BAN NHẠC BLUEMATO GÂY QUỸ CHO DỰ ÁN MV ‘CHUYẾN TÀU XANH’
Bluemato là dự án âm nhạc của Cao Ngọc Cú (Cao Ngọc Hoàng Nhất) và Đình Đình (Đinh Việt Tùng) là 2 người bạn học cùng từ cấp 3, được phát triển và định hình từ năm 2013.
Đình Đình và Cú vốn là bạn cấp 3, họ có ý định lập band từ năm 17 18 tuổi nhưng có nhiều lý do về tài chính, Đình Đình không mua được trống để tập nên không đi cùng với Cú quãng thời gian đầu. Trong giai đoạn đó, Đình Đình vẫn nuôi dưỡng đam mê bằng cách học qua đĩa lậu anh có và tập bằng đũa ăn cơm cùng ghế chơi game hỏng.
Vào một ngày quay cho một dự án quảng cáo zippo, Đình Đình đến thế chỗ diễn viên đánh trống do tay trống ban nhạc cũ của Cú không đi được. Trong dự án quay quảng cáo đó, anh thể hiện khả năng đánh trống của mình và bén duyên từ đấy. Anh bắt đầu chơi nhạc ở band nhạc Flash bang cùng Cú cho đến năm 2012, Cú muốn hướng đến việc nghiêm túc với âm nhạc hơn nhưng mọi người không tán thành và tan rã.
Khoảng thời gian không lâu sau, vào đầu năm 2013, Bluemato bắt đầu hình thành và cũng là lúc cả Đình Đình và Cú bắt đầu một hành trình theo đuổi âm nhạc đầy nghiêm túc và đáng nhớ.
Tên của ban nhạc được đặt ra vào một ngày đẹp trời Đình Đình và Ngọc Cú đi du lịch biển. Cả hai nghỉ chân ở khu tập thể nhà cũ thơ bé của Cú, sau thời gian tan rã band trước, cả hai đều muốn đi tiếp con đường âm nhạc. Ý tưởng ban đầu là một loại cây và màu sắc hai người cùng thích - đầu tiên họ chọn Bluegrape nhưng khi đi lên sân thượng khu tập thể cũ ấy, thấy cây cà chua bi mới đơm quả xanh, họ đổi thành Bluemato. Blue - màu của trời xanh, nguồn cảm hứng vô tận, màu của nỗi buồn và niềm vui cùng một tương lai với chân trời mới. Với hy vọng mang đến cho mọi người một thứ dễ chạm vào và nhận ra nhưng là thứ khó có thể nói thành lời, là tâm hồn và cảm xúc bất tận trong âm nhạc. Tên gọi này thể hiện mong muốn sự chân thành trong âm nhạc của band.
Vào năm 2013-2014, Bluemato theo đuổi dòng nhạc Shoegaze/Pop Rock, là một dòng nhạc ít band theo đuổi tại Việt Nam thời bấy giờ. Bluemato được có cơ hội ra mắt với công chúng lần đầu tiên khi tham gia Indie Go I - Một dự án để promote những band nhạc trẻ đang theo đuổi những thử nghiệm mới về rock của anh Hùng Mox (Trưởng nhóm Mimetals) cùng với sự góp mặt của Mimetals và Ngọt.
Vào khoảng cuối 2014 trong một giấc ngủ trưa Cú có mơ thấy nửa đầu của bài hát chuyến tàu xanh, nhưng anh chưa viết ra hết. Khoảng đầu năm 2015 anh bắt đầu viết và hoàn thiện bài hát này theo câu chuyện trải nghiệm tình yêu của bản thân.
Vào năm 2016, Bluemato bắt tay vào sản xuất EP đầu tay của band nhạc mang tên [Chuyến Tàu Xanh] và tổ chức sự kiện ra mắt tại Hanoi Rock City. Sau đó, ban nhạc tạm dừng 2 năm. Đến năm 2018, mọi người quay lại với đội hình mới cũng như chất liệu âm nhạc thay đổi rõ rệt. Cú thì nghĩ đơn giản thôi, vì anh chẳng biết làm gì tốt hơn ngoài chuyện chơi nhạc. Đình Đình thì không chịu được cuộc sống công việc mà không có nhạc xả stress.
Cho đến bây giờ, ban nhạc có thêm cây guitar Đờ Tùng (Hà Đăng Tùng), Keyboardist Mỳ Bò (Nguyễn Nhật Minh) và cây bass Tin Sunny (Nguyễn Thọ Tin). Đờ Tùng là một bậc thầy ma thuật không thể thiếu, gần như mọi thứ liên quan đến kỹ thuật âm thanh hay sound tiếng electric là do anh đảm nhiệm hết. Những gì anh làm không thể gọi là “bổ trợ” thôi được, vì anh quả là móng vuốt của ban nhạc. Tin là người vào muộn nhất nhưng lại là người đã chơi với những thành viên cũ của band từ rất lâu rồi. Người ta hay nói bass là âm trầm, là người support cho ban nhạc, nhưng thật ra không phải vậy, bass chính là xương sống tuyệt đẹp trong mọi sản phẩm, anh không chỉ hỗ trợ rất nhiều cho band mà còn là một nghệ sỹ biểu diễn rất tỏa sáng và làm nổi bật những câu solo khó trong âm nhạc của Bluemato với một nguồn năng lượng gần như vô hạn. Ngoài ra, không thể không nói đến Minh Mỳ Bò, tuy bắt đầu chính thức chơi cùng Bluemato vào 2018 nhưng Mỳ Bò đã giúp đỡ trên cương vị là support keyboard và trên tư cách là chủ một phòng thu - anh đã giúp đỡ ban nhạc thu âm một số tác phẩm như single “Tonight”. Minh gặp Cú từ rất lâu trước đó khi 2 người cùng chạm mặt nhau trong một cuộc thi festival cho các ban nhạc. Từ năm 2011 ấy, hai người bắt đầu trở thành bạn bè thân thiết, Minh phát triển sự nghiệp viết nhạc và phòng thu cho đến 2018 nhận lời chơi keyboard chính thức cùng Bluemato. Tuy là một người với tính cách thân thiện và dễ gần, Minh lại là một người rất khó đoán về âm nhạc, những nốt nhạc vẽ nên đầy nữ tính như một điệu múa, tâm tư âm nhạc khó lường như một cô gái đẹp, có thể nói Minh là gân cốt cho band nhạc trên cương vị là một người chơi Keyboard/Synthesizer.
