GDRAGON – ONE OF A KIND/ CHROMEHEARTS + CHROMEHEARTS + CHROMEHEARTS
Vốn dĩ là con dân ngoan đạo của Bigbang (Tất cả của thành viên) nên em Bi thường luôn nghe lại toàn bộ các bài của BigBang, của leader Gdragon, của mặt trời trong lòng các chị em Taeyang, của quý bà Smell Daesung, của người đàn ông không thích hở hang T.O.P và maknae hài hước Seung Ri. Cái thú vui bây giờ chính là ngày xưa thì nghe nhạc rồi trầm trồ nhún nhảy theo chả hiểu mấy ảnh mặc cái chi, thời trang ra sao. Hiện tại cũng tích trữ chút ít kiến thức về quần quần áo áo, thời trang thời trủng nên xem lại mới thấy. Mấy cha Bigbang với cả stylist hay nhà YG hồi đó bơm cho mấy ổng kinh thật.
Nào – nói về Gdragon người ta thường nhắc “Crooked” đúng không (Về thời trang í), vậy hãy trở thành bản thể độc nhất “One of a kind” của Kwon – Ji – Yong thui.
One of a Kind là tên album thể hiện sự phát triển sự nghiệp trong ca hát và xây dựng hình ảnh của Gdragon (Sau Heartbreaker, collab GD & TOP), được phát hành vào tháng 8-9 năm 2012. Bao gồm 7 bài hát được viết lời và sáng tác bởi Gdragon, trong đó có 1 MV cũng mang tên của album là “One of a Kind”. MV được lease vào ngày 24/08/202 cho thấy một Gdragon vô cùng “US”, Gangsta kiểu những chàng trai người Mễ. Nhưng cái thời điểm mà mình coi năm 2012 ấy, mình chả biết cái chi – chỉ thấy Gd thiệt ngầu.
Đến giờ nhìn lại, mạ ơi. Toàn Chromehearts không là Chromehearts , có thể thấy trong suốt thời gian 2012-2014 – Bigbang khá yêu thích sử dụng các phụ kiện và trang phục đến từ CH, đặc biệt là GD và TaeYang. Ngay từ những dây đầu tiên, chúng ta có thể thấy gần như từ đầu xuống chân Gdragon là Chromehearts, chiếc dây chuyền với big cross, thắt lưng mặt CH, quần CH, chain CH và ô kìa – hình như là Nike Air Yeezy 2 Solar Red thì phải. Hic, thật đáng sợ. 2012 chắc mình chỉ biết đi mấy đôi giày VNXK (Thực ra là fake, 600k) mà đầu cứ nghĩ là hàng thật cơ =))). Khổ thân chưa.
Vâng, anh tôi lại tiếp tục flex CH mà lần này kèm 1 chiếc Tweed Jacket Pre-Fall 2012 đến từ Chanel ạ. (Set này giờ mặc mình vẫn thấy xịn =)), kiểu toàn iconic với timeless item nên mặc 2020 hay 2040 nó vẫn cứ gọi là xịn).
Nếu các bạn để ý thì trên đôi Vans của GD lúc đó đã bắt đầu vẽ những họa tiết kiểu Double C (Chanel), mắt mình hơi mờ hình như có cả hoa cúc nữa ạ. 2012 thì tầm ảnh hưởng của GD chưa đủ mạnh và văn hóa/ xu hướng đường phố chưa quá đại chúng như giai đoạn 2017-2019. 2019, một lần nữa GD đã sử dụng họa tiết ấp ủ từ 2012 ra thế giới và bạn xem, khoảng năm ngoái cái gì cũng hoa cúc, hoa cúc, hoa cúc everywhere hong. (Đúng, GD là người tạo trend – nhưng trend này chắc cũng phải kiên trì lắm đó) GD cũng sử dụng các phụ kiện của Chanel ngay từ thời điểm 2012 rồi, đúng là sang thì chơi từ sớm để khỏi bỡ ngỡ ạ.
