ƯỚC CHUẨN WISH LÀ?
5 CẤU TRÚC WISH PHỔ BIẾN
“wish” có nghĩa là “ước” hoặc “chúc”. Cấu trúc câu ước “wish” được sử dụng khi muốn diễn tả mong muốn, ước muốn của ai đó trong hiện tại, quá khứ hay tương lai.
1. Cấu trúc WISH ở hiện tại
Cấu trúc với Wish này được dùng để thể hiện mong ước, nguyện vọng không có thật ở hiện tại, giả định điều trái ngược với thực tế hoặc bày tỏ sự tiếc nuối khi không thực hiện điều gì đó. Trong cấu trúc này, động từ “to be” thường được chia là “were”.
S + wish (that) + S + V (past) + O
Eg:
I wish I were a bit taller. (Ước gì tôi cao hơn một chút.)
Tim wishes he didn’t have to sell his car. (Tim ước anh ấy không phải bán chiếc xe của mình.)
Ann wishes that she lived with her parents. (Ann ước rằng cô ấy sống với bố mẹ mình.)
2. Cấu trúc WISH ở quá khứ
Cấu trúc này được dùng để thể hiện mong ước, nguyện vọng không có thật trong quá khứ, bày tỏ sự nuối tiếc hoặc giả định điều trái ngược với điều đã xảy ra trong quá khứ.
S + wish (that) + S + had + V (past participle) + O
Eg:
I wish I hadn’t said that to Andy. (Tôi ước gì tôi đã không nói điều đó với Andy.)
Linh wishes that she had studied harder for the university entrance exam. (Linh ước rằng cô ấy đã học tập chăm chỉ hơn cho kỳ thi tuyển sinh đại học.)
My father wishes that he had been to Italy instead of France 2 years ago. (Bố tôi ước rằng ông đã đến Ý thay vì Pháp cách đây 2 năm.)
3. Cấu trúc WISH ở tương lai
Cấu trúc này được được dùng để thể hiện mong ước, nguyện vọng trong tương lai.
S + wish (that) + S + would/ could + V
Eg:
They wish that gas prices would decline. (Họ mong rằng giá xăng sẽ giảm.)
Jen wishes that she could speak Japanese. (Jen ước rằng cô ấy có thể nói tiếng Nhật.)
I wish he could be more positive when he studies abroad. (Tôi ước anh ấy có thể tích cực hơn khi đi du học.)
Các bạn tham khảo đế sử dụng đúng nhé ^-^
----
Tháng 9 này, cùng IELTS Fighter Find your Fire - thắp đam mê, kệ Covid, học tập nâng cao kiến thức mỗi ngày nha. Các bạn cùng chờ đón cuộc thi Đại sứ IELTS Junior nè, Livestream học tập mỗi tuần và workshop online cho sinh viên siêu thú vị nữa nha. Theo dõi fanpage IELTS Fighter - Chiến binh IELTS để cập nhật thông tin nóng thường xuyên nhé.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「past participle of have」的推薦目錄:
- 關於past participle of have 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的精選貼文
- 關於past participle of have 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的最佳貼文
- 關於past participle of have 在 Trần Trinh Tường Facebook 的精選貼文
- 關於past participle of have 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
- 關於past participle of have 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於past participle of have 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
- 關於past participle of have 在 will + have + the past participle - YouTube 的評價
- 關於past participle of have 在 would + have + the past participle - YouTube 的評價
- 關於past participle of have 在 Why do we use forms of "have" with past participles to form the ... 的評價
past participle of have 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 的最佳貼文
40 MẸO HỌC IELTS SPEAKING CỦA THẦY #SIMON
❌ Càng đọc về sau càng hay!
Trong phần 2 bài thi IELTS Speaking, thí sinh được yêu cầu thuyết trình trong vòng 1 dến 2 phút về một vài chủ đề lấy trong ngữ cảnh xã hội hằng ngày.
Thí sinh sẽ phải dựa vào các câu gợi ý trong phiếu đề thi được phát (như hình minh họa dưới đây) để xây dựng bài nói của mình.
Describe a change that will improve your local area
You should say:
What is the change is
How the change works
What kinds of problems the change will solve
How you feel about the change
Thí sinh có khoảng một phút để chuẩn bị trên giấy nháp được phát, sau đó trình bày phần bài của mình trong vòng 1 đến 2 phút. Tóm lại, thời gian dành cho phần thi thứ 2 sẽ vào khoảng 3 đến 4 phút.
