#ApplyExperience Cô gái Bắc Giang giành ba học bổng toàn phần tại châu Âu
Xuất phát chỉ với tấm bằng cử nhân loại khá cùng 6.0 IELTS, Khánh Huyền dành hai năm cải thiện hồ sơ và chinh phục ba học bổng thạc sĩ toàn phần.
Cuối tháng 8, Nguyễn Thị Khánh Huyền, 25 tuổi, cựu sinh viên Đại học Y tế công cộng, dồn toàn bộ thời gian để hoàn thành các dự án, công việc còn dang dở. Chưa đầy hai tuần nữa, Huyền sẽ đến Đại học Antwerp, Bỉ, để học chương trình thạc sĩ ngành Dịch tễ học theo học bổng VLIR-UOS trị giá hơn 43.600 euro (gần 1,2 tỷ đồng). Ngoài ra, cô gái quê Bắc Giang còn giành hai học bổng toàn phần khác, trong đó có Erasmus Mundus, một trong những học bổng danh giá nhất châu Âu.
Mùa hè năm 2018, Huyền tốt nghiệp đại học, bắt đầu làm việc cho một viện nghiên cứu. Hiểu hơn về ngành học, công việc của mình, lại được truyền cảm hứng từ nhiều anh chị và những câu chuyện "du học 0đ", Huyền bắt đầu tự hỏi làm thế nào để có cơ hội trải nghiệm học tập ở một đất nước phát triển.
"Tài sản" của Huyền chỉ là tấm bằng cử nhân loại khá, chứng chỉ IELTS 6.0 cùng một vài hoạt động tình nguyện, thành tích trong trường. Nhận thấy hồ sơ không có gì nổi bật, gần như thiếu toàn bộ yếu tố cần và đủ để chinh phục một học bổng danh giá, cô bắt đầu hành trình "tìm đường du học" ở tuổi 22.
Hiểu gia đình và bản thân không đủ khả năng chi trả du học tự túc, Huyền xác định chỉ đi khi giành học bổng toàn phần. Sau khi nghiên cứu yêu cầu của nhiều loại học bổng, cô đặt mục tiêu đạt thành tích trong nghiên cứu, tham dự các hội thảo và khóa học tại nước ngoài trong hai năm tới.
Tại viện nghiên cứu, Huyền chủ động xin tham gia nhiều hoạt động để lấy kinh nghiệm, đồng thời đề nghị được sử dụng số liệu của viện để làm nghiên cứu độc lập, hướng tới cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhóm người yếu thế. Công việc đòi hỏi Huyền phải đi công tác với tần suất dày, mỗi tháng 1-2 lần. Nhiều hôm đi thực địa từ 5h sáng đến 8-9h tối, cô mệt lả, không còn sức đọc hay nghiên cứu thêm tài liệu nào.
Sau lần đó, cô thay đổi "chiến thuật", không cố hoàn thành nghiên cứu trong những ngày công tác. "Mình nhận ra việc biết cách quản lý và phân chia thời gian đóng vai trò then chốt trong hành trình chạy đường dài để chuẩn bị hồ sơ du học. Do đó, mình dồn lực vào buổi tối và những ngày cuối tuần, hy sinh những buổi đi chơi và gặp gỡ bạn bè", Huyền nói.
Nhờ tích cực tìm kiếm các cơ hội quốc tế, cô giành được suất tham dự một khóa học trao đổi với Đại học John Hopkins (top 9 tại Mỹ) về tai nạn thương tích trong 6 tuần. Huyền được trải nghiệm chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, trò chuyện và làm việc với những giáo sư hàng đầu thế giới. Sau chuyến đi đó, khao khát du học của cô ngày càng mạnh mẽ.
Sau khi thực hiện hết mục tiêu trước thời hạn một năm, Huyền chuyển sang rèn luyện tiếng Anh. Cô hiểu rằng nếu phấn đấu lên 8,0 hay 8.5 IETLS sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc thành công. Thay vào đó, cô chỉ cần đủ đạt ngưỡng nhận hồ sơ của hội đồng tuyển sinh, tức 6.5 IELTS vì "để đánh giá một ứng viên xuất sắc, có chiều sâu hay không, tiếng Anh chỉ là căn cứ rất nhỏ".
