Một góc nhìn. Nên đọc
Một góc nhìn khác về vụ án CDC Hà Nội.
Mình không thích kiểu “phù thịnh, không phù suy”, nên quý tấm lòng và sự dũng cảm đối mặt của người viết bài này. Bởi lúc sa cơ thì giá trị của sự chia sẻ nhân lên bội phần. Yêu mến chị hơn sau bài viết, Dế Mèn ạ!
“Ngày 27/5/21 tại phiên họp thứ 56, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt câu hỏi, nhà nước có trách nhiệm gì trong việc này khi không có hướng dẫn, không nói trường hợp nào cấp bách được chỉ định thầu?
Từ khi xảy ra vụ án của CDC HN đến nay, nhiều đơn vị trên toàn quốc sợ mua sắm, kể cả mua sắm trang thiết bị rất thiết yếu chống dịch. Tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội ngày 27/5/202, CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã Phát biểu “Bây giờ dịch giã thế này, năng lực xét nghiệm thấp, nhưng chỗ nào cũng sợ mua sắm, sợ sai. Đó là thực tế chúng ta cần nhìn thẳng. Đừng để "vừa mất tiền, vừa mất người". Mất người lúc này là mất toàn đội ngũ tinh hoa, toàn các GS, TS, thầy thuốc nhân dân…"
—————————-
VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU XẢY RA TẠI CDC HÀ NỘI: Vì sao mình đã gửi đơn xin khoan hồng giảm án cho bị cáo?
Khi mình gửi đơn, mình hiểu đồng nghiệp phạm tội trong bối cảnh nào nên đã gửi đơn xin khoan hồng giảm án. Mình cũng hiểu một khi được coi là “án điểm” thì cơ hội giảm án gần như bằng không nhưng mình vẫn gửi đơn, để bị cáo hiểu rằng vẫn có những đồng nghiệp xa nhưng vẫn hiểu và đồng hành, để anh ấy có thêm động lực vượt qua cơn hoạn nạn này.
Bài dài, bạn quan tâm thì đọc để hiểu vì sao nhiều đồng nghiệp xa gần đã cảm thấy quá xót xa và đã viết đơn xin khoan hồng cho bị cáo, bất chấp nguy cơ bị chửi cho sấp mặt. Hãy kiên nhẫn đọc hết rồi chửi tiếp cũng chưa muộn.
Ý kiến của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) tại phiên toàn phúc thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hà Nội.
Hà Nội ngày 24/6/2021
Kính thưa Hội đồng xét xử.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (gọi tắt là CDC Hà Nội) là bị hại trong vụ án. Sau khi tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm do Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử từ ngày 10 – 12/12/2020, chúng tôi đã lắng nghe toàn bộ quá trình xét hỏi, quá trình tranh luận tại phiên tòa và CDC đã nhận được bản án sơ thẩm. Chúng tôi nhận thấy bản án đã tuyên cho các bị cáo vẫn còn quá nặng nề nên ngày 23/12/20 CDC đã có đơn gửi Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xin Quý tòa xem xét tiếp tục giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo của CDC vì 5 lý do sau:
1. Về lịch sử công tác mua sắm công tại HN:
Trước khi có dịch Covid-19, việc mua sắm, trang bị máy móc, trang thiết bị YT, các loại vật tư, sinh phẩm… phục vụ cho hoạt động phòng chống dịch cũng như hoạt động chuyên môn của đơn vị đều qua Trung tâm tư vấn đấu thầu và mua sắm tập trung của Thành phố thực hiện, CDC Hà Nội chỉ có trách nhiệm đề xuất danh mục, sau đó được nhận máy móc, vật tư…về sử dụng
Một số mặt hàng thông thường không trong danh mục mua sắm tập trung thì cũng do Sở Y tế thẩm định KH lựa chọn nhà thầu nên CDC HN hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc mua sắm máy móc, trang thiết bị y tế.
