NGUYỄN HỒNG NHUNG, KẺ ĐÁNH THỨC ÂM THANH
Nguyễn Hồng Nhung (nghệ danh: Nhung Nguyễn) là một nghệ sĩ âm thanh tại Hà Nội, thử nghiệm nhiều thể loại khác nhau như nhạc drone, âm thanh điện tử, nhạc tiếng ồn, âm nhạc cụ thể (musique concrete) cùng các loại nhạc khác.
Nhạc và âm thanh của Nhung đã xuất hiện trong các dự án bao gồm Liberation Radio (2021, Hà Nội), Citizen Earth (2020), Nước Xanh Non Biếc của Lê Giang (2020, TP.HCM và Hà Nội), Quên Lãng Nên Thơ của Phan Thảo Nguyên (TP.HCM và Hà Nội, 2017) và các sáng kiến nghệ thuật đại chúng như Into Thin Air (2016) và Into Thin Air 2 (2018). Ngoài ra, cô cũng đã sáng tác nhạc cho các bộ phim ngắn.
Bên cạnh việc sáng tác cá nhân, Nhung thường xuyên cộng tác với các nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc kết hợp yếu tố âm nhạc với trải nghiệm thị giác. Tiếp xúc với piano từ rất sớm, nhưng dường như Nhung đã chọn cho mình một con đường khó đi hơn, đó là hành trình của cô với nhạc thể nghiệm.
Tự học, kiên trì và kết nối với những nghệ sĩ trên khắp thế giới, Nhung đang trên con đường khám phá bản thân thông qua những thanh âm, bên cạnh việc biểu đạt những tác phẩm của cô dưới các hình thái khác nhau.
🙏Hỏi: Sự khác nhau giữa dự án Sound Awakener và dự án mang chính tên Nhung?
🔥Trả lời: Sound Awakener là dự án cá nhân của mình, tập trung vào nhạc ambient thể nghiệm, nhạc drone, âm nhạc cụ thể (musique concrete), âm nhạc tiếng ồn (noise music) và các hình thức biểu đạt liên quan khác. Theo nghĩa đen nó có nghĩa là kẻ đánh thức âm thanh.
Trong quá trình làm việc và đặc biệt trong công việc của một nhà soạn nhạc phim, mình tìm thấy những track nhạc thiên về hướng giai điệu nhiều hơn và ít tính trừu tượng hơn các album đứng dưới tên Sound Awakener.
Thật khó xếp chúng vào chung một nhánh. Vậy chỉ có một cách đơn giản là bê những track mang tính giai điệu hơn này sang một cái tên khác, dễ nghĩ ra nhất chính là tên thật của mình.
🙏Hỏi: Nhung đã cho ra mắt bao nhiêu album dưới cái tên Sound Awakener?
🔥Trả lời: Cho đến giờ thì Sound Awakener đã có 6 album full-length và 2 tuyển tập phát hành qua các label nhạc thể nghiệm/ambient độc lập trên thế giới. Trong đó có thể kể đến các label sau: Fluid Radio (Vương quốc Anh), Flaming Pines (Vương quốc Anh), Syrphe (Đức), Time Released Sound (Mỹ), Unknown Tone Records (Mỹ).
Trong đó, album mình tâm đắc nhất chính là album vừa được Fluid Radio phát hành vào cuối năm ngoái - Departures. Đây là album hợp tác giữa mình và Dalot (một dự án của nghệ sĩ âm thanh người Hi Lạp tên là Maria Papadomanolaki), được làm trong quãng thời gian hơn một năm rưỡi tính từ đầu năm 2019. Album lấy cảm hứng từ đề tài di cư và những suy tưởng về nơi chốn. Departures cùng một lúc mang sắc thái u tối của sự cách biệt, chia cắt cũng như những tia hi vọng, lạc quan giữa một bối cảnh hỗn loạn của thế giới trong dịch bệnh - khoảng thời gian mà phần lớn album này được thực hiện.
🙏Hỏi: Được biết Nhung đã học piano từ khi còn bé, đây có phải là bước đệm cho việc bạn thực hành nhạc thể nghiệm sau này?
🔥Trả lời: Việc học piano cổ điển là việc thực sự đã và đang giúp ích rất nhiều cho mình. Vì nó cho mình một nền tảng cơ bản, vững chắc về lý thuyết âm nhạc. Và việc học những kỹ năng về piano cũng là việc hỗ trợ hiệu quả cho công việc sản xuất âm nhạc sau này.
Việc đọc và học về lịch sử nhạc cổ điển cũng truyền cảm hứng để mình tìm hiểu về phần tiếp sau đó của lịch sử âm nhạc thế giới. Nó bao gồm âm nhạc thế kỷ 20, âm nhạc thể nghiệm và nhạc đương đại tại thế kỷ 21.
