#career_in_spotlight #2k3_nulocareer
Nghề tư vấn quản trị - Quyền lợi lớn, áp lực lớn
Với một nghề nghe vĩ mô vầy dì sẽ nhờ anh Lê Bảo Long người từng chinh chiến ở công ty tư vấn quản trị McKinsey, hiện đang là Business Manager ở Zalo chi sẻ thêm nhé.
Với dì thì để làm được nghề này thì tốt nhất là tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế hoặc quản trị doanh nghiệp bởi nghề đòi hỏi có tầm nhìn bao quát 1 vấn đề của doanh nghiệp xong ngồi xúi người ta.
Giới thiệu sơ bộ
Bản thân nghĩa của từ “tư vấn” (đưa ra lời khuyên) đã định hình tính chất công việc trong ngành: Khi là một chuyên viên tư vấn, bạn sẽ là người xác định, phân tích và đưa ra giải pháp cho vấn đề hiện tại của doanh nghiệp; tuy nhiên, việc đưa ra quyết định và triển khai phần lớn lại nằm ở chính đại diện của doanh nghiệp đó.
Vậy vì sao dịch vụ tư vấn lại cần thiết với một doanh nghiệp?
Có rất nhiều lý do, nhưng mình tạm xếp ra một vài nhóm chính như sau:
Bổ sung nguồn lực với góc nhìn khách quan: Trên thực tế, doanh nghiệp thường có quá nhiều ưu tiên ngắn hạn và không đủ thời gian phân tích hiện trạng để đưa ra giải pháp mang tính dài hạn.
Lúc này, công ty tư vấn sẽ đưa consultant vào để thực hiện các công việc đó. Quan trọng hơn, đội ngũ tư vấn với góc nhìn từ bên ngoài sẽ đem đến những ý kiến khách quan hơn so với những thành viên trong tổ chức.
Cung cấp chuyên môn: Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đối mặt với một vấn đề cụ thể nhưng chưa có năng lực phù hợp để giải quyết.
Chia sẻ các thông lệ: Với những công ty tư vấn có thể mạnh trong một lĩnh vực, họ có trải nghiệm và kiến thức về những thông lệ tốt ở lĩnh vực đó, từ đó đánh giá được vị thế của doanh nghiệp, cũng như đưa ra các đề xuất thực tế giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình hiện tại.
Lý do khác: Trong một số trường hợp đặc biệt, việc thuê đơn vị tư vấn có tên tuổi cũng là cách doanh nghiệp ra tín hiệu với các đối tác bên ngoài, hoặc với nhân sự trong tổ chức, rằng họ đang rất nghiêm túc với việc phát triển một cách bài bản.
Yếu tố cần có để gia nhập ngành
Dù là một công việc rất hấp dẫn nhưng tư vấn quản trị không phải công việc dành cho tất cả mọi người. Với những đặc thù rất riêng, mình cho rằng để chuẩn bị làm việc trong ngành này, bạn cần 3 yếu tố sau:
Thực sự thích giải quyết vấn đề, ngay cả khi vấn đề nằm ngoài tầm hiểu biết của bạn
Có câu nói: “Do what you love, and you’ll never work another day in your life” và mình cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn có thể làm lâu dài trong ngành không. Với bản chất công việc luôn thay đổi theo dự án, bạn phải là người thật sự thích khám phá và giải quyết những vấn đề mới để giữ được nhiệt huyết và không cảm thấy bị kiệt sức (burn-out) khi liên tục làm việc với cường độ cao trong một thời gian dài.
Khả năng giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt
Giải quyết vấn đề là quá trình xác định vấn đề, chia nhỏ vấn đề, ưu tiên lựa chọn và triển khai giải pháp. Đây là yếu tố buộc phải có của một consultant, và tại những công ty tư vấn quản trị lớn nhất thế giới, kỹ năng này được đào tạo cho nhân sự mới vào ở mọi cấp độ để đảm bảo họ có thể thích nghi nhanh nhất với công việc. Với nhiều người, giải quyết vấn đề vẫn là khái niệm rất mơ hồ - nhất là khi đây không phải công việc hàng ngày của họ; nhưng đối với mình, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp mình định hình được phong cách làm việc trong suốt khoảng thời gian sau này.
Sở hữu kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực
Do đặc thù làm việc với khách hàng nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, consultant cần có hiểu biết đa dạng. Việc này càng trở nên quan trọng khi bạn tiến cao hơn trong tổ chức, bởi lượng kiến thức này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn bằng việc có cái nhìn đa chiều và khách quan về hiện trạng của họ.
