DỊCH BỆNH ẢNH HƯỞNG SÂU TỚI NỀN THỜI TRANG VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
(Theo góc nhìn cá nhân)
Diễn biến căng thẳng của Covid 19 biến thể Delta tại Việt Nam bắt đầu từ sau dịp lễ 30/04 - 01/05 và kéo dài tới tận bây giờ ( Trong tương lai cũng chưa khẳng định rõ ràng điều gì). Nhiều điều đã xảy ra và hẳn những bạn đọc cũng biết những tác động mà dịch bệnh ảnh hưởng không chỉ tới đời sống của người dân, năng lực sản xuất mà rất nhiều nền công nghiệp khác nhau. Ảnh hưởng sâu bậc nhất chắc chắn là các ngành dịch vụ, giải trí và thời trang cũng không phải là ngoại lệ.
Sài Gòn liên tục giãn cách cũng như những hình ảnh lịch sử mà giới trẻ được chứng kiến tại “Thành phố phồn hoa – Thành phố không ngủ - Trái tim kinh tế” có lẽ là chỉ những người lớn trải qua vào thời kì bao cấp. Thành phố im lìm trong tiếng vang vọng của những chiếc xe cứu thương, những tiếng chó sủa rền lên trong giờ giới nghiêm từ 06 tới tới 06h sáng. Chắc chắn không ai muốn một điều này nhưng hãy suy nghĩ một điều tích cực như thế này: “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Và dịch bệnh sẽ qua đi, Sài Gòn sẽ hồi phục lại.
Nhưng như những căn bệnh mãn tính mà các bạn thường đọc, sẽ có một điều được khẳng định rõ ràng rằng: Di chứng và hệ quả của dịch bệnh lên nền công nghiệp thời trang nói chung và streetwear nói riêng là không thể tránh khỏi. Có nhiều điều mà theo quan điểm cá nhân của mình sẽ xoay chuyển cuộc chơi ngay khi mà Sài Gòn trở lại hoạt động như ngày xưa.
1. Không còn khái niệm Collection/ Season (Mùa):
Điều này sẽ diễn biến tới ít nhất là cuối năm 2021 (Hoặc Quý 1, Quý 2 2022). Lịch giãn cách kéo dài khiến việc ra những sản phẩm mới của các nhãn hàng thời trang tại Việt Nam gần như là đóng băng hoàn toàn. Việc ra sản phẩm mới bây giờ là một điều vô cùng rủi ro và gặp nhiều khâu bị “nghẽn cổ chai” – đặc biệt là hình thức vận chuyển hàng hóa (Shipment). Ngay sau khi dịch bệnh qua đi và những thành phố lớn bắt đầu mở cửa để hồi phục kinh tế và cho phép người dân tự do đi lại, các cửa hàng mở cửa hoạt động trở lại bình thường thì các local brands sẽ nắm bắt cơ hội ngay lập tức này để tung các collection mới. Đây là thời điểm quá ngắn ngủi để kết thúc một năm đầy “thất bát” trong việc kinh doanh thời trang, trước hai đợt bùng nổ mua sắm thông thường là dịp lễ cuối năm (Giáng Sinh – Năm mới) và Tết Nguyên Đán khi nhu cầu ăn mặc tăng cao. Do đó, các local brands sẽ liên tục đẩy mạnh và ra liên tục sản phẩm mới để thu hút người mua và tăng doanh thu một cách nhanh nhất có thể. Vì vậy, khái niệm mùa hay bộ sưu tập hoàn chỉnh sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Câu chuyện sẽ quay lại ra là “Ra nhiều đồ nhất có thể, thu hồi doanh thu bị trống trong thời gian giãn cách nhiều nhất có thể đạt được”.
Nói một cách tiêu cực thì quy chuẩn ra đồ -làm đồ - tăng doanh thu sẽ khoảng 60% đi vào mô típ “Fast Fashion” – “Thời trang nhanh”. Đây là một điều có thể thông cảm được cho các nhãn hàng vì họ đã phải đóng băng quy mô kinh doanh trong một khoảng thời gian khá dài rồi.
