DỊCH BỆNH ẢNH HƯỞNG SÂU TỚI NỀN THỜI TRANG VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
(Theo góc nhìn cá nhân)
Diễn biến căng thẳng của Covid 19 biến thể Delta tại Việt Nam bắt đầu từ sau dịp lễ 30/04 - 01/05 và kéo dài tới tận bây giờ ( Trong tương lai cũng chưa khẳng định rõ ràng điều gì). Nhiều điều đã xảy ra và hẳn những bạn đọc cũng biết những tác động mà dịch bệnh ảnh hưởng không chỉ tới đời sống của người dân, năng lực sản xuất mà rất nhiều nền công nghiệp khác nhau. Ảnh hưởng sâu bậc nhất chắc chắn là các ngành dịch vụ, giải trí và thời trang cũng không phải là ngoại lệ.
Sài Gòn liên tục giãn cách cũng như những hình ảnh lịch sử mà giới trẻ được chứng kiến tại “Thành phố phồn hoa – Thành phố không ngủ - Trái tim kinh tế” có lẽ là chỉ những người lớn trải qua vào thời kì bao cấp. Thành phố im lìm trong tiếng vang vọng của những chiếc xe cứu thương, những tiếng chó sủa rền lên trong giờ giới nghiêm từ 06 tới tới 06h sáng. Chắc chắn không ai muốn một điều này nhưng hãy suy nghĩ một điều tích cực như thế này: “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Và dịch bệnh sẽ qua đi, Sài Gòn sẽ hồi phục lại.
Nhưng như những căn bệnh mãn tính mà các bạn thường đọc, sẽ có một điều được khẳng định rõ ràng rằng: Di chứng và hệ quả của dịch bệnh lên nền công nghiệp thời trang nói chung và streetwear nói riêng là không thể tránh khỏi. Có nhiều điều mà theo quan điểm cá nhân của mình sẽ xoay chuyển cuộc chơi ngay khi mà Sài Gòn trở lại hoạt động như ngày xưa.
1. Không còn khái niệm Collection/ Season (Mùa):
Điều này sẽ diễn biến tới ít nhất là cuối năm 2021 (Hoặc Quý 1, Quý 2 2022). Lịch giãn cách kéo dài khiến việc ra những sản phẩm mới của các nhãn hàng thời trang tại Việt Nam gần như là đóng băng hoàn toàn. Việc ra sản phẩm mới bây giờ là một điều vô cùng rủi ro và gặp nhiều khâu bị “nghẽn cổ chai” – đặc biệt là hình thức vận chuyển hàng hóa (Shipment). Ngay sau khi dịch bệnh qua đi và những thành phố lớn bắt đầu mở cửa để hồi phục kinh tế và cho phép người dân tự do đi lại, các cửa hàng mở cửa hoạt động trở lại bình thường thì các local brands sẽ nắm bắt cơ hội ngay lập tức này để tung các collection mới. Đây là thời điểm quá ngắn ngủi để kết thúc một năm đầy “thất bát” trong việc kinh doanh thời trang, trước hai đợt bùng nổ mua sắm thông thường là dịp lễ cuối năm (Giáng Sinh – Năm mới) và Tết Nguyên Đán khi nhu cầu ăn mặc tăng cao. Do đó, các local brands sẽ liên tục đẩy mạnh và ra liên tục sản phẩm mới để thu hút người mua và tăng doanh thu một cách nhanh nhất có thể. Vì vậy, khái niệm mùa hay bộ sưu tập hoàn chỉnh sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Câu chuyện sẽ quay lại ra là “Ra nhiều đồ nhất có thể, thu hồi doanh thu bị trống trong thời gian giãn cách nhiều nhất có thể đạt được”.
Nói một cách tiêu cực thì quy chuẩn ra đồ -làm đồ - tăng doanh thu sẽ khoảng 60% đi vào mô típ “Fast Fashion” – “Thời trang nhanh”. Đây là một điều có thể thông cảm được cho các nhãn hàng vì họ đã phải đóng băng quy mô kinh doanh trong một khoảng thời gian khá dài rồi.
