LỘ TRÌNH HỌC IELTS MỤC TIÊU 6.5 CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Thay bằng việc phải trả lời những câu hỏi mẩu lẻ mỗi khi học viên hỏi về khoá IELTS Online, cô gửi đến các bạn 1 lộ trình siêu tinh gọn và tiết kiệm cho những người mới bắt đầu học IELTS và đặt mục tiêu IELTS 6.5 hoặc cao hơn nhé! Nếu thấy bài chia sẻ hữu ích, bạn đừng quên SHARE để lan toả kiến thức nhé!
Chặng 1️⃣: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Xây dựng nền tảng tiếng Anh tốt
Thời gian: 3-4 tháng cực chăm chỉ. Đều đặn 2-3 tiếng/
Phương pháp:
💦 Nâng cao ngữ pháp
Sử dụng cuốn Grammar in Use vì cuốn sách ở trình độ khá Basic, phù hợp với những bạn mới bắt đầu. Nhược điểm của cuốn sách là hơi bị rườm rà và chia nhỏ kiến thức, chưa kể đến việc xuất hiện rất nhiều kiến thức không quan trọng trong bài thi IELTS. Vậy nên, các bạn hãy chỉ chú ý đến những bài sau:
Unit 1-4: Present Simple + Continuous
Unit 21 + 23: Future Simple
Unit 5: Past Simple
Unit 7 + 8: Present Perfect
Unit 26: Can, could + be (able) to
Unit 31: Have to + must
Unit 42: Passive
Unit 53-58: To V or V-ing
Unit 72 + 73: a/an/the
Unit 82-84 + 90-91: Pronouns + determiners
Unit 98 – 101 + 105 + 108: Adjectives + Adverbs
Hoặc 1 sự lựa chọn đơn giản hơn rất nhiều với học viên IELTS Online —> Bám sát theo 11 bài học Ngữ pháp trong khoá học IELTS 4 kỹ năng: https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc/khoa-hoc-ielts-4-ky-nang-academic
💦 Nâng cao khả năng nghe
Sử dụng trang https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc/khoa-hoc-ielts-4-ky-nang-academic, và thực hiện các bài nghe lần lượt theo dạng câu hỏi. Các bài học đều bao gồm lý thuyết về dạng câu hỏi & bài thực hành đã được xếp lần lượt từ dễ đến khó
Nghe, trả lời câu hỏi tương ứng bên dưới
Check phần Quiz Script và đọc hiểu, note từ mới (nếu có)
Làm các bài Post - Listening exercises, để cải thiện cả grammar và speaking
Một sự lựa chọn khác tương ứng là cuốn sách Hướng dẫn học IELTS Listening cho người mới bắt đầu: https://ielts-thanhloan.com/san-pham/ebook-hoc-ielts-listening
💦 Nâng cao khả năng đọc
Sử dụng trang https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc/khoa-hoc-ielts-4-ky-nang-academic. Trang này cũng đã xếp sẵn bài thực hành theo dạng câu hỏi và cũng luôn có những lý thuyết hướng dẫn cách làm bài nên rất okie khi ta mới bắt đầu học
Mỗi ngày chỉ cần làm 1-3 bài đọc, tuy nhiên đọc dịch cẩn thận và nhớ tra từ mới.
Hoặc sự lựa chọn khác là sử dụng sách Hướng dẫn học IELTS Reading cho người mới bắt đầu: https://ielts-thanhloan.com/san-pham/ebook-hoc-ielts-reading
💦 Nâng cao phát âm
Bám theo chuỗi video của thầy Dan Hauer để chỉnh là IPA https://www.youtube.com/watch?v=Qejo8-epylk&list=PL7YqrWXed1abz3FwdKMZEwclWMZ2cMHio
💦 Nâng cao từ vựng
Học chính những từ vựng mới gặp phải trong quá trình nghe đọc và học Grammar. Nên có một cuốn sổ, ghi hết từ mới ra và review lại mỗi ngày. Nên thực hành đặt câu với các từ mới, dựa trên các điểm grammar đã học.