Vậy làm thế nào để chuẩn bị tốt cho phần thi IELTS Speaking Part 2?
- Cách thức hiệu quả nhất chính là luyện tập cùng 1 người bạn của mình hằng ngày. Bạn sẽ có thêm cơ hội trao đổi bằng tiếng Anh về các chủ đề quen thuộc, sau đó cùng trao đổi để tìm ra các vấn đề gặp phải khi phát âm, vấn đề về từ vựng ngữ pháp v.v… Từ đó bạn sẽ tìm ra được điểm yếu của bản thân khi nói để cải thiện đúng không nào?
- Các bạn trong nhóm cũng nên đặt thêm câu hỏi liên quan dến chủ đề được chọn nhằm mở rộng hơn các ý đã có sẵn.
- Bạn cũng nên thu âm và tự chấm điểm bài nói của mình dựa trên các tiêu chí chấm thi hoặc có thể nhờ những người có kinh nghiệm nghe và cho điểm nhận xét.
- Tối đa hóa số điểm của mình bằng cách luyện tập các chủ điểm được ra trong các kỳ thi gần nhất.
TIP cho phần 2 IELTS Speaking
- Bạn cần chú ý sử dụng hợp lý khoảng thời gian chuẩn bị 1 phút để viết lại các từ khóa, ý chính cho chủ điểm của bạn. Nhớ rằng, bạn không bao giờ được viết câu đầy đủ trong thời gian chuẩn bị vì điều đó có thể làm bạn tốn rất nhiều thời gian cũng như làm chậm dòng suy nghĩ của bạn.
- Trong khoảng thời gian nói (1-2 phút), để đạt được điểm cao, bạn nên cố gắng giữ cho tinh thần thật thoải mái. Bạn không cần phải cố lái theo gợi ý trong phiếu đề thi nếu bạn cho rằng các ý tưởng đưa ra không hợp lý. Thay vào đó, các bạn có thể xây dựng bài viết của mình theo cấu trúc: mở bài, thân bài và kết luận.
● Mở bài
Một mở bài mang tính “nghiêm túc” là điều không cần thiết. Bạn vẫn có thể đi thằng vào câu trả lời bằng cách sử dụng các cấu trúc như: I would love to talk about… | I prefer talking about…because…
● Thân bài
Cần chắc chắn rằng trong bài nói của bạn các thì được sử dụng một các đa dạng. Để làm được điều này các bạn nên:
1. Nói thêm về quá khứ:
Để chuyển hướng bài nói về một sự kiện trong quá khứ một cách trôi chảy, các bạn có thể sử dụng các từ như “anyhow” hoặc một số cấu trúc thì quá khứ như:
- Quá khứ đơn giản (Verb –ed)
- Quá thứ tiếp diễn (was/ were + verb-ing): thời này được sử dụng để nói về một hành động xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ
Ví dụ: I was reading book at 8:00 pm yesterday
hoặc khi cần một bối cảnh cho một hành động khác
Ví dụ: The children were playing badminton when I came back.
- Quá khứ hoàn thành
- Động từ khuyết thiếu + have + phân từ hai (ví dụ: could/must/should/might/must + have + known)
- Used to + verb: Nói về một hành động đã từng xảy ra trong quá khứ và hiện tại đã chấm dứt.
- Would + verb: Mô tả một thói quen
2. Mô tả một cách chi tiết:
Bạn có thể bắt đầu bài nói của mình bằng câu: “So let me tell you about (X) in a little more detail.” Từ đó các bạn có thể bắt đầu thỏa thích “khoe khoang” khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp, ngữ đồng vị và thành ngữ. Các bạn nên nhớ, nhìn chung trong phần thi speaking, giám khảo chấm IELTS sẽ đánh giá tất cả các kỹ năng bao gồm: phát âm, ngữ pháp, từ vựng, khả năng trôi chảy, độ mạch lạc của bài nói. Tuy nhiên trong phần 2 này, có hai kỹ năng sẽ được tập trung chấm điểm nhiều nhất, đó chính là độ trôi chảy (fluency) và tính mạc lạc (coherence).