Từ khi có dịch CV-19 bùng phát, CDC HN ngoài nhiệm vụ chống dịch, còn được Sở Y tế giao nhiệm vụ mua sắm vật tư đáp ứng chống dịch, đây là 1 nhiệm vụ mà nhiều CDC các tỉnh đều cho rằng quá sức với 1 đơn vị chuyên môn trong lúc dịch bùng phát.
CDC Hà Nội là đơn vị phải trực tiếp tham mưu và triển khai các biện pháp chuyên môn chống dịch. CV-19 là 1 loại dịch mới nổi, nguy hiểm chưa có trong tiền lệ nên áp lực chuyên môn chống dịch rất lớn lại thêm việc mua sắm nên nhiệm vụ lại càng nặng nề hơn.
2. Bối cảnh phạm tội của các bị cáo của CDC HN
Chúng ta cùng nhìn lại thời điểm quý 1/năm 2020 (thời điểm phạm tội của các bị cáo), dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi đó, mỗi ngày trung bình có 2000 -2500 người từ các nước có dịch nhập cảnh về Hà Nội, nên nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan ra cộng đồng tại Hà Nội rất lớn. Tâm lý người dân vô cùng hoang mang, lo lắng về dịch.
Chiến lược chống dịch của Hà Nội lúc đó là XÉT NGHIỆM, TRUY VẾT, CÁCH LY, KHOANH VÙNG. Và chiến lược này vẫn còn giá trị cho đến tận bây giờ. Trước khi các bị cáo mua dàn máy XN RT, CDC HN chỉ có 1 dàn máy XN RT, nếu máy chạy liên tục 24h/ngày và ko trục trặc thì chỉ đạt công suất tối đa 250 mẫu/ ngày.
Trước sức ép phải khống chế dịch, UBND TP và Sở Y tế Hà Nội, chỉ đạo CDC Hà Nội đã tập trung nguồn lực hiện có đáp ứng chống dịch, nâng công suất xét nghiệm từ 250 lên 2000 – 3000 mẫu/ngày. Do đó YC cấp thiết phải bổ sung máy xét nghiệm, hóa chất, vật tư, trang bị phòng hộ...;
Tuy nhiên, ngay từ khi có thông tin dịch bùng phát, các loại hàng hóa phục vụ chống dịch trở nên khan hiếm do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Các đơn vị, người dân đổ xô đi mua hàng tạo ra một thị trường hỗn loạn, mất kiểm soát. ở giai đoạn đó 1 hộp KT từ 50 k mà có người phải mua 350k. Các thông tin về giá khá mù mờ, giá chủ yếu do người bán cung cấp. Lúc đó chưa có kênh thông tin chính thức nào từ BYT và các Bộ ngành khác công khai về giá máy móc, TTB và các loại mặt hàng phục vụ chống dịch. Đây chính là lỗ hổng trong QL của các cơ quan chức năng dẫn tới việc giá cả trăm hoa đua nở, mỗi nơi mua 1 giá, mỗi ngày 1 giá. Có lẽ để khắc phục các bất cập này, mãi tới 9/9/20 Cổng thông tin công khai giá TTB YT của BYT mới được khai trương, các thông tin về giá hàng hóa còn rất thiếu và dần mới được cập nhật.
Trong bối cảnh đó, bị cáo Nguyễn Nhật Cảm do áp lực phải lắp đặt ngay hệ thống máy XN trong khi không có bất kể thông tin nào về giá nên đã liên lạc với các nhà thầu để yêu cầu báo giá máy xét nghiệm . Máy XN ko phải là hàng hóa thông thường nên rất khó để biết giá trị thực là bao nhiêu. Chính việc người đi mua thiếu thông tin mà các nhà thầu đã mua bán lòng vòng nhằm nâng giá bán cho CDC Hà Nội mới là Bản chất của vụ án, là yếu tố có tính chất quyết định gây ra hậu quả thiệt hại cho Nhà nước, cho CDC và là khởi nguồn dẫn đến việc phạm tội và đưa các bị cáo của CDC vào vòng lao lý.