2. Môi trường cạnh tranh cực kì gay gắt.
Rõ ràng là một điều như vậy. Khi thị trường mở cửa trở lại, chỉ riêng tại thị trường Sài Gòn đã có khoảng từ 500-700 local brands lớn nhỏ về thời trang đồng loạt ra các sản phẩm mới (Trước khi diễn biến dịch lại trở nên phức tạp và không biết khi nào lại có chỉ thị mới). Và đây sẽ là chiến trường cực kì “đẫm máu” vì thị trường tiêu dùng vẫn chỉ có thể chứ không phình to. Nhiều khi còn thu nhỏ do ảnh hưởng sâu vào túi tiền của người dân do dịch diễn biến phức tạp. Số lượng sản phẩm mới ra liên tục từ các brands khác nhau sẽ tạo ra một bức tranh “Đại dương đỏ” với tính cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu trở nên đáng sợ hơn. Để thu hút người tiêu dùng thì bên cạnh sản phẩm, các chiến dịch quảng bá marketing cũng phải bùng nổ và đi kèm theo. Rõ ràng cuối năm nay chúng ta sẽ đón nhận đến mức “bội thực” về các sản phẩm thời trang, chiến dịch đi kèm. Đây là 1 phản ứng vô cùng bình thường và hợp lí. Có nhiều nét tương đồng với hình ảnh một người bị bỏ đói lâu ngày, khi được ăn sẽ ăn không kiểm soát – ăn vượt qua cái no của bản thân và dẫn tới hiện tượng “nghẹn” “bội thực”.
Quá trình “Đào thải” sẽ song hành trong cuộc chiến này. Vì số tiền của thị trường là có hạn và các lựa chọn dành cho khách hàng là vô cùng nhiều và đa dạng nên quyết định mua hàng sẽ trở nên khó khăn và kĩ càng hơn rất nhiều. Sẽ có nhiều trường hợp các local brands tiệm cận thị trường như sản phẩm giá cả rẻ hơn (Nhưng điều này là không thể xảy ra. Vì sao thì tí nữa mình sẽ nói) nhưng Dịch bệnh này sẽ đánh chết những thương hiệu nhỏ, không nổi bật hoặc có lợi thế cạnh tranh riêng biệt, hoạt động kinh doanh không chuyên nghiệp và đặc biệt là – “KHÔNG CÓ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH”.
Rất nhiều người nói về các local brands đang chỉ ưu tiên làm những sản phẩm hình in (Graphic) như tee, sweater, hoodie. Đây là lợi thế dễ dàng ở điều kiện bình thường nhưng là con dao hai lưỡi khi có các sự kiện thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Vì nó quá bình thường và không có gì đặc biệt nên “những kẻ theo sau” này sẽ cực kì khó khăn trong cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần khi thị trường được mở cửa trở lại. Rõ ràng, tính thiết kế cũng không đọ bì được – tính thời trang cũng không thể so sánh và giá cả, năng lực sản xuất thì càng không với những thương hiệu lớn hơn.
“Cá lớn nuốt cá bé”. Đó là quy luật sinh tồn.
3. Năng lực sản xuất không ổn định.
Kể cả những chuỗi dây chuyền sản xuất lớn nhưng chắc chắn kể cả sau ngày 15/09 Sài Gòn có hoàn thành công tác chống dịch nhưng các xưởng gia công, kĩ thuật sẽ trải qua những điều kiện gắt gao để phòng dịch bùng phát trở lại. Các bạn có nhớ những dòng người công nhân vì cực chẳng đã đã liều mình đi xe máy về quê không? Sài Gòn sau dịch và đặc biệt các xưởng gia công, xưởng may sẽ gặp vấn đề là “Thiếu hụt nguồn lao động tay chân”. Điều này dẫn tới việc khả năng sản xuất của các thương hiệu thời trang Việt Nam sẽ không ổn định và thời gian sẽ kéo dài hơn rất nhiều.
