt:
+ Tươi: Rửa sạch, ráo nước, ngâm rượu tỷ lệ 10 lít/kg. Phơi trong nắng nhẹ cho héo, hoặc xếp trong ngăn mát cho khô dần, thái lát cho lọ, đổ xâm xấp mật ong, xúc ăn ngày 3 bữa vài lát. Hoặc cất ngăn đá nấu ăn với xương, thịt, gà. Hoặc cho lát sâm đun nước uống.
+ Khô: Đã kèm hướng dẫn rất kỹ. Ngậm miếng hàng ngày như ngậm sâm, nghiền bột pha nước uống, hoặc trộn mật ong ăn.
+ Tác dụng thì nên google vì quá nhiều: Nhưng tốt nhất cho người ốm yếu, bệnh ung thư, mới sinh. Ai chén cũng được vì nó là sâm, rất bổ. Đang chảy máu thì ăn chín. Ko dại gì mà ko chén nếu có tiền.
Giá 900k/kg tươi (đt 0989636689)
Giá 3,8 triệu/kg khô (0976614619, chờ vài hôm mới có).
同時也有7部Youtube影片,追蹤數超過40萬的網紅David Teo,也在其Youtube影片中提到,Pokok setawar merupakan tumbuhan renek yang biasa dijumpai ditanam sebagai pokok hiasan. Mengikut kajian, daun setawar mengandungi saponin, flavonoid ...
「saponin」的推薦目錄:
- 關於saponin 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最佳解答
- 關於saponin 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
- 關於saponin 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
- 關於saponin 在 David Teo Youtube 的最佳解答
- 關於saponin 在 David Teo Youtube 的最讚貼文
- 關於saponin 在 Lương Y Triệu Thị Thanh Youtube 的最讚貼文
- 關於saponin 在 Saponin Meaning - YouTube 的評價
saponin 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
Khi nào đánh thức kho báu dược liệu?
(Bài trên tập san kỷ niệm 11 năm VTC News)
Người Trung Quốc xưa vẫn có câu “Người Việt chết trên đống thuốc”, nghe rất cay đắng, nhưng qua nhiều năm làm báo, đi rừng nhiều, tiếp xúc với nhiều thầy lang, những người buôn bán bào chế thảo dược, tôi nhận thấy, có lẽ ngày càng đúng.
Tôi là một trong số những nhà báo ham mê khám phá núi rừng. Gần như núi rừng nào cũng mò đến tìm hiểu, mày mò, khám phá. Mỗi chuyến đi rừng, tôi thường rủ các thầy thuốc, hoặc những người am hiểu về thảo dược quý đi.
Vào rừng, ngoài ngắm cảnh đẹp, cây to, thác lớn, thú dữ, thì thứ thú vị, cuốn hút nhất phải là những loài thảo dược. Mỗi vùng đất, mỗi dải núi, mỗi bình độ, lại có những loài thảo dược riêng, rất đặc hữu và giá trị. Tuy nhiên, thảo dược tự nhiên quý hiếm có giá trị cao gần như ít được sử dụng, chủ yếu người dân nhổ bán sang Trung Quốc, mà không biết là thứ gì.
Cỏ đắt như vàng
Thời điểm 2005, tôi có nhiều ngày ăn ngủ leo núi, xuyên rừng với ông Trần Ngọc Lâm, được gọi là “người rừng”, vì ông sống ở trong một hang đá, trên độ cao 2.800m. Ông Lâm ở trên đó, thu hái thảo dược, trồng thảo dược quý để tự chữa bệnh cho mình.
Những ngày đó, tôi gặp rất nhiều người Mông đi rừng nhổ một loại cỏ nhỏ xíu, lá phát màu óng ánh. Khi đó, vàng chỉ có giá độ 1 triệu/chỉ, nhưng một kg cỏ này có lúc cao điểm lên tới 5 triệu đồng/kg tươi, dính cả rễ, đất. Có lúc giá xuống thấp, thì cũng vẫn bằng một chỉ vàng.
Giá trị khủng khiếp như thế, nên người Mông bỏ hết ruộng vườn, vào rừng săn lùng thứ cỏ ấy. Họ gọi là cỏ nhung, vì cái lá của nó mềm mượt như nhung. Một số nơi gọi là lan kim tuyến, vì nó thuộc họ lan, gân mặt trên lá phát ra màu óng ánh khi soi đèn vào ban đêm. Chính vì thế, dùng đèn pin luồn rừng ban đêm dễ tìm hơn. Cũng có nơi gọi là cỏ kim cương, vì nó phát sáng và quý như kim cương.
Sau này mới biết, có những thời điểm, người Trung Quốc thu mua nhiều để làm giống, thì giá vọt lên cao chất ngất, có lúc họ đủ giống rồi, thì giá lại xuống thấp, bởi họ chỉ thu mua giá chuẩn làm nguyên liệu. Tuy nhiên, với giá trị tiền thời đó, thì khó có thứ thảo dược gì đắt bằng.