3. Trình bày quan điểm cá nhân:
Sau khi hoàn thành xong nội dung yêu cầu, bạn cũng có thể mở rộng câu trả lời của mình bằng cách nói: “If you ask me/In my view/I would say + (ý kiến về chủ đề được giao)”
4. Bàn về tương lai:
Bạn nên sử dụng ít nhất 3 thì trong bài nói để chúng tỏ bạn có khả năng sử dụng ngữ pháp linh hoạt. Để bàn về tương lai bạn có thể sử dụng cụm: ‘With regards to the future…. Kết hợp với một số cấu trúc thì tương lai như:
+ To be going to Infinitive
+ Will/Won’t Verb infinitive
+ Tương lai hoàn thành: will have + past participle
+ Hiện tại tiếp diễn để nói về lịch cụ thể
● Kết luận
Có hai cách khác để kết thúc “gọn gàng” phần trả lời Part 2:
- Dẫn lại đề bài
- Dẫn lại ý chính, đặc biệt cảm xúc chính qua câu truyện của bạn
Đừng quên sử dụng một số từ báo hiệu phần kết luận như: “So …” “As you can see …” ”To sum up …”
Điều quan trọng nhất là bạn phải luyện tập thường xuyên tại nhà và cố gắng áp dụng chiến thuật này với các chủ đề khác nhau để tăng độ khó và tránh sự nhàm chán.
Nếu các bạn đang cần kế hoạch học Speaking có thể tham khảo ngay Hướng dẫn tự học IELTS Speaking từ 0-7.0 do IELTS Fighter thực hiện nhé.
----------------
Link tải chi tiết: http://bit.ly/2YlmWk9
past participle of have 在 Trần Trinh Tường Facebook 的精選貼文
Tại sao các em không sử dụng được tiếng Anh?
Có phải vì không biết cách sử dụng ngữ pháp?
Ta có từ vựng, ta đã học một vài cấu trúc câu, nhưng vì sao vẫn chưa sử dụng được tiếng Anh một cách thành thạo?
Vậy là do ngữ pháp sao?
Cùng thầy học một bài viết của bạn Đạt để xem chúng ta đã thực sự đọc tiếng Anh đúng chưa nhé!
Chúc các em cuối tuần vui vẻ!
BẠN HỌC NGỮ PHÁP NGƯỢC HẾT RỒI!
THẬT ĐÓ! MÌNH CŨNG VẬY..
Ai từng học Tiếng Anh trong trường phổ thông cũng đều như thế.
Lý do là sao? Lý do là chúng ta học phân tích Tiếng Anh trước khi tiếp xúc với Tiếng Anh đủ nhiều.
Ngược! Quá ngược!!!
Chúng ta đều nói được, dùng được Tiếng Việt đúng ngữ pháp một cách dễ dàng. Đó là bởi chúng ta đã học Tiếng Việt theo cách phù hợp với tiến trình phát triển tự nhiên của ngôn ngữ. Vậy học “thuận tự nhiên” là học như thế nào? Đó là tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ trước, sau đó mới học các quy tắc ngữ pháp sau.
Bạn thử nhớ lại tuổi thơ của tụi mình xem.
Mới đẻ ra, tụi mình có lao đầu ngay vào sách Ngữ Văn lớp 6 không? Ố nô. Tụi mình nghe ba mẹ nói, nghe anh chị nói, nghe cô dì chú bác nói, nghe bà con láng giềng nói. Nói chung là chỉ nghe và nghe thôi. Đến một lúc, nghe đủ, tụi mình bắt đầu bập bẹ nói theo. Rồi tụi mình vẫn tiếp tục nghe Tiếng Việt nhiều hơn. Rồi tụi mình ngày càng sử dụng Tiếng Việt tốt hơn. Đến khi học lên trung học, tụi mình mới bắt đầu học ngữ pháp siêu căn bản. Những kiến thức ngữ pháp này là công cụ để tụi mình xem lại, điều chỉnh lại cách sử dụng Tiếng Việt cho hay hơn. Nhưng nó chỉ là cái đến sau, cái bổ trợ.
Học Tiếng Anh đúng cách cũng tương tự như thế.
Vừa mới chân ướt chân ráo bước vào lãnh địa của Anh Ngữ mà người ta bắt bạn học đống quy tắc này
• You/ We/ They/ Plural subjects + Are + Object
• He/ She/ It/ Singular subjects + Is + Object
• Wh-word + Are + You/ We/ They/ Plural subjects + Object?