Từ khi chính thức quay trở lại hoạt động, Bluemato đã ra mắt Single mang tên [Tonight] mang âm hưởng điện tử cùng B side [Ai Mang Cơn Mưa Đến] và tổ chức tour diễn đầu tiên của ban nhạc tại Hồ Chí Minh vào năm 2019. Năm 2020, Bluemato ra mắt Single [Cánh Giấy] nằm trong Ếch Ếch Compilation Album Vol.1 (là một dự án tổng hợp những bản thu âm do anh Alec Schachner khởi xướng của những ban nhạc và nghệ sỹ nổi bật trong music scene của Hà Nội như HUB, Hồ Trâm Anh, Project 420,...) và sau đó quyết định bắt tay vào thu âm Album đầu tay với tên gọi [Gió Thổi Mạnh]. [Gió Thổi Mạnh] cũng được thu âm tại Ếch Ếch Recording Studio với sự trợ giúp về kỹ thuật và công nghệ của anh Alec Schachner và anh Thắng Nháy (Guitar Plus, Orange Amplifier Vietnam), và đã hoàn tất quá trình thu âm vào tháng 7/2020. Tháng 11 năm 2020, ban nhạc tổ chức thành công show ra mắt album “Gió Thổi Mạnh" tại L'espace - Viện Pháp tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội với gần 200 khán giả. Show diễn được lên các trang báo như: báo Nhân Dân, báo Lao Động, Vietnamplus, báo Quốc Tế. Show diễn đánh dấu một cột mốc lớn trong sự nghiệp âm nhạc của band.
Lần này, Bluemato xin được kêu gọi sự trợ giúp của các bạn cho dự án MV 'Chuyến Tàu Xanh', cũng sẽ là MV đầu tiên của ban nhạc! Nếu thích bài hát này, hoặc thích Bluemato, xin hãy ủng hộ cho dự án! (Link ở phần bình luận)
同時也有95部Youtube影片,追蹤數超過46萬的網紅緑仙 / Ryushen,也在其Youtube影片中提到,「YouTube Music Weekend」に Rain Drops参加決定! 本放送では「にじさんじ ANNIVERSARY FESTIVAL 2021」Rain DropsステージでのLIVE映像をOA! 番組後半では3D生配信にてメンバーからのメッセージがあるので最後までお見逃しなく! 放...
「game music festival」的推薦目錄:
- 關於game music festival 在 Cổ Động Facebook 的最讚貼文
- 關於game music festival 在 Cổ Động Facebook 的最佳貼文
- 關於game music festival 在 Cổ Động Facebook 的最佳貼文
- 關於game music festival 在 緑仙 / Ryushen Youtube 的精選貼文
- 關於game music festival 在 translation Youtube 的精選貼文
- 關於game music festival 在 translation Youtube 的最佳貼文
- 關於game music festival 在 Game Music Festival - Facebook 的評價
- 關於game music festival 在 Game Music Festival - YouTube 的評價
- 關於game music festival 在 festival activation game | Event activities, Experiential ... 的評價
game music festival 在 Cổ Động Facebook 的最佳貼文
RAPITAL LÊN BA!!!!
Sau 3 năm thành lập, hiện tại đội hình chính của Rapital bao gồm 8 rappers và 3 producers. Sau nhiều sự kiện diễn ra và có sự bổ sung nhân sự về mảng hậu cần, truyền thông, tài chính, đội hình hiện tại của Rapital chính thức gồm có 18 người. Số lượng nghệ sĩ đông đảo cũng điểm mạnh của nhóm khi mỗi thành viên đều có khả năng sáng tác và đem đến cho âm nhạc của Rapital những sắc màu, phong cách riêng biệt. Trong quá trình hoạt động, Rapital đã làm rất tốt sứ mệnh lan tỏa năng lượng tích cực, truyền động lực và tình yêu đến các bạn trẻ có cùng niềm đam mê với âm nhạc.
Với vai trò như những người kết nối, Rapital đã góp phần đưa văn hoá đường phố, đặc biệt thông qua âm nhạc và phong cách đến gần hơn với công chúng. Nhóm đã và đang cùng nhau lan tỏa tinh thần: hòa bình (Peace), tình yêu (Love), đoàn kết (Unity), having fun (tận hưởng), tôn trọng lẫn nhau (Respect) và dùng nó để kết nối cộng đồng.
Đặc biệt, UầYYY Cypher ra mắt vào đúng sinh nhật 3 tuổi của Rapital không những chỉ là cột mốc đánh nhấu những kỷ niệm đáng nhớ mà còn như một lời tuyên bố, khẳng định về vị trí và sức lan toả của nhóm đối với Hip-Hop Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
CHƯƠNG I: V69 VÀ RAPITAL
Sau khi Jason (nghệ danh trước khi trở thành RPT JasonDilla) trở về từ Liên Bang Nga, anh đã quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình, đó là tập hợp những cá thể nổi trội và khác biệt thành một đội nhóm. Đội nhóm tiền thân của Rapital đã ra đời tại một quán cà phê mang tên Đạt Che, với địa chỉ 69 Nguyễn Khang, Hà Nội. Đây cũng là con số lý giải cho cái tên V69 nguyên bản. Tại Đạt Che, nhóm bạn tiên phong tổ chức giải freestyle battle mang tên V69 Jam, chính thức khai sinh V69 team.
Sau nhiều buổi giao lưu với những màn cypher máu lửa, Jason đã thu thập được thêm nhiều mảnh ghép khác. Song song với sự ra đời của một loạt sản phẩm mới tại “đại bản doanh” thứ 2 là OG Nation Coffee, V69 thường xuyên tổ chức sự kiện âm nhạc kèm những giải đấu freestyle battle. OG Night I đã được diễn ra rất thành công, quy tụ nhiều đấu thủ chất lượng tham dự. Dần dần từ những lần giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhóm đánh dấu sự chuyển mình và phát triển ngày một lớn hơn của tập thể này. V69 không còn là một nhóm bạn tụ họp lại với nhau để thỏa mãn niềm đam mê với Rap/Hip-Hop mà đang dần trở thành một tổ chức hoàn thiện.
