#HannahEdChuyenduhoc 2 MẶT CUỘC SỐNG Ở CANADA
Bài được chia sẻ trên group Scholarship Hunters của page mình.
Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng không có xã hội nào hoàn hảo và toàn màu hồng, song song phúc lợi luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề bất cập của nó. Các bạn muốn làm giàu thì ở Việt Nam vì mọi thứ đều flexible, còn nếu bạn mưu cầu một cuộc sống ổn định cho cả gia đình, vừa đủ và không phải lo rày đây mai đó, ôm cái sổ hồng căn nhà tưởng chắc mẩm rồi ai dè bị quy hoạch thành ra lao đao thì hãy tìm đường qua Canada sống cho nhẹ đầu. Với hệ thống thu thuế và chi phí sinh hoạt cao ngất, sống ở Canada sẽ không quá giàu có, chỉ lủi thủi đi làm tuần 5 bữa rồi nghỉ cuối tuần chơi với gia đình và đi ăn hàng với bạn bè, lễ lộc dài ngày thì đi du lịch, được cái an tâm vì mọi thứ đều quy hoạch và thông tin rõ ràng thôi.
Nếu trước khi quyết định phóng lao theo con đường định cư mà không tìm hiểu gì cả e rằng bạn sẽ như người đi trên mặt hồ băng, không biết khi nào thì lọt lỗ. Vậy Canada có những mặt lợi và hại gì?
- Giáo dục :
Trẻ em ( dù là Canadian, con của PR, hay con của du học sinh ) sẽ đều được học miễn phí từ 4 tuổi đến 18 tuổi. Một số bạn đi học và làm không đúng trường và nghề do CIC quy định thì con sẽ không được miễn phí khi học, các bạn nên kiểm tra đối chứng thông tin kỹ. Mình đồ rằng quá bán những người quyết định đi di cư vì lý do này : cho con cái một nền giáo dục tốt và nhân văn hơn, đỡ áp lực hơn, để con trẻ sống vui khỏe đúng với tuổi thơ hơn là chạy đua thành tích, so đo hơn thua với con người ta và nhiễm thói đố kỵ. Nếu nhà bạn có điều kiện cho con học Trường Canadian International School ( CIS ) ở Việt Nam suốt từ 4 tuổi đến 18 tuổi sẽ ngốn khoản học phí gần 6 tỏi tương đương 330,000đòngCa ( google là ra bảng học phí CIS ). Nếu 2 đứa con thì nhân đôi lên thành 630,000 ( học phí đã giảm 5% cho con thứ 2 và 10% cho con thứ 3 cùng học ), 3 đứa đi học là gần 1tiệu-đô-la-Canada rồi nhé 😊. Không những chỉ là kiến thức, mà con cái bạn còn học cách sống suy nghĩ và hành xử ở một môi trường văn minh tiên tiến bậc nhất thế giới. Vậy thì nếu ở Việt Nam mà lèng xèng chỉ làm được dăm ba chục tiệu một tháng, nghĩ cho tương lai của con ( và cả bạn ) thì kiếm đường đi cho rồi chứ tiếc nuối làm gì. Khi bọn nhỏ hơn 18 tuổi học lên College và University thì mình cũng…khỏi phải lo luôn. Nhà nước cho nó mượn tiền học xong ra trường đi làm tự tụi nó trả từ từ cho nhà nước. Tuy nhiên, cái bất lợi khi nuôi trẻ ở Canada là tốn kém khoản gửi Daycare ( cho trẻ dưới 4 tuổi ) và before & after school ( trường ở Canada học từ 8h30 đến 3h chiều mà cha mẹ thì đi làm từ 8h sáng đến 5h chiều ) ngốn khoảng 1200 mỗi đứa, gửi đứa thứ 2 chung thì chỉ extra thêm 300 thôi. Chính phủ có cho tiền hỗ trợ cha mẹ khoảng 500 một đứa con mỗi tháng tùy family income cao hay thấp, khoản này bạn có thể dùng để trả chi phí daycare hoặc/và cho tụi nhỏ học ngoại khóa như võ, vẽ, nhạc, bơi lội thể thao gì đấy. Một số trường dạy võ và dạy chơi bóng rổ có nhận before & after school.