Chặng 2️⃣: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
Mục tiêu: Tìm hiểu thông tin chi tiết, đầy đủ, kỹ càng cho bài thi IELTS
Thời gian: ~3 tháng cực chăm chỉ. Đều đặn 2-3 tiếng/ngày
Nếu các bạn nào đã có nền tiếng Anh dạng Upper-intermediate, giai đoạn này hoặc rất nhanh
Phương pháp:
💦 Tìm hiểu về format của bài thi IELTS
Giống như đi tán gái vậy, để làm được bài thi tốt, trước tiên bạn cần hiểu thật rõ ràng về cấu trúc bài thi IELTS đã. Nó có những phần gì, các dạng câu hỏi ra sao, thời gian, tiêu chí chấm điểm như thế nào ....
💦💦Cho kỹ năng Listening và Reading
Nếu bạn chưa thực hành hết các bài thực hành trong khoá online/ sách được đề cập ở chặng 1, đây là lúc bạn hoàn thành nó!
Sau đó, bạn có thể bước thêm 1 bước ngắn nữa, cụ thể:
- Listening thì thực hành với các bài Section 1 2 trong các cuốn Cam
- Reading thì đọc các bài passage 1 2 trong các cuốn Cam
Những phần này dễ thở hơn, và cũng là phần rất quan trọng để đạt aim 6.5. Ví dụ như 6.5 Listening tương ứng với 26-29 câu trả lời đúng, thì với Section 1-2 thì bạn phải đúng khoảng 15-18 câu rồi thì mới đủ sức + mới nên bước sang phần Section 3 4
Rất quan trọng trong giai đoạn này là CHẤT, không phải LƯỢNG. Đã thực hành bài nào phải nghe/ đọc kỹ càng, dịch bài, học từ mới chăm chỉ
💦💦 Cho kỹ năng Writing
Kỹ năng này thực sự khó >> nếu tốt nhất bạn nên tham gia 1 khoá học on hoặc off hoặc guide 1-1, tuỳ kinh tế và thời gian mình có. Nếu có ý thức tốt thì tất cả những kiến thức mình dạy trong khoá học https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc/khoa-hoc-ielts-4-ky-nang-academic cùng với quyền lợi chữa bài là quá đủ & tiết kiệm cho bạn.
💖 Với Writing task 1 thì có một số điểm highlight như sau:
- Tìm hiểu cấu trúc câu mô tả xu hướng https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc/khoa-hoc-ielts-4-ky-nang-academic/lessons/2-mo-ta-xu-huong-trong-writing-task-1?fbclid=IwAR2gpMGEMiQt-GcTdWM_eHkppTAePG38stfn6d6x7K4GfUk0-vwjBJ4wYqg
- Sau đó là cấu trúc câu so sánh facebook.com/286585161523028/posts/1814502128731316/
- Khi đã nhớ cấu trúc, thuộc từ vựng hai phần trên, bạn chuyển sang cách làm dạng dynamic charts (Có sự thay đổi theo thời gian)
- Và sau đó là cách làm dạng static charts (Không có sự thay đổi theo thời gian)
- Tiếp theo, đọc hai dạng ít thi hơn là Map https://m.me/286585161523028?ref=vietmap
- Và cuối cùng và cách viết Process https://m.me/286585161523028?ref=Vietprocess
- Bước cuối cùng, ôn luyện tổng hợp có thể bám sát các đề thi thật và bài mẫu
- Mục tiêu: Trước khi bước vào phòng thi, đọc at least 20 bài mẫu và note cách diễn đạt, cách làm bài, từ vựng ngữ pháp hay, rồi làm at least 10 đề thi là ok. Anw bắt buộc cần có người chữa bài cho mình
💖 Với Writing task 2
- Cứ bắt đầu bằng việc đọc 1 loạt từ vựng và ý tưởng theo chủ đề. Từ vựng vừa lên, ý tưởng còn phong phú >> Như thế mới viết được bài.