Ngày 27/5/21 tại phiên họp thứ 56, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt câu hỏi, nhà nước có trách nhiệm gì trong việc này khi không có hướng dẫn, không nói trường hợp nào cấp bách được chỉ định thầu?
Từ khi xảy ra vụ án của CDC HN đến nay, nhiều đơn vị trên toàn quốc sợ mua sắm, kể cả mua sắm trang thiết bị rất thiết yếu chống dịch. Tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội ngày 27/5/202, CT Quốc hội Vương Đình Huệ đã Phát biểu “Bây giờ dịch giã thế này, năng lực xét nghiệm thấp, nhưng chỗ nào cũng sợ mua sắm, sợ sai. Đó là thực tế chúng ta cần nhìn thẳng. Đừng để "vừa mất tiền, vừa mất người". Mất người lúc này là mất toàn đội ngũ tinh hoa, toàn các GS, TS, thầy thuốc nhân dân…"
Đặt ngược lại, nếu lúc đó các bị cáo CDC HN cứ theo đúng trình tự thủ tục mà chậm mua máy XN thì liệu rằng chỉ sau hơn 1 tháng có thể ngăn được làn sóng dịch từ châu âu và Mỹ tràn về HN hay không? Là Người bác sĩ, khi đứng trước tính mạng của người bệnh, hay đứng trước sự nguy nan tới sức khỏe của cả cộng đồng như trong đại dịch CV-19 thì việc đầu tiên phải hành động để cứu người. Mọi sự so đo của bản thân CBYT sẽ làm mất đi cơ hội vàng. Những quy trình, quy định cứng nhắc trong xử trí các tình huống khẩn cấp có thể bảo vệ CBYT nhưng sẽ làm chết người dân.
3. Động cơ phạm tội của các bị cáo thuộc CDC HN
Thưa hội đồng xét xử, 3/6 bị cáo của CDC là BS. Chọn nghề BS, bắt buộc chúng luôn phải học, nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức mới đáp ứng đc nhiệm vụ chuyên môn. Nên với việc học 1 lớp nghiệp vụ đấu thầu diễn ra trg 3 ngày chắc chắn 3 bị cáo ko thể hiểu biết thấu đáo, đầy đủ các quy định, trình tự pháp luật của đấu thầu, cũng không ý thức được mức độ nghiêm trọng của sai phạm mà mình gây ra.
Trong quá trình thực hiện, Tất cả các bị cáo đều chỉ với mong muốn nhanh chóng có được máy XN phục vụ chống dịch. Các thông tin đối chất tại tòa đã cho thấy nhiều BC không hề có động cơ, mục đích trục lợi. Các nhà thầu cũng đã công nhận điều đó tại tòa và đã chủ động khắc phục hậu quả nên không còn thiệt hại về kinh tế cho CDC. Chính vì vậy CDC Hà Nội kính đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét cho các bị cáo là cán bộ CDC Hà Nội không phải chịu các tình tiết tăng nặng và tiếp tục được hưởng chính sách khoan hồng. Hai bị cáo Thư và Tuấn đã được Tòa tuyên án 36 tháng cho hưởng án treo. Kính mong HĐXX tiếp tục xem xét giảm án cho 4 bị cáo còn lại là Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Ngọc Quỳnh và Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Vũ Hà Thanh bởi thực chất các bị cáo CDC chỉ là nạn nhân của quá trình mua bán lòng vòng, chứ CDC không nâng giá để trục lợi.
4. Đóng góp của các bị cáo trong công tác chống dịch
Kể từ năm 2020 đến nay, HN đã trải qua 4 đợt dịch Covid-19. Mặc dù là địa phương có nguy cơ rất cao do lưu lượng người đến – đi đông nhưng tất cả các làn sóng, các ổ dịch đã nhanh chóng được kiểm soát nhờ việc điều tra, xét nghiệm phát hiện, truy vết, khoanh vùng xử lý kịp thời.