- Y tế :
Bảo hiểm y tế ở Canada miễn phí cho mọi người và cấp cứu 24/7, trừ khám chữa răng và mắt. Nếu chưa có thẻ bảo hiểm của tỉnh bang ( cho PR & Citizen, cho foreign worker những người có work permit và có job ) thì phải mua bảo hiểm tư nhân khoảng 700~1,000/năm. Sống ở Canada cái gì cũng nên mua bảo hiểm để tránh rủi ro cho bản thân. Nhỡ xui vào nằm viện vài ngày là đi đứt 5,000 như thổi. Một điểm tối của y tế Canada là vì miễn phí, nên thời gian xử lý đều lâu dù là chỉ chụp MRI hay trị dị ứng. Nhất là bệnh liên quan đến Specialist, bạn đều phải gặp Family Doctor để lấy giấy giới thiệu và chỉ định. Điểm này y tế ở Việt Nam có ưu điểm hơn vì cứ có tiền chi trả vào bệnh viện quốc tế là sẽ được xử lý nhanh dù mọi thứ có hơi quá tải do người bệnh đông.
- Văn hóa và Xã hội :
Canada là một nước đa văn hóa, dân tứ xứ từ mọi miền thế giới đều sống ở đây, nghĩa là không thể tránh khỏi có sự kỳ thị. Nhưng mình trải nghiệm sống 5 năm ở Canada thì thấy cộng đồng nào cũng có người tốt kẻ xấu. Nhìn chung người dân ở Canada rất tốt và giúp đỡ nhau tận tình. Họ tôn trọng sự khác biệt và cũng không đánh giá hay định kiến các trường hợp : ly dị, có con riêng, 2 hay 3 đời chồng/vợ, xăm mình, sở thích lạ…blah blah blah, sống ở đây bạn có cơ hội được là chính mình mà chả ai đánh giá bạn, ngay cả với boss.
- An ninh :
Đi đâu làm gì cũng an tâm vì có chuyện gì gọi 911 thì vài phút sau 3 anh hùng : cảnh sát – cứu hỏa – cứu thương sẽ chạy đến hỗ trợ mình. Các vấn đề tiêu cực ở Việt Nam thì hầu như ai sống qua cũng đều biết mình không đề cập nữa, sống ở Canada thì không sợ bị giựt điện thoại ( lâu lâu có vài vụ xảy ra ở North York nhưng không phải là chuyện xảy ra hàng ngày, như mình nói ở trên people this people that các bạn nên lựa community trước khi thuê nhà sống sẽ tốt hơn ), nhỡ có rớt hay để quên bóp ví điện thoại thì khả năng được trả lại cực kỳ cao. Chị bạn mình đi chơi ở Montreal rớt cái iphone mà họ nhặt được và ráng liên lạc để gửi về Toronto cho mình, còn bạn mình thì để quên ví tiền và giỏ xách vài lần ở restaurant, quay lại vẫn còn. Dân ở đây đa phần không tham và lừa lọc, đồ để ngoài hiên nhà không khi nào mất ( tương tự vụ giựt điện thoại, vài location có community không tốt thì mấy thùng đồ Amazon gửi về để trước cửa có thể bị lấy, tỉ lệ không nhiều ).
- Thuế và chi phí :
Thuế thu nhập ở Canada khá cao, làm hay mua cái gì cũng phải trả thuế, vừa trả thuế liên bang vừa trả thuế tỉnh bang, nhưng bù lại phúc lợi xã hội như mình đã kể ở trên thì quá xứng đáng cho việc đóng thuế. Ở nhiều nơi cày còng lưng ra đóng thuế nhưng phúc lợi thì chả có gì. Chi phí sinh hoạt cho gia đình 2 vợ chồng 2 đứa con rơi vào khoảng 3,500~4,000/tháng ( mình đã viết về vấn đề này khá chi tiết trong các bài trước các bạn tìm đọc lại ). Ngay cả phí bảo hiểm xe cũng cực cao, trung bình 3,000~5,000/năm trong khi bảo hiểm xe auto ở Việt Nam mình chỉ khoảng 10~20 tiệu tương đương 1,000/năm. Bù lại giá xe ở Canada rẻ không bị đánh thuế gần 300% hehe Acura MDX 2020 giá $70,000 tương đương 1,2 tỏi đồng thì về Việt Nam thành 4,5 tỏi.