Để kêu gọi hoặc tìm kiếm lực lượng lao động mới không phải là dễ. Sẽ tốn một thời gian để tuyển dụng và đào tạo kĩ năng trở lại. Những người nào đã về quê thì trong khoảng thời gian gần mình đảm bảo họ sẽ cân nhắc ở lại quê chứ không trở lại Sài Gòn đâu. Vì sao? Vì họ không biết rằng khi nào dịch lại bùng phát trở lại và những viễn cảnh tồi tệ, thất nghiệp – không lương có trở lại nữa hay không. Đây là một điều không thể là không xảy ra nên chắc chắn một điều rằng các lao động đã từng ở Sài Gòn mà đã về quê họ sẽ quyết định bám trụ tại quê hương để chấp nhận việc “Có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo” hơn là quay trở lại lao động tại Sài Gòn. Đó là điều dẫn tới sự “Thiếu hụt lao động”.
Điều này sẽ được cải thiện khi mà những thông tin đảm bảo, tích cực hơn về dịch bệnh diễn ra mà đủ tạo độ tin tưởng cho những người lao động trở lại Sài Gòn.
Đó là về lao động, còn về nguồn nguyên liệu cũng gặp nhiều trục trặc không hề nhỏ trong thời gian tới. Trong suốt 2 tháng vừa qua, các chợ vải – các nguồn cung đầu mối gần như đóng băng và không có dấu hiệu hồi phục tốt. Các tiểu thương sẽ quay sang kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, vốn dĩ là 5-sao trong giai đoạn dịch bệnh và con người quan tâm nó nhiều hơn là thời trang. Chỉ có những người có năng lực tài chính vững mạnh thì mới tiến hành nhập – trữ những nguồn nguyên liệu như vải. Mà tất nhiên, giá thành không hề rẻ do các chi phí phụ sinh khá cao (Logistic, vận chuyển..). Những ưu tiên sẽ được dành cho các xưởng may lớn, những thương hiệu lớn khi số lượng đặt nhiều, dễ làm và ổn định. Còn các thương hiệu local brands vừa và nhỏ, sẽ vô cùng khó khăn trong thời gian sắp tới để tìm cách ổn định dây chuyền sản xuất của mình.
Những xưởng gia công nhỏ, chấp nhận làm việc với các thương hiệu nhỏ sẽ xảy ra tình trạng “nghẽn mạch” vì quá nhiều yêu cầu từ các brands khác nhau và một trong những viễn cảnh xảy ra đó là “Tăng chi phí – tăng tính đầu lọc”. Vậy là các local brands sẽ phải nhận 1 mức giá sản xuất cao hơn bình thường cho đến hết năm nay vì nhiều yếu tố khác nhau. COGs cao cho nên mức giá bán cũng phải cao, mà mức giá bán cao trong thời điểm này không khác gì một con dao hai lưỡi cả. Đau đầu lắm đấy!
4. Khách hàng “QUÊN”.
Với lối sống nhanh – easy come and easy go cho nên trong khoảng 2 tháng vừa qua chắc chắn nhiều bạn trẻ đã quên mất những thương hiệu thời trang trông nó như thế nào, collection nào đã tung ra, hình dáng của cái logo trông ra làm sao. Khi tái mở cửa và định hình thị trường lần nữa, các local brands bắt buộc phải tung ra các chiến dịch “Re-structure Brand awareness”/ “Tái cấu trúc định vị thương hiệu” bằng các hình thức marketing, quảng bá khác nhau. Rõ ràng trong cuộc chiến marketing này thì khả năng tài chính là một tiên quyết mạnh nhất, ai càng đổ nhiều tiền thì sẽ thu hút được nhiều người hơn. Còn nếu không thì sản phẩm phải vô cùng đặc biệt và có điểm nhấn thì mới khiến khách hàng “nhớ” lại được. Nếu cứ “tàng tàng”, dựa trên các quảng cáo thông thường vốn dĩ đã bị siết chặt trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram thì sẽ cũng chỉ là như muối bỏ bể trong thời gian tới và không thể nào cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác. Như mình đã đề cập lúc nãy – sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt.