Điểm khiến Huyền tự tin nhất trong bộ hồ sơ là các bài luận trình bày động lực. Thay vì xây dựng một cốt truyện chính, chỉ khác nhau cách trình bày, cô viết ba bài luận khác nhau hoàn toàn. "Mình muốn xây dựng một câu chuyện phù hợp nhất với ngành sẽ theo đuổi ở mỗi học bổng. Hai năm đi làm đã giúp mình có nhiều trải nghiệm, từ đó lên nhiều ý tưởng", cô giải thích.
Với học bổng VLIR-UOS của Chính phủ Bỉ, Huyền trình bày băn khoăn khi nghiên cứu dịch tễ học, nhằm đánh giá hiệu quả của một số liệu pháp hiện đại trong điều trị người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, cũng như làm thế nào để tích hợp các liệu pháp này vào hệ thống y tế sẵn có.
Trong bài luận của học bổng Erasmus Mundus, cô chia sẻ về trải nghiệm khó khăn khi tiếp cận, hỗ trợ người khuyết tật trong đợt mưa lũ xảy ra ở miền Trung cuối năm 2020. Còn ở học bổng ARES, Huyền nêu quan điểm về những điểm yếu trong nghiên cứu y tế công cộng ở Việt Nam, đồng thời bày tỏ lĩnh vực bản thân muốn học nhất. Mỗi bài, cô dành khoảng một tháng để viết. Trong thời gian này, cô "ăn ngủ" với luận, nghĩ về nó mọi lúc.
Từ tháng 4, Huyền liên tiếp nhận tin vui từ các chương trình ứng tuyển. Cô giành ba học bổng toàn phần, gồm Erasmus Mundus (46.000 euro), VLIR-UOS (43.600 euro), ARES (22.800 euro). Sau nhiều ngày cân nhắc, cô chọn đến Bỉ học ngành Dịch tễ học theo chương trình VLIR-UOS vì hầu hết chính sách y tế căn cứ kết quả nghiên cứu dịch tễ học. "Mình đã yêu thích ngành này từ khi còn là sinh viên và cảm thấy bản thân sẽ phát huy được thế mạnh nếu được theo học", cô nói.
Link gốc bài viết: https://vnexpress.net/co-gai-bac-giang-gianh-ba-hoc-bong-toan-phan-tai-chau-au-4344278.html
❤ Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè em nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「vlir-uos」的推薦目錄:
vlir-uos 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
#HannahEdApplyStory - Hành trình giành 4 học bổng thạc sĩ của giảng viên Dược
Nhiều bạn hỏi học bổng Y Dược chị share lại câu chuyênj của Ngọc cựu học sinh lớp học bổng HannahEd nha, tầm ni năm ngoái là Ngọc chuẩn bị sang Thuỵ Điển học á.
Anh Nguyễn Viết Ngọc, 28 tuổi, nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, chia sẻ cách tìm học bổng chính phủ sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi.
Anh Viết Ngọc chia sẻ rằng anh sinh ra ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, trong gia đình có bố mẹ học chưa hết phổ thông, ba chị gái không vào đại học. Anh trở thành niềm hy vọng duy nhất của cả nhà khi là sinh viên ngành Dược sĩ ở Đại học Y Dược TP HCM. Sau khi tốt nghiệp, anh dự định đi làm hai năm và tìm cơ hội du học bằng học bổng.
Nhưng ba ngày trước khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp năm 2016, anh biết tin mẹ bị ung thư phổi giai đoạn III-B. Lúc đó, anh hoang mang, không nghĩ tới tương lai của mình, chỉ lo điều trị và chăm sóc mẹ tốt nhất. Ung thư phổi tiên lượng rất xấu, bác sĩ nói mẹ anh chỉ còn sống được 3-6 tháng.
Ngày anh báo cáo khóa luận, chị gái chở mẹ đến xem và chúc mừng anh tốt nghiệp loại giỏi, top 1% ngành Dược sĩ. Hôm anh được phát biểu trong lễ tốt nghiệp, mẹ vừa xong đợt hóa trị thứ hai và cũng tới dự.
Anh đã định không đi làm và chỉ ở nhà với mẹ. Nhưng ngay lúc đó, bộ môn Dược lâm sàng tuyển giảng viên và thầy cô động viên anh vào làm. Các thầy cô trong bộ môn hiểu cho hoàn cảnh của anh nên mỗi khi mẹ nhập viện để hóa trị, xạ trị, anh có thể vào ở lại bệnh viện với mẹ và làm việc qua email.
Mẹ anh sau đó qua đời do ung thư tiến triển xa. Trong lúc đau buồn, anh hiểu rõ đã đến lúc cần bắt đầu xin học bổng du học vì ước mơ của anh và cũng là mong mỏi lớn của mẹ. Mẹ mong anh du học và trở thành một thầy giáo tốt trong tương lai.