2. Môi trường cạnh tranh cực kì gay gắt.
Rõ ràng là một điều như vậy. Khi thị trường mở cửa trở lại, chỉ riêng tại thị trường Sài Gòn đã có khoảng từ 500-700 local brands lớn nhỏ về thời trang đồng loạt ra các sản phẩm mới (Trước khi diễn biến dịch lại trở nên phức tạp và không biết khi nào lại có chỉ thị mới). Và đây sẽ là chiến trường cực kì “đẫm máu” vì thị trường tiêu dùng vẫn chỉ có thể chứ không phình to. Nhiều khi còn thu nhỏ do ảnh hưởng sâu vào túi tiền của người dân do dịch diễn biến phức tạp. Số lượng sản phẩm mới ra liên tục từ các brands khác nhau sẽ tạo ra một bức tranh “Đại dương đỏ” với tính cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu trở nên đáng sợ hơn. Để thu hút người tiêu dùng thì bên cạnh sản phẩm, các chiến dịch quảng bá marketing cũng phải bùng nổ và đi kèm theo. Rõ ràng cuối năm nay chúng ta sẽ đón nhận đến mức “bội thực” về các sản phẩm thời trang, chiến dịch đi kèm. Đây là 1 phản ứng vô cùng bình thường và hợp lí. Có nhiều nét tương đồng với hình ảnh một người bị bỏ đói lâu ngày, khi được ăn sẽ ăn không kiểm soát – ăn vượt qua cái no của bản thân và dẫn tới hiện tượng “nghẹn” “bội thực”.
Quá trình “Đào thải” sẽ song hành trong cuộc chiến này. Vì số tiền của thị trường là có hạn và các lựa chọn dành cho khách hàng là vô cùng nhiều và đa dạng nên quyết định mua hàng sẽ trở nên khó khăn và kĩ càng hơn rất nhiều. Sẽ có nhiều trường hợp các local brands tiệm cận thị trường như sản phẩm giá cả rẻ hơn (Nhưng điều này là không thể xảy ra. Vì sao thì tí nữa mình sẽ nói) nhưng Dịch bệnh này sẽ đánh chết những thương hiệu nhỏ, không nổi bật hoặc có lợi thế cạnh tranh riêng biệt, hoạt động kinh doanh không chuyên nghiệp và đặc biệt là – “KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH”.
Rất nhiều người nói về các local brands đang chỉ ưu tiên làm những sản phẩm hình in (Graphic) như tee, sweater, hoodie. Đây là lợi thế dễ dàng ở điều kiện bình thường nhưng là con dao hai lưỡi khi có các sự kiện thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Vì nó quá bình thường và không có gì đặc biệt nên “những kẻ theo sau” này sẽ cực kì khó khăn trong cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần khi thị trường được mở cửa trở lại. Rõ ràng, tính thiết kế cũng không đọ bì được – tính thời trang cũng không thể so sánh và giá cả, năng lực sản xuất thì càng không với những thương hiệu lớn hơn.
“Cá lớn nuốt cá bé”. Đó là quy luật sinh tồn.
3. Năng lực sản xuất không ổn định.
Kể cả những chuỗi dây chuyền sản xuất lớn nhưng chắc chắn kể cả sau ngày 15/09 Sài Gòn có hoàn thành công tác chống dịch nhưng các xưởng gia công, kĩ thuật sẽ trải qua những điều kiện gắt gao để phòng dịch bùng phát trở lại. Các bạn có nhớ những dòng người công nhân vì cực chẳng đã đã liều mình đi xe máy về quê không? Sài Gòn sau dịch và đặc biệt các xưởng gia công, xưởng may sẽ gặp vấn đề là “Thiếu hụt nguồn lao động tay chân”. Điều này dẫn tới việc khả năng sản xuất của các thương hiệu thời trang Việt Nam sẽ không ổn định và thời gian sẽ kéo dài hơn rất nhiều.