Với các bạn mới ra trường,
tiêu chí trên tương đối khó đạt được trong ngắn hạn. Giải pháp duy nhất để bù đắp cho hạn chế này là bạn phải liên tục tích lũy theo thời gian, thông qua việc học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, từ việc đọc báo hàng ngày tới những cuộc nói chuyện với các chuyên gia trong ngành,...
Lộ trình phát triển
Giai đoạn 1 - Làm việc độc lập: Tùy mức độ thâm niên mà bạn sẽ phụ trách một hoặc vài phần công việc trong một dự án. Các công việc rất đa dạng tùy theo quy mô dự án
Tên chức danh điển hình: Business Analyst, Associate, Consultant,...
Giai đoạn 2 - Quản lý: Đây là lúc bạn sẽ dẫn dắt một nhóm tư vấn viên và chịu trách nhiệm chính cho đầu ra một dự án. Đây cũng là giai đoạn bạn bắt đầu tham gia vào những công việc mang tính chất xây dựng nguồn lực nội tại của công ty như trực tiếp phỏng vấn và tuyển chọn consultant hay đào tạo/mentoring cho họ,...
Tên chức danh điển hình: Engagement Manager, Project Leader, Manager of Advisory Services,...
Giai đoạn 3 - Giám đốc: Bạn thường được kỳ vọng làm 2 việc ở giai đoạn này. Thứ nhất, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn và đem các dự án mới về cho công ty. Thứ hai, tham gia định hướng đầu ra của nhiều dự án khác nhau. Do đặc thù công việc, bạn có thể phải liên tục di chuyển giữa các địa điểm khác nhau để làm việc với khách hàng và các team dự án. Và tất nhiên, bạn vẫn được kỳ vọng tham gia những hoạt động xây dựng năng lực nội tại của tổ chức, ở một mức độ sâu hơn khi làm Quản lý.
Tên chức danh điển hình: Associate Partner, Partner, Principal,…
Lời kết:
Tư vấn quản trị là một ngành có rất nhiều “perk”-lợi thế, nhưng không dành cho tất cả mọi người. Với yêu cầu đầu vào cao ở ngành cũng như đòi hỏi nhiều sự đánh đổi khi làm việc, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định theo đuổi con đường này. Nếu bạn thật sự quyết tâm, hãy dành nhiều thời gian để chuẩn bị, do các công ty tư vấn quản trị (đặc biệt là những công ty lớn) thường yêu cầu thời gian tối thiểu giữa những lần ứng tuyển có thể tính bằng năm. Nếu bạn không may chưa được chọn, đừng nản chí, hãy lên kế hoạch trải nghiệm và học hỏi để sẵn sàng trong lần gửi đơn tiếp theo. Nếu được chọn, xin chúc mừng bạn, hãy tận hưởng những năm tháng tuyệt vời khi làm trong ngành nhé :>
.
.
.
(còn tiếp)
*bản quyền được bảo lưu vui lòng không sao chép nội dung này khi chưa được sự đồng ý qua văn bản
Để tìm hiểu hết những sự vạn biến và bất biến trong nghề của tác giả Bảo long và hơn 22 chuyện nghề khác , các cháu có thể đặt mua full ấn phẩm dày cộm 212 trang in màu “Người Trong Nghề Kinh tế” của Spiderum tại xốp pi: https://shp.ee/uuy8six
dì xin được code độc quyền SPIDNULO để giảm thêm 12% tối đa 50k đơn 85k nữa luôn cho nhẹ ví
cách dùng mã độc quyền: vào ví voucher tại đây https://shp.ee/xsugxnq -> “nhập mã voucher” -> nhập SPIDNULO -> lưu mã và dùng khi thanh toán
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「career_in_spotlight」的推薦目錄:
- 關於career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最讚貼文
- 關於career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook 的精選貼文
- 關於career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳解答
- 關於career_in_spotlight 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
- 關於career_in_spotlight 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於career_in_spotlight 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於career_in_spotlight 在 Career Spotlight: Software Engineer - YouTube 的評價
- 關於career_in_spotlight 在 Maternity & Midwifery Forum | Facebook - Facebook 的評價
career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook 的精選貼文
#career_in_spotlight #2k3_nulocareer
nghề BrSE- brờ-xe, bi-a-ex-ê nghe có vẻ xa lạ nhỉ. Đây là 1 nghề có thể coi là khó tìm người trong giới headhunt của dì. Dễ lắm những lúc bắt gặp những cảnh tuyệt vọng trên linkedin "em pass 1 job brse ạ, ai tuyển không em chịu" "cần cực gấp 1 CV BrSE ạ, chỉ cần vài tháng kinh nghiệm thôi cũng được làm ơn lương nghìn đô đài thọ expat..."