- Công việc và Cuộc sống :
Cuộc sống ở Canada tương đối nhàn và thoải mái. Với thu nhập của một người siêng làm dù bất kỳ ngành nghề nào thì trong vòng 2~3 năm là mua được một chiếc xe hơi đời mới 2018 – món tài sản mà ở Việt Nam là ao ước của đại đa số người và chỉ có dân thu nhập khá mới sắm được. Công việc ở Canada cũng không bị áp lực định kiến xã hội, họ không quan tâm tới tuổi hay có gia đình chưa, họ chỉ cần người có năng lực làm. Làm nghề nào cũng đều tốt, đều quý và giúp ích cho xã hội bằng việc đóng thuế. Làm phục vụ ở Việt Nam nhiều khi bị khinh chứ ở đây họ - Canadians cho rằng “you help other people have a great time, you do a meaningful job”, thu nhập (salary + tip) của các bạn server trong các nhà hàng tây từ 3,000~5,000/tháng. Dĩ nhiên ở đâu cũng có những chỗ chủ tốt chủ tồi. English vẫn là success key, mình sẽ nói kỹ hơn vào kỳ tới về vấn đề chọn ngành học sao cho cân bằng giữa lấy được PR và phù hợp với bản thân.
- Thời tiết, môi trường và thực phẩm :
Canada mang khí hậu 4 mùa thay đổi rõ rệt xuân hạ thu đông, nên các bạn sẽ cảm thấy một năm qua rất nhanh. Khí hậu chỉ khắc nghiệt ở một số nơi nên sẽ không như mọi người tưởng tượng mùa đông quá ghê ghớm. Các bạn cứ mặc nhiều lớp áo và trang bị áo winter jacket xịn hàng từ The North Face Gotham 300đòng trở lên là bao ấm, người ta sống được mình sống được, không có gì trở ngại cho vấn đề thời tiết và mùa đông chỉ lạnh từ cuối tháng 11 đến tháng 3 ở Toronto, tháng 4&5 Xuân và 9&10 Thu thì mát mát lạnh như Đà Lạt, còn tháng 678 thì cũng nóng 32~35 độ chảy mỡ không khác gì ở Việt Nam. Không khí ở Canada cực kỳ trong lành và nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Thực phẩm và nguồn nước được kiểm duyệt an toàn, môi trường xanh sạch đẹp đi đâu cũng thấy cây hoa lá mát cả mắt, xanh cả tâm hồn.
- Giao thông và Cơ sở hạ tầng :
Giao thông ở Canada rất trật tự và mọi người tuân thủ luật lệ giao thông. Dù kẹt xe cũng không ồn ào bát nháo lao nhao, đặc biệt hầu như không sử dụng kèn/còi xe. Đường xá rộng rãi thoáng mát, dĩ nhiên các thành phố lớn như Toronto thì không thể tránh khỏi tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm đặc biệt là ở khu trung tâm thành phố và trên các highways như 401 hay 410 và 403, QEW & DVP. Hệ thống phương tiện công cộng rất phát triển và nếu đi làm ở Downtown thì chắc không cần phải sử dụng xe hơi riêng. Thủ tục hành chính đơn giản nhanh chóng không rườm rà rắc rối, chỉ cần bản photocopy là được không phải công chứng lung tung lúc ở phường lúc ở quận.