Nguồn sử dụng: https://ielts-thanhloan.com/san-pham/ebook-luyen-ielts-vocabulary
- Sau đó học thật kỹ cho mình kỹ năng Paraphrasing và thực hành nhiều, cực quan trọng. Trong khó học online cũng có hướng dẫn luôn rồi bạn nhé
- Tiếp theo, thực hành viết theo đoạn ngắn thôi (tương ứng với một đoạn body khoảng 100-120 words). Tìm hiểu cấu trúc đoạn văn trước, sau đó chỉ thực hành viết những đoạn nói về mặt lợi của A, mặt hại của B, nguyên nhân của C hay cách giải quyết vấn đề D .... với tiêu chí: Chính xác về mặt ngữ pháp, sử dụng được từ vựng, ý tưởng theo topic đã học trước đó, và đặc biệt chú ý đến độ rõ ràng mạch lạc trong quá trình viết.
- Tiếp theo, đi đến tìm hiểu từng dạng câu hỏi và cấu trúc/ cách làm bài của từng dạng >> Đọc 2 3 bài mẫu trước, sau đó thực hành viết lại bài mẫu rồi mới thực hành với những đề mới, tự mình làm 100%
Bạn hoàn toàn có thể bám theo bài mẫu + đề thi thật và luyện tập theo nhóm đề này luôn: https://ielts-thanhloan.com/san-pham/ebook-luyen-ielts-writing
- Mục tiêu:
Trước khi vào phòng thi, phải sở hữu được một lượng từ vựng theo topic (cực quan trọng với những bạn aim 6.5+)
Đọc nhiều bài mẫu, bắt chước học tập bài mẫu và vận dụng, lên outline nhiều, còn viết chỉ cần tầm 20 bài là quá thuận tay rồi bạn nhé.
Again, học Writing việc được chữa bài cực kỳ quan trọng
💦💦 Cho kỹ năng Speaking
- Tương tự, cứ bắt đầu với từ vựng theo chủ đề trước đã nhé. Cái này có thể dễ dàng tìm trong 1 cuốn sách Speaking: https://ielts-thanhloan.com/san-pham/ebook-ielts-vocabulary-speaking
- Sau đó luyện với Speaking part 1 trước. Tìm một số cách cấu trúc bài nói, dẫn bài nói cho ngọt...
- Tiếp tục đi đến part 2 và sau đó là part 3. Hai phần này có cách học luôn, bạn có thể tham khảo ở đây facebook.com/286585161523028/posts/1810133609168168/
- Nhưng thực sự rất lưu ý là trong Speaking, phát âm đóng vai trò rất quan trọng nên bạn cần luyện phát âm đúng, có trọng âm >> để người khác hiểu mình nói gì và thích nghe mình nói
- Nếu có partner >> cực tốt vì sẽ có người góp ý + chỉ lỗi sai cho mình
- Nếu không có partner >> ghi âm câu trả lời của mình lại rồi nghe lại đều đặn nhé. Quá trình sửa lỗi cực quan trọng luôn.
Chặng 3️⃣: TĂNG TỐC VÀ VỀ ĐÍCH
Mục tiêu: Luyện đề chuyên sâu nhằm:
- Rút kinh nghiệm học tập từ chính những đề thi sát thật
- Kiểm soát thời gian làm bài tốt
- Ước chừng được band điểm của bản thân > chọn thời gian thi thích hợp
Thời gian: Tuỳ vào cường độ luyện tập và thời gian mình có. Cứ lúc nào để target là đi thi. Trung bình bạn dành 2 tháng cho giai đoạn này là ok
Đối với kỹ năng Writing:
- Nguồn luyện đề Writing task 1: Bạn chỉ cần lựa chọn khoảng 15 đề Writing task 1 đầy đủ các dạng câu hỏi từ bộ đề thi thật năm 2017-2018, mình đã cập nhật ở đây >> In ra và kèm theo 15 tờ answer sheet phần WT1 để thực hành trực tiếp trên tờ answer sheet.
- Nguồn luyện đề Writing task 2: Bạn cứ bám thật sát vào những đề thi cũ vì khả năng gặp những đề tương tự hoặc thậm chí giống hệt khá cao + tổng các đề thi 1 năm cũng đã khá bao quát đủ các topic thường gặp lắm rồi.