Với những lý do đó, V69 chính thức đổi tên thành Rapital (Rap In Capital). Rapital đã đi lưu diễn khắp miền Bắc cùng Rec Vietnam Road Tour, mở ra một cuộc hành trình dài kỳ thú cho nhóm Rap Thủ Đô. Show diễn đầu tiên trong chuỗi sự kiện này đánh dấu ngày thành lập của Rapital là 6/6/2018, diễn ra tại HUB Cafe.
Từ đó, không một bữa tiệc Hip-Hop nào ở thủ đô vắng mặt Rapital. Bằng sự nhiệt huyết và nguồn năng lượng sục sôi của tuổi trẻ, Rapital tích cực tham gia các hoạt động trong cộng đồng Hip-Hop nói chung cũng như Rap nói riêng. Có thể kể đến những sự kiện gây tiếng vang tại Hà Nội mà nhóm đã từng tham gia như Nảy Số Championship, Sinh nhật Cổ Động High Tuổi, 16 RPT The Show. Trong một thời gian ngắn, Rapital đã gây được tiếng vang và kết nối với nhiều đội nhóm khác trên khắp cả nước như 16 NorthSide, 29 ICE Mode, Hustlang, DCOD.
CHƯƠNG II: RAPITALITY VÀ RAP VIỆT
Nhiều năm về trước, khán thính giả đã được chìm đắm trong không khí của Tử Tế Show, hay Thơm Music Festival; và trong 2 năm trở lại đây, Rapital dường như đã khát khao hơn bao giờ hết về một chuỗi sự kiện tương tự như vậy. Thế là Rapitality ra đời. Từ Rapitality tới Rapitality HIGH, Rapital không những đã kết nối anh em yêu Hip-Hop ở miền Bắc mà còn lan rộng tới những tỉnh thành lân cận như Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.
Tháng 8/2020, 5 thành viên của Rapital xuất hiện tại chương trình Rap Việt và King Of Rap mùa thứ nhất đã khiến khán giả vô cùng thích thú. Tuy RPT Spidey, RPT Orijinn và RPT T.C tạm dừng cuộc chơi sớm, nhưng họ cũng đã có cơ hội được chứng tỏ bản thân, rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu để tiếp tục bung sức với "rap game", không chỉ ở sân chơi truyền hình. RPT MCK và RPT GONZO dần dần tạo ấn tượng với khán thính giả bởi những khả năng và kỹ thuật vốn có cũng như sự linh hoạt của mình.
Điều quan trọng hơn hết là sau khi kết thúc cuộc thi, các thành viên của Rapital vẫn tiếp tục hoạt động vô cùng năng suất, mỗi thành viên trong nhóm đều có dự án cá nhân và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người nghe. Bên cạnh đó, Rapital ngoài hỗ trợ từng thành viên, nhóm đã hoàn thiện EP Rapitalove, mở đầu cho chuỗi EP được phát hành mỗi quý của mình.
Rapitality Underdog Concert diễn ra vào cuối năm 2020 như một kết quả và cũng là một minh chứng hiển nhiên. Bữa tiệc Hip-Hop tại thủ đô hôm ấy không những mang đến các màn trình diễn bùng nổ, mà còn cả những thông điệp đầy ý nghĩa. Với chủ đề Underdog, Rapital đã mang tới những giá trị tinh thần đối với những rappers cống hiến hết mình cho âm nhạc, cho đam mê của họ nhưng vẫn còn chưa được công nhận bởi công chúng. Thông điệp từ Rapiltality Underdog nhằm mong khán giả sẽ có cái nhìn khách quan và công tâm hơn đối với những rapper mới nổi, đang nỗ lực để chứng tỏ bản thân.
Chuỗi sự kiện Rapitality thực sự đã kết nối những tâm hồn đồng điệu lại với nhau - yêu âm nhạc, yêu Hip-Hop. Cộng đồng vì thế mà lại có dịp gặp gỡ và sống trong những giờ phút đắm chìm trong nhịp beat cùng âm hưởng đường phố.
CHƯƠNG II, CỦA TƯƠNG LAI
Khi được hỏi về hình dung về Rapital trong 3 năm nữa, các thành viên trả lời:
"3 năm nữa anh em tôi sẽ cầm súng bắn nhau với zombie." - RPT Orijinn
"Nếu như hiện tại Rapital bước sang tuổi thứ 3 và chập chững những bước đi đầu đời thì 3 năm sau Rapital đã 6 tuổi và tốt nghiệp mẫu giáo! Mình tin khi ấy các thành viên của nhóm đều đã trưởng thành hơn, hiểu rõ hơn về bản thân và con đường của mình nên bọn mình sẽ cứ cùng nhau chiến đấu vì những gì mình tin là đúng thôi. Một điều nữa mình tin chắc là các Rapitizen vẫn sẽ luôn ở đó để ủng hộ và đồng hành cùng bọn mình trên chặng đường âm nhạc. Với bọn mình đó chính là thứ quý giá nhất cần phải gìn giữ cho dù là 3,5 hay 10 năm nữa." - RPT GONZO
"Rapital sẽ mãi là Rapital, dù xung quanh có xoay chuyển ntn đi nữa trong 3 năm hay 30 năm thì âm thanh của Thủ Đô sẽ vẫn vang vọng trong cộng đồng Rapitizen ngày càng lớn mạnh. Và tất nhiên, Rapital sẽ phát triển cùng hệ sinh thái và bầu không khí tuyệt vời này!" - RPT Groovie
"IDK. 3 năm nữa em chỉ muốn chúng ta vẫn làm những thứ chúng ta yêu, và vẫn yêu những thứ chúng ta làm. Mọi người vẫn hưởng cuộc hành trình với âm nhạc." - RPT MCK
"Có thể chúng mình sẽ chào đón thêm thành viên mới nhưng vẫn duy trì là 1 tổ chức độc lập. Bên cạnh đó, mỗi thành viên đều có cuộc sống ổn định và sẽ tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà. Gần nhất sau khi hết dịch là chúng mình muốn tổ chức show ngoài bãi biển." - RPT LT
"Rapital 3 năm nữa sẽ trở thành đại sứ cầu nối Hip-Hop nói chung và Rap nói riêng với cộng đồng văn hoá đường phố Việt Nam." - RPT Duke
"Tới đâu không quan trọng, quan trọng là đi cùng nhau. Mỗi thành viên trong nhóm đều có những mục tiêu, ý định, lịch trình riêng, nhưng rồi mục đích chung vẫn là để hướng cho cái tên Rapital được lan toả, để âm thanh của Thủ Đô vang khắp mọi miền đất nước." - RPT T.C
CHÚC MỪNG SINH NHẬT RAPITAL!