Để kêu gọi hoặc tìm kiếm lực lượng lao động mới không phải là dễ. Sẽ tốn một thời gian để tuyển dụng và đào tạo kĩ năng trở lại. Những người nào đã về quê thì trong khoảng thời gian gần mình đảm bảo họ sẽ cân nhắc ở lại quê chứ không trở lại Sài Gòn đâu. Vì sao? Vì họ không biết rằng khi nào dịch lại bùng phát trở lại và những viễn cảnh tồi tệ, thất nghiệp – không lương có trở lại nữa hay không. Đây là một điều không thể là không xảy ra nên chắc chắn một điều rằng các lao động đã từng ở Sài Gòn mà đã về quê họ sẽ quyết định bám trụ tại quê hương để chấp nhận việc “Có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo” hơn là quay trở lại lao động tại Sài Gòn. Đó là điều dẫn tới sự “Thiếu hụt lao động”.
Điều này sẽ được cải thiện khi mà những thông tin đảm bảo, tích cực hơn về dịch bệnh diễn ra mà đủ tạo độ tin tưởng cho những người lao động trở lại Sài Gòn.
Đó là về lao động, còn về nguồn nguyên liệu cũng gặp nhiều trục trặc không hề nhỏ trong thời gian tới. Trong suốt 2 tháng vừa qua, các chợ vải – các nguồn cung đầu mối gần như đóng băng và không có dấu hiệu hồi phục tốt. Các tiểu thương sẽ quay sang kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, vốn dĩ là 5-sao trong giai đoạn dịch bệnh và con người quan tâm nó nhiều hơn là thời trang. Chỉ có những người có năng lực tài chính vững mạnh thì mới tiến hành nhập – trữ những nguồn nguyên liệu như vải. Mà tất nhiên, giá thành không hề rẻ do các chi phí phụ sinh khá cao (Logistic, vận chuyển..). Những ưu tiên sẽ được dành cho các xưởng may lớn, những thương hiệu lớn khi số lượng đặt nhiều, dễ làm và ổn định. Còn các thương hiệu local brands vừa và nhỏ, sẽ vô cùng khó khăn trong thời gian sắp tới để tìm cách ổn định dây chuyền sản xuất của mình.
Những xưởng gia công nhỏ, chấp nhận làm việc với các thương hiệu nhỏ sẽ xảy ra tình trạng “nghẽn mạch” vì quá nhiều yêu cầu từ các brands khác nhau và một trong những viễn cảnh xảy ra đó là “Tăng chi phí – tăng tính đầu lọc”. Vậy là các local brands sẽ phải nhận 1 mức giá sản xuất cao hơn bình thường cho đến hết năm nay vì nhiều yếu tố khác nhau. COGs cao cho nên mức giá bán cũng phải cao, mà mức giá bán cao trong thời điểm này không khác gì một con dao hai lưỡi cả. Đau đầu lắm đấy!
4. Khách hàng “QUÊN”.
Với lối sống nhanh – easy come and easy go cho nên trong khoảng 2 tháng vừa qua chắc chắn nhiều bạn trẻ đã quên mất những thương hiệu thời trang trông nó như thế nào, collection nào đã tung ra, hình dáng của cái logo trông ra làm sao. Khi tái mở cửa và định hình thị trường lần nữa, các local brands bắt buộc phải tung ra các chiến dịch “Re-structure Brand awareness”/ “Tái cấu trúc định vị thương hiệu” bằng các hình thức marketing, quảng bá khác nhau. Rõ ràng trong cuộc chiến marketing này thì khả năng tài chính là một tiên quyết mạnh nhất, ai càng đổ nhiều tiền thì sẽ thu hút được nhiều người hơn. Còn nếu không thì sản phẩm phải vô cùng đặc biệt và có điểm nhấn thì mới khiến khách hàng “nhớ” lại được. Nếu cứ “tàng tàng”, dựa trên các quảng cáo thông thường vốn dĩ đã bị siết chặt trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram thì sẽ cũng chỉ là như muối bỏ bể trong thời gian tới và không thể nào cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác. Như mình đã đề cập lúc nãy – sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt.