Tính riêng KQXN bằng kỹ thuật Real time RT-PCR. Năm 2020, CDC HN Lấy mẫu và xét nghiệm 111.990 lượt người, từ 1/1 – 22/6 năm 2021 là 200.652 mẫu. Chỉ tính riêng làn sóng dịch thứ 4 từ 27/4 đến nay, CDC HN đã xét nghiệm trên 110.655 mẫu (cho người dân Hà nội 99.339 mẫu, XN hỗ trợ Tỉnh bắc Giang trên 11.316 mẫu) bằng kỹ thuật Real time RT-PCR. Nhờ đó Các ổ dịch lớn như Trúc Bạch – Ba Đình, Bệnh viện Bạch Mai, Hạ Lôi – Mê Linh, Thường Tín, Đông Anh, Công ty T & T nhanh chóng được khống chế.
Việc đề xuất, mua bổ sung máy móc, trang thiết bị, vật tư kịp thời đã giúp CDC Hà Nội triển khai tốt công tác khống chế dịch trên địa bàn Thành phố, trong đó có đóng góp quan trọng của các bị cáo. Hiện tại Hệ thống RT-PCR và máy tách chiết ARN/ADN vẫn đang hoạt động tốt phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Kết quả chống dịch hiệu quả đó đã góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đem lại sự bình an cho người dân Thủ đô.
5. Nhân thân của các bị cáo
Thưa HĐ xét xử.
3/4 BC có đơn xin giảm án hôm nay (BC Cảm, Dung, Quỳnh) là các BS có trình độ chuyên môn cao. Đào tạo 1 BS mất 6 năm dài hơn hẳn các ngành khác, Quy đổi cả thời gian SV Y phải trực đêm ở BV thì tương đương 8 năm. nhưng ra trường chỉ là 1 BS tập sự. Để có 1 BS có kinh nghiệm, năng lực công tác đòi hỏi phải đào tạo rất nhiều chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc thực tiễn và cả đời ko ngừng đọc TL để cập nhật kiến thức, nếu không sẽ thành 1 BS tụt hậu và yếu kém chuyên môn.
- Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm là người trưởng thành từ khoa PC bệnh truyền nhiễm, là PGS, Tiến sỹ-BS; là nhà Khoa học, là giảng viên của các trường Đại học y tế. BC có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch và thường xuyên trực tiếp xuống chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại thực địa, đặc biệt là những ổ dịch mới và phức tạp. Năm 2003, BC là người trực tiếp tham gia chống Sars xảy ra tại BV Việt Pháp, sau đó là các vụ dịch lớn như dịch tả, SXH, Cúm AH1N1, sởi. Và năm 2020 là Sars Cov-2. Trong suốt quá trình chống dịch Covid-19, bị cáo không quản ngày đêm, luôn sát cánh cùng các Đội chống dịch cơ động sẵn sàng lên đường vào ổ dịch. Suốt gần 4 tháng chống dịch trước khi bị bắt, bị cáo ngày đêm có mặt tại CQ và địa địa bàn.
Trong quá trình công tác, từ 2010 -2019 ông Nguyễn Nhật Cảm đã 05 lần được Bộ Y tế và 2 lần của UBND thành phố tặng bằng khen của vì có thành tích xuất sắc trong công tác y tế dự phòng và PC dịch.