Rồi lại gì, beanie CH, tanktop CH, bông tai CH, vòng CH, vòng tay CH, ván CH.. giống như Gdragon đang đi quảng cáo cho ChromeHearts vậy. Thời điểm 2012 chắc người ở Việt Nam biết CH chắc đếm trên đầu ngón tay chứ chưa đại trà như bây giờ - còn thời nay mấy anh chị chơi CH 2012 thì ngoài CH các anh chị còn chơi thêm Goros ạ..
(Dạ, anh chơi thì anh chơi 1 mình, cái scene mà anh nằm với con búp bê Barbie trứ danh thì anh Rồng ảnh mặc một cái leather jacket của CH, con búp bê cũng mặc y chang, quần cũng leather CH, đeo earing CH. Từ chưa hết đâu, nhìn xuống cái đệm/gối/ghế theo họa tiết thì cũng của CH luôn thì phải. Mẹ ơi, ngày xưa con non dại quá).
Phụ kiện cũng ngập tràn logo CH / Từ skateboard đến chiếc ghế ngồi và cả font chữ phía sau cũng cùng font của CH.
Khoảng nửa cuối bài One of a kind thì GD cũng thay đổi trang phục nhiều hơn. Các bạn có thể thấy chiếc long-sleeves in họa tiết xương mà có đợt người Việt đổ xô đi mua í (Từ Kapital, rồi các local brand cũng làm) mà GD mặc từ năm 2012 là của Wildfox Culture). Và đây, lại thêm một trào lưu tại Việt Nam khoảng giai đoạn 2018 mang tên ThomBrowne . 6 năm trước đó, chúng ta đã được liếc sơ qua với GDragon (mà lúc đó mình chẳng biết) và yeah, Chanel in the end. Gdragon xuất hiện trong 1 khu bao gồm những tủ kính mà chúng ta hiện tại hay gọi là archive item í.
(Liếc sơ bộ qua thì ô kìa, chiếc áo đính đầy bông hoa Takashi Mukurami mà GD mặc trong MV Breathe ra mắt vào tháng 9 2019). Xuất hiện cuối cùng là với Taeyang cùng chiếc áo của Givenchy, set của Gdragon là bây giờ giới trẻ high-fashion thích lắm đó. (But sorry, 2012 a đã chiến).
Đó – thú vị là giờ hay coi lại xem mấy chả mặc gì để biết mấy chả có fashion taste tốt như thế nào. Giờ coi lại vẫn thấy đẹp, dù mình không ghét gì SUJU (Cùng thời với Bigbang) nhưng giờ nhìn kiểu SUJU mặc hơi bị out so với thời đại. Còn Bigbang thì..như bài viết mình kể rồi đó.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「chanel pre fall 2020」的推薦目錄:
chanel pre fall 2020 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
MÀU TIÊU CHUẨN CỦA NĂM – CÓ HAY KHÔNG ẢNH HƯỞNG VỚI NỀN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG.
Trong hai ba ngày gần đây, rất nhiều kênh báo nói về việc hai màu sẽ là màu của năm 2021 là màu vàng có tên là Illuminating (Pantone 13-0647) và màu xám có tên là Ultimate Gray (Pantone 17-5104). Hai màu này được đưa ra bởi công ty Pantone LLC – một hệ thống được lập ra để xác định các dải màu độc quyền chuyên sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là graphic design, fashion design, product design vân vân và vân vân.
Đến khi nhiều nguồn thông tin khác nhau tại Việt Nam bắt đầu đưa ra thông báo trên và đại chúng bắt đầu suy tính tới việc “Năm sau sẽ theo đuổi xu hướng, ít nhất là về màu”. Vậy thực ra – điều này có đúng không?
Về cá nhân mình, có hai quan điểm nổi bật như sau:
1. Mình hơi ngạc nhiên về hai màu của năm 2021 này. Đơn giản là nó không phải mới mẻ gì trong nền công nghiệp thời trang nói riêng và văn hóa đại chúng nói chung. Mới mẻ ở đây là việc sử dụng các tone màu này trong năm 2020, đặc biệt là các runway collection từ các thương hiệu từ năm 2019 -2020 đến nay. Vậy nguyên cớ gì mà Pantone lại chọn những màu mà các thương hiệu thời trang đã sử dụng?