Đem cây cỏ nhung đó về Hà Nội, tôi đi hỏi các chuyên gia, các nhà thực vật, song tuyệt nhiên không ai biết nó là thứ gì. Các thầy thuốc ở miền núi cũng đều chẳng biết công dụng của nó. Tôi viết vài bài báo nói về thứ cỏ ấy, thì một thời gian sau, cả nước rộ lên phong trào vào rừng nhổ cỏ nhung.
Trong Tây Nguyên, có những thời điểm học sinh bỏ học, trường lớp vắng tanh, để vào rừng nhổ cỏ nhung. Khi người dân ở những vùng có núi cao trên 1.200m, bỏ hết vào rừng săn lùng cỏ nhung, thì báo chí đưa tin nhiều, song tuyệt nhiên vẫn không nhà khoa học nào biết nó là thứ gì. Tất nhiên, trong các sách thuốc cũng không có mặt nó. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn bảo giá trị của cỏ nhung ngang lá lốt. Và, đặt nghi vấn người Trung Quốc thu mua kiểu lừa đảo.
Thực ra, cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa biết giá trị thực sự của nó là gì, khi nó đã rất đắt. Còn, người dân thì ngâm rượu uống, hoặc mua về dùng với lời đồn giải độc, chữa ung thư, đặc biệt những người ung thư phổi săn lùng sử dụng rất nhiều, chẳng biết do nguồn tin nào xui khiến.
Trong một lần sang Trung Quốc, đến Tập đoàn dược Đông Nam, chuyên sản xuất thuốc đông y, thuộc TP. Phúc Kiến, khi vào căn phòng trưng bày các loại thảo dược quý, thì tôi ngỡ ngàng khi thấy trưng bày vật phẩm và hình ảnh trang trại trồng lan kim tuyến rất nhiều.
Trao đổi với ông Hoàng Quyền Thành (Phó TGĐ Tập đoàn dược Đông Nam), thì mới biết tổ tiên ông ta dùng nhiều đời để chữa viêm gan, vàng da. Nó đặc biệt hiệu quả khi điều trị cho trẻ nhỏ. Sách dược chép rằng, người Trung Quốc đã dùng loại thảo dược này trên 1 vạn năm rồi. Ông cũng cảnh báo dùng có giới hạn, vì nó có độc tố hại cho thận. Ông Trần Ngọc Lâm, người dùng lan kim tuyến theo cách của người Trung Quốc, thì quả quyết: “Tất cả những dược liệu điều trị bệnh về gan đều không có độc tố. Nếu có độc tố thì không thể điều trị gan được”.
Điều đáng nói, là ông Hoàng Quyền Thành cho biết, giá trị của lan kim tuyến lúc lên lúc xuống, nhưng trung bình khoảng 30 triệu đồng/kg khô. Tập đoàn của ông, cũng như nhiều tập đoàn khác, đã trồng được nhiều, xây dựng những trang trại khổng lồ để trồng loại cỏ này. Tuy vậy nhu cầu vẫn không đủ. Và, ông ngỏ ý, nếu Việt Nam sản xuất được, tập đoàn của ông có thể nhập khẩu số lượng không giới hạn.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, việc trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn. Chúng chỉ cần độ cao trên 1.200m đến dưới 2.800m, dưới tán rừng và ẩm ướt. Nếu có đủ điều kiện, chúng lớn rất nhanh, sinh sản như cỏ. Tuy nhiên, theo ông Lâm, thứ này rất khó trồng thành công, là bởi vì, cứ người này trồng, người kia nhổ trộm, không quản lý được. Ở Việt Nam, cũng có một số cá nhân trồng lan kim tuyến, song gần như chỉ trồng chơi làm cảnh. Cũng có doanh nghiệp đầu tư trồng, nhưng chưa có kỹ thuật và quy mô. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nhổ “khoai” đem bán
Cũng thời điểm độ 2005-2006, khi khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, tôi gặp nhiều đồng bào Mông đi rừng tìm kiếm “khoai lang núi”. Mỗi người một cái gùi trên lưng. Họ thường đi tìm kiếm vào thời điểm đầu năm và cuối năm. Đầu năm, một loại “khoai lang núi” mọc lên, ra hoa vào mùa hè, rồi lụi. Mùa thu lại có một loại mọc lên, ra hoa vào mùa đông, rồi lụi khi đầu xuân.
Những củ “khoai lang núi” nhìn loằng ngoằng như con rết, không có gì đẹp đẽ. Đi vài ngày trong rừng, họ lấy được đầy gùi, cõng ật ưỡng xuống núi. Một anh người Mông bảo: “Có thằng Tàu sang, mang cái củ này bảo bên Tàu đói quá, nhờ vào rừng tìm cho củ khoai loại như con rết này để về ăn, thế là tao đi nhổ thôi. Cả bản đi nhổ, ngày có khi được cả tấn”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm cười bảo: “Toàn là sâm quý đấy. Người Tàu sợ gọi là sâm thì dân đòi giá cao, nên cứ gọi là khoai núi, thì mua được giá rẻ”. Khi đó, loại “khoai lang núi” này có giá chỉ 200 ngàn đồng/kg. Sau tiếp xúc với một số đầu mối buôn dược liệu, mới biết đó là sâm tiết trúc, sâm đốt trúc, dân gian gọi là tam thất hoang.