Trên đây là khái quát sơ một vài khía cạnh chính, mình không thể nào kể ra chi tiết tường tận vì thời gian hạn hẹp. Mức độ cảm nhận về cuộc sống mỗi người mỗi khác, mình là một người positive thinker nên mình nhìn nhận mọi thứ easygoing, sẽ khác quan điểm với những người cùng trải nghiệm. Như mình đề cập đầu bài, không nơi nào trên thế giới là hoàn hảo, quan trọng bạn chọn nhìn vào mặt nào của xã hội để mà sống tốt 🥰
(C): Phi Le
P.S: Năm rồi lớp học bổng HannahEd của chúng mình cũng có 1 chị được ngành Data Science Thạc sỹ ở Can, 1 bạn được ngành HR Tiến sỹ ở Ca học bổng cao lắm luôn á cả hà.
☘️✈️Các bạn muốn xin học bổng các học bổng trong và ngoài nước khác, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa, giúp các bạn tìm ra điểm mạnh, câu chuyện của bản thân các bạn nhé.
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page, page sẽ review free CV cho cả nhà.
Link nhận thông tin về các chương trình Scholarship Support HannahEd: http://tiny.cc/HannahEdRegister
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
<3 Like page, tag & share bạn bè nha <3
#HannahEd #sanhocbongg #duhoc #scholarshipforVietnamesestudents #chuyenduhoc
同時也有18部Youtube影片,追蹤數超過9萬的網紅Boon Trang,也在其Youtube影片中提到,#duhocnhat#chuyenduhoc#boontrang Từ giờ mình không còn là du học sinh Nhật nữa rồi các bạn =))) Mình đã tốt nghiệp và hôm nay sẽ tâm sự với các bạn 1...
「chuyenduhoc」的推薦目錄:
- 關於chuyenduhoc 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於chuyenduhoc 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於chuyenduhoc 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於chuyenduhoc 在 Boon Trang Youtube 的最佳貼文
- 關於chuyenduhoc 在 Ngoc Anh Youtube 的最讚貼文
- 關於chuyenduhoc 在 Ngoc Anh Youtube 的最讚貼文
- 關於chuyenduhoc 在 #chuyenduhoc - YouTube 的評價
- 關於chuyenduhoc 在 #chuyenduhoc - Explore | Facebook 的評價
- 關於chuyenduhoc 在 Free email server2022-精選在臉書/Facebook/Dcard上的焦點 ... 的評價
- 關於chuyenduhoc 在 Free email server2022-精選在臉書/Facebook/Dcard上的焦點 ... 的評價
- 關於chuyenduhoc 在 meaningful english song的推薦,PINTEREST和網路上有這些 ... 的評價
- 關於chuyenduhoc 在 Thao Vu - Thao Vu's Instagram, Twitter & Facebook - IDCrawl 的評價
chuyenduhoc 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
NHỮNG CÔNG DÂN HẠNG HAI
--Chuyện của những người Việt Nam học tập, và xây dựng sự nghiệp ở nước ngoài. Cả nhà nghĩ sao về chủ đề này?
Dường như trong tâm tưởng một số người phương Tây, người gốc Á chỉ là những công dân hạng hai.
Cách đây hơn 10 năm, trong lần phỏng vấn cho chức danh học giả cao cấp thuộc Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Australia, một trong 8 thành viên của hội đồng hỏi tôi: "anh là tác giả đầu của nhiều bài báo khoa học, vậy anh có thật sự là lãnh đạo của nhóm nghiên cứu đó?".
Tất cả hội đồng phỏng vấn đều là người da trắng. Lần đó, tôi bị rớt.
Lần sau, một hội đồng khác, và câu hỏi hơi khác: "anh có nhiều bài báo khoa học là tác giả cuối cùng, vậy anh có thật sự làm, hay người khác làm cho anh?'.
Dù lần này, tôi đậu phỏng vấn, trở thành người châu Á đầu tiên là thành viên cao cấp thuộc Hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Australia. Nhưng điều thú vị là sau này ngồi trong hội đồng phỏng vấn, tôi tuyệt nhiên không thấy những câu hỏi như trên được đặt ra với các đồng nghiệp người da trắng.