Các đề thi này bạn search google là ra nhé, và nên sử dụng đề thi năm 2015 và năm 2016 là ok bạn nhé.
- Cách luyện đề IELTS Writing:
👉 Sắp xếp các đề trên theo chủ đề (Crime, Education....)
👉 Đọc một số bài mẫu hay theo chủ đề để note lại từ vựng + ý tưởng hay theo chủ đề. Cái chính là đọc để học hỏi, bắt chước nên cần đọc kỹ càng nhé.
👉 Sau đó, lên outline cho các câu hỏi thuộc chủ đề đó.
👉 Dành thời gian luyện tập với 1-2 đề/ 1 topic nhỏ như Crime và 4-5 đề/ topic lớn như Education
👉 Bắt buộc là mỗi bài viết xong nên có người đọc lại > Feedback > Thậm chí viết lại nếu chưa tốt.
💦 Đối với kỹ năng Speaking:
- Nguồn luyện đề Speaking: Bám sát bộ đề IELTS Speaking forecast theo từng quý vì chính những bộ đề này được report từ những kỳ thi khá sát thật > tỉ lệ được hỏi những câu hỏi tương tự trong phòng thi sẽ cao hơn
- Cách luyện đề Speaking:
👉 Nên tìm một partner > Học hành cho có động lực và có người feedback cho mình. Anw, nếu không có cũng không sao nhé, mình tự ghi âm câu trả lời của mình và sửa sai, tự khen mình khi có tiến bộ
👉 Cứ thực hành với tất tần tật topics trong Speaking part 1 trước > bạn có bước đệm về từ vựng, ý tưởng và sự tự tin khi nói hơn
👉 Sau đó chuyển sang phần Speaking part 2. Sắp xếp các câu hỏi mà có sự trùng lặp, có thể sử dụng, tái chế ý tưởng ... vào các nhóm để hạn chế sức chuẩn bị. Ví dụ như: a sport man = a famous person = a person you admire
👉 Chuẩn bị bài mẫu cho từng nhóm. Đặc biệt trong bài mẫu, nên cố gắng chú ý về sự logic, mạch lạc, từ vựng và ngữ pháp sử dụng.
👉 Sau đó luyện nói cho đến khi mình cảm thấy tương đối tự tin với đề đó >> Move sang câu hỏi khác.
👉 Cuối cùng, bạn lên youtube search "IELTS Speaking Tests" > chạy video nghe câu hỏi giám khảo đưa ra, cách chuyển câu hỏi ... > Tự trả lời. Bước này nhằm mục đích để tăng phản xạ với câu hỏi tốt hơn, luyện nghe giám khảo đưa ra câu hỏi (Đỡ sợ vào phòng thi không nghe được câu hỏi thì sao :))
👉 Mỗi ngày, tự nói lại những đề mình đã học
Sau đó, khi nào bạn thấy khả năng đã đủ đạt band điểm mục tiêu >> Đi thi và rinh điểm tốt về thôi :)
TÓM LẠI NHỮNG TÀI LIỆU BẠN CẦN
1. Khoá học IELTS Online 4 kỹ năng, gói Overall Plus để có kèm chữa bài Writing Speaking không giới hạn: https://ielts-thanhloan.com/khoa-hoc/khoa-hoc-ielts-4-ky-nang-academic
2. Bộ sách luyện đề dùng cho giải đoạn 2 và 3: https://ielts-thanhloan.com/san-pham/combo-ebook-luyen-ielts
「again ipa」的推薦目錄:
- 關於again ipa 在 IELTS Thanh Loan Facebook 的最讚貼文
- 關於again ipa 在 Tifosi Facebook 的最佳解答
- 關於again ipa 在 Food of Hong Kong by Epicurushongkong Facebook 的最佳解答
- 關於again ipa 在 Quit unexpectedly again and again while trying to build an .ipa ... 的評價
- 關於again ipa 在 Stone Brewing Tap Room - Oceanside - Facebook 的評價
- 關於again ipa 在 AGAIN word pronunciation #vocabulary #تعلمenglish #نطق ... 的評價
again ipa 在 Tifosi Facebook 的最佳解答
MỸ ĐƯA VIỆT NAM RA KHỎI DANH SÁCH CÁC NƯỚC HƯỞNG QUY CHẾ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: CƠ HỘI VÀ DỤNG Ý CỦA VIỆT NAM.