- BC Nguyễn Thị Kim Dung, trình độ Th.s, BS có nhiều năm công tác trong lĩnh vực PC HIV/AIDS, mới được chuyển về phòng Tổ chức Hành chính từ tháng 6/2019 và bổ nhiệm Trưởng phòng TCHC tháng 10/2019, được 3 tháng trước khi dịch Covid 19 xuất hiện, mới bổ nhiệm Phó CT HĐ mua sắm trong vụ dịch. Trong quá trình công tác BS Nguyễn Thị Kim Dung đã 05 lần được BYT, ỦBNDTP Hà Nội tặng bằng khen. Đại dịch HIV/AIDS từ chỗ là bệnh dịch nguy hiểm, chết người đến nay đã được khống chế và mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 đã ngay trước mắt. Có được thành quả trg PC HIV/AIDS như vậy như vậy là nhờ những đóng góp không nhỏ của những người như BS NTK Dung. Trong vụ án này BC Dung ko có bất kỳ động cơ, mục đichs xấu, ko vụ lợi và không hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào dù nhỏ. Xét những đóng góp của gia đình và bản thân bị cáo Dung tại địa phương, nhất là trong công tác thiện nguyện giúp đỡ các cháu học sinh, người già neo đơn nên ngà 30/01/2021 Chi Bộ và bà con Tổ dân phố 26 Phường Trung Hòa - Quận Cầu giấy cũng đã gửi Đơn đến Toà mong được xem xét giảm án cho BC Dung.
- BC Nguyễn Ngọc Quỳnh trình độ TS, BS, có nhiều năm làm chuyên môn tại khoa PC Bệnh truyền nhiễm, trực tiếp tham gia chống dịch. Trong quá trình 15 nămcông tác, BC Nguyễn Ngọc Quỳnh luônđược đánh giá hoàn thành tốt/xuất sắc nhiệm vụ, 8 năm liền được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở ; 2 năm danh hiệu người tốt, việc tốt cấp ngành ; 2 lần được UBND TP được tặng bằng khen vì đã có thành tích trong công tác PC dịch. TS.BS Quỳnh cũng là người tích cực tham gia nghiên cứu KH, tham gia đề tài cấp nhà nước, thư ký 2 đề tài cấp Thành phố, chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài cấp cơ sở. BC Quỳnh đã công bố trên 20 công trình nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí uy tín trong nước và Quốc tế. Kết quả của các đề tài đã được ứng dụng tại đơn vị và trên địa bàn thành phố góp phần không nhỏ cải thiện và nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh.
Ngay cả ở làn sóng dịch thứ 4 này, mặc dù án tù vẫn đang trên đầu, nhưng cả 2 bị cáo Quỳnh và Dung vẫn 1 mực báo cáo BGD xin tham gia chống dịch trực đêm, chia xẻ bớt nỗi vất vả với đồng nghiệp của CDC HN.
- BC Nguyễn Vũ Hà Thanh, trình độ Th.s kinh tế, làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng (nay là CDC Hà Nội) từ năm 2013. Trong quá trình công tác bc Nguyễn Vũ Hà Thành được đánh giá luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị.
Kính thưa HĐXX
Đã chọn nghề Bác sĩ, hầu hết họ chọn các chuyên khoa Lâm sàng chứ ko mấy người chọn hệ Y tế dự phòng bởi công việc vất vả, làm việc ko có giờ giấc, nhiều người ban đầu đi theo hệ YTDP nhg sau không trụ lại được mà phải học để chuyển ngạch. Lực lượng BS y tế dự phòng vốn đã rất mỏng thì nay CDC Hà Nội lại mất thêm các cán bộ có trình độ CM cao và kinh nghiệm dày dặn trong PC dịch nên đay là tổn thất lớn. Nếu dịch bệnh bùng phát tại Hà Nội việc triển khai chống dịch trên địa bàn thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới và Việt Nam cũng như tại Hà Nội. Dịch CV19 chưa xong thì dịch Sốt XH đang ập tới. Chúng ta cũng đã chứng kiến mỗi năm HN có hàng chục nghìn người ở HN bị SXH và nhiều người tử vong, rồi những vụ dịch lớn như dịch sởi 2014 đã cướp sinh mạng của nhiều trẻ nhỏ. Dịch chồng dịch cứ luôn đè nặng lên vai các trung tâm CDC và các CBYT dự phòng.
Do vậy, ngày 15/6/21: 346 viên chức người lao động của CDC Hà nội đã ký vào đơn thiết tha đề nghị Tòa án ND cấp cao, VKSNDCC tại HN xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo của CDC HN.