Một điểm nữa là hệ thống phân phối và cửa hàng offline (Cửa hàng vật lí) khi thị trường mở cửa sẽ chính thức đi vào hoạt động trở lại để tiến hành việc “Tái định vị thương hiệu” cho các nhãn hàng thời trang. Nhưng chắc chắn một điều rằng đây không phải là một điều đảm bảo trong thời gian gần vì dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp và các điều kiện để có các sự kiện offline, bán hàng tại cửa hàng theo chỉ thị sẽ vô cùng nghiêm ngặt. Hiệu ứng từ hệ thống phân phối và cửa hàng offline sẽ không hề cao như mong đợi. Bài toán kinh tế về việc duy trì nó cũng như đảm bảo các quy trình sản xuất, quảng bá dễ dàng “Đánh gục” các founders thời trang nếu không có cái nhìn đủ “sâu” và đủ “rộng”.
5. Tập tính khách hàng / Customer Behavior.
Rõ ràng, thời trang không phải là thứ ưu tiên hàng đầu nữa. Thay vào đó là nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, giải trí. Bị bó chân trong nhà ở khoảng thời gian dài sẽ khiến thị trường trẻ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các nhu cầu như ăn tại cửa hàng, uống các thức uống quen thuộc và các hoạt động như đi du lịch, xem phim, nghe nhạc. Họ sẵn sàng chấp nhận sử dụng những món đồ cũ để dành tiền cho các nhu yếu phẩm khác cần được thỏa mãn ngay tức khắc.
Giới thượng lưu sẽ bỏ qua nhưng giới trung lưu và bình dân sẽ siết chặt mức độ tài chính sẵn có của mình. Dịch ảnh hưởng sâu khiến túi tiền của người dân gần trở nên khánh kiệt và bắt buộc phải “Tiết kiệm không điều kiện” và “Tích trữ cho những diễn biến phức tạp sâu xa” với hầu bao của mình. Mức độ chi tiền của thị trường trẻ sẽ không giảm nhưng số tiền họ được cung cấp từ gia đình, phụ huynh sẽ giảm. Bên cạnh đó như ý trên thì số tiền đó khách hàng sẽ ưu tiên cho các nhu cầu khác nên độ chi tiêu cho thời trang đến cuối năm nay 2021 sẽ không quá bùng nổ như mọi năm.
Một điều hi vọng là các chương trình sales quy mô lớn trên các nền tảng thương mại điện tử. Nhưng đây không phải là 1 ý hay trong thời điểm “Tái định vị thương hiệu” vì chẳng ai muốn thương hiệu của mình gắn liền với mác “Chuyên bán đồ Sales” trên các platform Shopee, Lazada. Hơn nữa, giảm giá chỉ dành cho đồ cũ mà đồ cũ thì không cuốn hút quá nhiều tại thời điểm hiện tại – giảm giá đồ mới ra thì lại càng không thể, ít nhất là phải đợi tới các đợt Black Friday, End year, Xmas. Giảm giá lại là 1 con dao hai lưỡi đánh mạnh vào hình ảnh thương hiệu nữa.
Rõ ràng, Dịch bệnh không những tác động tới đời sống, tới tinh thần của người dân mà còn ảnh hưởng sâu và gây ra 1 hệ quả lớn cho các nền công nghiệp – đặc biệt là thời trang Việt Nam cho tới ít nhất là cuối năm 2021. Mình chỉ mong các anh/chị/bạn bè founders giữ vững sức khỏe và niềm tin vì có 1 câu nói kinh doanh kinh điển rằng “Nơi nào càng nhiều rủi ro, nơi đó càng nhiều cơ hội”. Nhưng tìm ra cơ hội trong 1 đống rủi ro đòi hỏi 1 tầm nhìn và chiến lược vô cùng tốt.
