Tại sao chúng ta cần học phát âm đúng ngay từ đầu (Learn the correct pronunciation right away)?
Đến bây giờ mình biết rằng có nhiều từ mình phát âm sai nhưng mà vẫn rất là khó để sửa, chẳng hiểu tại sao luôn 😩
Và một số cách để nâng cao kỹ năng phát âm của chúng mình
⏺ Tra từ điển online: Cambridge, Longman, Oxford,...
⏺ Sử dụng Google Dictionary phần "Learn to pronounce"
⏺ Lên YouTube và tra: "Từ" + Pronunciation
⏺ Nghe kỹ và đọc theo
⏺ ...
Nếu gặp từ nào mới thì hãy cố gắng học cách phát âm chuẩn ngay từ đầu nha mọi người <3
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「dictionary longman」的推薦目錄:
- 關於dictionary longman 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於dictionary longman 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於dictionary longman 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的最佳解答
- 關於dictionary longman 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
- 關於dictionary longman 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
- 關於dictionary longman 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於dictionary longman 在 Longman Dictionary of Contemporary English - YouTube 的評價
- 關於dictionary longman 在 Print of Machinery for making cutlery, 18th century in 2021 的評價
dictionary longman 在 Facebook 的最讚貼文
6 bí kíp LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH cho người mới bắt đầu
Câu hỏi này mình nhận được nhiều lắm luôn. Trong post này, mình sẽ cố gắng đúc rút và tổng hợp những cách chi tiết, mong các bạn thấy có ích phần nào nha. Let's get started.
🛑 1, Học và sử dụng IPA
IPA là gì? IPA (viết tắt của International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt. Với Tiếng Anh, ngôn ngữ này có 26 chữ mà có tận 44 âm khác nhau. Ví dụ như cùng một chữ “c", mà sao “cook" và “nice" lại có cách đọc khác nhau? Ui chà, quá ư là mệt. Vì thế, khi học và nắm vững IPA, chúng mình sẽ biết cách phát âm từ chuẩn xác.
Lúc đầu, nhiều bạn có thể thấy khá rối và khó nhớ. Bí kíp của mình là bên cạnh học, thì phải tra từ điển thật nhiều, nhìn IPA bên cạnh nhiều riết rồi quen à. Các bạn có thể dành 1-3 buổi để xem/đọc những tài liệu về IPA sau, mình thấy khá hấp dẫn, dễ hiểu này:
-- Video Youtube:
+ mmmEnglish: https://www.youtube.com/watch?v=n4NVPg2kHv4
+ Crown Academy of English: https://www.youtube.com/watch?v=o8KppNXfx2k
https://www.youtube.com/watch?v=JwTDPu2TE6k (cái này thì chỉ đọc tất cả âm và kèm theo 1 ví dụ đi kèm cho mỗi âm, bạn có thể xem cái này để hình dung nha)
Bài viết “Quy tắc và cách phát âm chuẩn không tì vết": https://vn.elsaspeak.com/phat-am-tieng-anh-chuan-nhu-ban-xu/
Bài viết “Phonetic Alphabet - Examples of sounds", có đưa ra một số âm hay dùng trong giao tiếp hàng ngày, kèm ví dụ nha:
https://www.londonschool.com/blog/phonetic-alphabet/#:~:text=The%20International%20Phonetic%20Alphabet%20
Trang này rất hay này “Sound of English by Sharon Widmeyer and Holly Gray": https://www.soundsofenglish.org/headhate
🛑 2. Tra từ điển
Đi kèm với học IPA, thì mình cũng nên tra từ điển thường xuyên để quen dần và học nhanh hơn nha. Mình ngày trước thì không học IPA mấy vì thấy hơi khó hiểu. Nên năm cấp 1, cấp 2, mình chỉ tra từ điển giấy và hỏi thầy cô. Năm cấp 3, mới dùng ipad, máy tính nhiều thì mới nghe được cách phát âm từ các từ điển online, các video nước ngoài chuẩn chính. Thành ra, đến bây giờ, mình phát âm nhiều từ vẫn sai tùm lum, các bạn rút kinh nghiệm từ mình nha: Học IPA, chăm tra từ điển online để nghe họ phát âm, siêng nghe/xem video nước ngoài.