Người Trung Quốc bảo rằng, có nhiều loại sâm tiết trúc, nhưng giá trị không chênh nhau nhiều. Từ loại tiết trúc mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn, đến Lào, tận núi Ngọc Linh, giá trị không khác nhau mấy và người Trung Quốc thu mua theo giá chung. Có những thời điểm giá lên cao, cũng là do Trung Quốc gom giống, có thời điểm xuống thấp, là nhu cầu nội địa họ đáp ứng được.
Càng đi rừng nhiều, tìm hiểu nhiều, tôi nhận thấy sâm tiết trúc là loại thảo dược cực kỳ giá trị. Tiếc rằng, chúng đã bị nhổ gần như sạch bách bán sang Trung Quốc. Và, sang Trung Quốc, mới thấy những trang trại trồng sâm tiết trúc trải dài hết dãy núi này đến dải núi khác, mênh mông bát ngát bằng cả miền Bắc Việt Nam, cung cấp cho cả thế giới sử dụng.
Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Tên thực tế được định danh khoa học là Sâm Việt Nam. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, tôi đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp loài sâm cao gấp đôi ở núi Ngọc Linh.
Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỷ đồng/củ độ 7-8 lạng.
Loại sâm tiết trúc có giá trị thứ 2, là loại mọc ở một quả núi giữa huyện Na Hang và Lâm Bình (Tuyên Quang). Suốt mấy năm qua, rộ lên chuyện người dân ở hai huyện này vào rừng lần tìm, nhổ sạch sẽ không còn một mống sâm tiết trúc nào. Giá bán ngang ngửa sâm Ngọc Linh, loại nhỏ 40-50 triệu, loại củ to cả trăm triệu/kg.
Tò mò với chuyện sâm xuất hiện ở Tuyên Quang, tôi lên xã Sinh Long tìm hiểu, thì biết, mấy chục năm trước, có mấy bản người Dao sống ở trong rừng già, mang giống sâm từ Trung Quốc về trồng làm thuốc. Họ trồng trong vườn, trên nương, trong rừng, bất cứ chỗ nào gieo trồng được là rải hạt, để nó tự mọc, tự sinh. Thế rồi, khoảng 30 năm trước, Nhà nước có chính sách hạ sơn, vừa bảo vệ rừng già, vừa tạo điều kiện sống tốt hơn cho những bản người Dao này. Ruộng nương bỏ hoang, những cụm sâm tiết trúc cứ tự ra hoa, kết trái, tự sinh trưởng. Thi thoảng, họ lại đi bộ cả ngày về bản, nhổ vài kg, đem xuống chợ bán với giá vài trăm ngàn/kg.
Đùng một cái, con buôn phát hiện đó là sâm quý, thổi lên là sâm Ngọc Linh, bán giá vài chục triệu đồng. Thế là toàn dân trong vùng vào rừng, bới đất, lật lá tìm sâm, nhổ sạch bách không còn một mầm mống nào nữa. Loại sâm quý ở Tuyên Quang chính thức tuyệt chủng.
Những ngày này, từ giữa năm 2019, lại rộ lên những thông tin hàng trăm người Mông kéo nhau vào các khu rừng ở Lâm Đồng, Đăk Lắk để khai thác một loại sâm tiết trúc mới phát hiện. Mỗi ngày, cả tạ, thậm chí cả tấn sâm được đưa ra khỏi rừng. Đây cũng là một loại sâm tiết trúc có giá trị, khá giống với loại sâm ở Tuyên Quang, nhưng không phải Sâm Việt Nam, loại có ở Ngọc Linh và Lào Cai, tuy nhiên, vì chưa có nghiên cứu cụ thể về nó, nên con buôn đang giả mạo sâm Ngọc Linh để bán với giá cắt cổ, vài chục triệu đồng/kg. Chắc chắn một điều, khi loại sâm này chưa được nghiên cứu gì, thì đã bị nhổ sạch.
Dải Tây Côn Lĩnh cũng có một dòng sâm tiết trúc khá tốt. Thân chúng nhỏ như cái đũa, ruột tím pha trắng, pha vàng nhạt, ăn giòn sần sật, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, dãy núi khá nhỏ, lại nằm ngay Trung Quốc, nên nó nhanh chóng tuyệt chủng.