Chúc các bạn thành công!
(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過1,650的網紅detarame japanese.ch.,也在其Youtube影片中提到,↓ようこそ!宇宙の皆の「チャンネル登録」待ってるゾ!↓ ★https://www.youtube.com/channel/UCtJeI0_0a2nUB9SHnbDLn7w?sub_confirmation=1 ★DETARAMEJAPAN.ch:https://www.youtube.com/cha...
behavior account 在 Apple Daily - English Edition Facebook 的最佳解答
Chinese officials in charge of Hong Kong affairs have called on the city’s government to hold Apple Daily founder Jimmy Lai and two prominent activists to account for “anti-China” behavior, as Beijing loyalists launched an attack on the pro-democracy newspaper.
Read more: https://bit.ly/3snLS4V
中央港澳工作領導小組辦公室、國務院港澳辦在中共中央委員會主辦的刊物《求是》雜誌網撰文,指中央堅定支持港府「依法追究」黎智英、戴耀廷、黃之鋒等「反中亂港骨幹分子」的犯罪行為,並且在教育、傳媒等領域推進「撥亂反正」工作,讓香港局勢迎來由亂及治,走上正軌。
____________
📱Download the app:
http://onelink.to/appledailyapp
📰 Latest news:
http://appledaily.com/engnews/
🐤 Follow us on Twitter:
https://twitter.com/appledaily_hk
💪🏻 Subscribe and show your support:
https://bit.ly/2ZYKpHP
#AppleDailyENG
behavior account 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
CDG PLAY – LOVE IT OR HATE IT? VÀ CHIẾN LƯỢC KHUẾCH TÁN THỊ TRƯỜNG
Comme Des Garcons, không còn lạ lẫm gì với các dân chơi thời trang tại Việt Nam. CDG CDG và CDG, luôn trải dài trong thời gian streetwear bùng nổ Việt Nam, Highend lên ngôi và Archive Fashion du nhập. Nhưng có lẽ nhiều người biết nhất về Comme Des Garcons chắc có lẽ là logo hình trái tim với đôi mắt đáo để, cùng với bản collab định kì và thường niên với Converse. Đó chính là CDG Play – 1 line hoàn toàn khác trong hệ sinh thái của Comme Des Garcon. Và cũng từ đó – có nhiều luồng tranh cãi rằng : CDG Play không phải là dành cho người yêu thích thời trang và không xứng với mainline hay các bản CDG Homme, CDG Shirt…, CDG Play is overprice/ giá trị nó quá cao hay tương tự rằng : CDG Play là chỉ dành cho những hypebeast tập tành, những kẻ – không – biết – gì – về – thời – trang. Dù yêu hay dù ghét CDG Play, nhưng đây cũng là 1 case study trong chiến lược khuếch tán thị trường đỉnh cao của thương hiệu CDG và vợ chồng nhà Rei Kawakubo. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nhắc tới Comme Des Garcons – mình cũng đã có rất nhiều bài viết về CDG, đặc biệt là Rei Kawakubo/founder, người mẹ của thương hiệu này. Trong tiềm thức hoặc 1 cú flashback thì CDG có lẽ đối với người yêu thời trang chắc là 1 sự tiên phong Avant-garde, một tỉ lệ bất đối xứng, 1 sự bất quy tắc nhưng được tính toán. Thời trang của Comme Des Garcons có lúc lạnh lùng, có lúc sặc sỡ – có lúc tối giản nhưng cũng có lúc “làm quá” đến không ngờ. Nhưng đó hầu hết là những chỉ chúng ta thấy trên runway, những thứ quần áo làm ra để thỏa mãn trí tưởng tượng và tham vọng của Rei – được dành cho những tầng lớp khách đặc biệt, cao cấp hơn chứ không phải là đại chúng. Tham vọng của Comme Des Garcons và hẳn là cả Rei – đó là xây dựng một hệ sinh thái quay quanh trục thương hiệu. Business still Business/ Thương trường là chiến trường, muốn tồn tại và phát triển thì phải có các phương án phù hợp, mainline có thể mang hình ảnh, về giá trị của thương hiệu nhưng chắc chắn không thể nào đảm bảo được về tính doanh thu. Đặc biệt là trong fashion world, hầu hết là theo mùa/season – 4 season căn bản là Spring/Summer, Resort, Pre-Fall và Fall/Winter phải tuân theo với 1 người khá khó tính như Rei.