- Các từ điển mình hay sử dụng:
+ Merriam - Webster Dictionary: America's most trusted online dictionary for English word definitions, meanings, and pronunciation.
Website | iOS | Android
+ Longman English Dictionary - the leading dictionary for learners of English of all levels: definitions, idioms, examples and more.
Website | iOS | Android
+ Google Translate: tìm “How to pronounce {insert từ} “ thì sẽ có cả phần minh hoạ miệng lúc nói từ đó bên cạnh audio phát âm nữa. Mình cũng hay dùng GG translate để học nói cả đoạn văn dài. (Bạn có thể dùng gương để xem miệng và lưỡi mình đã có vẻ “đúng" khi nói theo họ chưa nhá)
Còn nhiều từ điển lắm, các bạn dùng cái nào hay thì comment thêm để học lẫn nhau hén.
🛑 3. Phân bổ ra nhiều âm tiết
Ví dụ: từ “analysis"
Bạn vào trang: https://www.howmanysyllables.com/words/analysis, thì sẽ cho ra kết quả như thế này:
How many syllables in analysis? 4 syllables
Divide analysis into syllables: a-nal-y-sis
Stressed syllable in analysis: a-nal-y-sis
How to pronounce analysis: uh-nal-uh-sis
How to say analysis: audio
Đỉnh của chóp hem. Nhìn cũng dễ hiểu ha 🥰
🛑 4. Nhớ nhấn trọng âm
Về nguyên tắc trọng âm, thì mình thú thật là mình hông nhớ. Mình nghe và nói nhiều, riết thành quen á, rồi sẽ có lúc đọc một từ thấy sai sai, thì tra từ điển liền hoặc hỏi các anh chị bản ngữ sửa giùm. Luyện tập nói nhiều sẽ tạo cho mình một phản xạ rất tốt như vậy.
Mới đây, mình đi dẫn một chương trình, và mình nói từ “cartoon character". Ôi lúc nói xong đã thấy sai sai rồi, mà không có cơ hội quay lại lần nữa mà sửa. Mình nói “chaRACter" - trọng âm thứ 2, thay vì “CHAracter" - trọng âm 1 mới đúng. Những người bản xứ và sử dụng Tiếng Anh vẫn hiểu mình nói gì, tuy nhiên đó là nhờ việc mình nói sai trọng âm một từ, chứ nhiều từ sai trọng âm trong câu thì nghe thành ngôn ngữ khác mất. Các bạn lưu ý điều này nha.
🛑 5. Thu âm lại
Nghe và thu âm lại là một cách học nhiều người khuyên rùi. Với những bạn mới bắt đầu, thì việc học phát âm đúng từ đầu quan trọng hơn cả, tránh để sai về lâu về dài, khi sửa lại sẽ khó hơn.
Thế nên, mình nghĩ tốt hơn cả, vẫn nên có một người bạn/thầy/,... hỗ trợ sửa giúp mình khi nghe bản thu âm hoặc khi luyện tập nói chuyện cùng nhau. Nếu chưa tìm được, thì các bạn có thể chịu khó:
- Tra Google Translate cả đoạn bạn vừa nói để nghe chị Google đọc mẫu.
- Tra từ điển online từng từ mà bạn còn cảm thấy băn khoăn
- Dùng Elsa Speak để check phát âm của mình được bao nhiêu phần trăm
- Nghe các bài nói, phim ảnh,.... trên YouTube với cài đặt tốc độ chậm hơn để nói theo. Lúc nghe, bạn sẽ nhận ra vài câu mình từng nói có lỗi như thế nào đó.
- Thu âm lại từng quá trình cải thiện để xem sự tiến bộ và viết ra sổ những lỗi mình từng mắc.
Mình nói chịu khó là chịu khó thiệt á, vì mấy việc này cần thời gian, nỗ lực tỉ mỉ lắm, nhưng kết quả sẽ rất okla nên cố lên nhá.
🛑 6. Hiểu được sự kỳ cục
Ngày nhỏ, mình học ngoại ngữ, mình hay so sánh “ơ sao âm này giống âm trong tiếng Việt nhỉ, ơ sao trong tiếng Việt không có âm này ha?” Nhưng việc này càng khiến mình kém phát âm hơn. Thế nên, mình cứ mạnh dạn phát âm, dù trong suy nghĩ của mình cách phát âm hơi kỳ cục, nhưng như vậy mình mới luyện tập đúng từ đầu được. Nếu bạn thực sự gặp khó khăn với một âm nào đó cụ thể, hãy viết nó ra cùng với các âm vị tương tự nhưng phát âm khác, đọc đi đọc lại chúng nhiều lần. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra sắc thái và nắm vững những khác biệt nhỏ đó nhaaaa.