Thiên kiến vùng miền và chủng tộc ẩn náu dưới rất nhiều hình thức và thường biến chuyển theo cơ hội. Ví dụ như trong cuộc họp với nhiều đối tác, thái độ và cách dùng chữ của người bản địa Australia với người nhập cư gốc Á có biểu hiện kỳ thị khá tinh vi mà phải có kinh nghiệm ta mới nhận ra.
Nhận dạng kỳ thị và hành vi thiên kiến không dễ chút nào. Những định nghĩa chung chung về kỳ thị rất khó ứng dụng vì nó quá mơ hồ. Tuỳ vào kinh nghiệm, nhận thức và độ nhạy của từng cá nhân mà một hành vi có thể xem là kỳ thị vùng miền, quốc gia, chủng tộc hay không.
Chẳng hạn như một giáo sư Mỹ da trắng khen đồng nghiệp Việt Nam "bạn viết và nói tiếng Anh hay quá", đối với người nhạy cảm đó là một thái độ kỳ thị kín đáo - với hàm ý tôi nghĩ tiếng Anh của bạn đáng ra phải tệ hơn. Hay như trong các buổi họp và hội nghị quốc tế, khi ý kiến của một nhà khoa học gốc Á dường như bị ban chủ toạ lờ đi hay diễn giả miễn cưỡng trả lời, với nhiều người đó là hành vi kỳ thị.
Trong một thí nghiệm rất thú vị, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania giả e-mail và gửi đi cho 6.548 giáo sư tại 259 đại học Mỹ, "giả bộ" rằng ứng viên muốn xin vào học chương trình tiến sĩ. Lý lịch của ứng viên được soạn rất giống nhau, nhưng tên ứng viên thì được "dao động" từ họ người Âu, Mỹ như Steven Smith, người gốc Phi đến người Á châu như Chi-Chiu Wang.
Kết quả, ứng viên có họ Âu, Mỹ được mời phỏng vấn cao hơn người sắc tộc thiểu số, 87% so với 62%. Các trường đại học tư có tỷ lệ nam ứng viên họ Âu, Mỹ được mời phỏng vấn cao hơn 29% so với nữ ứng viên mang họ Hoa, Ấn Độ. Một số phân biệt đối xử như thế cũng tìm thấy ở Australia, khi ứng viên xin việc làm có họ Anh có cơ may được phỏng vấn cao hơn nhiều so với ứng viên mang họ người Á.
Kỳ thị chủng tộc chống người gốc Á ở Australia là một di sản của chính sách "Nước Australia của người da trắng". Nhiều thế hệ cư dân ở đây đã cố gắng làm cho đất nước này bình đẳng hơn với tất cả mọi người. Nhưng thực tế, nạn kỳ thị và thành kiến chủng tộc vẫn xảy ra từ thô bạo đến tinh vi hàng ngày, trong công việc, trường học, trên đường phố, dù đã có thế hệ thứ hai và thứ ba người Việt sinh ra và lớn lên ở đây.
Ngày nay, không ít người địa phương vẫn thiếu thiện cảm với người gốc Á, vì họ nghĩ rằng những "cư dân kiểu mẫu" này lấy mất việc làm của họ. Trong một lần tiếp xúc cử tri, đảng trưởng đảng Lao Động, ông Michael Daley nói một cách hằn học: "con em của chúng ta sẽ chạy trốn, và thay thế họ là ai? là những người trẻ, tiêu biểu là gốc Á châu, với bằng tiến sĩ".
Số người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ chỉ chiếm 1,8 % toàn Australia. Nhưng trong cộng đồng người Á đã có đến 10% người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ, cao gấp 5 lần tỷ trọng trung bình dân số. Nhưng ông Daley đã "quên" rằng rất ít sinh viên bản địa chịu theo học tiến sĩ, trong khi số người từ các quốc gia châu Á xin học tiến sĩ nhiều đến độ Australia không có đủ người hướng dẫn.