2. Vậy tiêu chuẩn thực sự và ý nghĩa của “Màu của năm” là gì. Nó là một thước đo để chúng ta đi theo hay là một công cụ cho các nhãn hàng “dắt” khách hàng phải theo ý muốn của họ dựa trên lý luận là “Đây là màu của năm nè, tụi tao làm đồ theo xu hướng đó. Mua đi ku”.
Vậy – cùng phân tích nhé:
1. Năm 2020 là một năm mà ai cũng biết nó khó khăn như thế nào. Thiên tai, biểu tình, xung đột chính trị, bầu cử và đặc biệt COVID 19 đã khiến cả ngành kinh tế trì trệ và dần chạm đáy. Thời trang cũng không phải là ngoại lệ. Mình tin tưởng về một lý thuyết : “Màu của năm” 2021 là 1 chiêu do các nhãn hàng thời trang hay CEO của các công ty mẹ tác động lên Pantone để “Kích cầu khách hàng” mua sắm trong giai đoạn này.
Tại sao lại ra vào thời điểm này vậy? Thời điểm ra là vào khoảng đầu tháng 12 – các bạn biết là dịp gì không. Đối với các nước phương Tây và có Công Giáo là tôn giáo chính, tháng 12 bắt đầu một kì nghỉ dài của họ bao gồm lễ Giáng Sinh và Năm mới. Chu kì thường niên đây là giai đoạn mua sắm kinh khủng nhất dành cho 2 sự kiện đặc biệt này đến từ thị trường. Việc Pantone ra 2 màu chủ đạo “Vàng” và “Xám” càng hợp lí hơn cho giả thuyết “Cố gắng” thuyết phục người mua bỏ tiền “chạy theo xu hướng” cho năm 2021.
Để củng cố cho giả thuyết này, chúng ta hãy cùng nhìn qua các collections gần đây của các nhãn hàng thời trang lớn nhỏ để xem xem nó có phải không?
Marc Jacobs Fall/Winter 2020 đã trình diễn các bộ trang phục với màu vàng mono đơn giản xuyên suốt từ đầu đến chân của người mẫu. Chanel Fall/Winter 2020 tiếp tục thuyết phục khách hàng sự sang trọng của họ bằng các mẫu tweed jacket và chân váy cũng có ánh vàng trong đó. Moschino Pre-Fall 2021 dưới thời của Jeremy Scott vẫn tiếp tục thể hiện vibe của thập niên 60s -70s với cách sử dụng màu vàng liên kết với da beo lông thú. Phụ kiện thì cũng không phải là ngoại lệ - khi mà Bottega Veneta trình làng chiếc túi có màu vàng trong năm, Gucci còn cho màu vàng chạy xuyên suốt chiến dịch hình ảnh của họ vào Pre-fall 2021.
Màu xám cũng tương tự như vậy, Prada/Dior/Fendi/Peter Do trong các mùa Fall/Winter 2020 hoặc Pre-Fall 2021. Hay cả những thương hiệu mình mà nhắc phía trên – cũng sử dụng vậy. Nó tùy thuộc vào các fashion designer thể hiện thiết kế và trò chơi màu sắc dựa vào thể khối, chất liệu khác nhau như thế nào mà thôi.
Dù Pantone có giải thích rằng họ cho màu của năm dựa vào dữ liệu mà họ thu thập được từ các nhãn hàng thời trang thì đây cũng đặt cho mình một dấu hỏi lớn là sao các nhãn hàng lại có sự liên kết chặt chẽ như vậy. Trong mùa Fall/Winter 2020 và Pre-Fall 2021 mới nhất – tất cả đều dưới “Một luật ngầm” theo 2-3 pantone màu nhất định, những kẻ đứng sau muốn điều khiển thị trường đấy. Và như mình luôn nói với các bạn – xu hướng là do con người tạo ra, chứ không phải tự nhiên mà có. Và Pantone như 1 “bằng chứng chỉ chấp nhận độ legit” mà thôi
Kẻ đứng sau (CEO, Nhà đầu Tư) -> Các nhãn hàng thời trang -> Các kênh thông tin confirm -> K.O.Ls mặc và spam trên các platform social network -> Thị trường chạy theo -> Bán Hàng -> Tạo ra một “màu của năm” gì gì đó mới.