- Sở y tế HN là cơ quan chủ quản của CDC, Công đoàn ngành Y tế HN cũng đã có công văn gửi Toà án và viện VKSNDCC tại HN xin khoan hồng cho các bị cáo CDC HN vào Ngày 16/6 và 05/01/2021
Viện đào tạo YHDP và YTCC – Trường ĐHY HN (nơi bị cáo Cảm, Quỳnh tham gia giảng dạy) công văn gửi Quý Tòa và Viện xem xét những đóng góp của bị cáo ngày 22/12/2020.
- Ngoài ra Hội Y học dự phòng Việt Nam; 18 CDC các tỉnh phía bắc (Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Ninh, Thái Nguyên Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang); các Trung tâm Y tế quận huyện trên địa bàn HN, nơi mà CDC hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ y tế dự phòng đã có công văn gửi Quý Tòa và Viện xin giảm án cho các bị cáo CDC Hà Nội. Kính mong HĐXX xem xét
6. Kết luận
Từ tất cả các lý do đã trình bày ở trên: Bối cảnh phạm tội trong tình hình cấp bách chống dịch, động cơ phạm tội CDC là nhanh có máy XN đáp ứng nhu cầu chuyên môn; lỗ hổng của cơ quan quản lý nhà nước về QL giá cả TTB; Thiệt hại về kinh tế đã được khắc phục. Các BC có nhân thân tốt, có trình độ CM cao, có nhiều thành tích trong YTDP và PC dịch. Nên CDC kính mong HĐXX tiếp tục xem xét giảm án cho 4 bị cáo còn lại là Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Ngọc Quỳnh và Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Vũ Hà Thanh.
Với riêng 2 BC Dung và Quỳnh: mức án 6 năm tù cho bị cáo Nguyễn Thị Kim Dung và 5 năm tù cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quỳnh mà án sơ thẩm đã tuyên, CDC Hà Nội nhận thấy mức án này là quá nặng vì BC Dung, BC Quỳnh, Hoàn toàn ko biết về quá trình đám phán mua bán, chỉ thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ và mệnh lệnh hành chính của cấp trên. 2 bị cáo không có bất kỳ động cơ, mục đích xấu, không vụ lợi và không được hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào.
Bị cáo Dung, Quỳnh có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình có công với cách mạng, không có tình tiết tăng nặng. Đặc biệt bị cáo Dung, Quỳnh là cán bộ làm công tác chuyên môn Y khoa có trình độ cao, có nhiều cống hiến đối với hoạt động kiểm soát bệnh tật nhất là trong thời gian dịch covid xảy ra, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen nên nếu được hưởng hình phạt cải tạo ngoài xã hội sẽ tiếp tục được cống hiến cho xã hội và tiếp tục đóng góp công sức cho phòng chống dịch Covid-19 cũng như dịch bệnh khác. Mặt khác, bị cáo Dung, Quỳnh có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ già yếu, các con đang tuổi trưởng thành, rất cần sự chăm sóc, dưỡng dục của bố, mẹ. Nếu bị cáo bị phạt tù thì rất có thể các con sẽ suy sụp về tinh thần, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống trong tương lai của các cháu.
Vì vậy, Trung tâm CDC Hà Nội – bị hại trong vụ án viết đơn này kính đề nghị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét để giảm án cho các bị cáo là cán bộ CDC Hà Nội; xem xét cho bị cáo Dung, Quỳnh được hưởng mức án cải tạo ngoài xã hội để được tiếp tục cống hiến chuyên môn Y học, lấy công chuộc tội nhằm đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật nhưng vẫn thể hiện được tính nhân văn, khoan hồng của Đảng và Nhà nước cũng như tránh tình trạng cán bộ y tế quá sợ hãi sẽ không dám đem hết tâm huyết của mình để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là những người phải đảm bảo hậu cần cho công tác chống dịch.