Vậy làm thế nào để phát triển?
Đó là lí do sự ra đời của CDG Play và chiến lược khuếch tán thị trường.
Trong 4Ps Marketing mix căn bản thì có nói tới việc để thương hiệu tăng tính nhận diện (Đồng nghĩa là tăng sức mua) bao gồm Price (Giá cả), Promotion (Tiếp thị), Place (Địa điểm – là hệ thống phân phối, cửa hàng blah bloh) và Product (Sản phẩm). Dù không liên quan lắm đến Marketing nhưng việc ra CDG Play liên quan mật thiết với 4 chữ P đó.
Product/Price ( Phân bổ sản phẩm/ Giá cả)
Comme des Garcons “PLAY” được ra mắt vào năm 2002. Bộ nhận diện Play vô cùng đơn giản – xoay quanh text logo CDG và một trái tim màu đỏ cùng với một đôi mắt – iconic logo của CDG Play. Design này đến từ một artist người Ba Lan Filip Pagowski khi làm việc cùng Rei Kawakubo. “Dễ nhớ, Dễ thuộc và thân thiện với thị trường trẻ” – đó là những gì mà Rei Kawakubo cũng như hãng mong muốn. Được miêu tả với cụm từ “A Sign, A Symbol, a Feeling” – “Một dấu hiệu, một biểu tượng và một cảm xúc” – CDG Play được Rei thiết kế không bị ràng buộc giống như đồ mainline – không season. Lúc nào cũng sẵn sàng có, để kinh doanh và khách hàng mặc quanh năm cũng được (Tiêu biểu nhất vẫn là Tee, Hoodie, knitwear và phụ kiện). Sử dụng màu sắc đơn giản, dễ dàng phối đồ – không phân chia rõ ràng về menswear, womenwear hay trẻ em. Graphic cũng không cầu kì, xoay quanh trái tim biểu tượng và logo.
Điều này đã thể hiện rõ một mục đích “ Ai cũng có thể mặc được CDG Play” và tiêu chí rõ ràng và mạch lạc nhất, gây tranh cãi mà mình đã đề cập ở phía trên “CDG Play khiến bất kì ai sở hữu cũng tham gia chung vào căn nhà thời trang của Comme des garcons”
Thật vậy – với CDG Play, người tiêu dùng không cần quá biết nhiều về các dòng mainline hay bộ sưu tập thời trang đồ sộ của Rei Kawakubo. Vốn dĩ đồ mà chúng ta xem trên runway khá kén chọn, kén từ người mặc đến giá cả – nhưng điều đó dễ dàng hơn với Play. Cái hay của Play là dựa trên brand-value và brand-awareness của social, vẫn khiến người ta mua và mặc nó – vì nó là CDG! Mục đích của thương hiệu đã đạt được (Và đã chứng minh khi CDG Play luôn được yêu thích bởi nhiều người, đại đa số khách hàng trẻ).
Giá cả thì sao?
Đương nhiên, với danh tiếng của CDG thì CDG Play không hề rẻ so với giá trị của 1 chiếc tee, cardigan hay hoodie thông thường. Nhưng nó rẻ hơn rất – rất -rất nhiều so với dòng Homme, Shirt (mainline) vì tính đơn giản, không cần sản xuất phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị thương hiệu thì chất lượng của dòng CDG Play vẫn ổn so với nhánh mẹ (Điều mình cảm nhận được khi trải nghiệm) để đủ thuyết phục khách hàng mua và nuôi được suy nghĩ “CDG Play đã như thế này rồi thì dòng mainline sẽ tuyệt vời như thế nào nhỉ”. Đó là 1 trong những cách để “Dạy dỗ khách hàng và thay đổi customer behavior”.