Màu vàng này còn đập vào mắt chúng ta một lần nữa khi mà tựa game 7 năm của CD Projekt’s (Cha đẻ của The Witcher seriers) là CyberPunk 2077 vừa được tung ra và đạt doanh thu khủng. Poster của Cyberpunk 2077 cùng dòng chữ đặc trưng cũng nhuộm đầy màu vàng, một màu vàng thể hiện sự hỗn loạn – của một thế giới hậu tận thế /high-tech và low-life/. Một cách tự nhiên, màu vàng và xám ghi đã đập vào mắt chúng ta ầm ầm như thế, khiến chúng ta tin rằng chúng là màu của năm, màu của xu hướng.
2. Tuy nhiên, không phải lúc nào theo xu hướng cũng là tốt cho các thương hiệu. Có những màu đã trở thành iconic của họ và có thể được xem là “Timeless colour of the brand”/ “Những gam màu vô giá của thương hiệu. Hãy chọn tiêu biểu nhất chắc là Chanel, hãy coi bộ sưu tập Chanel’s 2021 Metiers D’Art để xem nó khủng khiếp như thế nào, Virginie Viard thật sự muốn mang lại cho người xem hay thị trường về một iconic Chanel đậm chất cổ điển với chỉ 2 màu đơn giản là: Trắng và Đen. Mà Chanel cũng đẹp nhất là Trắng và Đen. Giới mộ điệu điên đảo – phần màu của năm sẽ được nằm ở phần details với các chi tiết bằng vàng/ vốn dĩ truyền thống với cách phối Vàng – Đen.
Bên cạnh đó, hãy nói về phần Footwears – trong khi adidas tiếp nhận thông tin và ra nguyên 1 collection hợp tác với Cyberpunk 2077 nhằm theo đuổi tham vọng tạo ra xu hướng và mix n match với các bộ cánh trên. Nike trong những lần release gần đây vẫn đứng ở cương vị “Sân chơi của tao” khi tạo ra luật của riêng họ với các phối màu đa dạng.
Vậy – thực chất “Màu của năm” có ảnh hưởng như thế nào tới nền công nghiệp. Liệu nó có công tâm nếu đứng ở vị trí là khách hàng như chúng ta. Hãy suy nghĩ về điều đó.
Còn nếu hỏi mình là gam màu của 2021 như thế nào thì mình sẽ suy nghĩ là các nhà mẫu sẽ lại chọn 1 bảng màu liên quan đến tự nhiên sau một năm 2020 đất mẹ trừng phạt con người. Những màu liên quan đến nước (Thủy), đất (Thổ), trời (Không khí) như Xanh biển/Sand, vàng nâu/ Xanh lơ sẽ được ứng dụng để mang cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng cho năm 2021.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
chanel pre fall 2020 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
NỮ HOÀNG AI CẬP/ THE CREST OF ROYAL FAMILY – NƠI CHÚNG TA TIẾP CẬN VỚI HAUTE COUTURE.
Thực ra thì, không phải bây giờ nhờ các bài viết của mình – các bạn mới tiếp cận được thời trang đâu, nào là haute couture, luxury fashion hay streetwear. Thời trang cũng chỉ là một tấm gương phản chiếu văn hóa mà thôi. Mà văn hóa thì các bạn đã tiếp cận từ lúc mới sinh ra rồi. Văn hóa “Học ăn học nói học gói học mở” Văn hóa “Một chữ là thầy, nửa chữa cũng là thầy” hay Văn hóa “Không thầy đố mày làm nên” blah blah..
Haute Couture hay Luxury Fashion mà đến các giai đoạn 2019-2020 chúng ta mới biết nhiều hơn nhờ các bài báo, các Youtuber và Blogger như mình. Nó không phải là xu hướng hay là gì cả mà thực ra các bạn đã biết nó từ rất lâu. Một trong những nguồn về nó được khởi sinh trong tâm trí chúng ta đến từ bộ truyện tranh nổi tiếng “Nữ Hoàng Ai Cập” hay tên tiếng Anh là “The Crest of Royal Family”.