“Pronunciation is about so much more than accents.” Cố lên các bạn nhá. Hy vong bài viết giúp ích được phần nào đó các bạn nhớ 😍❤️
dictionary longman 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的最佳解答
🎯 CÁCH HỌC READING HIỆU QUẢ HƠN 🎯
I. PHÂN BỔ THỜI GIAN LÀM BÀI HỢP LÝ
Bài thi Reading bao gồm 3 đoạn văn, 40 câu hỏi và diễn ra trong vòng 60 phút, trung bình với mỗi bài đọc ta cần 20 phút để trả lời các câu hỏi.
Tuy nhiên, thời gian làm bài chỉ nên rơi vào 15-18 phút, và vì độ khó tăng dần, nên các bạn không nên bỏ quá nhiều thời gian Passage 1, mà hãy tập trung vào Passage 2 & 3 nhiều hơn.
Các bạn nên dành ra 5-7 phút cuối giờ để rà soát lại toàn bộ câu trả lời cũng như để điền nốt câu trả lời còn thiếu.
✪ *Lưu ý*
1. Không nên để trống câu trả lời cho dù bạn có không chắc chắn, hãy dựa vào tư duy của mình để đoán và điền hết nhé!
2. Nếu trong vòng 2 phút mà bạn không xử lý được câu trả lời, lập tức chuyển sang câu tiếp theo để tránh làm mất thời gian. Sau khi đã hoàn thành hết các câu, hãy quay lại những câu còn thiếu sau.
3. Các câu trả lời đều được sắp xếp theo thứ tự thông tin đưa trong bài đọc, để ý điều này để tránh làm mất thời gian nhé!
II. HIỂU NGỮ CẢNH CỦA BÀI ĐỌC
Các bạn cần nắm được nội dung tổng quan của bài đọc thông qua Headings (vị trí 1 trong hình) và Subheadings (vị trí 2 trong hình). Bằng cách này các bạn sẽ xác định được ngay chủ đề chính trong bài là gì, từ đó giúp các bạn định hình được lượng từ vựng liên quan đến chủ đề đó, như vậy các bạn sẽ hiểu được ngữ cảnh cũng như rút ngắn được thời gian làm bài.
Tham khảo chi tiết bài làm Reading ngay tại link này với chia sẻ đầy đủ 10 dạng bài nhé: https://bit.ly/2WlX6tY
III. SKIMMING VÀ SCANNING
Skimming và Scanning là hai kỹ năng cần thiết trong bài thi IELTS Reading. Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về hai kỹ năng này nhé
✪ SKIMMING
Đọc lướt văn bản để nắm được ý chính.
➲ Các bạn nên dành ra từ 2-3 phút trước khi đọc câu hỏi để skim và nắm được ý chính của bài. Điều này cũng giúp các bạn xác định được các vùng thông tin, đến khi trả lời câu hỏi không bị mất nhiều thời gian để tra cứu lại.
➲ Nên sử dụng kỹ thuật này khi trả lời những câu hỏi chung chung (generic idea) như matching headings/statements hoặc những câu hỏi ý khái quá của bài văn hay đoạn văn.
✪ SCANNING
Đọc quét để tìm một thông tin cụ thể nào đó
➲ Nên sử dụng kỹ thuật này khi câu hỏi có nhắc đến một thông tin cụ thể như tên riêng, ngày tháng năm, tên tổ chức, các từ viết tắt,....Kỹ thuật này giúp bạn nhanh chóng phát hiện được ra thông tin cần tìm
✪ *Lưu ý*
Với những bạn ở level thấp, các bạn không nên vội vàng áp dụng kỹ thuật Skim và Scan luôn, vì hay kỹ thuật này phù hợp với những bạn ở level trung, đã có vốn từ vựng chắc chắn. Những bạn level thấp khi đó vốn từ chưa đủ nhiều, lúc Skim sẽ rất khó để nắm được ý chính, và khi Scan thì rất có khả năng bị miss mất thông tin. Các bạn nên áp dụng kỹ năng “Finding & Understanding”
Finding: Xác định từ khoá trong câu hỏi, từ đó tìm từ khoá ở trong bài đọc
Understanding: Đọc kỹ những câu chứa từ khoá và những câu xung quanh để nắm được ý và tìm được câu trả lời.
Nói một cách đơn giản, thì “Finding & Understanding” là phương pháp đọc hiểu truyền thống, giúp các bạn từ từ làm quen với vốn từ và xây dựng kỹ năng đọc hiểu cơ bản. Reading là kỹ năng cần thời gian, các bạn không nên quá nóng vội mà hãy kiên nhẫn luyện tập thường xuyên nhé!
IV. LƯU Ý LÀM BÀI
✪ HÃY CHÚ Ý TỚI TỪ KHOÁ
Keyword - Từ khoá là những từ chứa thông tin chính của 1 câu văn, 1 đoạn văn hay 1 bài văn. Xác định được từ khoá chính là cách nhanh nhất để các bạn nắm được nội dung của một văn bản nào đó. Từ khoá thường là một danh từ, động từ ở trong câu.
Trong IELTS READING, để trả lời câu hỏi, các bạn phải xác định được từ khoá ở câu hỏi là gì từ đó dò bài đọc để tìm thấy từ khoá tương ứng trong bài. Tuy nhiên, bạn sẽ rất ít khi tìm được từ khoá ở câu hỏi trong bài đọc vì chúng đã bị paraphrase - tức là bị viết theo một cách khác mang nghĩa tương đương. Họ có thể dùng từ đồng nghĩa, dùng các cấu trúc tương đương để khiến bạn khó nhận ra từ khoá.
Đây cũng là cách bài thi kiểm tra vốn từ của bạn, nếu vốn từ đủ nhiều, bạn sẽ dễ dàng phát hiện được từ khoá, nếu không, sẽ rất khó có thể tìm thấy câu trả lời.
Mấu chốt để nâng band điểm cao trong Reading là bạn phải chịu khó trau dồi vốn từ của mình. Các bạn hãy:
Gạch chân những keyword là từ mới xuất hiện trong bài
Dùng từ điển để tra nghĩa. Các bạn nên dùng cả từ điển Anh - Việt và Anh - Anh để nắm được nghĩa cũng như cách sử dụng từ chính xác
Một số loại từ điển có thể dùng: Vdict, Tflat, Oxford Learner’s, Cambridge, Macmillan Dictionary, Longman Dictionary, etc.
✪ *Lưu ý*
Các bài đọc sẽ lặp lại chủ đề, nếu không tra từ thì khi gặp những từ này ở bài khác, các bạn sẽ vẫn không hiểu, và band điểm sẽ vẫn . Khi nắm được từ vựng thì tốc độ làm bài nhanh hơn bởi vì đã quen với các từ đó.
Bên cạnh đó, hãy chú ý thêm:
- Find Headings, Sub-headings
- Paraphrase Skills
- Đọc câu hỏi trước sau đó đọc passage để tìm câu trả lời.
- Ưu tiên làm passage có Summary Completion trước
✪ Lưu ý:
- No more than 1 word (chỉ 1 từ), No more than two words (có thể 1 hoặc 2 từ) from the text…
“One word”
số (5, 72, 192…) được tính là 1 từ
out-of-date được tính là 1 từ
“From the text” tức là phải lấy từ text ra, ko được paraphrase hay thay đổi form từ.
Với mỗi bài đọc nên lập một bảng từ vựng, xác định từ đã bị paraphrase như thế nào.
- Kỹ thuật paraphrase đơn giản:
Example: Most men drive cars to work.
= The majority of males use automobiles to get to their jobs.
most – majority
drive – use
cars – automobiles
work – job
Lưu ý khi làm Summary Completion:
- Thứ tự answers = thứ tự questions
- Check form từ (adv, adj, verb, etc.), số it/nhiều…
- Where before what (find where the answer is located in the text before you try to answer the question)
- “Matching information” và “Matching headings” làm cuối cùng vì khi đó chúng ta đã quen với bài đọc.
- Đối với dạng T/F/NG và Y/N/NG, bạn hãy nhớ rằng nếu đúng hoàn toàn thì chọn True, câu có ý nghĩa “đối lập hoàn toàn” thì là False; còn “đối lập 1 nửa” hoặc “không biết đúng/sai, thiếu thông tin” thì chọn “Not Given”.