Dì sẽ nhờ anh Doãn Thiện Co-founder lovelock.one- Kỹ sư cầu nối (BrSE) tại Nhật Bản nói chút về nghề này nha ❤️
.
.
BrSE – Đũa phép chọn phù thuỷ
Br là viết tắt của Bridge, SE là viết tắt của System Engineer, dịch ra tiếng Việt gọi là “Kỹ sư cầu nối”. Từ giờ, tôi xin dùng từ BrSE để gọi tên nghề này.
Nghe tới “kỹ sư cầu nối” chắc nhiều bạn hình dung nghề bên ngành cầu đường, thực ra, đây là công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cụ thể là trong các công ty outsourcing.
Công ty outsourcing là công ty được thuê để làm phần mềm hay một phần của hệ thống thông tin cho những công ty khác. Trong đó, BrSE là người làm việc giữa khách hàng và đội dự án ở Việt Nam (từ giờ sẽ gọi là team offshore) giúp cho công việc của hai bên được thông suốt. Thông thường, BrSE sẽ ngồi làm việc bên phía khách. Sự thành công trong công ty outsourcing được đo bằng mức độ hài lòng của khách hàng. Như vậy vai trò của BrSE trong chuỗi sản xuất này là rất quan trọng.
Vị trí BrSE đặc biệt được sử dụng khi làm việc với khách hàng Nhật Bản, song hiện nay, công việc này cũng xuất hiện trong các dự án thực hiện với các đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc, u Mỹ.
Khách hàng mà không có BrSE thì biết truyền đạt công việc cho team offshore thế nào khi không phải ai cũng biết tiếng Việt? Team offshore không có ai giải thích yêu cầu của khách thì biết làm sao? Nghe thoáng qua, nghề này có vẻ không quá khó khăn. Các bạn cần chuẩn bị đủ kiến thức và tâm lý để có thể ngồi cùng với khách hàng nghe yêu cầu hay đề xuất giải pháp, cũng như truyền đạt lại những yêu cầu đó tới team offshore một cách dễ hiểu để làm sao đưa ra được sản phẩm phù hợp với kỳ vọng của khách hàng.
Có 3 yếu tố các bạn cần đặc biệt quan tâm nếu muốn trở thành một BrSE chính là: Kỹ thuật lập trình, ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, khi làm BrSE, tôi còn hiểu thêm được chữ “nhẫn” hay tôi thường trêu với anh em là khả năng “lì đòn”.
Vì sao lại là “nhẫn”?
Không có khả năng này thì bạn chắc cũng chẳng học nổi ngoại ngữ tới mức hiểu người bản xứ nói gì. Đơn cử như tiếng Nhật, làm BrSE thì chí ít bạn cũng cần có N2, mà N2 như tôi lúc ban đầu qua Nhật cũng như gà mắc tóc. Để có được N2 ấy hả? Nếu không biết gì, bạn phải mất tầm 2 năm (với người bình thường nhé, còn các bạn siêu nhân học 9 tháng hay 1 năm thì tôi xin phép không nhắc tới).
Về vấn đề kỹ thuật, nghề BrSE cũng chia ra các cấp độ khác nhau (nghề nào cũng vậy). Những BrSE cấp độ cao (đi đề xuất rồi thương lượng với khách hàng) là người rất giỏi chuyên môn lập trình, số lượng này không nhiều. Tùy công việc cụ thể mà sinh ra yêu cầu cho người làm BrSE, ví dụ nếu khách hàng tốt ở kỹ thuật rồi thì BrSE chỉ làm việc theo hướng truyền đạt thông tin, báo cáo tình hình. Để hình dung ra các cấp độ của BrSE, bạn có thể google thêm chi tiết.
Ngoài ra, những kỹ năng mềm như quản lý thời gian, thuyết trình, làm báo cáo,… cũng mất khá nhiều thời gian. Chưa kể, muốn làm BrSE mà chỉ biết ngoại ngữ thì bạn cũng cần học thêm cả lập trình. Điều này cũng mất vài năm chứ không phải chuyện một sớm một chiều.
Làm BrSE có gì vui?
Các bạn sẽ được đi đây đi đó, trải nghiệm xem cuộc sống ngoài nước khác gì trong nước, được tự do vẫy vùng xa khỏi vòng tay ba mẹ, được “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây” và biết đâu… “lấy được vợ Nhật”.