Giờ đây, khoảng chục dòng sâm tiết trúc, đa dạng nhất là quanh dãy Hoàng Liên Sơn, đã bị nhổ gần như sạch sẽ. Giờ là lúc người Việt nhận ra giá trị của nó, thì cũng là lúc nó đã sạch bóng rừng già. Giá sâm giờ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, nên có lẽ tới 90% sâm tiết trúc (tam thất hoang) có mặt ở thị trường Việt Nam là của Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng sâm rất giỏi, kỹ thuật canh tác đã trải 500 năm, nên sâm lớn rất nhanh, giá trị không thể so sánh với loại mọc hoang dã trong rừng Việt Nam. Ngay cả sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), người dân ở các châu như Kim Bình, Hồng Hà, Vân Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam cũng đã trồng rất nhiều và bán tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Có thể nói, 90% sâm Ngọc Linh bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lai Châu.
Qua tìm hiểu, tôi được biết, các dòng sâm quý này, người Trung Quốc thu mua giống từ Lai Châu, rồi nhân giống, gieo trồng. Chúng có đủ các đặc tính, hoạt chất của sâm Ngọc Linh, nên làm giả sâm Ngọc Linh hoàn hảo. Nói là làm giả sâm Ngọc Linh, nhưng nó chỉ không được trồng ở núi Ngọc Linh, chứ rõ ràng nó là sâm tiết trúc dòng Ngọc Linh. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu ở Viện Dược Liệu còn ngỡ ngàng, khi hàm lượng saponin chính MR2 của loại sâm Lai Châu trồng ở Trung Quốc lại cao bất thường. Nhiều khả năng, trình độ cách tác, chăm bón của họ là siêu đẳng.
Viết đến đây, lại thêm đáng tiếc, là bởi, đây là loại dược liệu rất quý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi là “Quốc bảo Việt Nam”, nhưng chúng ta lại đang tự làm giảm giá trị của nó bởi gọi tên theo chỉ dẫn địa lý. Hồi dược sĩ Đào Kim Long tìm ra sâm trên núi Ngọc Linh, ông đã hét lên sung sướng, bởi đã tìm thấy loài sâm có ở Lào Cai. Tức là, ý ông, đã tìm thấy cây sâm Lào Cai ở núi Ngọc Linh. Thế hệ những người già ở Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, sâm tiết trúc. Tên khoa học của nó là Sâm Việt Nam. Cái tên Sâm Việt Nam vừa rộng, vừa thể hiện được thương hiệu quốc gia, lẽ ra phải nên dùng rộng rãi. Giống như cùng là nhân sâm, nhưng nó có tên sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc, mới thể hiện được giá trị. Việc gọi là sâm Ngọc Linh, là tự giới hạn thị trường cho loại sâm quý này.
Bản thân tôi, cũng có nhiều lần vào các vùng trồng sâm ở Trà My (Quảng Nam) khảo sát cùng các doanh nghiệp, để tìm đất trồng sâm. Tuy nhiên, việc trồng sâm rất khó khăn. Người dân trong đó khá khép kín, không thích người lạ xâm nhập. Họ sợ mất mát, lộ vị trí vườn sâm. Cây sâm có giá trị rất cao, nhưng kỹ thuật canh tác thủ công rất kém, nên sản lượng rất thấp. Ngoài ra, người trồng sâm chịu đủ các loại rủi ro. Thiệt hại nhiều nhất là do chuột. Có những gia đình bị chuột ăn sạch vườn sâm. Thiệt hại lớn thứ hai, là bị trộm cắp. Sâm trồng giữa rừng, thời gian thu hoạch quá lâu, không thể trông nom quanh năm suốt tháng được, nên sểnh ra là mất. Đồng bào phải cấm rừng, cắm chông, giăng bẫy để bảo vệ vườn sâm, nên khách lạ chẳng khác gì kẻ thù. Cũng vì những lý do đó, mà việc đầu tư phát triển trồng sâm là cực kỳ khó khăn và rủi ro.
Tỉnh Lai Châu vô cùng rộng lớn, rừng núi trùng điệp, dãy Hoàng Liên Sơn dài mấy trăm cây số ngất ngưởng trời xanh. Nơi đó, mọi điều kiện đều phù hợp với cây sâm tiết trúc, loại rẻ nhất có giá 5-10 triệu/kg, loại đắt nhất có giá tới cả tỷ đồng/kg, giống sâm bản địa vẫn có trong rừng, thậm chí giống cực nhiều đang được ươm bên Trung Quốc, tại sao lại không có doanh nghiệp nào đầu tư trồng loại dược liệu đầu bảng quý này? Mọi cơ hội đều nhường hết cho Trung Quốc? Nếu trồng khắp Lai Châu và Ngọc Linh, với thương hiệu sâm Việt Nam, chẳng phải sẽ tăng được sản lượng rất nhiều, phục vụ được rộng rãi người dân, và xuất khẩu được thì rất tốt?
Củ khoai tốt như sâm
Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng tuyệt chủng khỏi rừng già, thì chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu.
Thất diệp nhất chi hoa (đồng bào miền núi gọi là củ rắn cắn) cũng đã bị đào bới đến tuyệt chủng. Sâm Hoàng Liên Tiến Vua cũng bị người Trung Quốc thu mua cả rễ, cả dây. Người dân rải rác trồng trong rừng, thu hoạch lẻ tẻ, chứ cũng chẳng có doanh nghiệp lớn nào làm.