Một điểm nữa là hệ thống phân phối và cửa hàng offline (Cửa hàng vật lí) khi thị trường mở cửa sẽ chính thức đi vào hoạt động trở lại để tiến hành việc “Tái định vị thương hiệu” cho các nhãn hàng thời trang. Nhưng chắc chắn một điều rằng đây không phải là một điều đảm bảo trong thời gian gần vì dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp và các điều kiện để có các sự kiện offline, bán hàng tại cửa hàng theo chỉ thị sẽ vô cùng nghiêm ngặt. Hiệu ứng từ hệ thống phân phối và cửa hàng offline sẽ không hề cao như mong đợi. Bài toán kinh tế về việc duy trì nó cũng như đảm bảo các quy trình sản xuất, quảng bá dễ dàng “Đánh gục” các founders thời trang nếu không có cái nhìn đủ “sâu” và đủ “rộng”.
5. Tập tính khách hàng / Customer Behavior.
Rõ ràng, thời trang không phải là thứ ưu tiên hàng đầu nữa. Thay vào đó là nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, giải trí. Bị bó chân trong nhà ở khoảng thời gian dài sẽ khiến thị trường trẻ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các nhu cầu như ăn tại cửa hàng, uống các thức uống quen thuộc và các hoạt động như đi du lịch, xem phim, nghe nhạc. Họ sẵn sàng chấp nhận sử dụng những món đồ cũ để dành tiền cho các nhu yếu phẩm khác cần được thỏa mãn ngay tức khắc.
Giới thượng lưu sẽ bỏ qua nhưng giới trung lưu và bình dân sẽ siết chặt mức độ tài chính sẵn có của mình. Dịch ảnh hưởng sâu khiến túi tiền của người dân gần trở nên khánh kiệt và bắt buộc phải “Tiết kiệm không điều kiện” và “Tích trữ cho những diễn biến phức tạp sâu xa” với hầu bao của mình. Mức độ chi tiền của thị trường trẻ sẽ không giảm nhưng số tiền họ được cung cấp từ gia đình, phụ huynh sẽ giảm. Bên cạnh đó như ý trên thì số tiền đó khách hàng sẽ ưu tiên cho các nhu cầu khác nên độ chi tiêu cho thời trang đến cuối năm nay 2021 sẽ không quá bùng nổ như mọi năm.
Một điều hi vọng là các chương trình sales quy mô lớn trên các nền tảng thương mại điện tử. Nhưng đây không phải là 1 ý hay trong thời điểm “Tái định vị thương hiệu” vì chẳng ai muốn thương hiệu của mình gắn liền với mác “Chuyên bán đồ Sales” trên các platform Shopee, Lazada. Hơn nữa, giảm giá chỉ dành cho đồ cũ mà đồ cũ thì không cuốn hút quá nhiều tại thời điểm hiện tại – giảm giá đồ mới ra thì lại càng không thể, ít nhất là phải đợi tới các đợt Black Friday, End year, Xmas. Giảm giá lại là 1 con dao hai lưỡi đánh mạnh vào hình ảnh thương hiệu nữa.
Rõ ràng, Dịch bệnh không những tác động tới đời sống, tới tinh thần của người dân mà còn ảnh hưởng sâu và gây ra 1 hệ quả lớn cho các nền công nghiệp – đặc biệt là thời trang Việt Nam cho tới ít nhất là cuối năm 2021. Mình chỉ mong các anh/chị/bạn bè founders giữ vững sức khỏe và niềm tin vì có 1 câu nói kinh doanh kinh điển rằng “Nơi nào càng nhiều rủi ro, nơi đó càng nhiều cơ hội”. Nhưng tìm ra cơ hội trong 1 đống rủi ro đòi hỏi 1 tầm nhìn và chiến lược vô cùng tốt.
Chúc các bạn thành công!
(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有39部Youtube影片,追蹤數超過60萬的網紅Benjamin Tran,也在其Youtube影片中提到,một cẩm nang mặc đẹp dành cho tất cả những bạn nam sau mùa dịch ;) 05:37 - Color & Prints 08:47 - Kiểu Dáng 09:29 - Mặc Cả Cành 10:28 - Vintage & Arc...
「instagram streetwear brands」的推薦目錄:
- 關於instagram streetwear brands 在 Facebook 的精選貼文
- 關於instagram streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
- 關於instagram streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
- 關於instagram streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳解答
- 關於instagram streetwear brands 在 Hương Witch Youtube 的最佳貼文
- 關於instagram streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的精選貼文
instagram streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
D.I.Y – CÁ NHÂN HÓA SẢN PHẨM, MỘT QUYỀN LỢI MÀ STREETWEAR VIETNAM NÊN LÀM CHO KHÁCH HÀNG.