ĐẠI DIỆN CDC HÀ NỘI
PHÓ GIÁM ĐỐC
Lã Thị Lan
rt pcr hiv 在 國家衛生研究院-論壇 Facebook 的最佳貼文
➥【感染新冠肺炎後出現帕金森氏症的病例報告】:過去曾有病毒感染後(如influenza A、Epstein-Barr virus、varicella zoster、hepatitis C virus、 HIV、Japanese encephalitis virus 或West Nile virus)出現帕金森氏症的病例報告。
■此文作者觀察到新冠肺炎患者也有類似的現象。
45歲阿什肯納茲猶太裔男性高血壓、氣喘患者,在從以色列回美國後兩天,出現嗅覺喪失,六天後確診SARS-CoV-2感染。在三個星期的住院隔離期間,患者手寫筆跡出現改變、字體變小且不易辨認。出院回家後症狀持續且惡化,因此在確診新冠肺炎2個月後住進神經科病房。
患者出現帕金森氏症相關症狀,如阻力分段式僵直、缺乏表情的面具臉、動作徐緩等,依世界動作障礙學會巴金森病綜合評量標準,被診斷為帕金森氏症可能病例。
在實驗室檢查部分,例行性血液檢查正常,腦脊髓液中白血球每毫升為6顆(83%為單核球)、葡萄糖(62 mg/dL)及蛋白質含量 (43 mg/dL)正常。
血清anti-SARS-CoV-2 IgG檢測為陽性,但腦脊髓液未能測到前述抗體,使用real-time RT-PCR也未能在腦脊髓液中偵測到SARS-CoV-2基因。在帕金森氏症檢驗部分,血清及腦脊髓液未檢驗出常見的神經元抗體 (GABA type B receptors、NMDA receptors、CASPR2、AMPA receptor type 1、AMPA receptor type 2及LGI1抗體),腦部電腦斷層、核磁共振、腦波檢查都正常。
正子掃描發現兩側殼核(putamen) 的¹⁸F-fluorodopa吸收率下降,左尾狀核(caudate)的¹⁸F-fluorodopa吸收率也稍微下降。LRRK2及GBA基因並未出現突變,次世代全基因定序也未檢出已知的帕金森氏症相關基因存在。
嗅覺喪失常常發生於帕金森氏症疾病的早期,目前被認為和嗅覺系統免疫化有關。帕金森氏患者脊髓液中檢出的季節性冠狀病毒抗體反應也較健康人高。
嗅覺喪失是COVID-19常見的症狀,SARS-CoV-2有可能經由嗅覺途徑進入中樞神經系統。此患者在SARS-CoV-2感染後出現帕金森氏症,兩者間的相關性... 完整轉譯文章,詳連結:http://forum.nhri.org.tw/covid19/virus/j_translate/j2116/ ( 財團法人國家衛生研究院 吳綺容醫師摘要整理)
📋 The Lancet - 2020-10-01
A case of probable Parkinson's disease after SARS-CoV-2 infection
■ Author:Mikhal E Cohen, Roni Eichel, Bettina Steiner-Birmanns, et al.