Nhiều người thường đặt câu hỏi: Nếu bạn là một nghệ sĩ nhạc điện tử, bạn có cần biết nhạc lý hay học chơi một loại nhạc cụ mộc nào đó trước đây không ? Câu trả lời là cả có và không - bởi vì bạn không bắt buộc phải biết những kỹ năng này - nhưng việc biết nó có khả năng là lợi thế. Tất nhiên mình cũng biết rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của mình không biết chút gì về nhạc lý và không chơi nhạc cụ nào ngoài các thiết bị/nhạc cụ điện tử nhưng vẫn làm rất tốt việc của họ. Nên một lần nữa điều này hoàn toàn thuộc vào lựa chọn và nguyện vọng cá nhân của mỗi người.
🙏Hỏi: Nhung biết đến nhạc thể nghiệm và thực hành nó như thế nào?
🔥Trả lời: Từ việc tìm tài liệu đọc về lịch sử âm nhạc hay lý thuyết, đến việc học hỏi các kĩ năng như thu âm, sản xuất hay làm hậu kỳ, hầu như mình lục lọi phần lớn các nguồn lực miễn phí trên mạng. Ngoài ra còn từ các diễn đàn đến các trang chia sẻ plugin, ebook. Quá trình này khá mất thời gian, nhưng cũng xứng đáng.
Bên cạnh đó, mình tìm hiểu và tiếp cận tới nhạc thể nghiệm YouTube và Bandcamp, qua các playlist ngẫu nhiên trên YouTube về nhạc thể nghiệm từ thời kì đầu đến các hashtag tên Bandcamp. Mình nghe rất nhiều, luôn coi mình là một người nghe nhiệt tình trước khi là một người làm âm thanh.
🙏Hỏi: Nghệ sĩ nhạc thể nghiệm Việt Nam truyền cảm hứng tới bạn?
🔥Trả lời: Có 2 người mình muốn nhắc đến ở đây: chị Cao Thanh Lan và anh Xinh Xô.
Chị Lan là một nghệ sĩ piano cũng như nghệ sĩ âm thanh mà mình rất ngưỡng mộ. Trong những dịp chị Lan về Việt Nam làm việc hay thăm gia đình (chị hiện đang định cư ở Áo), mình có dịp nói chuyện nhiều với chị về công việc làm âm thanh. Chị chia sẻ với mình nhiều về các tác phẩm sử dụng modular synth, các vật dụng được tìm thấy và cảm biến của chị.
Anh Xinh Xô cũng là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ nhạc điện tử mà mình đã và đang học hỏi rất nhiều từ anh. Bản thân anh cũng là một giảng viên ngành nhạc điện tử và công nghệ âm nhạc. Anh đã dạy cho mình rất nhiều về chuyên môn. Tình cờ, hai anh em cũng đang làm chung một dự án phim có tên là Dust And Metal (Cát Bụi Và Kim Loại).
🙏Hỏi: Thời điểm biết đến nhạc thể nghiệm, khó khăn của bạn là gì?
🔥Trả lời: Mình nghĩ việc thiếu kỹ năng và nguồn lực là hai vấn đề lớn hơn cả.
Không ai có thể thông thạo được những kỹ năng cần thiết trong ngày một, ngày hai. Điều này cần một quá trình dài với rất nhiều nỗ lực và khả năng học hỏi từ những tai nạn, sai lầm.
Nguồn lực nói chung cho nhạc thể nghiệm và nghệ thuật âm thanh (sound art) ở Việt Nam còn hạn chế. Và ngoài ra, mảng sound art chưa là mảng được chú ý nhiều trong nghệ thuật đương đại tại Việt Nam, đây cũng là một khó khăn riêng.
🙏Hỏi: Đã bao giờ Nhung cảm thấy nản?
🔥Trả lời: Không thiếu những khoảnh khắc mình thấy thực sự nản lòng.
Công việc làm nhạc và làm âm thanh là một công việc đơn độc và có phần khép kín. Mình có thể dành vài ngày liên tục không bước ra khỏi nhà, không ăn uống gì mấy, không thấy ánh sáng mặt trời và không giao tiếp với bất kỳ ai chỉ để làm xong một bài nhạc hay một phần hậu kỳ cho tác phầm triển lãm. Chắc những ai làm việc trong lĩnh vực sản xuất âm thanh hay video sẽ hoàn toàn hiểu điều này.