Nhắc tới D.I.Y chắc không còn lạ lẫm với nhiều bạn ở đây nữa. D.I.Y hay là Do it (by) Yourself là 1 cụm từ nổi lên từ phong trào hippies và phản chiến tranh vào những thập niên 70s – 80s. Nguồn gốc những chiếc áo Tie-Dye màu sặc sỡ trở nên đại chúng cũng đến từ phong trào D.I.Y. Mình cũng có bài viết về hai topics này rồi – các bạn có thể tự search lại được.
Hiện tại D.I.Y vừa mới vừa cũ tại cộng đồng Việt Nam, ở các group thời trang có rất nhiều bạn đã đăng lên các post về sản phẩm D.I.Y của mình. Cũ là các bạn vì hạn chế về chất liệu, hạn chế về thời gian cũng như các công cụ cần thiết nên các sản phẩm D.I.Y cũng chỉ dừng ở mức là vẽ, sơn – xịt lên. Họa hoằn lắm thì có các bạn sử dụng descontruction hay patchwork lên. Mới là D.I.Y không chỉ ngừng ở Do It Yourself mà thay bằng là Design it Yourself (Thiết kế theo cách của bạn).
Và thứ mình nói về Design It Yourself (D.I.Y) sẽ được các brands đưa vào trong các nhánh sản phẩm của mình. Nào – trở lại giá trị khi bạn mua một sản phẩm dù là quần là áo, điều bạn mong đợi đó là gì? Là mặc đẹp? Đúng. Là fit với cơ thể của mình? Đúng luôn và cuối cùng là Trông Tao thật độc nhất? Chính xác.
Tư tưởng muốn mặc đồ mang dấu ấn cá nhân riêng của bản thân đã trở thành một điều gì đó không hề mới mẻ với nền công nghiệp thời trang này. Nhu cầu trả thêm một khoảng hay các nhãn hàng tự động có yêu cầu với các khách hàng trung thành hay V.I.P của họ để các “Thượng đế” có dấu ấn cá nhân lên trên sản phẩm mà họ yêu thích. Có thể từ đơn giản như : Tôi muốn chiếc áo này có tên của tôi, có chữ kí của tôi đến phức tạp hơn là thay đổi về chất liệu, màu sắc, detail dựa trên bộ khung sản phẩm chính tùy theo mong muốn của khách hàng. Hay đơn giản hơn, chúng ta sẽ gọi đó là “Bespoke”.
Với sự bùng phát của mạng xã hội và “everything put on Instagram” cùng các hashtag, nhu cầu cá nhân hóa ngày càng bùng cháy và được khuyến khích bởi các nhãn hàng. Chẳng có gì ngầu hơn khi mặc trên mình một chiếc áo Gucci và có một dấu ấn riêng của mình trên đó – one of a kind. Đây là một cách mà các brands nổi tiếng giữ khách hàng trung thành và VIP của họ - cũng như tăng thêm độ tự hào về thương hiệu – về value brand (Giá trị thương hiệu). Nhưng mục đích của các brands cũng ngấm ngầm nhắm tới – Khách hàng à, mày đã có một đôi theo ý mày rồi. Vậy – có nên mua đôi khác không?. Chắc chắn các thương hiệu sẽ không “Hào phóng” để khách hàng muốn làm gì thì làm mà sẽ cho các options giới hạn trên 1 phiên bản nhất định để họ dù muốn thay đổi nhiều hơn – thì mức chi trả cũng phải tương xứng.
Nike thì ta có NikeID, nơi các bạn có thể chọn mẫu màu riêng cùng các bản thêu tên mình lên các vị trí định sẵn.