• Wh-word + Is + He/ She/ It/ Singular subjects + Object?
• I/ You/ We/ They/ Plural subjects + Verb (I) + (Object)
• He/ She/ It/ Singular subjects + Verb (base form + s/es) + (Object)
rồi bắt bạn ghi nhớ cho hết, thử hỏi bạn có nhớ nổi không? Hay chỉ nhìn qua thôi là đã mất hứng học, tự nguyện suốt đời chỉ nói mỗi Tiếng Việt?
Nói vậy không phải là phủ nhận vai trò của việc học ngữ pháp. Chỉ là, ngữ pháp chỉ có tác dụng khi bạn đã có một lượng Tiếng Anh đủ nhiều tích lũy trong não bộ, thông qua sử dụng Tiếng Anh thực tế. Vậy nên, trước khi học mấy cái quy tắc ngữ pháp rầy rà trên, bạn hãy học Tiếng Anh giao tiếp căn bản, học những từ vựng thông dụng, học những mẫu câu phổ biến nhất. Chính những thứ này sẽ đem lại ngữ pháp tự nhiên nhất, ngữ pháp mà bạn dùng được.
THẾ THÌ NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN NGỮ PHÁP?
(Hiển nhiên là nó cải thiện kĩ năng Tiếng Anh tổng thể của bạn luôn)
1. Học ngữ pháp tình huống với Pimsleur, bạn đã nghe qua chưa?
Pimsleur là phương pháp học ngoại ngữ dựa trên việc nghe chủ động. Xuyên suốt các bài học, người nghe lặp lại các từ, cụm từ được nói bởi người bản ngữ và sau đó tự mình xây dựng nên những cụm từ mới dựa trên những điều đã học.
Nói tóm lại, Pimsleur là một trong những cách tốt nhất để học Tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Bạn có cậu mợ dì dượng nào đang muốn học Tiếng Anh từ đầu thì giới thiệu cho họ bộ này. Đảm bảo năm sau họ lì xì bạn nhiều hơn ngay.
2. Học ngữ pháp với Effortless English
Chắc khỏi phải kể, Effortless English thì nổi tiếng kinh khủng luôn rồi. Còn nếu bạn vẫn chưa biết nó là gì thì search Google ngay đi. Cập nhật tri thức thế kỉ 21 liền đi. Bộ tài liệu này hay ghê gớm lắm! Đại khái là có ông thầy người Mỹ kể những câu chuyện ngớ ngẩn, điên rồ, hài hước. Vừa kể ổng lại vừa bắt bạn trả lời thật nhanh, thật chính xác. Nói chuyện với ổng sáu tháng đến một năm thôi là khả năng chém gió bằng Tiếng Anh tăng lên vèo vèo.
Effortless English còn có những bài tên là Point-of-View Ministory. Nó vẫn là những câu chuyện xàm xí bên trên, nhưng được kể bằng nhiều thì khác nhau, chủ yếu tập trung vào những thì cơ bản nhất (hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn, thỉnh thoảng có hiện tại hoàn thành). Bạn chỉ cần nghe và chú ý đến sự khác biệt giữa các thì, ngữ pháp Tiếng Anh sẽ ngấm vào đầu bạn dần dần.
3. Học ngữ pháp với bộ truyện Oxford Bookworms
Ghi nhớ điều này nha: để học ngữ pháp Tiếng Anh chuẩn nhất, hãy uống nước từ nguồn – học trực tiếp từ người bản xứ. Đọc vào cái đúng thì sẽ viết ra cái đúng. Đọc vào cái sai thì dễ viết ra cái sai.
Oxford Bookworms là bộ truyện do người bản xứ viết, đảm bảo dùng ngôn từ chính xác không chê vào đâu được. Bạn đọc nó càng nhiều, bạn sẽ càng hấp thụ từ vựng và ngữ pháp một cách tự động. Việc của bạn chỉ là thưởng thức. Tiếng Anh của bạn sẽ âm thầm cải thiện, khiến chính bạn bất ngờ.