Việc tìm tư liệu cũng như đi thu âm thực địa cũng phần lớn là một công việc khép kín, lặng lẽ và đơn độc. Đôi khi nó cũng là một công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại với những bước chi li tỉ mỉ kéo dài từ ngày này qua tháng khác, thậm chí từ năm này qua năm khác. Càng làm việc nhiều với tư liệu, đặc biệt là tư liệu lưu trữ trong mấy năm gần đây, mình càng dễ đồng cảm hơn với các bạn bè của mình là các nhà nghiên cứu.
Nhưng vượt qua những khó khăn đó, cũng có nhiều khoảnh khắc rất ấm áp và cho mình nhiều động lực để nỗ lực nhiều hơn mỗi ngày. Đó là lúc hoàn thành một tác phẩm mà mình đã đặt rất nhiều công sức vào đó. Lúc được nghe khán giả chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của họ về tác phẩm. Lúc được bạn bè, các anh chị đồng nghiệp hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình làm tác phẩm.
Sự hỗ trợ đáng trân trọng đó và lòng yêu quý công việc, yêu quý nghệ thuật của riêng mình đã cân bằng được lại cảm giác nản lòng trước khó khăn.
🙏Hỏi: Sự việc nào có thể coi là một cột mốc trong hành trình với âm nhạc của Nhung?
🔥Trả lời: Năm 16 tuổi, mình đến tham dự một buổi hòa nhạc, và nó đã thay đổi hoàn toàn hành trình phía sau đó của mình với âm nhạc.
Đó là buổi hòa nhạc của nghệ sĩ piano người Nga-Iceland Vladimir Ashkenazy, một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất của thế kỷ 20 còn sống đến bây giờ. Những chi tiết diệu kỳ từ buổi hòa nhạc đó đã lay động mãnh liệt tâm trí còn non nớt của một đứa trẻ 16 tuổi may mắn được học piano từ nhỏ. Từ khoảnh khắc đó, mình quyết định chọn âm nhạc như một hướng đi cho cuộc đời mình.
🙏Hỏi: Mong muốn mạnh mẽ nhất của Nhung với âm nhạc là gì?
🔥Trả lời: Có lẽ đó là mong muốn âm nhạc như một phương tiện cho việc biểu đạt cá nhân cũng như là nơi nương náu cho nội tâm. Điều này đến từ lòng yêu quý công việc mình làm cũng như nghệ thuật nói chung.
🙏Hỏi: Nhung kết nối với những nghệ sĩ nước ngoài như thế nào?
🔥Trả lời: Trong những năm đầu tiên, việc kết nối của mình phần lớn dựa vào internet, trong đó phải kể đến các nền tảng như: Twitter, Bandcamp, Soundcloud và Vimeo. Những năm sau đó, việc làm dự án và biểu diễn cho mình nhiều cơ hội để gặp trực tiếp các nghệ sĩ trong và ngoài nước hơn.
Trong hơn một năm nay, khi C.O.V.I.D hoành hành, thì mọi thứ lại quay về điểm xuất phát là những kết nối trực tuyến. Chúng mình kết nối qua các cuộc hội thảo trên Zoom, các chương trình trao đổi văn hóa hỗ trợ các dự án nghệ thuật trực tuyến, các nhóm hỗ trợ nghệ sĩ trên Facebook.
🙏Hỏi: Chất liệu và cảm hứng sáng tác của Nhung là gì?
🔥Trả lời: Chất liệu sáng tác của mình đến từ nhiều nguồn khác nhau: tiếng động hiện trường, tiếng động được thiết kế trong phòng thu, âm thanh điện tử, tiếng động từ các kho tư liệu và kho lưu trữ công cộng trên Internet. Mình quan tâm đến việc xử lý các chất liệu này bằng quá trình hậu kỳ để đạt được sắc thái như mình muốn. Đây cũng là một quá trình thử-sai và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ.
Về cảm hứng sáng tác thì khá đa dạng, nhưng điểm cốt lõi ở đây là tiếng nói chân thật nhất từ nội tâm của mình. Hi vọng thông qua đó, người nghe tìm thấy một phần thế giới nội tâm của mình, hoặc tìm thấy một góc nhìn mới trong thế giới quan của họ.
🙏Hỏi: Những dự án gần đây và sắp tới của Nhung là gì ?
🔥Trả lời: Dự án đang diễn ra của mình là Liberation Radio - một sắp đặt âm thanh/hình ảnh tại Manzi Exhibition Space kéo dài từ 28/5 đến 13/6. Tác phẩm lấy cảm hứng từ tư liệu lưu trữ, phỏng vấn các cựu lính đào ngũ Mỹ và các nhà báo Việt Nam vào thời kỳ 1960-1970. Với ý tưởng gợi nhớ về Đài phát thanh Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như về phong trào phản chiến.