Gucci/ThomBrowne/Dior/JImmyChoo cũng vậy – các nhãn hàng đang muốn “Cá nhân hóa” khách hàng của mình lên. Alessandro Michele từng nói:
“Bạn mặc đồ là bạn cảm nhận, bạn sống với bộ đồ đó trên người. Đó là lựa chọn của bạn khi chọn chúng tôi. Do đó, tôi muốn cung cấp cho các bạn (Khách hàng) khả năng tùy chỉnh và tạo ra các sản phẩm Gucci của riêng bản thân. Hãy để Gucci mang trong mình tính độc nhất của các bạn”.
(Vâng – 10 điểm cho một lời quảng bá ăn tiền).
Trong bối cảnh dịch bệnh cũng như văn hóa streetwear đang trở nên quá bão hòa ở Việt Nam thì việc mang tính cá nhân của khách hàng trung thành sẽ là một quyền lợi đáng có đối với các local brands Việt Nam
Tuy nhiên – đây là 1 phần khác dành cho các bạn thích D.I.Y. Để có thể làm sản phẩm thật tốt, unique và có tính thời trang – các bạn phải hiểu về sản phẩm đó như 1 phần của cơ thể mình vậy. Dù các bạn có đắp lên 1 đống vải và cho nó là D.I.Y thì cũng không khác gì một chiếc quần bùi nhùi cả. Vì – mình, cũng như các bạn – vốn dĩ chẳng có kiến thức quá nhiều về may mặc, về chất vải và xử lí chất liệu. Cho nên để có 1 xuất phát điểm tốt nhất – hãy dựa trên xương sống của items đó mà thay đổi một cách từ từ. Dựa trên xương sống đó, bạn thay đổi kiểu gì người ta cũng nhìn ra được cái vibe đồ mà thương hiệu và tính cá nhân của các bạn. Chẳng thế mà – như mình nói từ ban đầu, các brands chỉ cho khách hàng thay đổi một số các yếu tố chính trên sản phẩm của họ chứ không phải tất cả. “Design-it-yourself” của các brands sẽ là “Chọn trong khuôn khổ” chứ nếu mà để bay quá thì nó sẽ thành “Design by Customer A/B và C” chứ không phải “Design by brand A/B/C”.
Vì khi mặc 1 brands sẽ có 1 phần quan trọng là “brand image” / Hình ảnh thương hiệu. Khách hàng đó chọn màu quá kì, cấu trúc thay đổi sẽ cho người khác lầm tưởng về con đường của brands.
Vậy – D.I.Y của các bạn là chi?
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
instagram streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
Streetwear trong Em.
Mình cũng viết rất nhiều bài về lịch sử hình thành Streetwear, cội nguồn và cách nó ảnh hưởng đến nền công nghiệp thời trang như thế nào. Từ nước Mỹ, cái nôi của văn hóa hiphop đến nước Nhật, khi mà khu phố Harajuku cùng thế hệ vàng của xứ sở Phù Tang mang đường phố Mỹ Á thành một phần của streetwear. Cái cách mà Stussy, Supreme hay Palace đưa skateboarding thành subculture được yêu thích và biết nhiều hơn bằng streetwear. Nhiều người sẽ nhầm rằng #Hypebeast hay #Mainstream là streetwear, không, nó không phải là thời trang – nó không phải là cái bạn đang mặc. Nó chỉ là 1 cụm từ miêu tả nôm na như Lifestyle/ Lối sống hơn. Còn vì sao, mình cũng đã có bài viết rồi.
Nhưng đó là ở Tây, ở Âu, ở Mỹ - còn ở Việt Nam. Sau đây là câu chuyện mình chia sẻ về thời trang đường phố/Streetwear của mình. Nó nhiều hơn chỉ là chữ #Hypebeast mà mọi người lầm tưởng.
1. Thứ mà làm mình đầu tiên bắt đầu để ý tới Streetwear hay rộng hơn là Hiphop (Breakdance/ Choreography) lại là bộ phim của Mỹ về nhảy “ YOU GOT SERVED”. Lúc đó, mạng Internet chưa phổ biến như bây giờ (Còn xài VNN Dial 1269 thì phải), việc tiếp cận những phim ảnh hay hình nước ngoài thực sự khó. Nền tảng Facebook và Instagram thì đang đi học và chuẩn bị bỏ ngang đại học để startup, lúc đó chỉ có Yahoo!M mà thôi.