V. TẠO THÓI QUEN ĐỌC TIẾNG ANH
Muốn nâng band thì phải đọc nhiều, đọc rất nhiều. Đầu tiên, chúng ta có thể đọc theo cách “thích gì đọc đó”, không cần hiểu 100% những gì mình đọc (bằng tiếng Anh nhé). Nhưng một điều ngược đời ở đây là: đọc enjoy, không cần hiểu; nhưng đọc không hiểu, làm sao enjoy?
Một số cách có thể giải quyết vấn đề này:
1. Đọc lần 1 theo hướng enjoy, yêu thích. Đọc lại lần 2 kỹ hơn, gạch chân keyword, highlight, tra nghĩa của từ mới.
2. Tham khảo máy đọc sách, có thể vừa đọc vừa trực tiếp tra từ. Với khối lượng từ vựng lớn và nhiều, đồng thời để không ảnh hưởng đến flow và nội dung quyển sách, chúng ta nên tra từ vựng Anh – Việt. Tất nhiên sẽ tốt hơn nếu tra Anh – Anh nếu bạn có thời gian và thích hợp với phong cách đọc của riêng mình.
3. Trong quá trình đọc, những từ vựng nào đã tra rồi, nếu gặp lại mà không nhớ nghĩa, bạn có thể tra lại. Càng gặp từ đó nhiều lần chứng minh đó là từ quan trọng, thông dụng, cần ghi nhớ. Những từ vựng xuất hiện ít lần hơn là những từ chuyên môn, không thông dụng, không cần thiết phải nhớ.
VI. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG
- Từ điển Tflat và Oxford (App điện thoại) có chức năng nhắc từ, bạn có thể cài đặt chức năng remind, ghi nhớ và giờ giấc, điện thoại sẽ ghi nhớ và báo thông báo từ vựng cho bạn để lúc nào cũng học từ vựng được mọi lúc mọi nơi.
- Học bằng giấy note, ghi từ vựng ra note rồi dán lên trang sách, trên màn hình laptop, tủ lạnh, gương, sổ tay, sau case điện thoại… những đồ hay nhìn nhất trong nhà, để chúng ta tiếp xúc với từ vựng mỗi khi có thể.
- Ghi nhớ từ vựng qua hình ảnh (Google hình ảnh) và âm nhạc (bài hát, xem phim, video ngắn,…) cũng là một cách hiệu quả vừa giải trí vừa học từ vựng.
- Chơi các minigame để học cách ghi nhớ và áp dụng từ (British Council: https://learnenglish.britishcouncil.org/; Vocabulary.com)
Xem thêm về phương pháp học từ vựng hiệu quả: https://bit.ly/3b6ITpP
VII. NGUỒN LUYỆN ĐỌC
Bạn có thể đọc tại một số nguồn sau (có nội dung bổ sung cho bài thi Reading thực tế):
-https://e.vnexpress.net/ - Báo VnExpress tiếng Anh
- https://edition.cnn.com/ - Báo CNN
- https://scitechdaily.com/ - Sci-tech Daily
- http://mini-ielts.com/reading - Mini-Test IELTS Reading
- https://www.ieltsbuddy.com/ - IELTS Buddy
- https://www.examenglish.com/ - Exam English
Chúc các bạn học tốt và sớm chinh phục Reading điểm cao nha!
P/s:
Tối nay, chúng ta có hẹn 20h00 với Ms Mia 8.5 IELTS livestream chia sẻ cách học Reading tốt hơn, ai có câu hỏi gì chuẩn bị để tối trao đổi với Ms Mia nhé!
dictionary longman 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
dictionary longman 在 大象中醫 Youtube 的最佳解答
dictionary longman 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
dictionary longman 在 Print of Machinery for making cutlery, 18th century in 2021 的推薦與評價
... by John Farey from Abraham Rees Cyclopedia or Universal Dictionary of Arts, Sciences and Literature, Longman, Hurst, Rees, Orme and Brown, London, 1811. ... <看更多>
dictionary longman 在 Longman Dictionary of Contemporary English - YouTube 的推薦與評價
You can support us by purchasing something through our Amazon-Url, thanks :) Longman Dictionary of ... ... <看更多>