Hiển nhiên là chúng ta, với tư cách con người, đều mong muốn chính phủ mọi quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, có hành động nhân văn và thiết thực chấm dứt cảnh bạo hành tinh thần và thể chất vô lý với người gốc Á.
Nhưng nhìn lại trải nghiệm cá nhân của chính mình, một người Việt nhập cư vào Australia, tôi nghĩ những người gốc Việt ở các nước Âu, Mỹ cũng cần tự thay đổi để hòa nhập và định vị giá trị bản thân.
Người Việt thiếu cái mà tôi tạm gọi là vốn văn hoá xã hội - yếu tố đóng vai trò quan trọng trong xã hội phương Tây. Chính vì thiếu vốn xã hội, nên nhiều người gốc Á châu bị đối xử như là công dân hạng hai. Có người tâm tư rằng họ cảm thấy mình như con cá rời nước, không thể hoà nhập vào bên trong các "bộ lạc" bản xứ. Tôi thường hay nói với sinh viên gốc Việt rằng họ phải học và làm việc gấp hai người địa phương để được đối xử như người địa phương.
Người Việt chúng ta cũng như nhiều sắc dân Á châu khác có xu hướng khiêm tốn, đôi khi nhút nhát. Xu hướng này thể hiện qua sự im lặng hay ít có ý kiến trong các cuộc họp. Khi tôi hỏi các em nghiên cứu sinh tại sao không phát biểu trong các buổi họp, họ thường trả lời rằng không có gì để nói thêm, hay những gì họ muốn nói thì người khác đã nói. Sự thiếu chủ động đó là một thiệt thòi cho chính họ, vì đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng không có khả năng lãnh đạo tri thức. Thay vì chờ người khác nói chuyện với mình, nên chủ động kết giao với họ.
Chúng ta nói chung còn bị thiệt thòi lớn về tiếng Anh, ngay cả người thạo tiếng Anh, khả năng giao tiếp cũng hạn chế. "Giao tiếp" ở đây không chỉ đơn giản là khả năng nói lưu loát mà còn là khả năng thuyết phục đồng nghiệp bằng lý lẽ, phong cách cá nhân.
Trình bày ý kiến được xem là kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo và người có năng lực. Nhưng thực tế, nhiều người gốc Á tuy có chuyên môn rất tuyệt song trong công việc lại không trình bày thuyết phục, lý lẽ thiếu khúc chiết làm người nghe không phục hoặc không đánh giá cao.
Ông bà ta có câu "nhập gia tuỳ tục, đáo giang tuỳ khúc". Để tồn tại và phát huy trong môi trường ngoài Việt Nam, người Việt hôm nay phải vun bồi vốn văn hoá xã hội địa phương, hoà nhập môi trường mới đồng thời nhận biết và xử trí những kỳ thị ngấm ngầm.
Công dân hạng một hay hạng hai, đôi khi là do chính ta quyết định.
(C): Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales
☘️✈️Các bạn muốn xin học bổng các học bổng trong và ngoài nước khác, đủ bậc nữa, đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, Review hồ sơ luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa, giúp các bạn tìm ra điểm mạnh, câu chuyện của bản thân các bạn nhé.
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page, page sẽ review free CV cho cả nhà.
Lịch học của lớp 2 tháng gần nhất: http://tiny.cc/HannahEdClass
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Link nhận thông tin về các chương trình Scholarship Support HannahEd: http://tiny.cc/HannahEdRegister
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
#HannahEd #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdSharing #chuyenduhoc
chuyenduhoc 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
Bữa ăn sanh chảnh của Du học sinh. Có rau muống ăn, xào tỏi là siêu xịn ý. Đợt này sắp Tết nhiều đồ ăn, chị còn toàn vào xem vlog ăn uống ở Việt Nam. Các bạn DHS thèm nhất món gì còn các bạn đang ở Việt Nam cho chị xin địa chỉ quán/món ngon nhất chỗ mọi người đi ❤️
#chuyenduhoc #HannahEd
Ảnh: Fb Duy Anh
chuyenduhoc 在 Boon Trang Youtube 的最佳貼文
#duhocnhat#chuyenduhoc#boontrang
Từ giờ mình không còn là du học sinh Nhật nữa rồi các bạn =)))
Mình đã tốt nghiệp và hôm nay sẽ tâm sự với các bạn 1 chút về chuyện du học của mình nhé
HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH CỦA MÌNH nhé vì mình sẽ ra clip đều hàng tuần ^^
Liên kết với mình trên insta và facebook nha
Insta là nơi mình chia sẻ về cuộc sống tại Nhật , chuyện làm đẹp và rất nhiều thứ nữa
Insta :https://www.instagram.com/boontrang/?...