Đối với các bạn thuộc Gen Z hay Gen Alpha – sinh từ những năm 1998 đến 200x gần đây, “Nữ Hoàng Ai Cập” có vẻ rất xa lạ nhưng với các 8x đời cuối hay 9x đời đầu, đây chính là một trong những manga “gối đầu giường” của nhiều người. Câu chuyện kể về Carol – một cô nàng với mái tóc vàng hoe sóng sánh, sinh ra ở một gia đình quý tộc khá giả. Trong một lần tới Cairo – thủ đô Ai Cập để nghiên cứu môn Ai Cập học thì Carol phát hiện ra ngôi mộ của 1 vị pharaoh trẻ. Với lời nguyền phong ấn trên đó, Carol đã thực hiện 1 bước nhảy thời gian xuyên không trở về quá khức và gặp Menfuisu – Vị Pharaoh trẻ đó. Câu chuyện về tình yêu, tình báo – ganh ghét chính trị, hôn nhân cận huyết để giữ dòng máu gia tộc và xâm lược của văn hóa Ai Cập được mở ra.
Nét vẽ có vẻ hơi bánh bèo, các bạn nhìn vào cũng thấy nó sẽ mang kiểu tình ái nhiều. Nhưng thời điểm đó thì làm gì có Internet đại trà, có smartphone – phương thức giải trí của mình là sách và truyện tranh, có gì đọc nấy. Và cũng không nhiều đầu truyện phong phú, dù sao “Nữ Hoàng Ai Cập” cũng là 1 drama mâng (Shojo manga) khá nổi tiếng tại thời điểm đó.
Nói về thời trang đi?
Thực sự, outfit của Carol hay Menfuisu rất đẹp và ngầu. Tác giả Chieko Hosokawa đã lấy cảm hứng từ các tài liệu về Ai Cập Cổ, phóng tác dựa trên các trang phục truyền thống của Hoàng gia. Chúng ta có thể thấy những chi tiết vẽ được làm tỉ mỉ và thành công nhất của bộ truyện là chi tiết về trang phục của nhân vật. Các nhân vật thường được mặc rất nhiều layer/lớp áo và có độ rủ cực kì cao – thứ thường thấy trong Haute Couture. Bên cạnh đó – chất vải dựa vào độ mỏng (nhìn vào da thịt nhân vật) có thể thấy là chất vải tốt (thường là lụa). Trong bộ truyện cũng miêu tả về quá trình may mặc – tuy lướt qua nhưng cũng nói tới, phải nói là rất kỳ công. Haute Couture cũng vậy. Trang sức hay phụ kiện của hoàng thân quốc thích, Pharaoh càng nổi bật hơn với màu vàng – đen chủ đạo, ánh kim sang trọng và độ chi tiết/detail thì khỏi bàn với nào lông chim mạ bạc, đá quý blah bloh.
Vậy thế giới thực thì sao?
Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã lấy cảm hứng từ nền văn hóa , à không chúng ta nên gọi là nền văn minh Ai Cập Cổ này lên các collection của họ. Từ Versace Spring/Summer 2013, Givenchy Fall 2016 dưới sự dẫn dắt của Ricardo Tisci, Chanel Pre-Fall 2019 (Mới gần đây thôi).. Rất rất nhiều. Và nhìn vào đó – chúng ta thấy được sự liên kết giữa bộ truyện “Nữ Hoàng Ai Cập” và thời trang giai đoạn mới dựa trên nền tảng văn hóa Egyptian. Đấy, không phải là chúng ta không biết thời trang đâu – nó đã du nhập vào trí não chúng ta rất lâu rồi, chỉ là chúng ta vô tình không biết mà thôi.
Ngoài ra, dù hơi ít nhưng các bạn cũng có thể biết thêm về văn minh này qua loạt phim “Xác ước Ai Cập” với thầy tế Imhotep nổi tiếng.
--
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.