Dựa trên các chất liệu này, nhóm dự án gồm ba thành viên là mình, nhà sử học Matthew Sweet và nhà làm phim Esther Johnson tái hình dung lại các tư liệu lưu trữ. Đây cũng là một nghiên cứu về câu chuyện lịch sử ít được biết đến dưới góc nhìn của một tác phẩm nghệ thuật.
Một dự án sắp tới khác là dự án nghiên cứu và trình diễn nhạc điện tử Listening to what’s left... and more to come. Đây là dự án hợp tác giữa mình và nghệ sĩ nhạc điện tử/nhà nghiên cứu Cedrik Fermont, hiện đang làm việc tại Đức. Listening to what’s left... and more to come là một phần của dự án Reconnect do Viện Goethe tổ chức.
Listening to what’s left... and more to come được lấy tư liệu từ những cuộc phỏng vấn người dân ở Đức và Việt Nam về âm thanh (soundscape) trong thời gian đại dịch, bao gồm khoảng thời gian cách ly/phong tỏa ở hai quốc gia. Thông qua những tư liệu này, nhóm dự án xây dựng tác phẩm trình diễn dự kiến công bố vào tháng 7 và sau này có tiềm năng trở thành một kho lưu trữ ký ức về mặt âm thanh.
同時也有7部Youtube影片,追蹤數超過207的網紅Protoss hk,也在其Youtube影片中提到,PROTOSS神族 - AMONGST THE LOST (Drum Playthrough) by Tung Kwok Genre: Deathcore Location: Hong Kong Facebook: http://www.facebook.com/protosshk Inst...
「bandcamp metal」的推薦目錄:
- 關於bandcamp metal 在 Cổ Động Facebook 的精選貼文
- 關於bandcamp metal 在 Cổ Động Facebook 的最讚貼文
- 關於bandcamp metal 在 Crescent Lament 恆月三途 Facebook 的最佳貼文
- 關於bandcamp metal 在 Protoss hk Youtube 的最讚貼文
- 關於bandcamp metal 在 Patrick C Youtube 的精選貼文
- 關於bandcamp metal 在 ファミ通TUBE Youtube 的最佳解答
- 關於bandcamp metal 在 Bandcamp - Heavy Metal, Thrash & Extreme Metal | Facebook 的評價
- 關於bandcamp metal 在 This Is How Much More Money Artists Earn From Bandcamp 的評價
bandcamp metal 在 Cổ Động Facebook 的最讚貼文
ÂM THANH CỦA TỰ DO TỪ NGUYỄN HỒNG GIANG
Nguyễn Hồng Giang là một nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Bắt đầu từ 11 năm học piano cổ điện tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, anh hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thể nghiệm và hiện tại làm việc với vị trí một nhà sản xuất âm nhạc lấn sân trên rất nhiều thể loại: Hip-Hop, Rock, nhạc điện tử. Anh là người đứng sau những hit như 'Cho Họ Ghét Đi Em' của Huỳnh James, 'I Lab You' của Tiên Tiên hay 'Chết Đi Cho Rồi' của Cam và vô số các ca khúc khác. Ngoài ra Giang cũng đã từng tham gia rất nhiều các liên hoan âm nhạc tại Việt Nam cũng như trong Châu Á như Hanoi Sound Stuff, Hanoi New Music Meeting, Asian Meeting Festival, SoundLab 2016. Năm 2019, Nguyễn Hồng Giang đã release album Screenshot - tổng hợp 22 ca khúc mà anh hợp tác & sản xuất cho các nghệ sĩ Việt Nam.
🙏Hỏi: Chào anh Giang! Cảm ơn anh đã nhận lời mời phỏng vấn. Được biết anh đã phát hành một album Hip-Hop có tên là 'Cuộc Chơi', với sự tham gia của 13 rapper khách mời. Anh có thể bật mí quá trình lên ý tưởng và thực hiện album này?
🔥Trả lời: 'Cuộc Chơi' được phát hành vào tháng 10/2015, kế hoạch thì được bắt đầu từ tháng 7/2015. Ý tưởng được đến một cách ngẫu nhiên, nó đến cũng đúng thời điểm bởi vì năm 2015 kế hoạch âm nhạc của anh là phải có một album Hip-Hop. Về phần thực hiện thì cũng không có gì đặc biệt, anh làm một loạt beat nhạc sau đó mời các rapper tham gia. Công đoạn làm beat tốn khoảng 2 ngày, sử dụng nhiều chất âm thanh từ nhạc trap và Electro, Old-school Hip-Hop và những âm thanh của riêng anh.