game music festival 在 Cổ Động Facebook 的最佳貼文
ÂM THANH CỦA TỰ DO TỪ NGUYỄN HỒNG GIANG
Nguyễn Hồng Giang là một nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Bắt đầu từ 11 năm học piano cổ điện tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, anh hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thể nghiệm và hiện tại làm việc với vị trí một nhà sản xuất âm nhạc lấn sân trên rất nhiều thể loại: Hip-Hop, Rock, nhạc điện tử. Anh là người đứng sau những hit như 'Cho Họ Ghét Đi Em' của Huỳnh James, 'I Lab You' của Tiên Tiên hay 'Chết Đi Cho Rồi' của Cam và vô số các ca khúc khác. Ngoài ra Giang cũng đã từng tham gia rất nhiều các liên hoan âm nhạc tại Việt Nam cũng như trong Châu Á như Hanoi Sound Stuff, Hanoi New Music Meeting, Asian Meeting Festival, SoundLab 2016. Năm 2019, Nguyễn Hồng Giang đã release album Screenshot - tổng hợp 22 ca khúc mà anh hợp tác & sản xuất cho các nghệ sĩ Việt Nam.
🙏Hỏi: Chào anh Giang! Cảm ơn anh đã nhận lời mời phỏng vấn. Được biết anh đã phát hành một album Hip-Hop có tên là 'Cuộc Chơi', với sự tham gia của 13 rapper khách mời. Anh có thể bật mí quá trình lên ý tưởng và thực hiện album này?
🔥Trả lời: 'Cuộc Chơi' được phát hành vào tháng 10/2015, kế hoạch thì được bắt đầu từ tháng 7/2015. Ý tưởng được đến một cách ngẫu nhiên, nó đến cũng đúng thời điểm bởi vì năm 2015 kế hoạch âm nhạc của anh là phải có một album Hip-Hop. Về phần thực hiện thì cũng không có gì đặc biệt, anh làm một loạt beat nhạc sau đó mời các rapper tham gia. Công đoạn làm beat tốn khoảng 2 ngày, sử dụng nhiều chất âm thanh từ nhạc trap và Electro, Old-school Hip-Hop và những âm thanh của riêng anh.
🙏Hỏi: 'Cuộc Chơi' đánh dấu một bước tiến xa so với khởi đầu của anh là một nghệ sĩ chơi nhạc thể nghiệm và harsh noise. Điều gì đã thôi thúc anh trở thành một nhà sản xuất âm nhạc đa thể loại?
🔥Trả lời: Ngay từ lúc bắt đầu anh đã thích làm nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Anh không phải là nghệ sĩ chơi nhạc thể nghiêm hay harsh noise, hoặc là producer. Anh không đặt mục tiêu mình sẽ là ai mà chỉ tập trung hoàn thành những gì mình thích và lên kế hoạch cho âm nhạc do chính mình tạo ra. Âm nhạc là một thế giới rộng lớn luôn luôn thôi thúc anh phiêu lưu và khám phá. Đồng thời nó cũng là một trò chơi không bao giờ chán trong cuộc sống của anh, cảm giác giống như đang chơi game nhập vai vậy.
🙏Hỏi: Nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc nào mà anh đã từng làm việc khiến anh cảm thấy ấn tượng? Kỉ niệm nào đối với anh là đáng nhớ nhất trong quá trình sản xuất âm nhạc? Năm 2015 cũng là năm anh hoạt động tích cực với các nghệ sĩ Hip-Hop ở Sài Gòn. Trải nghiệm này đã mang đến cho anh những điều gì thú vị?
🔥Trả lời: Có rất nhiều những nghệ sĩ và band nhạc mà anh cảm thấy ấn tượng khi làm việc chung gần đây nhất là Táo, Cam, Emcee K từ Sài Gòn và rapper Nuvon đến từ Busan, Hàn Quốc. Họ có nhiều cá tính rất đặc biệt và tài năng.
Mỗi giai đoạn anh đều có những kỉ niểm đáng nhớ riêng. Như năm 2006, anh một mình chơi nhạc black metal. Năm 2009, anh lập nên dự án harsh noise 'Writher' và trình diễn 2 buổi đầu tiên tại Nhà hát tuổi trẻ và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Không thể kể đến giai đoạn sản xuất nhạc cho Time Keeper, giai đoạn gặp và làm nhạc cùng với những người bạn trong giới Hip-Hop, giai đoạn trình diễn tại Asian Meeting Festival và gặp những những người bạn đều có những ngôn ngữ âm nhạc gần giống như mình. Điều đó giúp anh cảm thấy anh không hề cô đơn trong thế giới âm nhạc rộng lớn này.
🙏Hỏi: Ngoài ra, anh còn là một nghệ sĩ biểu diễn hoạt động tích cực trong giới underground ở Sài Gòn - và là người đồng sáng lập Viet Music Reunion - chuyên tổ chức các buổi diễn underground. Theo anh, hoạt động của Viet Music Reunion có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng nghệ sĩ địa phương?
🔥Trả lời: Viet Music Reunion là một sân chơi mở cho tất cả nghệ sĩ, bất cứ ai cũng có thể thể hiện âm nhạc của chính mình tại những chương trình tổ chức mỗi tháng. Anh cũng không biết nó sẽ tạo ra ảnh hưởng như thế nào, chỉ biết tiếp tục hoạt động và phát triển.