Simple English cũng ứng dụng bộ truyện Bookworms để dạy Tiếng Anh cho các lớp học. Sách giấy thơm phức, ngửi ghiền lắm các bạn ạ! Học viên nào đọc cũng mê hết. Những bạn không mê thì cũng rất chịu khó đọc (vì nó tốt cho các bạn mà! Học rất vui đấy, nhưng đi học chứ nào phải đi chơi, đúng không nè hihi?). Sau ba tháng nghiền ngẫm Bookworms, các bạn sẽ biết được 1500 đến 2000 từ trong số 3000 từ vựng thông dụng nhất, và nắm được các thì căn bản trong Tiếng Anh (Hiện tại Đơn, Hiện tại Tiếp diễn, Quá khứ Đơn, Tương lai Đơn).
4. Học ngữ pháp với phim Tiếng Anh
Giờ, thay vì coi phim Hàn Quốc có cô gái bị máu trắng hay phim Trung Quốc có hoàng thượng băng hà, bạn thử dành thời gian coi phim của Hô-li-út đi. Le-vồ Tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên vùn vụt luôn á. Coi phim, bạn chắc chắn sẽ học được từ vựng và ngữ pháp từ ngữ cảnh nè. Coi phim, bạn cũng sẽ tăng khả tăng nghe hiểu nè. Coi phim, bạn sẽ biết cách phát âm và nói có ngữ điệu, cũng như biết cách chèn cảm xúc hỉ nộ ái ố vào câu nói luôn nè. Coi phim, bạn còn cảm thấy vui và thư giãn nữa chứ. Học bằng phim dễ và hay đến mức không có lý do nào để từ chối. Vậy nên coi phim nhiều vào các bạn ợ!
5. Học ngữ pháp ngay trong khi học giao tiếp
Simple English cũng có dạy ngữ pháp nhé các bạn. Nhưng ngữ pháp này không phải là kiểu ngữ pháp khó hiểu, đánh đố, với nhiều thuật ngữ cao siêu như mấy công thức đáng sợ ở đầu bài này. Ngữ pháp ở đây là ngữ pháp ĐI VÀO ĐỜI SỐNG. Mỗi khi bạn học một bài giao tiếp, một đoạn đối thoại, giáo viên sẽ chỉ ra những điểm ngữ pháp quan trọng có ở trong bài. Bạn sẽ hiểu nó ngay trên thực tế, và bạn sẽ có thể tự mình đặt câu với nó mà không thông qua các phương trình hàn lâm.
Ví dụ, đây là cấu trúc câu nghi vấn của thì Hiện tại Hoàn thành:
Have / Has + Subject + Verb (past participle) / Verb (base form + ed) + (Object) ?
Thay vì học công thức trên (và mỗi lần muốn nói, phải suy nghĩ lắp ghép rất mệt), chúng ta học ngay mẫu câu “Have you heard about…?” trong bài. Chúng ta hiểu “Have you heard about…?” là “Bạn đã nghe về … chưa?” Rồi chúng ta cùng đặt thật nhiều ví dụ với câu này.
“Have you heard about Tuấn’s new girlfriend?”
“Have you heard about Donald Trump?”
“Have you heard about Simple English?”
Về sau, mỗi lần cần hỏi ai đó rằng họ đã nghe về điều gì chưa, tự động cấu trúc này sẽ hiện ra trong đầu bạn.
Chúng ta đã từng học ngữ pháp theo cách rất khô khan, nhàm chán, và không hữu dụng. Chứ thật ra ngữ pháp chỉ đơn giản vậy thôi, bạn ạ. Đơn giản nên dễ bắt đầu. Đơn giản nên dễ tiếp thu. Đơn giản nên dễ thực hiện mỗi ngày. Sự hiệu quả nằm ở những điều đơn giản.
Hãy đến với Simple English để học ngữ pháp theo cách đơn giản nhất nhé.
Đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ: https://bit.ly/2vSbleF
-Đỗ Thành Đạt-
______________________
Simple English - Học tiếng Anh theo cách đơn giản nhất
Hotline: 0971.500.765 - 0961.821.261 (các bạn gọi trong khoảng 9:00 - 20:00 nha)
past participle of have 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的精選貼文
past participle of have 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
past participle of have 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
past participle of have 在 Why do we use forms of "have" with past participles to form the ... 的推薦與評價
We use has, had, or have with a past participle to form the present perfect. This contrasts with our use of a single verb for the present ... ... <看更多>
past participle of have 在 will + have + the past participle - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>