Về thu nhập thì miễn bàn. Đi làm ở nước ngoài vài năm sẽ dư tiền để tậu nhà, tậu xe, sinh con và có một cuộc sống gọi là “ổn”. Ví dụ làm BrSE ở thị trường Nhật Bản, mới bước chân vào nghề thì thu nhập (tính theo tháng) của bạn sẽ khoảng từ 40 - 50 triệu đồng. Sau vài năm chinh chiến, kỹ năng bản thân được nâng cao, bạn có thể đạt tới mức lương 80 - 100 triệu đồng hoặc hơn, tuỳ thuộc vào khả năng của bạn.
Bạn nào muốn định cư ở nước ngoài, BrSE là một cơ hội vàng không thể bỏ qua. Nó là bước đệm để bạn có thể xin được visa vĩnh trú (visa dài hạn) hoặc xin đổi quốc tịch.
Những điều vừa kể trên là những điều được cho bản thân, nhưng có một điều vô cùng đặc biệt mà nghề BrSE tạo ra chính là công việc cho team offshore. Bạn càng tạo được niềm tin với khách hàng, team offshore càng nhiều việc.
.
.
.
(còn tiếp)
*bản quyền được bảo lưu vui lòng không sao chép nội dung này khi chưa được sự đồng ý qua văn bản
Để tìm hiểu hết những sự vạn biến và bất biến trong nghề Brse của tác giả Thiện và hơn 22 chuyện nghề khác , các cháu có thể đặt mua full ấn phẩm dày cộm 212 trang in màu “Người Trong Nghề IT” của Spiderum tại xốp pi: https://shp.ee/uuy8six
dì xin được code độc quyền SPIDNULO để giảm thêm 12% tối đa 50k đơn 85k nữa luôn cho nhẹ ví
cách dùng mã độc quyền: vào ví voucher tại đây https://shp.ee/xsugxnq -> “nhập mã voucher” -> nhập SPIDNULO -> lưu mã và dùng khi thanh toán
career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳解答
#career_in_spotlight #2k3_nulocareer
xuất nhập khẩu và logistic nghe thì có vẻ vĩ mô khó nuốt nhưng chính nhờ 2 ngành này mà cta mới được bơi trong biển sản phẩm skincare thời này đó các cháu.
Nghĩ đơn giản, "xuất nhập khẩu" giúp các brand skincare về VN với mức giá tốt cũng như đưa local brand ra thế giới. Và logistic, giúp hàng skincare từ container, đến đại lý, đến store lẻ và đến tay người tiêu dùng 1 cách nhanh gọn, an toàn cho sản phẩm nhất.
Hôm nay dì sẽ nhờ anh Mạc Hữu Toàn (Toàn Tid)- Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Trung tâm đào tạo Xuất nhập khẩu - Logistics Masimex có hơn 10 năm kinh nghiệm lĩnh vực này múa bút kể chuyện nhé.
.
.
Quảy gánh băng đồng ra thế giới
Buôn bán với nước ngoài: Giấc mơ của một thế hệ
Hồi nhỏ, bố tôi hay kể về chú Hùng. Chú Hùng học cùng Đại học Nông Lâm giống bố nhưng lại lựa chọn theo đuổi kinh doanh. Mỗi lần chú sang nhà, tôi lại được nghe kể toàn những thứ cao siêu, nào là kim ngạch, xuất khẩu, nhập khẩu, rồi chuyện chú đi khắp nơi Hải Phòng, Móng Cái,… lại thêm bố khẳng định “chú giàu lắm" nên tôi tin là công việc này rất hoành tráng, “ra gì và này nọ". Tuổi thơ của thế hệ tôi vẫn còn nhớ nhiều câu chuyện về một thời bao cấp nghèo khó, mọi thứ hàng hoá vật phẩm đều là tự cung tự cấp chứ không có giao thương với bên ngoài. Về sau, việc mua bán ra nước ngoài, hay còn gọi là xuất nhập khẩu (XNK), đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội đổi đời của nhiều người và thay đổi bộ mặt của nền kinh tế.
Cơ bản về XNK và logistics
Định nghĩa một cách tương đối lý thuyết, XNK là hoạt động gồm mua bán, trao đổi, biếu tặng, di chuyển tài sản, tạm nhập tái xuất hay tạm xuất tái nhập hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch (vật thể) giữa cá nhân/tổ chức với cá nhân/tổ chức giữa 2 quốc gia hoặc 2 vùng lãnh thổ có sự kiểm tra, giám sát của Hải quan.