Tam thất bắc thì cũng nhen nhóm người dân trồng, mỗi hộ có khu vườn vài ngàn mét vuông, nhưng rồi cứ lụi dần, bởi kỹ thuật canh tác kém, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các chuyên gia (mà có lẽ, chẳng có chuyên gia nào của Việt Nam đủ tầm trồng được nó).
Còn hiện tại, dọc dải Yên Tử, người dân vẫn đang ồ ạt vào rừng đào bới loại chè hoang làm thuốc, nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán sang Trung Quốc, với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Những bông chè hoa vàng có giá vài triệu đồng/kg, người Trung Quốc rất thích. Họ mua cả hoa, cả gốc rễ về nấu cao, mà chúng ta vẫn chẳng biết họ dùng làm gì, chữa bệnh gì. Rừng mỗi ngày một cạn kiệt dược liệu quý.
Ngay cả, một loại củ, mà tôi gọi vui là “sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Thị trường cũng đang dần dành cho người Trung Quốc mất rồi.
Loại củ này, chính bản thân tôi là người “khai quật” nó khỏi rừng già, đưa lên mặt báo Điện tử VTC News, từ cái tên Địa tàng thiên.
Hồi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, cứ mệt, lại đào củ này ăn. Ngọt mát cuống họng, hồi phục sức khỏe rất nhanh. Sau, lên xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thấy đồng bào Hà Nhì trồng lác đác trong vườn, trên nương, rừng. Họ gọi là Hoàng sìn cô (hoặc Hoàng Shin cô). Nhìn nó như củ khoai, nên có lúc gọi là “sâm khoai”, vì nó rẻ như khoai, bổ như sâm.
Ông Trần Ngọc Lâm mang ý tưởng sản xuất loại trà giải độc, ngừa nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư, nên ông quan tâm đến loại củ này. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng loại trà này hàng ngày giải độc hiệu quả. Người Tây tạng gọi nó là trà Trường Sinh Thang khi dịch sang tiếng Việt. Củ Hoàng sìn cô này được sấy khô đến mức cứng queo, rồi nghiền thành bột. Nó mang lại vị ngọt hậu, thanh nhẹ cho trà.
Vì thấy loại củ này rất thú vị, ăn rất ngon, bổ dưỡng, vị ngọt nhưng đặc biệt tốt cho người tiểu đường, nên ông Trần Ngọc Lâm đã động viên bà con ở Y Tý di thực từ rừng già về trồng rất nhiều ở nương rẫy. Bản thân tôi cũng viết một số bài báo nói về loại củ này và sức lan tỏa rất nhanh.
Trong một lần sang Trung Quốc cùng tiến sĩ Nguyễn Thế Lương, Giảng viên Đại học Nam Kinh, tôi đã mang củ Hoàng sìn cô này theo để tìm hiểu về nó. Hóa ra, Hoàng sìn cô vốn có trong tự nhiên, kéo dài từ Tây Tạng, xuống Vân Nam, và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong siêu thị hoa quả của Trung Quốc bày bán loại củ này với giá trên dưới 10 tệ/kg tươi. Trong các cửa hàng dược liệu cũng bán khô để làm thuốc.
Người Trung Quốc gọi nó là Tuyết liên quả (tên khá giống Hoa sơn tuyết liên), với ý nghĩa là “quả sen trên tuyết”. Vùng Vân Nam núi cao, tuyết rơi rất lạnh, thích hợp với loại củ này. Sen có nghĩa là quý, thanh khiết, và lại mọc trên tuyết thì còn gì đẹp bằng.
Người Trung Quốc dùng nó làm thực phẩm nấu ăn, hầm với gia cầm, nấu xương, ăn rất bổ dưỡng. Họ đóng gói tươi bán trong siêu thị để ăn luôn, có mùi vị thanh mát, giòn ngọt. Các nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định nó giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Điều đặc biệt Tuyết liên quả có hàm lượng đường Fructooligosaccharide cao nhất nhưng lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người béo phì.
Ngoài ra, Tuyết liên quả còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh tiểu đường.
Tác dụng của nó quý vậy, nhưng giá của nó lại rẻ như khoai. Tôi tham quan một số trang trại trồng loại củ này và được biết, một héc-ta cho thu hoạch tới vài chục tấn củ, năng suất cực kỳ cao.
Mặc dù loại củ này rất tốt, bổ dưỡng, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc, trồng cực dễ, thu hoạch sản lượng cao, nhưng gần như chẳng có cơ quan nào quan tâm, chẳng có nhà khoa học nào nghiên cứu. Từ việc di thực của ông Trần Ngọc Lâm, nhân dân trồng tự phát, những người bán lẻ đưa ra thị trường lặt vặt, một vài bài báo giới thiệu, thì người dân bước đầu biết đến loại củ này. Thế nhưng, vì trồng tự phát, không có quy hoạch, nên chỉ thu tươi ồ ạt vào đợt cuối năm, rồi lại biến mất khỏi thị trường.
Bản thân tôi và ông Trần Ngọc Lâm, vẫn nỗ lực giới thiệu, để các doanh nghiệp tiếp cận, lập được vùng trồng, chế biến được thứ củ này thành đồ ăn, nước uống, phục vụ nhân dân. Nhưng, hầu như, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó hầu hết là Trung Quốc về đóng gói rồi bán cho nhanh, đỡ chịu rủi ro.
Mới đây, trên đường từ Lai Châu về Hà Nội, qua Sapa, thấy những sạp hàng bày bán ven đường, đầy rẫy củ Hoàng sìn cô. Khách thấy lạ hỏi han, thì được giới thiệu là “củ sâm Hoàng Liên Sơn đấy”. Tôi nhìn là biết, đó là những củ Tuyết liên từ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thứ củ bổ dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, dễ làm giàu này, rồi cũng sẽ dành hết lợi nhuận cho người Trung Quốc mà thôi.
(tác giả với sâm tiết trúc Lai Châu ở độ cao 2.000m dãy Hoàng Liên Sơn. Đây chính là loài cùng dòng vớ sâm Ngọc Linh, và hình ảnh một ngày chế biến sâm Lai Châu, ngâm mật ong và rượu)
saponin 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的最讚貼文
TAM THẤT VIP - Kim Bất Hoán - Vàng không đổi
Giữa thu, không khí trên độ cao 1.500m đã lạnh, cây tam thất đã tàn, đến kỳ ngủ đông, cũng là lúc khai thác để chế biến dùng cho cả năm.
Cả tấn củ tam thất loại VIP, sẽ dần dần về Hà Nội, để vào lò sấy, cho ra đời những củ kim bất hoán thượng hạng.
Để anh chị em có thông tin về tam thất, xin viết mấy dòng.
Tam thất chính là sâm quý dòng panax tiết trúc.
Sâm tiết trúc cũng có nhiều loại, từ phẩm cấp kém đến dòng Ngọc Linh và Lai Châu là đắt, siêu quý.
Tam thất chính là những củ sâm tiết trúc tốt được lai tạo, nhân giống, trồng trên núi cao, trong các trang trại, được chăm sóc rất cầu kỳ. Giống như thuần hoá vật nuôi, người ta phải lựa chọn loại tốt mới thuần hoá.
Vì thế, tam thất cũng có vô số loại, đắt rẻ, chất lượng khác nhau một trời một vực.
Tôi chỉ chọn những loại gần gũi với dòng sâm Lai Châu và dòng tam thất đen Kim Bình để chế biến. Chính vì thế, từ hình dáng củ, màu sắc rất giống, mùi vị cũng giống, mà đặc biệt ngâm rượu thì đến chuyên gia cũng khó phân biệt nó với sâm quý Lai Châu, Ngọc Linh.
Tam thất chính là sâm quý. Sâm là vị đầu bảng dược liệu (sâm - nhung - quế - phụ), tác dụng hàng đầu là bổ khí. Khí mạnh thì dẫn huyết lưu thông. Khí huyết cùng mạnh thì cơ thể ắt mạnh, dương khí càng mạnh. Google chỉ thấy nói tam thất chữa đủ các loại bệnh, ko thấy nói tác dụng nào hại dương khí cả. Thực ra bổ khí huyết là chữa bách bệnh rồi. Sâm có giá trị vì nó bổ khí huyết.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Bản thảo cương mục" có ghi tam thất có tên Kim bất hoán, là thứ thuốc "vàng cũng không đổi".
Phụ nữ giàu có Trung Quốc đều dùng tam thất hàng ngày. Quà biếu sang trọng cho phụ nữ đôi khi là vài củ tam thất. Y học Trung Hoa đã từ lâu khẳng định, phụ nữ quan trọng nhất là khí huyết, muốn xinh đẹp thì phải dựa vào khí huyết khỏe mạnh. Kẻ thù số 1 của sắc đẹp phụ nữ chính là chứng thiếu máu, khí huyết không đủ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều, thiếu máu, da mặt tối màu, nhiều nếp nhăn, bạc tóc, mau già.
Trong nhóm sâm, tam thất được xem là "vua" của sắc đẹp, vì từ xưa đến nay được Đông y coi đây là "ân huệ trời ban" dành cho phụ nữ. Nhiều phụ nữ dùng tam thất lâu năm, trẻ mãi ko già, vì tác dụng tái tạo tế bào thần kỳ của các hoạt chất saponin quý.
Bổ khí huyết là tác dụng bách bệnh rồi. Nhưng chính tác dụng bổ khí huyết nên nó cực tốt cho người có vấn đề về tim mạch và mạch máu não. Sử dụng lâu dài tam thất sẽ làm mềm, làm giãn mạch máu, ức chế huyết khối, thúc đẩy huyết dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa có hiệu quả và điều trị các bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh tim mạch và mạch máu não.
Trong số các loại thảo dược, thì mới chỉ có duy nhất bác sĩ Tây Y chuyên ngành ung thư, công nhận tam thất có tác dụng trong việc điều trị ung thư. Trung Quốc ca ngợi nó lâu đời và cả thế giới dùng rồi. Trung Quốc chiết xuất hoạt chất bồi bổ kháng ung thư xuất đi khắp thế giới, cho người giàu dùng. Không chỉ nâng cao thể trạng, sức đề kháng để cơ thể chống lại bệnh ung thư, mà nó còn ức chế dc sự phát triển của khối u. Tác dụng của nó tốt nhất với K phổi của Nam và K tử cung của Nữ. Giám đốc BV Ung Bướu Hưng Việt từng ngạc nhiên khi nhiều người hồi phục tốt, thậm chí teo khối u do kiên trì ăn tam thất.
Nói chung, cả đàn ông lẫn đàn bà, cả già lẫn trẻ đều nên dùng biệt dược này. Phòng bệnh thì quá tuyệt vời. Bảo vệ sức khoẻ và trẻ hoá thì nhất là nó. Chỉ trừ phụ nữ mang bầu và đang xuất huyết thì ko nên dùng. Còn có bệnh gì cũng nên dùng đến nó để hỗ trợ cơ thể chống bệnh.
Anh em có thể lấy tươi trước khi nó vào lò sấy.
Tam thất bắc tươi loại chất lượng cao nhất, giá 900k/kg. Tam thất khô giá 3,8 triệu/kg. Tam thất khô nghiền bột 4 triệu/kg (vì phải bù hao khi sấy). Anh, chị gọi hoặc nt vào số ĐT 0989636689 mua tươi; khô và bột 0976614619.
saponin 在 David Teo Youtube 的最佳解答
Pokok setawar merupakan tumbuhan renek yang biasa dijumpai ditanam sebagai pokok hiasan. Mengikut kajian, daun setawar mengandungi saponin, flavonoid dan tanin. Setawar membiak melalui tiga kaedah iaitu anak yang bercambah melalui bahagian tepi daun yang matang, biji benih dan keratan batang. Pokok setawar sangat lasak dalam keadaan cuaca kering kerana daunnya mengandungi banyak air.
Pokok Tetulang : Hilangkan BISUL DALAM WAKTU PANTAS!
https://youtu.be/9qXVyG4_nag
Pokok Ribu-Ribu : Dapat HILANGKAN SAKIT KEPALA !!
https://youtu.be/X1ucnjKuYc4
Pokok Jalar Raja : Dasyat! Dapat Merawat luka dan Jerawat!
https://youtu.be/ONcmEFPkuAc
SAYU!! ZARINA ZAINUDDIN Minta Maaf Dengan Madu Di Hari Raya :
https://youtu.be/tPpAZzHKN6E
MAIN-MAIN CINTA :
https://youtu.be/Cs9IACWdTa4
#PokokSetawar#HerbaDt #MigMovie #FullMovie #Mig #MigPictures #DavidTeo #Metrowealth
====================================================
Subscribe Youtube DavidTeo : https://www.youtube.com/user/davidteoMETROWEALTH
Instagram : https://www.instagram.com/davidteo99
Facebook : https://www.facebook.com/davidteo99
SILA LIKE, COMMENT, SUBSCRIBE, & SHARE.
Copyright By / Hakcipta Terpelihara : MIG Pictures.Sdn.Bhd
saponin 在 David Teo Youtube 的最讚貼文
Perkenalkan kepada anda tentang satu tumbuhan iaitu pokok ati-ati.Bagi panggilan tempatan Pokok ati-ati dikenali dengan pokok bangun-bangun, manakala nama saintifik Pokok ati-ati ialah solenostemon dan dalam bahasa inggeris pula dipanggil coleus. Manakala dalam versi Chinese pula di panggil毛喉鞘蕊花 ( Mao Hou Qiao Xin Hua).
Batangnya lembut berwarna hijau muda dan mudah melendut ke tanah. Daunnya tumbuh disepanjang batang dan di pangkal daun pula akan tumbuh cabang-cabang kecil menjadikan pokok ini mudah merimbun. Ia mudah hidup dengan hanya memetik batangnya untuk tujuan baka.
Pokok ati-ati memerlukan cahaya , tanah peroi dan keperluan air sederhana tetapi tidak tahan pada kemarau atau musim panas.
Pokok ati-ati mengandungi air, gula, karbohidrat, serat, mineral, vitamin, alkoloid, musilaj iaitu lendir, polifenol, saponin, glikosida flavonol, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, beta karotin, niasin, karvakrol, kalsium, lemak, protein, dan minyak volatil.
Antara kebaikan pokok ati-ati berwarna merah atau ungu kehitaman ialah untuk mengubati masalah seperti asma, batuk, gastrik, buasir, haid bermasalah, kencing bernanah, melancarkan pengaliran darah, membantu merawat sembelit, pelbagai penyakit kulit, , sakit kepala (migrain), sakit perut, melegakan batuk dan asma.
Langgan saluran kami untuk mendapatkan laporan yang terkini pada tiap minggu tentang tip-tip kesihatan yang mudah dan berkongsi dengan keluarga dan rakan yang disayangi
Sila hubungi pihak kami jika terdapat sebarang visual ataupun gambar yang pihak kami guna dari hasil pihak anda, kami akan mengambil tindakan serta merta.
Jumpa lagi episod yang akan datang di Herbal DT Channel.
FB : https://www.facebook.com/herbaldtch/
IG : herbaldtch
saponin 在 Lương Y Triệu Thị Thanh Youtube 的最讚貼文
✥ "Bằng cả Trái Tim chúng tôi sẽ giúp bạn HẾT BỆNH"
✥ Website chính thức: https://trieuthithanh.com
✥ Facebook chính thức: https://fb.com/trieuthithanh.vn
✥ Zalo tư vấn: 0908896991
✥ Điện Thoại Tư Vấn: 0981.936.803 | 0982.69.88.91 | 0981.936.803
Có rất nhiều loại thảo dược chữa đau khớp, có thể dùng riêng từng vị hoặc phối hợp chung trong một bài thuốc để sắc uống hoặc điều chế dạng rượu thuốc. Có thể mua các thảo dược này tại các phòng khám bệnh y học cổ truyền.
1. Cà gai leo (Solanum procumbens), dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10-20g dạng thuốc sắc. Chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương. Bài thuốc rượu chữa thấp khớp gồm: lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, thổ phục linh 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm trong 5 lít rượu trắng ngon 7-10 ngày, uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30ml.
2. Cỏ xước (Achyranthes aspera), còn gọi là ngưu tất nam. Dùng cả cây và rễ, chứa nhiều saponin chống viêm rất tốt, mỗi ngày dùng 10-16g dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.
3. Gối hạc (Leea rubra), dùng rễ ngày 15-20g sắc uống, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Bài thuốc gồm gối hạc, cỏ xước, cốt khí củ, hi thiêm, rễ gấc, đồng lượng, sắc uống hoặc đem ngâm rượu trắng 7-10 ngày, uống mỗi ngày 15-30ml.
4. Lá lốt (Piper lolot), làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8-12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng.
5. Thiên niên kiện (homalomena aromatica), dùng rễ phơi khô, có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương, chữa nhức mỏi, tê bại, đau nhức trong xương. Dùng riêng mỗi ngày 6-12g rễ khô sắc uống hoặc ngâm rượu chung với cỏ xước, thổ phục linh giúp tiêu hóa, bổ gân cốt, làm người già không đau nhức mình mẩy, tứ chi.
6. Thổ phục linh (Smilax glabra), dùng thân rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10-12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
7. Dây đau xương (tinospora tomentosa), dùng thân dây, 8-12g trong ngày, sắc uống chữa bệnh tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khỏe. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau.
CAO BÁCH THẢO CHỮA XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ (120 vị thuốc)
Công dụng: Chữa phong tê thấp khớp, vôi hóa, thoái hóa, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa...
Thành phần: Dây gắm, thiên nhiên kiện, củ phục linh, sói rừng, củ dòm, tắc kè đá, đài bi, củ ráy, thuỷ sung bồ, dầm dì, mật nhân, mật gấu, dây đai xương, lá lốt, các vị thuốc bản địa người dao, một số vị thuốc có tác dụng bồi bổ.
Cách sử dụng: Một lạng cao chia làm 10 ngày, ngày ăn 2 lần trực tiếp hoặc pha với nước sôi uống trong ngày.
Kiêng: Măng chua, dấm mẻ, cà ngâm chua, rau muống, cà chua, tôm, cua, thịt chó, thịt bò.
Lưu ý: Khi dùng thuốc có thể sẽ đau tăng lên. Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc mới khỏi được.
Lương y: Triệu Thị Thanh (Chủ tịch Hội Đông Y Ba Vì)
ĐC: Thôn Hợp Sơn - Ba Vì - Ba Vì - Tp. Hà Nội
Liên hệ để được tư vấn đặt thuốc: 0981936803
#triệuthịthanh #lươngytriệuthịthanh #thuốcnamtriệuthịthanh #caobáchthảo #chữabênhxươngkhớp #vôihoáthoáihóakhớp #thoáihóakhớp #cáchchữabệnhkhớp #bệnhkhớpvàcáchđiềutrị #thoáihóakhớpcóchữađượckhông #thoátvịđĩađệm #thoáihóađốtsốngcổ #bệnhthấpkhớp #đaukhớpgối #bệnhđaunhứcxươngkhớp #nhứcmỏitaychân #viêmđakhớp #tràndịchkhớp #viêmcộtsốngdínhkhớp #điềutrịbệnhxươngkhớp #cáchtrịxươngkhớptạinhà #thuốcnamchữabệnhkhớp
saponin 在 Saponin Meaning - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>