Facebook :https://www.facebook.com/boon.trang.1
chuyenduhoc 在 Ngoc Anh Youtube 的最讚貼文
Hello ~
Video lần này sẽ là quá trình từ lúc xuống sân bay Fiumicino (Rome, Italy) tới lúc mình làm xong các thủ tục cần thiết ở Ý.
Mình dành vài ngày đầu ở Rome chơi và tìm nhà ở Pavia, sau đó mình tới Pavia đi học và làm các thủ tục cần thiết ở Ý như làm Fiscal code, Permesso, Enrolment, ...) Nếu bạn nào có dự định du học Ý có thể liên hệ để biết thêm các thông tin chi tiết hơn ^^
Chúc mọi người 1 ngày thật vui ~
_____________________________
Song used:
Sabrina Claudio - Belong To You (ft. 6lack) [Remix]
https://www.youtube.com/watch?v=NoUf2FNst_o
________________________
FIND ME HERE
???
✰ Instagram: https://www.instagram.com/ngocanh1903/
✰ Facebook: https://www.facebook.com/ngoceng1903
chuyenduhoc 在 Ngoc Anh Youtube 的最讚貼文
Vậy là mình đã chính thức có một cuộc sống mới ở một đất nước mới.
Đây là Video mình ghi lại quá trình trước và sau khi nhận được VISA. Vì nhận được VISA gấp nên mọi việc mình làm cũng nhanh vội hơn bình thường ^^
Nếu còn nhớ Hạnh trong 1 số video trước của mình thì mọi người hãy theo dõi và đặt mua bánh từ Cee.Bakery do chính Hạnh làm nhé ^^
ins: https://www.instagram.com/cee.bakery/
fb: https://www.facebook.com/cee.bakery.19/
Xem Video chia tay mình ở sân bay từ bạn mình Thủy Phạm
https://www.youtube.com/watch?v=nL90BZRK9Dg&t=13s
________________________________
Song used:
Taeyeon (태연) - A Poem Called You (그대라는 시)[OST Hotel Del Luna] Cover By Angel by angela_kustiara2
https://soundcloud.com/angela_kustiara2/taeyeon-all-about-you-a-poem-called-you-ost-hotel-del-luna-cover-by-angel
________________________
FIND ME HERE
???
✰ Instagram: https://www.instagram.com/ngocanh1903/
✰ Facebook: https://www.facebook.com/ngoceng1903
chuyenduhoc 在 #chuyenduhoc - Explore | Facebook 的推薦與評價
explore # chuyenduhoc at Facebook ... # Chuyenduhoc. 1.5 ہزار. 45 کمنٹس. 26 شیئر. لائک کریں. کمنٹ کریں. شیئر کریں. Nguyễn Hải Triều ÂmĐại Học Đừng Học Đại. ... <看更多>
chuyenduhoc 在 Free email server2022-精選在臉書/Facebook/Dcard上的焦點 ... 的推薦與評價
<3 Like page, tag & share bạn bè nha <3 #HannahEd #sanhocbongg #duhoc #scholarshipforVietnamesestudents #chuyenduhoc. ... <看更多>
chuyenduhoc 在 #chuyenduhoc - YouTube 的推薦與評價
Chuyện du học Podcast | Số 1: Vũ Huy Cường - "GIẤC MƠ MỸ" dưới thời COVID và TOÀN CẢNH về du học Mỹ · Everest Education. Everest Education. ... <看更多>