Ngày 11/02/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thu hẹp danh sách các quốc gia đang phát triển, kém phát triển và cũng là các quốc gia đang được hưởng những quy chế ưu tiên của WTO và Hoa Kỳ về xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, cái tên Việt Nam lại là cái tên được chú ý nhất.
Bloomberg đưa tin, những quốc gia nằm ngoài danh sách các nước đang phát triển, kém phát triển sẽ chịu xử phạt và áp dụng một số quy định thương mại đặc biệt của chính quyền tổng thống Trump.
Về mặt cơ bản, việc “bị” đưa ra khỏi danh sách này, chắc chắn sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến xuất nhập khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ - thị trường tiêu thụ lớn bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn chỉ là những điều tiêu cực.
Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ lớn nhất trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ. Hiện nay, tổng kim ngạch thương mại hai quốc gia vào khoảng 75 tỷ USD (2019), năm 2019 cũng là năm mà Việt Nam đạt kỷ lục xuất siêu qua Mỹ với tổng giá trị ước tính là 60,7 tỉ USD, tăng 27,8% so với năm 2018 - PLO cho biết.
Với việc tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng khoảng 28,3% trong năm 2019, dự trữ ngoại hối đạt đỉnh và vượt mốc 70 tỷ USD, cộng thêm việc Việt Nam lọt vào top 7 quốc gia xuất khẩu vào Mỹ đã khiến cho Mỹ cảm thấy nóng mặt vì Việt Nam có vẻ như đang lợi dụng ưu thế này để đưa hàng mang mác “Made in Vietnam” vào Mỹ. Mỹ từng đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “thao túng tiền tệ”, đích thân ông Trump cũng nói trong một bài phát biểu rằng “Việt Nam đang lợi dụng nước Mỹ”.
Việc đưa vào danh sách này không phải đơn thuần chỉ là việc “áp đặt” đơn thuần từ phía Mỹ mà chỉ nhằm mục đích “kích hoạt một cuộc điều tra” nhằm vào các nước có trong danh sách. Câu hỏi mà phía Mỹ quan tâm nhất khi cuộc điều tra mở ra là: Liệu các quốc gia này có làm tổn thương nền sản xuất, hàng hóa của Mỹ hay không? Hoặc nói trắng ra, đó là: Làm ăn ở Mỹ thì phải theo luật Mỹ và phải biết điều. Sau khi danh sách các quốc gia này được đưa ra, phía Mỹ và các quốc gia này sẽ tiến hành các cuộc điều tra, giải trình, sau đó mới đưa đến kết luận chính thức, dĩ nhiên, nếu chứng minh được rằng họ không làm tổn hại đến nước Mỹ, không làm tổn hại đến cái khẩu hiệu “Make American Great Again” của chính tổng thống Trump - dĩ nhiên, sẽ không sao cả.
Tại sao Việt Nam có thể sẽ “an toàn” mặc dù được đưa vào danh sách này.
Một, danh sách này được đưa ra không có nghĩa là sẽ được áp dụng ngay. Nó chỉ “kích hoạt các cuộc điều tra”, phía Việt Nam và Mỹ đã làm việc liên tục trong năm 2019 và trong năm 2020 để làm rõ thực trạng xuất nhập khẩu hai nước. Chủ yếu trong các ngành thép, thủy sản và dệt may - các mặt hàng chủ lực nhất trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Việt Nam cũng kích hoạt thành công việc bảo hộ ngành thép Việt Nam và làm việc thành công với phía Hoa Kỳ cho phép các doanh nghiệp thép Việt Nam giải trình về xuất xứ hàng hóa, nếu chứng minh được đây là thép “thuần Việt” thì sẽ hoàn toàn được hưởng quy chế ưu đãi đặc biệt, nếu không chứng minh được, có thể sẽ phải chịu mức thuế lên đến 400%. Ngoài ra trong ngành dệt may, phía Việt Nam ghi điểm lớn khi đích thân thủ tướng Phúc trình bày trong một cuộc họp với đại diện phía Mỹ về việc nếu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ mạnh, ngoài việc người dân Mỹ được hưởng hàng hóa giá rẻ, chất lượng tốt thì các doanh nghiệp Mỹ vẫn có lợi vì phía Mỹ vẫn có những tỷ lệ nhất định đóng góp vào giá trị sản phẩm và vẫn thu lợi lớn từ các sản phẩm đó. Nói một cách rõ ràng hơn, Việt Nam đóng góp phần nhân công giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ, phía Mỹ đóng góp phần giá trị thiết kế, nghiên cứu, phát triển và tung ra tiêu thụ.