Mình được coi bộ phim “ YOU GOT SERVED” và ngoài bị thu hút ánh nhìn bởi các điệu nhảy hiphop mà tất nhiên – đó là quần áo. Vì khác biệt văn hóa nên những outfit quần thụng, áo hoodie, áo oversize thực sự để lại cho mình ấn tượng rất nhiều. Có lẽ, hình ảnh đầu tiên về con tê giác, tracksuits adidas bắt đầu vào mắt mình từ lúc đó. Nhưng do hạn hẹp về khả năng tiếp cận thông tin, mình chỉ xem đi xem lại rất nhiều lần và tò mò về trang phục của những người dancer kia.
Sau này, khi mà đã biết nhiều hơn – còn hai bộ phim cũng khá nhiều bạn biết nữa về nhảy/dance. Đó chính là Step-up, series franchise này chắc không xa lạ nhiều nữa nhỉ. Mỗi phần mới ra, mỗi chân trời mới được giới thiệu về nền văn hóa này (Đối với những người xa lạ như mình) và tất nhiên nó tiếp tục cái tính tò mò và tìm hiểu về những gì mà các dancer mặc. (Không biết các bạn có thích Moose giống mình không)
2. Group Viethiphop:
Đây là forum đầu tiên mình tham gia. Thật khó để kiếm một sân chơi và cộng đồng nào tại thời điểm đó trên Internet (Không nhiều và bây giờ). Thú thực thì mình vào vì đầu tiên là kiếm mấy shop bán áo ecko (Vì coi mấy cái phim trên mê quá) và thế là vào đó, mình được anh/chị đi trước “dạy” và truyền bá những kiến thức về thương hiệu đó. Thời điểm đó, để nhận được respect lớn của nguyên cái forum không chỉ là có nhiều món đồ hiếm, real mà phải thật sự biết về nó. Flexin’ hồi đó đ ingang với kiến thức nữa. Thật sự mình vẫn luôn nhớ thời điểm đó cũng góp phần xây dựng “Thời trang đường phố/ Streetwear” trong mình.
3. BIGBANG :
Yeah! Các bạn có thể cười chê mình. Nhưng thời điểm đó – mình không hề nghĩ “Bigbang” là thứ ảnh hưởng tới “Streetwear” của mình. Bigbang là nhóm nhạc Hàn mình thực sự yêu thích. Từ “We belong together” “Lies” “Haru Haru” “Koewokikasete” (Let me hear your voice), với kiến thức hạn hẹp của mình – với tâm lí một fanboys chân chính, mình luôn muốn mặc được như Gdragon, Taeyang. Nên đợt đó hay có mấy shop nhập đồ Taobao, Quảng Châu theo form mà Bigbang hay mặc – thế là mình cũng chạy mua như điếu đổ. Cái khái niệm “khờ dại” nghĩ rằng mua đôi giày >700k auto real đã làm mình cảm thấy như là 1 phần của “Big Bang” vậy.\
Như mình nói, việc theo đuổi hình tượng của 1 ai đó không hề sai. Vì mình đã trải qua, mình xem đi xem lại các MV/ các clip của BigBang để học hỏi cách phối đồ làm sao cho giống T.O.P hay Gdragon nhất (Thực sự là như vậy =)) ). Tâm trí non nớt thời trang lúc đó của mình chỉ muốn được đẹp như Bigbang, nhưng vô hình chung lại tạo cho mình một sự nhìn quần áo và sắp xếp outfit sao cho phù hợp với cơ thể.
Một điểm nữa – mình không biết đó là cảm giác riêng của bản thân hay sao. Nhưng MV của Bigbang không hề lỗi thời – nôm na là giờ là 2020 mình coi 1 MV năm 2009 nhưng vẫn cảm thấy hay. Thời trang của BigBang cũng vậy – Stylist của BB những năm 2013-2015 thực sự đỉnh. Bạn có thể coi “BLUE” hay “CROOKED” – lúc đó mình chưa biết đồ hay items gì. Nhưng các anh nhà đã diện nào SLP, Vivienne Westwood, Versace, RO, Chromeheart, Rafsimon – mà tận gần 5 sau, những thứ trên lại thành trend và xu hướng tại Việt Nam. Có thể lấy được cảm hứng, nhưng để một boyband Hàn làm như vậy – cũng là đi trước thời đại khá lâu.