🙏Hỏi: 'Cuộc Chơi' đánh dấu một bước tiến xa so với khởi đầu của anh là một nghệ sĩ chơi nhạc thể nghiệm và harsh noise. Điều gì đã thôi thúc anh trở thành một nhà sản xuất âm nhạc đa thể loại?
🔥Trả lời: Ngay từ lúc bắt đầu anh đã thích làm nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Anh không phải là nghệ sĩ chơi nhạc thể nghiêm hay harsh noise, hoặc là producer. Anh không đặt mục tiêu mình sẽ là ai mà chỉ tập trung hoàn thành những gì mình thích và lên kế hoạch cho âm nhạc do chính mình tạo ra. Âm nhạc là một thế giới rộng lớn luôn luôn thôi thúc anh phiêu lưu và khám phá. Đồng thời nó cũng là một trò chơi không bao giờ chán trong cuộc sống của anh, cảm giác giống như đang chơi game nhập vai vậy.
🙏Hỏi: Nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc nào mà anh đã từng làm việc khiến anh cảm thấy ấn tượng? Kỉ niệm nào đối với anh là đáng nhớ nhất trong quá trình sản xuất âm nhạc? Năm 2015 cũng là năm anh hoạt động tích cực với các nghệ sĩ Hip-Hop ở Sài Gòn. Trải nghiệm này đã mang đến cho anh những điều gì thú vị?
🔥Trả lời: Có rất nhiều những nghệ sĩ và band nhạc mà anh cảm thấy ấn tượng khi làm việc chung gần đây nhất là Táo, Cam, Emcee K từ Sài Gòn và rapper Nuvon đến từ Busan, Hàn Quốc. Họ có nhiều cá tính rất đặc biệt và tài năng.
Mỗi giai đoạn anh đều có những kỉ niểm đáng nhớ riêng. Như năm 2006, anh một mình chơi nhạc black metal. Năm 2009, anh lập nên dự án harsh noise 'Writher' và trình diễn 2 buổi đầu tiên tại Nhà hát tuổi trẻ và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Không thể kể đến giai đoạn sản xuất nhạc cho Time Keeper, giai đoạn gặp và làm nhạc cùng với những người bạn trong giới Hip-Hop, giai đoạn trình diễn tại Asian Meeting Festival và gặp những những người bạn đều có những ngôn ngữ âm nhạc gần giống như mình. Điều đó giúp anh cảm thấy anh không hề cô đơn trong thế giới âm nhạc rộng lớn này.
🙏Hỏi: Ngoài ra, anh còn là một nghệ sĩ biểu diễn hoạt động tích cực trong giới underground ở Sài Gòn - và là người đồng sáng lập Viet Music Reunion - chuyên tổ chức các buổi diễn underground. Theo anh, hoạt động của Viet Music Reunion có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng nghệ sĩ địa phương?
🔥Trả lời: Viet Music Reunion là một sân chơi mở cho tất cả nghệ sĩ, bất cứ ai cũng có thể thể hiện âm nhạc của chính mình tại những chương trình tổ chức mỗi tháng. Anh cũng không biết nó sẽ tạo ra ảnh hưởng như thế nào, chỉ biết tiếp tục hoạt động và phát triển.
🙏Hỏi: Ngoài những hoạt động ở Sài Gòn, anh còn biểu diễn ở Hà Nội và một số quốc gia châu Á như Nhật Bản và gần đây nhất tại Soundlab 2016 ở Malaysia và Ordinary ở Thái Lan. Anh có thể nói thêm về những hoạt động âm nhạc anh đã làm trong thời gian ở các quốc gia này?
🔥Trả lời: SoundLab 2016 là một dự án mà 13 nghệ sỹ đến từ nhiều quốc gia khác nhau có 10 ngày sống và làm nhạc tại resort The Dusun tại Malaysia. Trong khoảng thời gian ở Malaysia anh có làm nhiều bài mới và sẽ có mặt trong CD tổng hợp của SoundLab.
Tháng 5 vừa rồi anh có tham gia trình diễn tại chương trình Ordinary 2016 ở Thái Lan. Tại sự kiện đó anh trình diễn ngẫu hứng cùng với visual của LongX [Cao Hoàng Long]. Cả hai cũng không có sự chuẩn bị gì trước, chắc cũng mấy năm rồi mới làm việc lại cùng nhau.
🙏Hỏi: Song song với việc hợp tác cùng các nghệ sĩ địa phương, anh vẫn thường xuyên phát hành các album noise và sound art trên Bandcamp. Đâu là nguồn cảm hứng khiến anh giữ một nhịp độ làm việc đều đặn như vậy?
🔥Trả lời: Làm nhạc không chỉ là công việc mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh. Anh làm nhạc như người ta cần ăn uống mỗi ngày. Việc làm nhạc đã trở thành thói quen và cảm hứng của anh cũng đến từ đó.