Anh đã tìm hiểu, nộp hồ sơ và năm 2020 trúng 4 học bổng toàn phần của chính phủ Ireland (IDEAS), Bỉ (VLIR-UOS), Thuỵ Điển (SISGP) và Anh (Chevening). Và hiện anh đang học thạc sĩ Dịch tễ học tại Học viện Karolinska, thành phố Stockholm. Đây là trường top 10 thế giới về ngành y, là nơi trao giải Nobel Y học.
🌎 Bạn nào có ý định xin học bổng, hoặc xin chưa mà chưa đậu, hoặc muốn xin thêm nữa, chị xin mời các bạn tham gia khoá học HannahEd kéo dài 10 buổi, 5 tuần, mỗi bài học từ 1.5-2h. Học càng sớm càng tốt để chuẩn bị sớm nhé.
-- Lớp 2 tháng gần nhất 9,10 đều có lịch học t7CN rồi. Đăng ký sớm kẻo gần sát hết slot mất.
Link hoàn tất thủ tục vào lớp cho bạn nào quyết luôn: http://tiny.cc/HannahEdClass
Bạn nào còn ngẫm nghĩ muốn biết thêm thông tin thì nhắn mình email hoặc điền link này http://tiny.cc/HannahEdClassInfo nhé.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Thắc mắc gì cứ email [email protected] hoặc inbox mình thoải mái, các em có thể gửi CV hoặc câu hỏi về chị Hoa Dinh tư vấn miễn phí cho nha.
Tìm hiểu kĩ các bước apply học bổng của anh Viết Ngọc tại link: https://bit.ly/3AKislX
Nguồn: theo bài viết của Bình Minh báo Vnexpress
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdApplyStory #ApplyStory
vlir-uos 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
#ApplyQuote 5 LÝ DO KHIẾN BỈ TRỞ THÀNH ĐỊA ĐIỂM DU HỌC LÝ TƯỞNG CHO SINH VIÊN 🇧🇪🇧🇪🇧🇪
Đi Bỉ học phí khá okay lah đấy cả nhà ơi. Tháng 10 năm 2019 chị có ghé Bỉ, thấy Bỉ ở thủ đô thì gần các trung tâm chính trị lớn, đi tàu ra ngoại ô thì làng mạc xinh lắm nè.
Cùng ghé Bỉ qua bài viết của bạn Luân trong group Scholarship Hunters của page mình nhé. Group free, public cả nhà vô thảo luận, sharing nhiệt tình nha.
--------------------
Lý do 1: Bỉ là trung tâm hành chính, khoa học, y tế, và giáo dục của cộng đồng liên minh Châu Âu
Bỉ được ví von là trái tim của châu Âu vì đây là nơi có nhiều tổ chức hành chính quan trọng của Liên minh Châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế khác, bao gồm trụ sở của Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu cùng hơn 120 cơ quan chính phủ quốc tế và khoảng 1.400 tổ chức phi chính phủ. Bỉ là một trong những quốc gia sáng lập Liên minh châu Âu, khu vực đồng euro, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), NATO và nhiều tổ chức quốc tế khác. Brussels là nơi có hơn 2.000 doanh nghiệp và tổ chức quốc tế. Sinh viên – du học sinh tại Bỉ có vô vàn cơ hội thực tập và làm việc trong các tổ chức này cũng như tại hàng loạt công ty đa quốc gia đóng tại Bỉ.
Lý do 2: Bỉ là một quốc gia đa dạng về văn hóa, sắc tộc, màu da, và ngôn ngữ
Bỉ là một quốc gia có tổ chức bộ máy chính trị và hệ thống các vùng văn hóa vô cùng phức tạp. Hiện nay, có đến ba ngôn ngữ được nói tại Bỉ, đó chính là tiếng Hà Lan (được nói ở vùng Flanders phía Bắc nước Bỉ), tiếng Pháp (được nói ở vùng Wallonia ở phía Nam), và tiếng Đức (được sử dụng bởi một cộng đồng nhỏ ở phía Đông). Thủ đô Brussels là nơi sử dụng cả hai ngôn ngữ Pháp và Hà Lan. Mỗi vùng lại có sự khác biệt rõ rệt về tiếng nói và văn hóa.