🙏Hỏi: Ngoài những hoạt động ở Sài Gòn, anh còn biểu diễn ở Hà Nội và một số quốc gia châu Á như Nhật Bản và gần đây nhất tại Soundlab 2016 ở Malaysia và Ordinary ở Thái Lan. Anh có thể nói thêm về những hoạt động âm nhạc anh đã làm trong thời gian ở các quốc gia này?
🔥Trả lời: SoundLab 2016 là một dự án mà 13 nghệ sỹ đến từ nhiều quốc gia khác nhau có 10 ngày sống và làm nhạc tại resort The Dusun tại Malaysia. Trong khoảng thời gian ở Malaysia anh có làm nhiều bài mới và sẽ có mặt trong CD tổng hợp của SoundLab.
Tháng 5 vừa rồi anh có tham gia trình diễn tại chương trình Ordinary 2016 ở Thái Lan. Tại sự kiện đó anh trình diễn ngẫu hứng cùng với visual của LongX [Cao Hoàng Long]. Cả hai cũng không có sự chuẩn bị gì trước, chắc cũng mấy năm rồi mới làm việc lại cùng nhau.
🙏Hỏi: Song song với việc hợp tác cùng các nghệ sĩ địa phương, anh vẫn thường xuyên phát hành các album noise và sound art trên Bandcamp. Đâu là nguồn cảm hứng khiến anh giữ một nhịp độ làm việc đều đặn như vậy?
🔥Trả lời: Làm nhạc không chỉ là công việc mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh. Anh làm nhạc như người ta cần ăn uống mỗi ngày. Việc làm nhạc đã trở thành thói quen và cảm hứng của anh cũng đến từ đó.
🙏Hỏi: Các tác phẩm noise và sound art của anh có sự thay đổi đáng kể theo thời gian. Khi mới bắt đầu sự nghiệp, chất liệu hầu hết là analog, và sau này chuyển dần sang digital. Lí do nào dẫn tới sự chuyển đổi này? Anh muốn khám phá những ý tưởng, phương hướng nào qua những thử nghiệm này?
🔥Trả lời: Nó không hẳn là sự chuyển đổi - anh vẫn sử dụng và kết hợp cả hai với nhau. Sau này vì lý do công việc mở phòng thu, sản xuất âm nhạc nên hầu hết toàn bộ thời gian anh phải làm việc với digital nhiều hơn. Điều đó giúp anh tiện lợi lưu trữ, quản lý tất cả âm thanh và ý tưởng của riêng mình.
🙏Hỏi: Ngoài ra, em còn được biết anh có việt một patch (*) dành cho cả việc sản xuất lẫn trình diễn, anh có thể giải thích thêm về nó?
🔥Trả lời: Patch này có tên là 'The Architect'. Nó giúp anh điều khiển, trình diễn và phác thảo ý tưởng, thiết kế và biến đổi âm thanh. 'The Architect' có thể sử dụng cho tất cả thể loại âm nhạc và được anh viết hoàn tất trên Audio Mulch và Bidule. Anh sẽ cập nhật phiên bản trên Max MSP và Reaktor nếu anh có thời gian. Ngoài ra anh có thiết kế controller để điều khiển patch này trên Ipad. Trong tương lai nếu kiếm được người làm chung anh sẽ biến nó thành phiên bản standalone.
🙏Hỏi: Những chất liệu âm thanh nào thường xuyên xuất hiện trong âm nhạc của anh ? Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với anh?
🔥Trả lời: Anh sử dụng rất nhiều chất liệu âm thanh khác nhau để làm nhạc. Đặc biệt anh thích nhất là feedback, distortion, những âm thanh có tần số cao xuất hiện trong black metal, death metal, grindcore, drone doom, dark ambient - những thể loại âm nhạc mà anh rất thích nghe trong khoảng thời gian học piano tại Nhạc Viện.
🙏Hỏi: Em được biết trong lĩnh vực nhạc thể nghiệm và sản xuất âm nhạc, anh là một nghệ sĩ tự học. Việc tự học đã cho anh những điều gì giá trị và những thử thách như thế nào?
🔥Trả lời: Việc tự học giúp anh có thể tùy ý làm và thử nghiệm tất cả những gì mính muốn. Thử thách chỉnh là nó sẽ không giải đáp thắc mắc cho mình mà chính mình phải tự trả lời câu hỏi.
🙏Hỏi: Anh còn có những dự án ngoài lề rất thú vị khác, trong đó có thể kể đến dự án instrumental rock Time Keeper. Câu chuyện đằng sau sự thành lập của dự án này là gì?
🔥Trả lời: Câu chuyện rất đơn giản: Một ngày, anh đang làm nhạc ở studio thì anh Tô đến chơi và tình cờ ngẫu hứng với cây guitar. Anh thu âm lại sau đó phối bài và dàn dựng thành một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Từ đó cả hai lập nên Time Keeper. Time Keeper đã có nhiều buổi trình diễn tại Sài Gòn. Anh Tô chơi guitar và anh chơi keyboard.
🙏Hỏi: Điều gì khiến anh tâm đắc nhất khi thực hiện album và chơi nhạc cùng với anh Tô?
🔥Trả lời: Cả hai đều có cuộc sống và con đường khác nhau nhưng vẫn có thể tạo ra âm nhạc của chính mình. Đó là điều anh tâm đắc nhất khi chơi nhạc cùng anh Tô.
🙏Hỏi: Time Keeper đã ghi dấu ấn đậm nét trong giới underground rock tại Việt Nam trước khi ngừng hoạt động. Liệu Time Keeper sẽ tái hợp trong thời gian sắp tới?
🔥Trả lời: Có thể sẽ tái hợp nếu cả hai có thời gian.
🙏Hỏi: Quan điểm của anh về hai khái niệm underground và mainstream như thế nào?
🔥Trả lời: Hai khái niệm đó không quan trọng đối với anh, anh chỉ quan tâm đến âm nhạc.
🙏Hỏi: Với anh thì âm nhạc có ý nghĩa như thế nào?