"Đôi giày có giá 100 USD, phía Việt Nam chỉ hưởng 22 USD thôi" - Thủ tướng Phúc nói.
Điều cơ bản nhất, đó là đôi lứa sánh đôi, cả hai cùng có lợi. Cuộc điều tra lập ra để nhằm mục đích công khai rằng, Việt Nam có phần ăn thì Mỹ cũng được lợi từ điều đó. Nếu không có cuộc điều tra cụ thể, Việt Nam đôi khi sẽ chịu những quyết định bất chợt mang tính thời điểm kiểu như: Thích thì tuyên bố bạn bè tốt, không thích thì tuyên bố rằng mày là kẻ lợi dụng.
Hai, việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách khiến cho giá trị hàng Việt Nam được nâng bậc hơn. Sự nâng bậc biểu thị ở 2 yếu tố: giá thành sản phẩm và độ uy tín của cái nhãn “Made in Vietnam”. Từ điều một, nếu Việt Nam trải qua cuộc điều tra của Ủy ban thương mại Hoa Kỳ thành công, mức giá và thuế sẽ giữ nguyên hoặc có những biến đổi không đáng kể, nhưng về mặt giá trị về uy tín, cái mác “các nước phát triển” có một cái gì đó thực sự thu hút.
Ai trong chúng ta cũng muốn sử dụng hàng hóa giá rẻ, chất lượng tốt và uy tín tốt. Một hàng hóa từ một quốc gia đang phát triển sẽ vẫn có những điều khó thu hút hơn với một hàng hóa tương tự của các quốc gia phát triển. Vấn đề cuối cùng nằm ở mức giá, nếu mức giá chênh lệch một chút hoặc chênh lệch không đáng kể, họ dĩ nhiên sẽ chọn hàng hóa từ một quốc gia phát triển hơn rồi.
Với việc được đưa vào danh sách loại bỏ quy chế ưu đãi, Việt Nam có thể nâng bậc “Made in Vietnam” lên tầm cao mới. Rũ bỏ được vị thế hàng hóa chất lượng thấp, giá trị thấp mà có thể tiến lên ngang bằng các quốc gia khác, trực tiếp cạnh tranh với hàng hóa Thái Lan hoặc tương tự ở Hoa Kỳ. Ai cũng biết, tuy giá trị xuất khẩu đã vượt Thái nhưng về uy tín nhãn mác, người Thái vẫn ở một tầm cao hơn so với chúng ta. Đây có thể là thời cơ để “Made in Vietnam” lên bậc một chút.
Ba, việc Việt Nam bị Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ đưa khỏi danh sách “các quốc gia đang phát triển” thực sự là một thành tựu đáng khích lệ và tự hào của Việt Nam. Nếu bạn để ý trong danh sách các quốc gia bị loại bỏ, thì Việt Nam có mức GDP đầu người thấp áp chót danh sách (chỉ hơn Ấn Độ) nhưng quy mô kinh tế của Việt Nam lại thấp hơn Ấn Độ rất nhiều. Mục tiêu của WTO khi đưa ra quy chế ưu đãi với các nước đang phát triển hay kém phát triển là khiến các nước này hòa nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu, tránh các cuộc điều tra về mức thuế.