Đó là sự thay đổi về Giá cả và Sản phẩm để tiếp cận/ khuếch tán thương hiệu tốt hơn.
Long-term vision đó là “Hệ sinh thái khép kín của CDG”. Thông qua CDG Play – Rei Kawakubo sẽ tiếp cận và thu hút những người khách hàng tiềm năng mới, những người chắc chắn đùng một cái sẽ không bị thu hút bới dòng mainline và vô cùng “lạ lùng” khi thao thao bất tuyệt nói về Imperfection/Deconstruction hay Avant-garde với họ. Từ việc dễ dàng mặc thì chữ CDG đã in sâu vào trong tâm trí họ, và khi họ trưởng thành – lớn lên và gu thời trang cũng khác, những dòng CDG khác đã có sẵn ở đó để phục vụ họ. Một vòng tròn hoàn chỉnh!
Sau đó 02 năm – Dover Street Market được thành lập ở London dựa trên CDG Family Structure. Dover Street Market giống như 1 khu thương mại – nhưng chỉ dành cho thời trang ( Rare Market của chị GD cũng làm trên dựa ý tưởng từ DSM). Nào – chúng ta hãy nói về Place (Địa điểm), Rei và chồng của bà đã tốn công mở 1 khu DSM không chỉ dành cho những người yêu thời trang mà còn là mass market. Tầm nhìn chiến lược bổ trợ cho việc Play được thành lập 2002, DSM thành lập 2004 vì ở DSM – dòng PLAY sẽ được bán và cung cấp tới cho khách hàng 1 option thân thiện hơn, giá cả dễ thở hơn và có thể mix-match cùng những line khác trong hệ sinh thái. Tuyệt vời ông mặt giời!
Cùng theo đó, với sự tối giản trong thiết kế và mang tính ứng dụng cao. CDG Play luôn hợp tác dễ dàng với tất cả thương hiệu thời trang, thương hiệu giày mà không sợ bị phá hình tượng của dòng chính thống. Nike/Supreme/Converse/Bape – sẽ rất khó nếu Rei Kawakubo ứng dụng các thiết kế đình đám của bà lên những sản phẩm mang tính đường phố như thế này. CDG Play hoàn toàn đáp ứng được này – không mất cơ hội, dễ dàng hợp tác.
Và cũng như bạn thấy đấy, Converse x CDG luôn bán chạy trong mọi lần release, luôn outstock mỗi drop và re-stock liên tục với cùng 1 kiểu design trong thời gian dài mà người ta vẫn mua. Trong khi đó, Nike x CDG để xuất hiện mainline thì lại khá kén người chọn – nhưng tệp khách hàng nhắm tới lại hoàn toàn khác. Và nên nhớ Converse là cty con của Nike, CDG Play là nhánh con của CDG. Quào.
Cho nên – Rei Kawakubo và ekip phía sau đã vô cùng “Thông Minh” trong việc phát hành dòng Play để vẫn làm đồ đặc sắc mà vẫn sống khỏe nhờ sự phát triển của dòng khuếch tán này, Case Study của CDG Play thực sự là 1 điều mà các founder local brands Việt Nam nên tham khảo và học hỏi. Nhưng có lẽ ở Việt Nam hơi ngược khi phát triển từ dòng thấp lên đến cao. Lmao!
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
behavior account 在 detarame japanese.ch. Youtube 的最佳解答
↓ようこそ!宇宙の皆の「チャンネル登録」待ってるゾ!↓
★https://www.youtube.com/channel/UCtJeI0_0a2nUB9SHnbDLn7w?sub_confirmation=1
★DETARAMEJAPAN.ch:https://www.youtube.com/channel/UC2yyAb3przUxNS9jUHP3Ovw?sub_confirmation=1
説明不足でしたら申し訳ありません。
FPS等のタイトルで人気なキルモンタージュ形式動画収益化が行えなくなる、など。
According to the new content policy announced by youtube, it will be impossible to monetize kill montage format video popular with titles such as FPS.