🔥Trả lời: Kết nối, cảm nhận, và còn nhiều nữa. Âm nhạc đã đưa anh đến nơi mình muốn đến, gặp những người mình biết chắc là sẽ gặp.
🙏Hỏi: Nếu dùng ba từ để miêu tả âm nhạc của anh, anh sẽ dùng những từ gì?
🔥Trả lời: Nguyễn Hồng Giang
___
(*) Chú thích: Patch trong khuôn khổ bài viết này có nghĩa là một sơ đồ âm thanh viết bằng ngôn ngữ lập trình trực quan (visual programming language)
___
- Dự án 'OUTNHG' tổng cộng 520 bài nhạc thể nghiệm (tính đến 2019) do Nguyễn Hồng Giang sản xuất, phát hành dưới định dạng kỹ thuật số, tất cả đều nằm trong USB. Ý tưởng cuả dự án này Giang đã lên kế hoạch từ 2010, nhưng cho đến tận năm 2015 mới bắt đầu thực hiện và đi sâu vào nó, trong khoảng thời gian đó Giang vẫn hoạt động nhiều dự án âm nhạc khác, như Time Keeper và những dự án về nhạc điện tử, Hip-Hop, phòng thu .v..v. Dự án 'OUTNHG' vẫn đang được tiếp tục phát triển thêm, và tiến tới sẽ Nguyễn Hồng Giang có dự định phát hành cả Game.
- Noise Music là tiếng ồn âm nhạc. Loại hình âm nhạc này có thể xem là nghệ thuật sử dụng âm thanh, chấp nhận dung hòa tất cả mọi yếu tố của âm thanh như giai điệu, tạp âm, tiếng ồn, sự bất ổn trong tâm hồn, tiếng vọng từ tiềm thức… và tái hiện lại trong hiện thực. Những tiếng ồn đó được nghệ sỹ làm biến dạng qua các dụng cụ điện tử tạo ra tín hiệu âm thanh, độ vang, biến dạng sóng âm, có thể là âm thanh sống… tất cả tạo ra phục vụ cho ý tưởng của mình. Không giới hạn. Nôm na là đẩy sự cực đoan lên cao, bóp méo và làm cho sống động hơn. Nhiều nghệ sỹ trên thế giới theo đuổi Noise Music hoặc sử dụng chất liệu Noise Music như: Iannis Xenakis, Karlheinz Stockhausen, Takehisa Kosugi, Yasunao…
- Tháng 11/2019, Nguyễn Hồng Giang đã tham dự chương trình 'Music Box: Into the Noise' (được tổ chức bởi VCCA) nhằm giới thiệu, chia sẻ về nhạc Noise. Qua sự kiện này, Nguyễn Hồng Giang đã trình diễn những tác phẩm trong dự án OUTNHG cùng đó kèm với hiệu ứng thị giác - đây là dự án gồm những thực hành nhạc Noise bởi Nguyễn Hồng Giang kéo dài từ năm 2017 đến nay. Bên cạnh đó, Giang đã chia sẻ với khán giả về nhạc Noise nói chung và các khía cạnh, các ứng dụng khác của nhạc Noise trong các dự án của anh.
___
Có thể bạn chưa biết: Bài phỏng vấn được thực hiện bởi Nguyễn Hồng Nhung (Sound Awakener). Sound Awakener cũng là một dự án về nhạc thể nghiệm của Nhung. Sau Giang, Nhung là một bạn nữ thuộc thế hệ trẻ mà Động vô cùng ngưỡng mộ, đặc biệt là họ có điểm chung là đều học piano cổ điển, và thực hành nhạc thể nghiệm, bên cạnh những dự án cá nhân khác. Ở bài phổng vấn sắp tới, Cổ Động sẽ chia sẻ với mọi người về Nhung nhiều hơn, về những câu chuyện liên quan và mong muốn của Nhung với âm nhạc.
game music festival 在 緑仙 / Ryushen Youtube 的精選貼文
「YouTube Music Weekend」に Rain Drops参加決定!
本放送では「にじさんじ ANNIVERSARY FESTIVAL 2021」Rain DropsステージでのLIVE映像をOA!
番組後半では3D生配信にてメンバーからのメッセージがあるので最後までお見逃しなく!
放送時間の関係で、童田明治、鈴木勝は出演お休みとなります。
※本放送は、出演者・スタッフ共に感染症対策を行った上で実施いたします。
【BIOGRAPHY】
「にじさんじ」に所属する<緑仙 三枝明那 童田明治 鈴木勝 える ジョー・力一>らバーチャルライバーによるユニット『Rain Drops』。
2019年12月8日に開催された「にじさんじ」のワンマンライブ『Virtual to LIVE in 両国国技館 2019』でユニバーサルミュージックの音楽レーベル “Virgin Music” よりメジャーデビューのみ発表され話題となる。
2020年1月23日に、にじさんじ公式YouTubeチャンネルで放送された「メジャーデビューするのは誰だ!?Rain Dropsメンバーお披露目SP」でメンバー発表が行われ、Twitter世界トレンド1位、YouTube同時アクセス5.1万人を記録。
同年5月13日に1st MINI ALBUM『シナスタジア』を発売し、オリコン週間合算ランキング、Billboard JAPAN総合アルバムランキング『Hot Albums』を含む11部門で総合1位を獲得。
同年11月25日に2nd MINI ALBUM『オントロジー』を発売。
2021年4月14日にGOODS CDとしてSINGLE『リフレインズ』を発売。
2021年8月26日にRain Dropsファーストワンマンライブ「雨天決行」振替公演実施予定。
9月22日に1st FULL ALBUM『バイオグラフィ』を発売予定。
【Release】
1st FULL ALBUM『バイオグラフィ』
2021年9月22日(水)発売
初回限定盤A(CD+Blu-ray)価格:3,960円(税込み)
初回限定盤B(2CD)価格:3,960円(税込み)
通常盤(CDのみ)価格:2,970円(税込み)
詳細はこちらから↓
https://www.universal-music.co.jp/raindrops/biography-sp/
【LIVE Info】
Rain Dropsファーストワンマンライブ「雨天決行」
日時 2021年8月26日(木)開場 17:00/開演 18:00
会場 東京ガーデンシアター (https://www.bellesalle.co.jp/ariake_event-hall/ )
2021年7月18日(日)23:59 迄、Twitter先行受付中!