🙏Hỏi: Các tác phẩm noise và sound art của anh có sự thay đổi đáng kể theo thời gian. Khi mới bắt đầu sự nghiệp, chất liệu hầu hết là analog, và sau này chuyển dần sang digital. Lí do nào dẫn tới sự chuyển đổi này? Anh muốn khám phá những ý tưởng, phương hướng nào qua những thử nghiệm này?
🔥Trả lời: Nó không hẳn là sự chuyển đổi - anh vẫn sử dụng và kết hợp cả hai với nhau. Sau này vì lý do công việc mở phòng thu, sản xuất âm nhạc nên hầu hết toàn bộ thời gian anh phải làm việc với digital nhiều hơn. Điều đó giúp anh tiện lợi lưu trữ, quản lý tất cả âm thanh và ý tưởng của riêng mình.
🙏Hỏi: Ngoài ra, em còn được biết anh có việt một patch (*) dành cho cả việc sản xuất lẫn trình diễn, anh có thể giải thích thêm về nó?
🔥Trả lời: Patch này có tên là 'The Architect'. Nó giúp anh điều khiển, trình diễn và phác thảo ý tưởng, thiết kế và biến đổi âm thanh. 'The Architect' có thể sử dụng cho tất cả thể loại âm nhạc và được anh viết hoàn tất trên Audio Mulch và Bidule. Anh sẽ cập nhật phiên bản trên Max MSP và Reaktor nếu anh có thời gian. Ngoài ra anh có thiết kế controller để điều khiển patch này trên Ipad. Trong tương lai nếu kiếm được người làm chung anh sẽ biến nó thành phiên bản standalone.
🙏Hỏi: Những chất liệu âm thanh nào thường xuyên xuất hiện trong âm nhạc của anh ? Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với anh?
🔥Trả lời: Anh sử dụng rất nhiều chất liệu âm thanh khác nhau để làm nhạc. Đặc biệt anh thích nhất là feedback, distortion, những âm thanh có tần số cao xuất hiện trong black metal, death metal, grindcore, drone doom, dark ambient - những thể loại âm nhạc mà anh rất thích nghe trong khoảng thời gian học piano tại Nhạc Viện.
🙏Hỏi: Em được biết trong lĩnh vực nhạc thể nghiệm và sản xuất âm nhạc, anh là một nghệ sĩ tự học. Việc tự học đã cho anh những điều gì giá trị và những thử thách như thế nào?
🔥Trả lời: Việc tự học giúp anh có thể tùy ý làm và thử nghiệm tất cả những gì mính muốn. Thử thách chỉnh là nó sẽ không giải đáp thắc mắc cho mình mà chính mình phải tự trả lời câu hỏi.
🙏Hỏi: Anh còn có những dự án ngoài lề rất thú vị khác, trong đó có thể kể đến dự án instrumental rock Time Keeper. Câu chuyện đằng sau sự thành lập của dự án này là gì?
🔥Trả lời: Câu chuyện rất đơn giản: Một ngày, anh đang làm nhạc ở studio thì anh Tô đến chơi và tình cờ ngẫu hứng với cây guitar. Anh thu âm lại sau đó phối bài và dàn dựng thành một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Từ đó cả hai lập nên Time Keeper. Time Keeper đã có nhiều buổi trình diễn tại Sài Gòn. Anh Tô chơi guitar và anh chơi keyboard.
🙏Hỏi: Điều gì khiến anh tâm đắc nhất khi thực hiện album và chơi nhạc cùng với anh Tô?
🔥Trả lời: Cả hai đều có cuộc sống và con đường khác nhau nhưng vẫn có thể tạo ra âm nhạc của chính mình. Đó là điều anh tâm đắc nhất khi chơi nhạc cùng anh Tô.
🙏Hỏi: Time Keeper đã ghi dấu ấn đậm nét trong giới underground rock tại Việt Nam trước khi ngừng hoạt động. Liệu Time Keeper sẽ tái hợp trong thời gian sắp tới?
🔥Trả lời: Có thể sẽ tái hợp nếu cả hai có thời gian.
🙏Hỏi: Quan điểm của anh về hai khái niệm underground và mainstream như thế nào?
🔥Trả lời: Hai khái niệm đó không quan trọng đối với anh, anh chỉ quan tâm đến âm nhạc.
🙏Hỏi: Với anh thì âm nhạc có ý nghĩa như thế nào?
🔥Trả lời: Kết nối, cảm nhận, và còn nhiều nữa. Âm nhạc đã đưa anh đến nơi mình muốn đến, gặp những người mình biết chắc là sẽ gặp.