According to foreign media reported, youtube released a new content policy last week.
The topic has been "Description of violence expression, often seen in titles such as FPS" clip collected montage movie "
Remarks.
Focus on violence expression, blood, violence, injury, etc
In particular, in other cases ad delivery can be tolerated.
However, it is unacceptable for montages where focus is on meaningless violence.
Content including violence expression News, education, art,
Before and after it is important to convey a documentary or the like with a relationship before and after.
That is, when the policy is operated, montage videos that summarize advanced kills of "violent" games such as "COD" and "BF" series,
Video of ranking format can not monetize by advertisement placement.
Contents that can not be monetized are subject to production by youtuber, so Kill Montage will be provided with commentary on the technique and explanation of the situation
Although it may be avoidable by adding a context such as, but depending on the ingenuity of youtuber ...
In other new content policies, even cases where "ad hoc action", "discriminatory expression", "sexual expression", etc. are not admitted according to the context
You may not be able to change directions for youtuber who gained popularity with dangerous challenge videos or youtube caught with fine erotics.
The Witcher3: Wild Hunt
【実況!2周目】The Game Awards 2015受賞
Game of the year
[受賞] The Witcher 3: Wild Hunt
CD Projekt Red / Warner Bros Interactive Entertainment
本作の主人公である「ウィッチャー・ゲラルト」は、金と女にめっぽう弱いが、人間、異種族、権力、暴力、政治と厄介事に巻き込まれながらも何かと頼れるプレイボーイ
昼と夜では全然違う実は眠らない街、深呼吸したくなる壮大な平原、子供の頃に迷子になった経験が蘇る森林
ワクワクが無限大の洞窟、いつでまでも見とれてしまう大海原、ついつい落ちてみようかと思わせる断崖絶壁、
胸がパッチッパッチする程の壮大なスペクタクル
貧しい人からの些細な願い、王族からの命令・交渉、異種族と人間との共存等、そこで観れる人々の生活、悲しみ、憎しみ、嫉妬、憎悪が実にリアルに表現されており、スクショ連射の準備は必須!
異種族は何種類か存在していて、種族事に悩みも違い人間として考えさせられる重いダークファンタジーストーリも。
『ウィッチャー3 ワイルドハント』はストーリー性の高い、次世代型のオープンワールド・ロールプレイングゲーム。
壮麗なファンタジー世界を舞台に展開するゲームでは物語に深く関わる選択が次々登場し
その先には目を離すことができない展開が待っている。
怪物退治を生業とする「リヴィアのゲラルト」として予言の子を捜すべく、商業都市やバイキングの島、危険な山道、忘れ去られた洞窟などに彩られた広大なオープンワールドを切り開いていこう。
ポーランドが国を挙げて制作したゲーム
危機に瀕し、道義に無関心なオープンワールドのファンタジー世界で雇われモンスタースレイヤーとなろう
開発費 1億2,000万ズウォティ以上(約3,200onnan 万ドル/40億円)
マーケティング費用 3,500万ドル(約43億5,000万円)
「合計83億5千万」!
Game produced by Poland by country
コチラはPC版 [steam]
PS4発売中!
2015年最高のRPG『ウィッチャー3ワイルドハント』が、ゲームオブザイヤーエディション
http://www.jp.playstation.com/software/title/jp0365cusa05644_0000000000000goty6.html
[steam]
http://steamcommunity.com/app/292030/#scrollTop=0
[cdprojekt]
https://www.cdprojekt.com/pl/
[The official Twitter account]
https://twitter.com/CDPROJEKTRED
[spikechunsoft]
http://www.spike-chunsoft.co.jp/witcher3/top.php
GWENT GAME
https://www.playgwent.com/ja