Nhưng có một điều Việt Nam đã lường trước tình huống này, Việt Nam đã thuyết phục thành công IMF và Liên Hợp Quốc chưa áp dụng mức tính lại GDP vào năm 2020, tức là nếu phía Mỹ coi tiêu chí về GDP, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam để đánh giá tình trạng “nước phát triển” hay chưa, thì chắc chắn là chưa rồi, đúng không? Chẳng có một quốc gia nào với mức thu nhập đầu người chưa đến 3000 USD/1 người/1 năm lại là một quốc gia phát triển được cả, kể cả họ có đạt thặng dư thương mại khoảng mấy chục tỷ đô gì đó.
Mỹ đã chấm dứt ưu đãi đặc biệt đối với các quốc gia trong G20, OECD hoặc các quốc gia được Ngân hàng Thế giới đưa vào mức thu nhập cao. Còn Việt Nam thì sao? Chưa từng và tương lai gần cũng chắc chắn là chưa rồi, đến GDP đầu người đến 3000 USD/1 người/1 năm mà các ông còn lúng túng cố tình lấp liếm được mà.
Bốn, đây là một phép thử mang tính “dạy bảo” của phía Mỹ với Việt Nam, được tiến hành ngay khi EU phê duyệt EVFTA và IPA với Việt Nam. Ở đây, Mỹ muốn nhắc nhở Việt Nam rằng, Việt Nam vẫn đang thu lợi từ Mỹ và phải biết điều. Rõ ràng, EU đang muốn tách khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ, chen vào thị trường Đông Nam Á thông qua Việt Nam, Mỹ thừa hiểu điều đó và muốn nói rằng: Việt Nam là sân chơi mà Mỹ không thể không có phần và Mỹ thông qua danh sách như là một phép thử phản ứng về thái độ của Việt Nam.
Phía Việt Nam tuyên bố “Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Mỹ thời gian qua tiếp tục phát triển tốt đẹp” và “thúc đẩy quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và Mỹ”.
Tóm gọn lại: Tôi có phần và anh cũng có phần, chứ tôi có ăn hết phần nào đâu cơ chứ.
Quan trọng nhất, là phải hài hòa lợi ích giữa các nước lớn.
Thực ra bị loại bỏ khỏi danh sách "các nước đang phát triển" cũng "buồn" đấy, không phải chỉ vì chúng ta đang giàu có hơn, phát triển hơn, mà buồn còn vì chúng ta có thể sẽ không giả nghèo giả khổ được nữa.
Nhưng, thực ra thì chúng ta cũng không còn sợ hãi và cũng không có quyền sợ hãi nữa.
Vươn vai, đứng thẳng!
#tifosi
- Không copy, reup vì mục đích thương mại.
- Chỉ copy, reup sau bài viết gốc tối thiểu 3h đồng hồ.
- Tiếp tục duyệt lỗi chính tả nào.
again ipa 在 Food of Hong Kong by Epicurushongkong Facebook 的最佳解答
【🇻🇳 𝘾𝙝ô𝙢 𝘾𝙝ô𝙢, 𝙎𝙊𝙃𝙊 𝙃𝙤𝙣𝙜 𝙆𝙤𝙣𝙜】 Late night Daily Special Brunch of "Beef Tongue, Fried Egg Banh Mi Op La 🍳😝🥖" is what I just need, with a Vietnamese Draught IPA beer by Pasteur Street Brewing Company.. We in Hong Kong are lucky to have the super talented @johnnguyy to now join @Blacksheeprestaurants, known probably as the best Vietnamese Chef hailing from New York. So HK is in luck 🇻🇳 ♥ 🇭🇰. *Actually our flags look similar lol 😂
•
He also makes a Killer of a Pho, best in Hong Kong by far but you will have to beg this dude to make us one again instead of the occasional tease! @ Chôm Chôm
again ipa 在 Stone Brewing Tap Room - Oceanside - Facebook 的推薦與評價
Out now.... Stone Ruined Again Triple IPA - 10.8% Triple IPA Available in 12 oz Six Pack Cans & 32 oz Can Growlers to go. We brewed this beer using... ... <看更多>
again ipa 在 Quit unexpectedly again and again while trying to build an .ipa ... 的推薦與評價
... <看更多>