🙏Hỏi: Nếu dùng ba từ để miêu tả âm nhạc của anh, anh sẽ dùng những từ gì?
🔥Trả lời: Nguyễn Hồng Giang
___
(*) Chú thích: Patch trong khuôn khổ bài viết này có nghĩa là một sơ đồ âm thanh viết bằng ngôn ngữ lập trình trực quan (visual programming language)
___
- Dự án 'OUTNHG' tổng cộng 520 bài nhạc thể nghiệm (tính đến 2019) do Nguyễn Hồng Giang sản xuất, phát hành dưới định dạng kỹ thuật số, tất cả đều nằm trong USB. Ý tưởng cuả dự án này Giang đã lên kế hoạch từ 2010, nhưng cho đến tận năm 2015 mới bắt đầu thực hiện và đi sâu vào nó, trong khoảng thời gian đó Giang vẫn hoạt động nhiều dự án âm nhạc khác, như Time Keeper và những dự án về nhạc điện tử, Hip-Hop, phòng thu .v..v. Dự án 'OUTNHG' vẫn đang được tiếp tục phát triển thêm, và tiến tới sẽ Nguyễn Hồng Giang có dự định phát hành cả Game.
- Noise Music là tiếng ồn âm nhạc. Loại hình âm nhạc này có thể xem là nghệ thuật sử dụng âm thanh, chấp nhận dung hòa tất cả mọi yếu tố của âm thanh như giai điệu, tạp âm, tiếng ồn, sự bất ổn trong tâm hồn, tiếng vọng từ tiềm thức… và tái hiện lại trong hiện thực. Những tiếng ồn đó được nghệ sỹ làm biến dạng qua các dụng cụ điện tử tạo ra tín hiệu âm thanh, độ vang, biến dạng sóng âm, có thể là âm thanh sống… tất cả tạo ra phục vụ cho ý tưởng của mình. Không giới hạn. Nôm na là đẩy sự cực đoan lên cao, bóp méo và làm cho sống động hơn. Nhiều nghệ sỹ trên thế giới theo đuổi Noise Music hoặc sử dụng chất liệu Noise Music như: Iannis Xenakis, Karlheinz Stockhausen, Takehisa Kosugi, Yasunao…
- Tháng 11/2019, Nguyễn Hồng Giang đã tham dự chương trình 'Music Box: Into the Noise' (được tổ chức bởi VCCA) nhằm giới thiệu, chia sẻ về nhạc Noise. Qua sự kiện này, Nguyễn Hồng Giang đã trình diễn những tác phẩm trong dự án OUTNHG cùng đó kèm với hiệu ứng thị giác - đây là dự án gồm những thực hành nhạc Noise bởi Nguyễn Hồng Giang kéo dài từ năm 2017 đến nay. Bên cạnh đó, Giang đã chia sẻ với khán giả về nhạc Noise nói chung và các khía cạnh, các ứng dụng khác của nhạc Noise trong các dự án của anh.
___
Có thể bạn chưa biết: Bài phỏng vấn được thực hiện bởi Nguyễn Hồng Nhung (Sound Awakener). Sound Awakener cũng là một dự án về nhạc thể nghiệm của Nhung. Sau Giang, Nhung là một bạn nữ thuộc thế hệ trẻ mà Động vô cùng ngưỡng mộ, đặc biệt là họ có điểm chung là đều học piano cổ điển, và thực hành nhạc thể nghiệm, bên cạnh những dự án cá nhân khác. Ở bài phổng vấn sắp tới, Cổ Động sẽ chia sẻ với mọi người về Nhung nhiều hơn, về những câu chuyện liên quan và mong muốn của Nhung với âm nhạc.
bandcamp metal 在 Crescent Lament 恆月三途 Facebook 的最佳貼文
鏘鏘!
非常開心跟大家分享《噤夢》的第一篇日本語樂評!
.
👉《ぴろぴろめたる - PRPRMETAL》音樂誌:
https://reurl.cc/dVvLZz
.
能夠得到專業且嚴格的日本樂評大力讚賞推薦,我們真的相當感動!
話說樂評提到「灰月漸明」聽起來有久石讓的fu呢🤣
原來我們也可以向久石讓大師致敬❤
.
還有還有,同場加映《噤夢》的第一篇義大利文樂評,也是好評不斷呢!
.
👉《True Metal》音樂誌:
https://reurl.cc/dVvLND
.
樂評還推薦說,喜歡Epica、Nightwish、Within Temptation的樂迷,值得來聽我們的《噤夢》!
.
將來,我們也會懷著台灣魂,繼續寫台灣的故事!
.
#恆月三途 #Crescent Lament
#念伊人liveMV即將公開
.
.