詳細はこちらから↓
https://www.universal-music.co.jp/raindrops/news/2021-06-18/
Rain Drops Artist Page: https://www.universal-music.co.jp/raindrops/
Twitter: https://twitter.com/raindrops200123
Instagram: https://www.instagram.com/rain_drops_0123/
LINE公式スタンプ: https://store.line.me/stickershop/product/18819
緑仙
channel: https://www.youtube.com/channel/UCt5-0i4AVHXaWJrL8Wql3mw
Twitter:https://twitter.com/midori_2434
三枝明那
channel: https://www.youtube.com/channel/UCNW1Ex0r6HsWRD4LCtPwvoQ
Twitter:https://twitter.com/333akina
童田明治
channel: https://www.youtube.com/channel/UCveZ9Ic1VtcXbsyaBgxPMvg
Twitter:https://twitter.com/warabeda_meiji
鈴木勝
channel: https://www.youtube.com/channel/UCryOPk2GZ1meIDt53tL30Tw
Twitter:https://twitter.com/Darkness_Eater
える
channel: https://www.youtube.com/channel/UCYKP16oMX9KKPbrNgo_Kgag
Twitter:https://twitter.com/Elu_World
ジョー・力一
channel: https://www.youtube.com/channel/UChUJbHiTVeGrSkTdBzVfNCQ
Twitter:https://twitter.com/JoeRikiichi
#YouTubeMusicWeekend #RainDrops #レイドロ #にじさんじ
game music festival 在 translation Youtube 的精選貼文
#'02に同人サークルの上海アリス幻樂団が発売した 弾幕系STG。Windows版東方Projectとしては1作目にあたる。当初は"東方紅茶館"のタイトルで開発していたがストーリー上の構成が変えられた経緯で現タイトルに変えられた。
使用キャラは博麗霊夢と霧雨魔理沙、ノーコンティニューでラストボス撃破でエンディング。
但し難易度Easyでは5面が最終面で追い返されるというストーリーに変化する(初期・二次出荷版ではバグで6面に進める)。実行ファイルのアドレスに3人目に使われる筈だったと思しき"冴月麟"なるテキストと、未使用の敵キャラが存在する。
BGMはZUN氏が作曲、opl3版とmidi版があり、曲によっては差異がある。
そしてお馴染み「亡き王女の為のセプテット」(36:03)、「U.N.オーエンは彼女なのか?」(44:45) は長い間人気を持ち続けているMAD素材等の二次創作で定番として君臨する曲の原曲。
作曲:ZUN氏
Manufacture: 2002.08.11 Team Shanghai Alice
Computer: PC/AT (Windows98/SE/ME/2000/XP)
Hardware: YMF262 (SoundBlaster 16) (Midi)
Composer: Junya Ota
----------------------------------------------------
00:00 01.A Dream That Is More Scarlet than Red (Title Screen) (赤より紅い夢/タイトル)
01:52 02.A Soul as Red as a Ground Cherry (Stage 1 Theme) (ほおずきみたいに紅い魂/STAGE 1: 夢幻夜行絵巻 ~ Mystic Flier)
04:29 03.Apparitions Stalk the Night (Stage 1 Boss - Rumia's Theme) (妖魔夜行/STAGE 1 ボス: ルーミア)
06:22 04.Lunate Elf (Stage 2 Theme) (ルーネイトエルフ/STAGE 2: 湖上の魔精 ~ Water Magus)
09:13 05.Tomboyish Girl in Love (Stage 2 Boss - Cirno's Theme) (おてんば恋娘/STAGE 2 ボス: チルノ)
12:14 06.Shanghai Teahouse ~ Chinese Tea (Stage 3 Theme) (上海紅茶館 ~ Chinese Tea/STAGE 3: 紅色の境 ~ Scarlet Land)
16:12 07.Shanghai Alice of Meiji 17 (Stage 3 Boss - Hong Meiling's Theme) (明治十七年の上海アリス/STAGE 3 ボス: 紅 美鈴)
19:13 08.Voile, The Magic Library (Stage 4 Theme) (ヴワル魔法図書館/STAGE 4: 暗闇の館 ~ Save the mind)
22:52 09.Locked Girl ~ The Girl's Secret Room (Stage 4 Boss - Patchouli Knowledge's Theme) (ラクトガール ~ 少女密室/STAGE 4 ボス: パチュリー・ノーレッジ)
26:19 10.The Maid and the Pocket Watch of Blood (Stage 5 Theme) (メイドと血の懐中時計/STAGE 5: 紅い月に瀟洒な従者を)
31:26 11.Lunar Clock ~ Luna Dial (Stage 5 Boss - Sakuya Izayoi's Theme) (月時計 ~ ルナ・ダイアル/STAGE 5 ボス: 十六夜 咲夜)
34:13 12.The Young Descendant of Tepes (Final Stage Theme) (ツェペシュの幼き末裔/FINAL STAGE: エリュシオンに血の雨)
36:03 13.Septette for a Dead Princess (Final Stage Boss - Remilia Scarlet's Theme) (亡き王女の為のセプテット/FINAL STAGE ボス: レミリア・スカーレット)
40:11 14.The Centennial Festival for Magical Girls (Extra Stage Theme) (魔法少女達の百年祭/EXTRA STAGE: 東方紅魔狂 ~ Sister of Scarlet)
44:45 15.U.N. Owen Was Her? (Extra Stage Boss - Flandre Scarlet's Theme) (U.N.オーエンは彼女なのか?/EXTRA STAGE ボス: フランドール・スカーレット)
48:55 16.An Eternity That Is More Transient than Scarlet (Ending Theme) (紅より儚い永遠/エンディング)
50:41 17.Crimson Tower ~ Eastern Dream... (Credits Theme) (紅楼 ~ Eastern Dream.../スタッフロール)
----------------------------------------------------
game music festival 在 translation Youtube 的最佳貼文
#'94年にSNKが稼働させた、AC用対戦型格闘作のシリーズ二作目。
前作の異常な人気をうけ、1年余りで制作、グラフィックの全面的描き直し、新キャラ追加に加え、新システムも山盛りな非常に力の入った作品。