Với chất lượng giáo dục cao và hệ thống an sinh xã hội tốt, Bỉ thu hút một số lượng lớn sinh viên quốc tế đến từ các nước trong Liên minh Châu Âu và trên thế giới. Điều này khiến cho Bỉ trở thành một quốc gia đa dạng về văn hóa, sắc tộc, và ngôn ngữ. Bỉ hiện nay là quê hương của các người dân đến từ hơn 180 quốc gia khác nhau. Đa số người dân nơi đây đều có thể hiểu và sử dụng tiếng Anh thành thạo, sinh viên quốc tế sẽ không gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống và người dân nơi đây. Người Bỉ nhìn chung được biết đến là những người cởi mở, thích gặp gỡ những người có nguồn gốc khác nhau. Du học sinh sẽ cảm thấy được chào đón nồng nhiệt tại nơi đây.
Lý do số 3: Bỉ là một quốc gia phát triển về kinh tế, giáo dục, và y tế
Là một trong những quốc gia đầu tiên của châu Âu trải qua cuộc cách mạng công nghiệp, Bỉ có nền kinh tế vô cùng phát triển và rất hiện đại, hướng đến dịch vụ và kết nối chặt chẽ với thế giới, thu nhập cao và chỉ số phát triển con người được phân loại “rất cao”. Bỉ được xếp hạng là một trong những quốc gia an toàn và yên bình nhất trên thế giới, có rất nhiều thành tựu về khoa học nghệ thuật, thể thao và công nghiệp.
Mức sống của Bỉ thuộc hàng cao nhất thế giới, nhờ chăm sóc sức khỏe toàn cầu, bảo hiểm xã hội và hệ thống giáo dục tuyệt vời. Một lối sống quốc tế, các cơ sở thể thao tuyệt vời, mảng xanh quanh mọi ngõ ngách, hàng ngàn km đường dành cho xe đạp, các nhà hàng cao cấp, khung cảnh văn hóa sôi động và văn hóa ẩm thực đa dạng … Bỉ có tất cả.
Lý do số 4: Bỉ tiếp giáp biên giới với nhiều quốc gia khác của Châu Âu
Với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong lòng lục địa của Châu Âu, Bỉ giáp biên giới với 4 quốc gia lớn, như Pháp, Hà Lan, Đức, và Luxembourg. Do vậy, quốc gia này được mệnh danh là “trái tim của Châu Âu”. Bằng tàu hỏa, xe buýt, máy bay, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng đến hàng chục thành phố thú vị khác ở châu Âu. London, Paris, Amsterdam như “ở nhà bên”. Từ Bỉ, bạn có thể đến hầu hết thủ đô châu Âu trong khoảng 2 giờ bằng tàu hỏa hoặc máy bay.
Như vậy, khi đến Bỉ, việc khám phá các quốc gia khác trong Châu Âu hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn.
Lý do số 5: Bỉ có nhiều học bổng và quỹ hỗ trợ hấp dẫn dành cho sinh viên quốc tế
Với tất cả những ưu điểm mà nền giáo dục nước này mang lại, sinh viên du học Bỉ lại chỉ phải trả chi phí rất hợp lý. Các trường đại học Bỉ có mức học phí không cao so với nhiều quốc gia khác ở châu Âu và thế giới. Bởi giáo dục được chính phủ đầu tư mạnh theo chủ trương đem đến các khóa học chất lượng cao với giá cả phải chăng cùng nhiều lợi ích khác cho sinh viên Bỉ và quốc tế. Chi phí sinh hoạt tại Bỉ lại không cao so với chất lượng cuộc sống bạn nhận được.
Bên cạnh đó, vì là trung tâm hành chính quan trọng của khối liên minh Châu Âu, chính phủ Bỉ hằng năm có rất nhiều các học bổng và các quỹ hỗ trợ dành cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là các sinh viên tới từ các nước đang phát triển. Một số học bổng tiêu biểu có thể kể đến học bổng VLIR-UOS, học bổng Erasmus-Mundus, quỹ hỗ trợ học bổng từ chính phủ Flanders (Government of Flanders Master Mind Scholarships), học bổng ARES, và vô số các chương trình học bổng tới từ các trường đại học trong khu vực Flanders và Wallonia.
Vì năm lý do trên và còn nhiều lý do khác, vương quốc Bỉ thật sự là địa điểm du học lý tưởng cho mọi du học sinh. Là một người đã đi qua 5 quốc gia của Châu Âu trong vòng 3 năm qua, lần đầu tiên anh cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc là khi ở Bỉ .
<3 Tag và chia sẻ bài viết cho bạn bè em nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents