MỘT KHÁI NIỆM ‘TRẠNG NHÍ’ THẬT THÚ VỊ 😊
Từ khi bén duyên nghiên cứu về Nhân số học, mình cũng… có thêm cái duyên được các phụ huynh tin tưởng chia sẻ rất nhiều những ngày sinh của con, với tâm đắc (hoặc trăn trở), làm sao với những biểu đồ ngày sinh như con đang có, có thể biến các con mình thành những chàng trai cô gái giỏi giang, mạnh mẽ, hữu ích cho bản thân và cho xã hội trong tương lai.
Dĩ nhiên, tiêu chí của chúng mình là khuyến khích các bố mẹ tự tìm hiểu và định hướng cho các con, nhưng qua đó, có thể thấy được một khát khao lớn lao ở mỗi một người làm cha làm mẹ, ai cũng muốn nhìn thấy ở con mình một tương lai sáng sủa. Và cũng từ tìm hiểu và quan sát, mình mới càng nhận ra, những trẻ em như những mầm mon, sẽ trở thành những cây con, rồi cây lớn trưởng thành… khác biệt như thế nào, qua ban tay ‘vun đắp’ ‘chăm dưỡng’ khác biệt của các bậc cha mẹ. Đặc biệt, có không ít bố mẹ, bởi sự trông đợi quá mức ở con cái, nên đã nôn nóng ‘gia công’ thái quá, khiến ‘lợi bất cập hại’, sự chăm dưỡng, nhào nặn quá tay này đã trở thành một gánh nặng không nhỏ nơi trẻ.
Cho đến bây giờ, mình vẫn tin rằng một trong những điều quan trọng nhất cần dạy cho một đứa trẻ là sự chủ động và tự lập, không chỉ trong hành động, mà còn trong suy nghĩ. Bất kể một công thức giáo dục nào, từ bất cứ đất nước nào, dù hiện đại phát triển đến đâu rồi cũng sẽ lỗi thời, đặc biệt là trong thời đại tiến bộ khoa học kỹ thuật trôi vùn vụt và một thế giới đầy biến động như hiện nay. Thứ cần chuẩn bị cho con, chính là những trải nghiệm thực tế, để con hình thành được tư duy giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo một cách chủ động, để có thể thích ứng được trong mọi bối cảnh. Đại dịch Covid đã và đang là một ví dụ sinh động cho giá trị của tư duy giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo một cách chủ động. Không ai, không một bậc cha mẹ nào có thể giải quyết thay cho các con những ngày các con buộc phải xoay sở để vượt qua những ngày đi qua từng đợt dịch như thế này. Và cũng trong những dịp như thế này, ai có tư duy chủ động, tư duy giải quyết vấn đề, người đó tồn tại tốt. Và ngược lại. Sự chủ động đó không phải tự nhiên mà có. Nó cần được nuôi dưỡng bắt đầu từ việc ngay từ nhỏ, bố mẹ phải để cho con tự do giải những câu đố xung quanh cuộc sống của mình, bằng một sự tò mò và háo hức bản năng nhất.
Mình nhớ hồi nhỏ, anh Tin con trai tụi mình chuyên môn ‘làm khó’ tụi mình bằng những… câu hỏi khó, hihi, và cái cách ảnh lắp ráp… những cuộn giấy vệ sinh và vẽ và lắp ráp không theo hình thù gì 🤪 cũng không làm tụi mình rầu rĩ, sợ rằng “con mình lớn sẽ không bằng ai”. Bằng cách chấp nhận, lắng nghe và nuôi dưỡng những khoảnh khắc thông minh đầy bản năng hình thành từ những quan sát, suy nghĩ của con, chúng mình hiểu, chúng mình đang dạy cho con một lối tư duy độc lập và sáng tạo, điều cần thiết cho tương lai để con ứng dụng vào mọi thứ con làm, chứ không phải một sự rập khuôn, áp đặt từ ai hết. Học-chơi-trải nghiệm, mọi thứ được con thực hiện CÓ TƯ DUY, ngay từ tuổi nhỏ nhất có thể 😊
Gần đây, khá thú vị khi âm thầm quan sát cuộc thảo luận về #team_giải_đề và #team_giải_đố trên mạng xã hội. Mình thật lòng nghĩ, thực ra, nếu biết khéo léo kết hợp những ưu điểm của cả hai cách dạy con chính là cách tốt nhất để nuôi dưỡng trẻ thành một con người có tư duy tốt đẹp. Nó gần gần kiểu hai khía cạnh song song của một vấn đề, mà cần phải phát triển song song, theo những tỉ lệ hợp lý, thì mới hình thành nên một con người cân bằng, hoàn chỉnh với nhiều đặc điểm tích cực.
Quan điểm này, thật ra mình được khởi quan tâm và hứng thú một phần bởi định nghĩa Trạng Nhí thời hiện đại đầy mới mẻ từ Similac. Mình thích khái niệm ‘Trạng’, bởi ngày xưa, một ai đó được vinh danh Trạng không chỉ giỏi về kiến thức, mà còn có khả năng giỏi giang, thao lược với nhiều kỹ năng ứng biến thực tế…, thông qua nhiều kỳ thi sát hạch gắt gao. ‘Trạng Nhí’ mang ước mong từ các bậc bố mẹ, về những nhân tài của ngày mai, điều này mang nghĩa gần giống như tặng cho con một khái niệm tốt đẹp để dùng những năng lượng tích cực mà thu hút những tố chất đẹp đẽ của nhân tài Trạng ấy về với con mình.
Thấy, thật ra thời nào cũng cần những nhân tài như Trạng, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện từ khoá “Trạng Nhí” hiện đại. Thấy tâm đắc với định nghĩa trí thông minh kiểu Trạng Nhí từ Similac, trong bối cảnh thế giới không ngừng thay đổi, việc định hướng cho con thông minh không còn chỉ nằm ở việc giỏi kiến thức từ sách vở, mà còn phải giỏi những kỹ năng thực tế - biết quan sát, biết tư duy độc lập, logic, sáng tạo. Nếu bố mẹ có định hướng đúng và xây dựng con như một Trạng Nhí từ nhỏ, con sẽ có đủ bản lĩnh, không cần phải sợ trước sự thay đổi của xã hội tương lai. Các bậc bố mẹ nào muốn dạy con hiệu quả trong thời hiện đại, nhất định nên tham khảo định nghĩa Trạng Nhí từ Similac. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về định nghĩa Trạng Nhí ở link này nhen: https://www.facebook.com/similacvietnam/posts/2753375978281065?
Thương chúc các thế hệ tương lai sẽ có thật nhiều nhân tài hữu dụng, bản lĩnh, xuất thân từ những ‘Trạng Nhí’ của bây giờ 💙
(25.9.2020 – QH)
#Similac #EyeQ #TrangNhi
💙 PS: Tấm hình mới nhất giữa mẹ Quỳnh Hương và anh Tin 18 tuổi trong chuyến dã ngoại Đà Lạt vừa rồi. Để có được óc tư duy của ảnh bây giờ, hồi đó ba mẹ ảnh đã phải nhiều phen... đổ mồ hôi hột với những 'câu hỏi khó' từ ảnh đó nhen 😄
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...