Ngành XNK còn cả một bầu trời rộng mở các cơ hội
Xã hội càng phát triển, ngành XNK càng đi lên. Một khi còn hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước thì nhu cầu XNK không bao giờ chết. Đơn giản từ gói bột giặt Omo quen thuộc với mọi gia đình, tuy sản xuất ở Việt Nam nhưng các nguyên vật liệu cũng được nhập từ nước ngoài về. Hay kể cả một mặt hàng không ai tin là… lá bàng cũng được xuất khẩu ra nước ngoài. XNK và logistics đóng vai trò quan trọng đến mức trong đợt dịch Covid vừa qua, bạn có thể thấy việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào.
Có điều, mảng XNK và logistics của Việt Nam vẫn chưa thực sự hoàn thiện, thường chỉ là mang hàng hoá về, xuất hàng hoá đi. Còn để đạt đến tầm chuỗi cung ứng (supply chain) thực sự đòi hỏi một tập hợp các hoạt động chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào, đến quá trình sản xuất, rồi đưa ra thị trường,... Ví dụ, khi tạo ra một chiếc MacBook, người quản lý chuỗi cung ứng sẽ điều phối hoạt động của rất nhiều nhà máy nhỏ lẻ ở các nước khác nhau, tất cả qua một nhà máy của Trung Quốc để lắp ráp, đóng gói, bao bì thành phẩm, rồi từ đó tiếp tục xuất sang các nước khác.
Nhưng chưa phát triển đồng nghĩa với tiềm năng tương lai ngành này ở Việt Nam vẫn còn rất lớn. Trước đây, khi đăng ký giấy phép kinh doanh, ngành logistics chỉ được xem là “các hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến vận tải". Tới năm 2019, Sở Kế hoạch Đầu tư đã thêm riêng mã ngành có tên “logistics".
Mảnh đất vàng cho những người thích “lăn lộn”
Có bạn sinh viên từng hỏi tôi: Làm sao để biết em có phù hợp với ngành XNK/logistics hay không?
Kể cả khi vào ngành, bạn cũng đừng nghĩ mọi thứ sẽ sáng tỏ ngay từ đầu. Để thực sự giỏi và làm giàu được từ kiến thức của mình, theo tôi, mọi thứ sẽ đi theo lộ trình:
BIẾT => HIỂU => GIỎI => ĐAM MÊ => ĐƯỢC CÔNG NHẬN => GIÀU CÓ (VỀ TÀI CHÍNH, KIẾN THỨC, QUAN HỆ)
"Giỏi" không có nghĩa bạn cần biết tất cả, mà phải không ngừng cập nhật kiến thức. Bản thân tôi không dám tự nhận mình hiểu hết mọi thứ, nếu có một điều gì đó để tự hào, tôi chỉ nghĩ rằng mình đã luôn học hỏi không ngừng nghỉ. Khi đủ giỏi trong một lĩnh vực, bạn sẽ ngày càng say mê nó. Và như tôi vẫn thường đùa với mọi người, bạn hãy tận hưởng cuộc sống nghèo khó này đi, vì trong ngành XNK, cái giàu có thể ập đến lúc nào không hay!
.
.
.
(còn tiếp)
*bản quyền được bảo lưu vui lòng không sao chép nội dung này khi chưa được sự đồng ý qua văn bản
Để tìm hiểu hết những sự vạn biến và bất biến trong nghề làm game của tác giả Toàn Tid và hơn 22 chuyện nghề khác , các cháu có thể đặt mua full ấn phẩm dày cộm 212 trang in màu “Người Trong Nghề Kinh tế” của Spiderum tại xốp pi: https://shp.ee/uuy8six
dì xin được code độc quyền SPIDNULO để giảm thêm 12% tối đa 50k đơn 85k nữa luôn cho nhẹ ví
cách dùng mã độc quyền: vào ví voucher tại đây https://shp.ee/xsugxnq -> “nhập mã voucher” -> nhập SPIDNULO -> lưu mã và dùng khi thanh toán
career_in_spotlight 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
career_in_spotlight 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
career_in_spotlight 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
career_in_spotlight 在 Maternity & Midwifery Forum | Facebook - Facebook 的推薦與評價
How much of a plan did you have for your career as a midwife when you were in your training? Did you know what direction you wanted to go in ... ... <看更多>
career_in_spotlight 在 Career Spotlight: Software Engineer - YouTube 的推薦與評價
Career Spotlight : Software Engineer ... In 2013, Jessica Mong arrived in the Bay Area with $100 in her pocket and a desire to enter the field of ... ... <看更多>