主な特徴としては、キャラが前作の12人からタムタムが削除され、新キャラ4人が追加の計15人、目玉要素と言える武器破壊技の追加、上段・下段避けや退き込みダッシュ等の特殊動作を追加、斬り攻撃を受ける直前にガードすると発動する受け返しが追加、カウンター行動である技ありの追加、幾つかのキャラに存在する隠し技等が挙げられる。
右京や狂死郎が強すぎな反面、ナコルルが超弱体化、技あり概念が大きく対戦を大味にしてしまう点や、特殊動作が微妙すぎなCPU戦など粗さもあるが、大胆で遊び心のある演出、職人魂感じるグラフィック、強烈なインパクトの新キャラ勢などは、前作ファンの高い期待に十分応えるものであり、結果シリーズ最大のヒット作となった。
BGMはSNK新世界楽曲雑技団の山手氏と山田氏による共同作・編曲、前作からのアレンジ曲も含め、今作でも和楽や自然音を多用した楽曲で彩られている。
作・編曲:SNK新世界楽曲雑技団(山手安生氏、山田泰正氏)
manufacturer: 1994.10.28(mvs),1994.12.02(ng) SNK
system: MVS,NEOGEO
hardware: Z80,YM2610
composer & ARRANGER: snk shinsekai gakkyokuzatsugidan (yasuo yamate,yasumasa yamada)
--------------------------------------------------------------------------------------------
00:00:00 01.Neo Geo Logo (ネオジオロゴ)
00:00:10 02.Lion Dance :Title (獅子の舞 ~ タイトル)
00:01:07 03.Fifteen Swordsmen :Player Select (十五士 ~ 選択画面)
00:02:01 04.Battle Again :Start Demo (新たなる戦 ~ スタートデモ)
00:02:14 05.Fare and Square (いざ尋常に ~ Ready...Go!)
00:02:21 06.Masculine Road :Haohmaru (男道 ~ 覇王丸)
00:06:01 07.Banquet of Nature -Spring- :Nakoruru (自然の宴 春 ~ ナコルル)
00:10:28 08.Silence :Jubei Yagyu (静寂 ~柳生十兵衛)
00:15:19 09.Rebirth :Middle Demo 1 (復活せし者 ~ 中間デモ)
00:15:50 10.Knight :Neinhalt Sieger (騎士 ~ ナインハルト・ズィーガー)
00:18:08 11.True Shadow :Hanzo Hattori (真影 ~ 服部半蔵)
00:21:27 12.Bluefin :Galford (黒鮪 ~ ガルフォード)
00:24:03 13.Vengeful Ghost :Middle Demo 2 (怨霊 ~ 中間デモ)
00:24:20 14.Flower on the Moon :Ukyo Tachibana (月の花 ~ 橘右京)
00:27:24 15.Foreign Lady Part 2 :Charlotte (続舶来女 ~ シャルロット)
00:29:26 16.Magatama Beads Part 2 :Kyoshiro Senryo (曲玉 ~ 千両狂死郎)
00:31:40 17.Animal Girl :Cham Cham (獣女 ~ チャムチャム)
00:33:40 18.Bad Luck -Accident- :Middle Demo 3-1 -Accident- (凶 "洋" ~ 中間デモ)
00:34:23 19.Bad Luck -Orient- :Middle Demo 3-1 -Orient- (凶 "和" ~ 中間デモ)
00:35:15 20.True Evil :Middle Demo 3-2, 4 (真魔 ~ 中間デモ)
00:35:49 21.Ogre's Road :Gen-an Shiranui (魔道 ~ 不知火幻庵)
00:39:38 22.Blackhearted :Earthquake (腹黒 ~ アースエイク)
00:43:05 23.Inhumanity :Genjuro Kibagami (鬼 ~ 牙神幻十郎)
00:45:51 24.Wan-Fu :Wan-Fu (王虎 ~ 王虎)
00:48:14 25.Illusionary Fog :Nicotine Kafuin (迷い霧 ~ 花諷院和狆)
00:51:58 26.Conclusion :Conclusion (勝負あり ~ 試合終了)
00:52:13 27.Victory :Winning Demo (勝戦 ~ 勝利者デモ)
00:52:23 28.Making a Challenge :Here Comes Challenger (道場破り ~ 挑戦者あり)
00:52:29 29.Elated Rock :Kuroko (お調子六句 ~ 黒子)
00:55:03 30.Here I Go :Middle Demo 5-1 (いざ行かん ~ 中間デモ)
00:55:22 31.Final Battle :Middle Demo 5-2 (最後の戦 ~ 中間デモ)
00:55:53 32.Evil God :Mizuki (邪神 ~ 羅将神ミヅキ)
00:59:00 33.Mad Strangeness :Boss Disappearance Demo (狂奇 ~ ボス消滅デモ)
00:59:30 34.New Road -Orient- :Ending -Orient- (新道"和" ~ エンディング"和")
01:44:00 35.New Road -Occident- :Ending -Occident- (新道"洋" ~ エンディング"洋")
01:01:33 36.Festival Music #2 :Credits Roll (祭り極める ~ スタッフロール)
01:05:53 37.Encore :Continue (再演の所望 ~ コンティニュー)
01:06:06 38.Curtain Fall :Game Over (終演 ~ ゲームオーバー)
-------------------------------------------------------------------------------------------
game music festival 在 Game Music Festival - YouTube 的推薦與評價
Welcome to the official channel of Game Music Festival. Subscribe to be up to date with festival videos and more! Support the Game Music Foundation by ... ... <看更多>
game music festival 在 festival activation game | Event activities, Experiential ... 的推薦與評價
Music, art, and film festivals, county and state fairs, triathlons, marathons, cycling events, and more can benefit from bulk water stations for attendees. Less. ... <看更多>
game music festival 在 Game Music Festival - Facebook 的推薦與評價
Game Music Festival. 4981 likes · 21 talking about this. We love music and video games, so we created the Game Music Festival - it's Europe's largest eve. ... <看更多>