Việc bám sát Bigbang cũng mang cho mình sự thay đổi về vibe thời trang mà các thành viên mặc. Nếu theo dõi từ đầu, Bigbang theo đuổi là 1 boyband mang vibe hiphop, sau này trở thành mainstream và artist nhiều hơn. Thời trang cũng từ đường phố mà thành highend/luxury hay bespoke nhiều nữa. Nên mình không có gì xấu hổ để nói rằng Bigbang cũng là một phần “Thời trang đường phố” của mình bây giờ.
Và tất nhiên, câu chuyện sau đó hẳn ai cũng biết. Sneaker du nhập vào giới trẻ Việt Nam, Hypebeast blah bloh, giới trẻ nói lên tiền outfit, local brands xuất hiện rất nhiều…tạo nên streetwear Vietnam đa dạng và hỗn loạn… Nhưng ít nhất đối với bản thân mình, Streetwear không phải là #Hypebeast.
VẬY – CÂU CHUYEN CỦA BẠN LÀ GÌ?
instagram streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳解答
một cẩm nang mặc đẹp dành cho tất cả những bạn nam sau mùa dịch ;)
05:37 - Color & Prints
08:47 - Kiểu Dáng
09:29 - Mặc Cả Cành
10:28 - Vintage & Archive
11:38 - Giày Dép
14:33 - Phụ Kiện
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
+84 Urban Community: https://www.facebook.com/groups/826593330813563/
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
instagram streetwear brands 在 Hương Witch Youtube 的最佳貼文
Trời ơiiiiii lần đầu tiên bất ngờ với đồ streetwear của Local brands đỉnh đỉnh quáaaaa luôn ạ. Ahuhuuu đc khai phá văn minh ?
Mua đồ ở Dosi nha các cậu ơiiii: https://dosi-in.com/black-friday/?schannel=huongwitch
✨Tặng các bạn Code “huongwitch” giảm ngay 50K cho hóa đơn từ 500K (Thời hạn sử dụng đến 01.12.2019)
Các sản phẩm trong video:
BAD RABBITS - Rabbit Club Crotop - Black
BAD RABBITS - Rabbit Club Crotop - White
BAD RABBITS - Rabbit Draw C - Mint
BAD RABBITS - Bad Tie Dye - Red
DRIFTOUT - DNA-136 Apro Brear - Black
DRIFTOUT - Techwear Short Pants
PREMI3R - HB Thatbae Ballcap – Grey
MYO - Vớ Bốn Màu
MYO - Vớ Sấm Sét Cam
MYO - Jogger Pants MYO
SLY - Brilliant Backpack Leather
SLY - Brilliant Pants
SLY - Brilliant T-Shirt Navy
SLY - Brilliant T-Shirt Blue
BIRDY BAG - Túi chéo Birdy Bag The Pressure
♥ You are welcome babe~ ♥♥♥
♥ Đừng ngần ngại pm cho Witch / Connect with me:
►Email: [email protected]
►Facebook : https://www.facebook.com/huong.witch
►Instagram: https://www.instagram.com/huong.witch/
►TikTok: hwitch99
► Kênh Youtube trực thuộc hệ thống Schannel Network !
♥ Witch là đứa "hâm hấp" như thế nào? / Fun facts about me:
https://goo.gl/29nHMy
♥ Chuyện "bí mật" của riêng con gái nè / Everything about girl / Girl talks:
https://goo.gl/CeZU2b
♥ Đi chơi khắp nơi tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nào / Let's go with Witch:
https://goo.gl/MBYYCU
♥ Bàn luận, chặt chém tất tần tật các loại mỹ phẩm / Review cosmetics:
https://goo.gl/8PibsV
♥ Mỗi ngày đều đổi thay, hãy biến hoá bản thân với Witch / Makeover with Witch:
https://goo.gl/KtpUZB
#huongwitch
#localbrandvietnam
#streetwearoutfit
#huongwitchunbox
instagram streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的精選貼文
Hơn 100 Năm và vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.. #respect
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.