■ Link:https://www.thelancet.com/journals/laneur/article/PIIS1474-4422(20)30305-7/fulltext
〈 國家衛生研究院-論壇 〉
➥ COVID-19學術資源-轉譯文章 - 2020/11/03
衛生福利部
疾病管制署 - 1922防疫達人
疾病管制署
rt pcr hiv 在 健吾 Facebook 的最佳貼文
細個果陣,A level bio 鄒sir 教 DNA RNA 果陣大半班瞓咗,我就仲剩返少少,先睇得明。
實實在在想想自己讀書時學過什麼,應是面對往後日子重要的事。
有人因為我早前就有關全民測試帖文,向民政署作出投訴,說我發佈「假新聞」。
首先,我不是傳媒工作者,亦沒有經營媒體;說我是發佈新聞,實在貽笑大方。如果投訴人不懂怎樣分辯News, Facts及Opinion,請收聽上星期日《903國民教育》的重溫。
我在電郵中,花了一些時間向民政專員講解《個人資料私隱條例》在保障生物資料如何薄弱。翌日,我看見政府公佈了計劃詳情,當中提及測試相關的私隱問題。而我便將以下的生物學概念,用英文在電郵中向民政專員詳細闡述一次。
#武漢肺炎 的測試叫「核酸檢測」,是因為你身體的DNA、RNA及病毒的RNA都是nucleic acids,即是中文「核酸」。
特區港府在其「全民測試」網站中提到關於DNA樣本的問題,「抽取樣本及檢測病毒核糖核酸(RNA)的過程會涉及測試者的細胞及其中的核糖核酸(RNA)⋯⋯因此檢測過程不會收集到任何關於測試者的脫氧核糖核酸(DNA)資料。」
以我僅餘有限的預科生物學知識,都察覺到看見當中的問題。假如你不懂又或者忘記了生物堂教授過的細胞知識,Google 一下吧。
雙鏈的DNA 是會經過 RNA Polymerase 產生單鏈pre-mRNA(信使核糖核酸)。而經過完整的Transcription (轉錄)過程後就會產生 mature mRNA。而mRNA 會被 rRNA+protein 的 Ribosome 做Translation,而tRNA就會將 mRNA 鏈中的RNA排序,帶着相對的Amino Acid 往Ribosome去,從而製造一條peptide chain 出來。而條chain 再加長下去,就是protein了。
如果都是不明白,可以參考這條2分鐘短片 https://www.youtube.com/watch?v=1THyMOk3WU0
於1970年,科學家 David Baltimore 及 Howard Temin 發現RNA病毒的酶(酵素)能夠在受感染的細胞「反轉錄」成互補DNA (cDNA) ,推翻當時生物學中心法則(Central Dogma)。該發現令他們獲得1975年諾貝爾醫學獎,並改變了生物醫學的研究方向。現在的HIV抑制藥物,就是基於該發現而研發出來。
亦即是說, RNA 是可以被反轉錄成cDNA,即是一段反映特定時間「已呈現」的DNA。Reverse Transcription 更亦是時時刻刻在身體中出現,是細胞複制DNA維持健康的過程。更甚的是,Reverse Transcription ( 反轉錄)已經是很商業化的實驗,Google 一下便看到會提供相關服務的公司多不勝數。
就算「全民測試」的試劑只牽涉到測試者RNA,現時亦可以透過Reverse Transcription收集到DNA資料,更不要說FAQ中說測試會涉及細胞、細胞、細胞(因為很重要所以要講三次)了。
武漢肺炎的冠狀病毒,是RNA病毒。如果用測試劑可以只留下樣本的病毒RNA,那當然無須過份擔心。但不幸的是,暫時應該未有大廠能夠做到只提取RNA病毒的試劑 。 所以一牽涉試劑,都會是抽取RNA,不管是人、是動物抑或病毒,都是一樣。
至於如果不用抽取RNA,但仍然沿用RT-PCR 的方法去驗一個人是否確診是否可行?答案是可以的。有韓國醫學科技公司研發了不用抽取RNA都可以化驗到武肺病毒在「反轉錄」的技術(http://www.seegene.com/…/complete_solution_for_the_covid_19…)。 醫學文獻更顯示測試的效率亦有80% (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7204723/)。瑞典亦有公司提供相關服務( https://www.reiniuslab.com/Home )。
既然有更加尊重私隱減少疑慮的技術,為何林鄭港府都不用,偏偏受到港人質疑要用中國技術?這個,就留待你解答了。
rt pcr hiv 在 為什麼HIV-RTPCR測病毒量不是愛滋病確認診斷的黃金標準... 的推薦與評價
為什麼HIV-RTPCR測病毒量不是愛滋病確認診斷的黃金標準任何檢測都不是百分之一百。也就是100%。就像我們在檢驗親子鑑定也是一樣, ... ... <看更多>