🔥《噤夢》實體專輯:全台各大唱片行 &
👉 #噤夢 博客來:reurl.cc/R1x2m6
.
👉 #孤燈微微 MV:reurl.cc/14VboV
============================
Here comes the first reviews in Japanese and Italian!!
What an honor!
.
Thank you so much, 《ぴろぴろめたる - PRPRMETAL》and《True Metal》web magazines!!
.
👉《ぴろぴろめたる - PRPRMETAL》:
https://reurl.cc/dVvLZz
.
👉《True Metal》音樂誌:
https://reurl.cc/dVvLND
.
🔥Bandcamp: https://reurl.cc/qm3V5R
.
🔥"By the Lone Light" Music Video: reurl.cc/14VboV
bandcamp metal 在 Protoss hk Youtube 的最讚貼文
PROTOSS神族 - AMONGST THE LOST
(Drum Playthrough) by Tung Kwok
Genre: Deathcore
Location: Hong Kong
Facebook: http://www.facebook.com/protosshk
Instagram: https://www.instagram.com/protosshk
Bandcamp: http://protosshk.bandcamp.com
"All rights reserved go to the band & label, I do not own any rights on the audio & images in this video."
#deathcore #metal #hkband #死核 #deathmetal
bandcamp metal 在 Patrick C Youtube 的精選貼文
#r6le
#R6搞笑時刻 EP. 36 【R6|Siege】
NEXT LEVEL R6 ACTION
仆直牛棚 DISCORD GROUP!!!!
https://discord.gg/NEUrvkf
商業聯絡:
[email protected]
Instagram:
https://www.instagram.com/pokjic_c/?h
Background Music:
1. Chasing Scene Msuic
2. Funky Souls - Amarià [Vlog No Copyright Music]
––––––––––––––––––––––––––––––
Funky Souls by Amarià https://soundcloud.com/amariamusique
Creative Commons — Attribution 3.0 Unported — CC BY 3.0
Free Download / Stream: http://bit.ly/Funky-Souls
Music promoted by Audio Library https://youtu.be/jFMCyqKF-EE
––––––––––––––––––––––––––––––
3. In the Hall of the Mountain King
4. Metal gear solid alert theme
5. Brain_Trust
6. Benny Hill Theme
7. Investigations (Kevin MacLeod) - Gaming Background Music (HD)
8. Spiral Mountain - Banjo-Kazooie
9. [No Copyright Music] Retro 80's Funky Jazz-Hop Instrumental (Copyright Free) Music - Sundance Re
► Music Credit: SUNDANCE
Track Name: "Perséphone - Retro Funky (SUNDANCE remix)"
Music By: SUNDANCE @ https://soundcloud.com/sundancemusic
The SUNDANCE Official Website is HERE - http://lefthandmusic.fr/
Follow SUNDANCE on BandCamp: https://sundancemusic.bandcamp.com/
License for commercial use: Creative Commons Attribution 3.0 Unported (CC BY 3.0) https://creativecommons.org/licenses/...
Music promoted by NCM https://goo.gl/fh3rEJ
10. Hawaii campfire
11. mario kart 8 twisted mansion
FAQ:
Gaming Gear / Pc Spec:
CPU: AMD Ryzen 1700
GPU: ASUS GTX 1060 3GB
RAM: 16 GB
Mice: Logitech G502 RGB
Headset: Razer Nari Essential
Mic: Razer SEIREN X
Camera: Sony A6400
Recroding Software: Nividia Shadow Play
Live Stream Software: OBS studio
Video Editing Software: Vegas Pro
bandcamp metal 在 ファミ通TUBE Youtube 的最佳解答
Joel Kentによるメタルカバーアルバム『Helmarock: Zelda Metal Vol. II』より、5曲目“Ganondorf Battle”(『ゼルダの伝説 風のタクト』“ガノンドロフ戦”)の試聴動画
Bandcamp: https://joelkentguitar.bandcamp.com/album/helmarock-zelda-metal-vol-ii
Spotify: https://open.spotify.com/album/3RJwYNaDoZqxhIBtGcbW0W
bandcamp metal 在 This Is How Much More Money Artists Earn From Bandcamp 的推薦與評價
Independent musicians detail how Bandcamp is putting money in their ... Greg Anderson, guitarist for Los Angeles drone-metal band Sunn O)))) ... ... <看更多>
bandcamp metal 在 Bandcamp - Heavy Metal, Thrash & Extreme Metal | Facebook 的推薦與評價
Bandcamp - Heavy Metal, Thrash & Extreme Metal · New activity · Dave Paul shared a link. · Taras Shyshychuiskyi shared a post. · Dimma Borgiroff shared a link. ... <看更多>